|
. |
Phật Học
Phổ Thông
PHẬT
HỌC PHỒ THÔNG KHÓA VI
TRIẾT
LÝ ĐẠO PHẬT
hay là
ĐẠI
CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM
--- o0o ---
BÀI
THỨ BA
--- o0o ---
I.- ANAN CẦU PHẬT DẠY PHƯƠNG
PHÁP TU HÀNH LẦN THỨ HAI.[^]
Ông anan đã bảy lần chỉ
tâm đều không trúng, vì ông chấp vọng tưởng là tâm, nên
bị Phật bác cả, lần thứ hai ông đứng dậy chắp tay kính
lạy, cầu Phật chỉ dạy phương pháp tu hành để thoát ly
sanh tử luân hồi.
Anan thưa rằng: -Bạch Thế
Tôn ! Con là em Phật, tuy đã xuất gia, mà vẫn còn ỷ lại
lòng thương yêu của Phật chỉ lo học rộng nghe nhiều, không
chuyên tu niệm, nên không chứng được đạo quả, chẳng hàng
phục nổi tà chú của ngoại dạo Ta-Tỳ-Ca-La; trái lại, còn
bị Ma Đăng già bắt vào phòng dâm...phải nhờ Phật cứu
độ. Vậy cúi xin Phật từ bi chỉ dạy cho con phương pháp
tu hành, để phá trừ ác chiến và chứng thành đạo quả.
Thưa thỉnh xong, Anan và đại
chúng kính cẩn và trông chờ lời Phật chỉ dạy.
II.- PHẬT GẠN HỎI TÂN LẦN
THỨ HAI.[^]
Lúc bấy giờ Phật gạn hỏi
lại cái "tâm" lần thứ hai, và bảo ông Anan phải phân biệt
rành rõ cái nào là chơn tâm, và cái nào là vọng tâm.
Phật dạy: Ông nay muốn đặng
đạo vô thượng Bồ đề, thì điều cận nhứt là phải hiểu
rõ hai món căn bản:
-
Một căn bản của sanh tử luân
hồi là vọng tâm.
-
Một căn bản của Bồ đề, Niết
bàn, là chơn tâm.
Nếu ông nhận lầm căn bản của
sanh tử (vọng tâm) làm nhơn tu hành, thì không bao giờ giải
thoát được. Cũng như người nhận giặc làm con, thì chỉ
thêm bị phá hoại gia sản của mình mà thôi. Và cũng như
người nấu cát làm cơm, dầu trải bao nhiêu năm cũng chẳng
thành coam được.
Vậy nay ông muốn biết đường
lối tu hành để ra khỏi sanh tử luân hồi, thì ông hãy nghe
tôi hỏi đây:
Phật liền đưa bàn tay, coi
lại năm ngónvà hỏi ông Anan rằng: Ông có thấy không?
A-nan đáp: Bạch Thế Tôn, thấy.
Phật hỏi: -Ông thấy cái gì?
Anan đáp: Con thấy Phật đưa
bàn tay co năm ngón lại.
Phật hỏi: Ông lấy cái gì
để thấy và lấy cái gì làm tâm?
III.- ANAN CHẤP CÁI "SUY NGHĨ
PHÂN BIỆT" LÀM TÂM[^]
Anan thưa: con lấy "mắt" để
thấy và cái "biết suy nghĩ phân biệt" làm tâm .
Phật quở: Dốt lắm, Anan !
cái đó không phải là tâm của ông.
LƯỢC GIẢI
Chúng ta nên lưa ý: Thông thường
ai cũng đều có cái"suy nghĩ phân biệt" là tâm của mình,
mà Phật lại nói "không phải tâm". Vậy chúng ta cần phải
chính chắn suy xét chổ đó.
*
*
*
Anan hoảng hốt, đứng dậy
thưa Phật: Bạch Thế Tôn, cái "suy nghĩ, phân biệt" này, nếu
không phải là tâm của con thì gọi nó là cái gì?
Phật dạy: nó là "vọng tưởng"
(vọng tâm) . bởi các ông từ hồi nào đến giờ, lâmg nhận
"vọng tưởng" làm "chơn tâm", cho nên nhiều kiếp trầm luân.
Như người nhận giặc làm con, nên bị giặc phá hại.
Anan thưa: Bạch Thế Tôn, con
vì thương Phật nên mới xuất gia, thì cn mới dùng cái tâm
này mà thương Phật. Con phụng thờ các đức Phật trong mười
phương và làm tất cả các điều công đức, cũng dùng cái
tâm này. Dầu cho con có làm các điều tội lỗi, hủy báng
Phật pháp, đọa vào đại ngục đi nữa, thì con cũng dùng
cái tâm này. Ngày hôm nay Phật nói "nó" không phải tâm của
con, như thế thành như con không có tâm; nếu không có tâm,
thì con đồng như cây, đá rồi ! Cúi xin đức Thế tôn từ
bi chỉ giáo.
