|
.
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
Dịch
gỉa: Dương Đình Hỷ
Phước
Quế Publications, Arlington, USA 2003
|
|
300.
Cái hồ của Dược Sơn.
Dược
Sơn hỏi một ông tăng mới đến:
-
Người từ đâu lại?
-
Từ Nam Hồ lại.
-
Hồ có đầy không?
-
Chưa.
-
Sao mưa nhiều như vậy mà hồ vẫn chưa đầy?
Ông
tăng lặng yên không đáp.
(Zen
Koans)
Khi
một ông tăng tới thiền viện, câu đầu tiên ông bị hỏi
thường là từ đâu tới, có nghĩa là ngươi học thiền với
ai. Ở đây hồ không chỉ cái cái hồ địa lý mà chỉ tâm
ông tăng. Câu trả lời của ông tăng cho thấy ông quá đơn
giản (ít hiểu thiền). Dược Sơn dồn ông: Sao mưa nhiều
như thế mà hồ vẫn chưa đầy? Hàng ngày chúng ta được
thấm nhuần mưa pháp, sao hồ vẫn chưa đầy?
301.
Sống một mình trên đỉnh núi.
Một
ông tăng hỏi Vân Cư:
-
Có thể lánh cư trên đỉnh núi không?
-
Sao ngươi lại bỏ tọa thiền ở thung lũng mà trèo lên đỉnh
núi
vậy?
(Zen
Koans)
Công
án này thích hợp cho chư tăng cũng như cho người trong xã
hội hiện tại. Nếu tôi lánh cư thì sẽ thế nào? Sẽ không
có ai làm phiền tôi, mọi sự sẽ êm ả và thanh tịnh. Nhiều
người muốn trốn chạy. Vân Cư trả lời rằng vấn đề
là ở tâm ngươi bất an. Thiền ở thung lũng tức là thiền
ở đỉnh núi. Nhiều người nghĩ rằng thiên đường hay hạnh
phúc là ở một nơi nào đó. Nhiều người nghĩ rằng tập
thiền là một phương cách có một đời sống khác với cuộc
sống hiện tại. Nhưng trở thành tốt không có nghĩa là dẹp
bỏ những điều xấu đi, mà là những điều xấu đã trở
thành tốt. Khó nhọc và khó khăn làm chúng ta nhận chân được
giá trị của cuộc đời. Càng nhiều nước đá thì có nhiều
nước; càng nhiều khó khăn thì đời càng đáng sống. Nhưng
người ta vẫn còn nghĩ rằng nơi chốn và hoàn cảnh là nguyên
nhân của khó khăn. Nếu có tâm và thái độ như thế thì
bất cứ đi đâu cũng sẽ gập khó khăn.
302.
Sen xanh.
Một
ông tăng hỏi Phổ Nguyện:
-
Phải chăng sen xanh không theo gió lửa mà tiêu tán chăng?
-
Không có gió lửa, chẳng theo cái gì?
(Thiền
Cơ)
Sen
xanh chỉ tự tánh, Nhà Phật nói thân thể con người do tứ
đại (đất, nước, gió, lửa) mà thành. Ông tăng hỏi có
phải tự tánh không theo thân thể mà tiêu tán chăng? Thiền
sư hỏi ngược lại, ám chỉ ông tăng phải vứt bỏ thân
thể thì sen xanh tự nhiên dõng hiện.
303.
Chúa động.
Khi
đi chơi núi, thấy tảng đá một ông tăng hỏi Động Sơn
:
-
Tảng đá này có chủ nhân không?
-
Có
-
Là ai?
-
Ngươi ở trong tam gia thôn tìm gì?
-
Vậy sao! Thế nào là chúa động?
-
Ngươi gấp làm gì?
(Thiền
Cơ)
Chúa
động chỉ tự tánh.
304.
Báu trong nang.
Một
ông tăng hỏi Triệu Châu:
-
Thế nào là báu trong túi?
-
Vừa miệng
(Thiền
Cơ)
Báu
trong túi chỉ tự tánh; tự tánh ai cũng có như người ta ai
cũng có một cái mồm.
305.
Bửa củi.
Đạo
Khuông hỏi một ông tăng:
-
Ngươi vừa ở đâu lại?
-
Vừa bửa củi xong.
-
Còn có củi chưa bửa không?
-
Có.
-
Củi chưa bửa là gì?
