THƠ
HOA NGỮ
Dạy
chúng
Săn đuổi
danh từ chữ nghĩa bao giờ xong?
Mệt nhoài
theo tri thức, thành đa văn
Tự tính
rỗng chiếu , hãy để mọi sự tự xếp đặt
Không có
gì khác để tôi truyền cho các ông.
Ngẫu
hứng
Chê không
giận, khen không mừng,
Một khối
ngu lớn trong vũ trụ
Tùy duyên
đi khắp nam bắc đông tây
Không giấu
sự xấu vụng của tôi giữa trời đất.
Chỉ giáo
cho một nhà nho
Nó trải
khắp quá khứ hiện tại, bao trùm vũ trụ
Nhìn không
thấy, nhưng gọi nó sẽ trả lời
Một cây
đàn không dây, bản nhạc vô thanh
Không liên
can gì đến tăng hay tục.
Năm
mới
Có gì quan
trọng năm mới hay năm cũ ?
Tôi duỗi
chân nằm ngủ an nhiên
Chớ bảo
sao thầy không giảng dạy
Đó đây
tiếng họa mi hót: tối thượng thiền!
Dạy cho một
nho sinh
Đại đạo
không phân biệt nhập thế siêu thế
Phật Khổng
ở tận nguồn không khác nhau
Khi trực
nhập, vượt ngoài văn tự
Thì gió mát
thổi trên mỗi bước ta đi
Dạy
chúng
Tâm tùy duyên
nhưng không sinh không diệt
Cổ đức
thường ca tụng đây là tọa thiền
Người ngu
ngồi mòn tọa cụ chờ giác ngộ
Thì cũng
như mài gạch muốn thành gương.
Chỉ
giáo về thuật ném lao cho cư sĩ Gessò
Đại dụng
không có quy luật cố định
Ứng xử
tùy hoàn cảnh,
không sớm
không muộn
Ném tới,
rút về, tiến và lùi -
tất cả
xảy ra ngoài tư tưởng
Khi bạn hòa
hợp với TÂM,
thì tay chân
tự vận hành.
THƠ
NHẬT NGỮ
Bài thuyết
pháp của vật vô tình
Mùa xuân
hoa đào nở
Mùa thu có
lá rơi
Cảnh sắc
tự nhiên của trời đất
Tất cả
đều là ngữ ngôn của diệu pháp
Ngẫu hứng
Thiện thật
kinh khủng
Ác cũng kinh
khủng
Sự vật
và biến cố
Chỉ là do
duyên sinh
Thiền thất
của tôi
(Bài thơ
này có lẽ được sáng tác vào lúc Sư 13-14 tuổi, thời gian
bị anh đuổi ra khỏi nhà vì tội hay trốn học. Cuối cùng
một người bạn cũ của gia đình, làm lý trưởng khu làng
lận cận, thấy tình cảnh Sư nên đã xây cho Sư một cái
chòi trên đỉnh núi để nhập thất. Thiền thất này ngự
trị trên một quang cảnh kỳ bí của vùng biển nội địa
và quần đảo Ejima đối diện bờ biển.)
Khi tôi nhìn
xung quanh
Sương mù
đã phủ
Qua những
lớp sương dày
Hoặc qua
làn sương mỏng
Mùa xuân
ló dạng trên quần đảo Ejima
Bài ca về
tâm bản nhiên
(Dường như
Bankei đã sáng tác loạt bài thơ này vào năm 1653 khi Ngài đang
nhập thất trong núi Yoshino. Có nhiều cách xếp đặt khác
nhau về những đoạn trong đây, nên chúng ta không biết hình
dạng bài thơ nguyên ủy như thế nào. Có chỗ cho rằng Bankei
làm bài này để giảng dạy cho những trẻ làng. Lại có người
giải thích rằng trong một kỳ hạn hán khắc nghiệt tại
khu vực này, Bankei đã cùng với dân làng già trẻ hát lên
những vần thơ này cùng với vũ điệu tại ngôi chùa ở địa
phương. Kết quả một trận mưa trút xuống tràn trề, và
từ đấy về sau, trong làng ấy, có truyền thống cử hành
bài hát cầu mưa của Bankei. Vì lý do đó bài thơ này còn
được gọi là "bài ca cầu mưa" hay là "bài vũ ca". Nhưng người
ta không rõ vì sao đôi khi nó được gọi là "bài ca xay bột",
một loại bài hát được hát lên trong lúc xay bột.)
Bất sinh
bất diệt
Là cái bản
tâm
Địa thủy
hỏa phong
Chỗ đêm
trú tạm
Vì vướng
cái này
Một gian
nhà lửa
Chính bạn
châm ngòi
Đốt mình
ra lửa
Hãy tìm trở
lui
Về thời
gian ấy
Khi bạn mới
sinh
Nhớ được
chút gì ?
Hãy để
tâm bạn
Như mới
lọt lòng
Thì thân
tâm này
Là một vị
Phật
Tất cả
ý nghĩ
Gì tốt gì
xấu
Đều phát
sinh từ
Cái ngã mà
ra
Hỏa lò về
đông
Thật là
thú vị
Nhưng qua
mùa hạ
Nóng bức
làm sao
Ngọn gió
mát mẻ
Mùa hè bạn
yêu
Qua hết mùa
thu
Nó thành
nỗi khổ
Khi bạn có
tiền