Phật dạy rằng: này Anan nếu
ông chấp cái "suy nghĩ, phân biệt" là tâm của ông, thì khi
rời cảnh vật hiện tiền, cái tâm "hiểu biết, phân biệt"
ấy, cũng vẫn còn, thế mới phải là tâm của ông. Nếu rời
cảnh vật hiện tiền, mà tâm hiểu biết phân biệt ấy mất
đi, thì không phải là chơn tâm của ông rồi.
Dầu cho ông diệt hết năm
tri giác bên ngoài là thấy, nghe, hay, biết (năm giác quan),
chỉ còn lưu lại cái "thầm thầm phân biệt" bên trong (thức
thứ sáu) thì đó cũng là cái vọng tưởng phân biệt (ý thức
thứ sáu) bóng dáng pháp trần không phải là chơn tâm của
ông.
Này A-nan, tôi không bắt buộc
ông phải chấp cái "suy nghĩ phân biệt" đó là không phải
tâm của ông; tôi chỉ bảo ông nên chính chắn suy xét: nếu
rời cảnh vật hiện tiền, mà cái "suy nghĩ phân biệt" này
vẫn còn, thì mới phải thật là chơn tâm của ông.
Còn nếu rời khỏi cảnh vật
hiện tiền, mà phải "suy nghĩ phân biệt" này cũng mất luôn
đi, thì rõ ràng nó là cái "vọng tưởng phân biệt " (vọng
tâm) bóng dáng của sáu trần, chớ không phải là "chân tâm
thường trụ" của ông vậy.
Nếu ông nhận cái "hư vọng
phân biệt sanh diệt" ( vọng tưởng) nay làm tâm của ông,
thì khi cảnh vật hiện tiền qua rồi, tâm ấy cũng theo cảnh
vật mà diệt đi. Lúc bấy thành ra ông không có tâm rồi.
Nếu không có tâm, thì ông lấy cái gì để tu hành, và thành
đạo chứng quả.
Ông phải biết rằng: trong
thế gian tất cả người tu hành, không được thành đạo,
đều do chấp lầm cái "vọng tưởng sanh diệt" (vọng tâm)
này làm chân thật (chơn tâm).
Chính ông ngày nay cũng thế,
nên tuy học nhiều mà không được quả Thánh.
IV.- A-NAN CẦU PHẬT CHÆ DẠY
PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH LẦN THỨ BA.[^]
Anan cùng Đại chúng, nghe Phật
nói như vậy, đều ngẫn ngơ và im lặng.
Lúc bấy giờ ông A-nan cúi
đầu lạy Phật, quỳ gối chắp tay vừa khóc lóc, vừa bạch
Phật rằng: Con từ khi xuất gia theo Phật đến nay, vì ỷ
lại là em của Phật, tin chắc sẽ nhờ oai thần Phật ban
cho đạo quả, chẳng cần tu tánh cực nhọc; không ngờ ai
tu lấy chứng, không thể thay thế cho nhau được.
Hôn nay con mất "bản tâm" đi
rồi thân tuy xuất gia mà tâm chẳng vào đạo, chẳng khác
nào đứa cùng sanh tử bỏ cha trốn đi.
Nay con mới biết học nhiều
mà không tu cũng như người không học mà cũng như người
nói đến đủ các thức ăn, rốt cuộc trong bụng vẫn đói.
Bạch Thế Tôn, chúng con vì
hai chứng phiền não và sở tri ràng buộc, nên không ngộ được
chơn tâm. Cúi in đức Thế Tôn thương xót kẻ bần cùng, chỉ
dạy cho con phương pháp tu hành, để phát minh được tâm tánh.
V.- PHẬT CHÆ CÁI "THẤY" THƯỜNG
CÒN[^]
Khi ấy Phật kêu Anan , dạy
rằng: -Vừa rồi ông nói "thấy năm ngón tay của ta con mắt
nắm lại". Vậy thì sao có nắm tay? Và nhờ cái gì mà có
cái thấy?
A-nan thưa: -Bạch Thế Tôn,
nhơn bàn tay của Phật co lại năm ngón, nên mới có nắm tay,
và nhờ con mắt cho nên mới có cái thấy.
Phật hỏi: Vậy thì "không
bàn tay chẳng có ngón tay, cũng như không con mắt thời chẳng
có cái thấy "; so sánh như thế có đúng không?
A-nan thưa: Bạch Thế Tôn, đúng.
Phật dạy: Không đúng hẳn!
Không bàn tay thì không có nắm tay thì phải, không con mắt
chẳng phải cái "thấy" không có.
Ông nên ra ngoài đường hỏi
những người mù mắt: "các người có thấy gì không?", thì
họ đều trả lời với ông rằng: "Chỉ thấy tối đen". Như
thế thì rõ ràng: Người mù không có con mắt, mà cái "thấy"
cũng vẫn còn.