Ông
tăng không đáp được. Thiền sư nói:
-
Nếu ngươi không nói được hãy hỏi ta, ta sẽ đáp cho.
-
Củi chưa bửa là gì?
-
Thật biết lừa giết người!
(Thiền
Cơ)
Củi
chưa bửa chỉ tự tánh.
306.
Giáo lý tối thượng.
Tuyết
Phong hỏi Đức Sơn:
-
Con có thể chia sẻ giáo lý tối thượng mà chư tổ đã đạt
được không?
Đức
Sơn đánh cho một gậy mà rằng:
-
Ngươi nói cái gì?
Tuyết
Phong không hiểu, ngày hôm sau lại lặp lại câu hỏi. Đức
Sơn nói:
-
Thiền không có lời, cũng không có gì để cho.
Nham
Đầu nghe được chuyện này bèn nói:
-
Đức Sơn có xương sống bằng sắt, nhưng đã làm hỏng thiền
bằng những lời nói mềm.
(Zen
Koans)
Tuyết
Phong là pháp tử của Đức Sơn. Đối thoại này xẩy ra khi
Tuyết Phong hãy còn là một ông tăng trẻ. Cũng như những
người khác ông nghĩ Niết Bàn, giáo lý tối thượng là một
cái gì đó; do đó Đức Sơn đánh ông một gậy, nhưng ông
vẫn chưa hiểu. Ngày hôm sau, ông hỏi lại. Đức Sơn đáp
"Thiền không có lời" , Bồ Đề Đạt Ma " Ta không biết",
Huệ Khả "không nắm được.” Thiền là đời sống, nếu
dùng khái niệm thì nó chết. Khi Nham Đầu phê bình Đức Sơn
làm hỏng thiền với những lời giảng giải, thì chính lời
phê bình này cũng đã làm hỏng thiền vì lắm lời. Thiền
phải tự thực chứng. Có phải công án này dễ hiểu không?
Nếu đúng vậy thì chỉ là trí thức.
307.
Cà sa trùm đầu.
Một
ông tăng vào phòng Triệu Châu để tham vấn. Và thấy
Triệu Châu lấy cà sa trùm đầu: ông tăng vội lui ra. Triệu
Châu
gọi
lại:
-
Đừng nói ta không tiếp ngươi.
(Zen
Koans)
Khi
một thiền sinh vào phòng thầy để nhận sự hướng dẫn
gọi là độc tham. Đối với thiền sinh đây quả là một
sự đụng độ gay cấn và thường được đón chờ với hy
vọng, sợ hãi hay tuyệt vọng. Trong công án này, ông tăng
ngạc nhiên thấy thầy mình trùm đầu. Thầy bị lạnh? hay
đang ngủ? Chấp vào sự mong đợi của mình, ông tăng thối
lui. Nhưng Triệu Châu không ngủ. Mặc dầu một ngọn núi bị
che bởi mây, nhưng ngọn núi vẫn ở đấy dù bị che hay không.
308.
Cử động Thiền.
Một
nhân viên thư viện thấy một ông tăng ngồi thiền trong thư
viện rất lâu. Cuối cùng, người ấy hỏi ông tăng:
-
Sao thầy không đọc kinh?
-
Ta không biết đọc.
-
Sao thầy không hỏi người nào biết?
Ông
tăng đứng dậy, chắp hai tay vào ngực theo tư thế thiền,
cúi thấp mình xuống và lễ phép hỏi:
-
Thế này là gì?
Nhân
viên thư viện không trả lời được.
(Zen
Koans)
Nhân
viên thư viện chấp vào ý tưởng và thường lệ: Kinh để
đọc và thư viện là nơi để đọc, không phải để thiền.
Nhưng đời sống không đơn giản như thế. Đức Phật để
6 năm để tìm giác ngộ. Triệu Châu để 6 năm để tìm ý
nghĩa của chữ "Vô.” Lời thật không thể hỏi. Ông tăng
làm một cử động thiền và hỏi "Thế này là gì?.” Nhân
viên thư viện không trả lời được vì ông ta không hiểu
Phật pháp không nhất thiết ở trong kinh điển.
309.
Không thể nghĩ bàn.
Có
ông tăng hỏi Duy Khoan:
-
Con chó nhỏ có Phật Tánh không?
-
Có
-
Thầy có không?
-
Ta không có.
-
Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tại sao riêng thầy
lại không có?
|