Đây là cái bằng chứng: Mặc
dù con mắt không có, và trần cảnh đối trước có tối và
sáng khác nhau, nhưng cái thấy lúc nào cũng có (nói cái thấy
là đại diện cho năm giác quan).
A-nan thư: Người mù thấy tối,
thì sao gọi là thấy được?
VI.- PHẬT CHÆ TÂM LẦN THỨ
NHỨT[^]
Phật hỏi A-nan: Người sáng
mắt ở trong nhà tối thấy tối, cùng với người mù mắt
thấy tối, vậy hai cái tối đó có khác nhau không?
A-nan thưa: -Bạch Thế Tôn !
không khác.
Phật hỏi: Nữa trong nhà tối
thấy tối, nếu có người đem đèn vào, họ thấy được
các vật, vậy cái đèn thấy hay con mắt thấy?
A-nan thưa: Mát thấy chớ không
phải đèn thấy.
Phật dạy: Cũng thế, người
mù mắt khi lột mây rồi, thấy được cái cảnh vật, đó
là tâm thấy chớ không phải mắt thấy.
Phật dạy tiếp: -Cái đèn
chỉ làm cho sáng các vật, còn cái thấy là con mắt (dụ cho
tâm) chớ không phải đèn ( dụ con mắt ). Lên một tầng nữa:
con mắt chỉ làm cho tỏ rõ các vật, còn cái thấy là tâm,
chớ không phải con mắt (đây là lần thứ nhứt Phật chỉ
tâm ).
A-nan và đại chúng nghe Phật
giảng dạy như thế rồi, đều im lặng, nhưng trong tâm thật
chưa hiểu, nên đều kính cẩn chắp tay, để chờ Phật chỉ
dạy thêm.
LƯỢC GIẢI
Trong đoạn này, xin nói thêm tỷ
dụ này cho dể hiểu:Con mắt của người cũng như bóng đền
điện, còn cái "thấy" của người cũng như điện. Khi dây
đứt ( dụ dây thần kinh đứt ) bóng hư ( dụ mắt mù ) thì
đèn không cháy, chớ không phải điện mất (không cái thấy
). Đến khi thay bóng mớinối dây lại, thì điện cháy trở
lạ: không phải do bóng hay do dây mới có điện.
Cái "thấy?? của người cũng
thế: khi mắt bị mây che thì chỉ thấy tối, chớ không phải
cái "thấy" mất, đến khi lột mây rồi, thì cái "thấy" hiện
ra, không phải do con mắt mới có cái thấy. Đoạn này Phật
chỉ rõ cái "thấy" là tâm.
*
*
*
VII.-PHẬT CHỈ TÂM LẦN THỨ HAI[^]
Khi đó Phật đưa bàn tay lên,
năm ngón co lại rồi mở ra và hỏi ông A nan:-Ông có thấy
cái gì không?
A -nan thưa:-Thấy Phật đưa
tay lên co vào rồi mở ra.
Phật hỏi: Tự cái tay của
ta co mở, hay "cái thấy" của ông co mở?
A-Nan thưa:- Tự tay Phật co
mở, chứ "cái thấy" của con không co mở.
Phật khen: Phải lắm.
Phật lại phóng một đạo
hào quang trên vai phía mặt của A nan: A-Nan liền xoay đầu
ngó về phía bên mặt. Phật lại phóng hào quang trên vai phía
trái của A-Nan; A-Nan xoay đầu ngó qua phía trái.
Phật hỏi: Cái đầu của ông
hôm nay tại sao xoay qua lắc lại như vậy?
A-Nan thưa: vì Phật phóng hào
quang trên hai vai của con, nên con xoay qua lắc lại để xem.
Phật hỏi: Vậy cái đầu của
ông lắc, hay cái thấy của ông lắc?
A-Nan thưa: tự cái đầu con
xoay qua lắc lại, chớ cái thấy của con không có xoay lắc.
Phật hỏi: -Cái nào động,
cái nào tịnh?
A-Nan thưa:- Cái đầu của con
có động và tịnh (dừng) chứ cái thấy của con không có
động và tịnh.
Phật nói: Phải
Phật dạy tiếp:- Cái nào có
co, có mở, có động, có tịnh, có sanh, có diệt, thì cái
đó là vọng, thuộc về "khách" không phải ông. Còn cái nào
không động tịnh, co mở, không sanh diệt, thì cái đó là
"chơn", thuộc về "chủ" chính là ông. Như thế chơn và vọng
rất rõ ràng, ông còn chưa hiểu hay sao!
Tại sao từ hồi nào đến
giờ, các ông cứ nhận cái vọng-thân tứ đại giả hợp
này, cho là thật "thân" của mình; cái vọng trưởng sanh-diệt
này, cho là thật "tâm" của mình; cảnh vật giả tạm, cho
là thật "cảnh" cảnh của mình, mà lại bỏ cái chơn tâm
thường còn bất sanh bất diệt của mình saün có kia đi? Bởi
thế nên các ông phải nhiều kiếp sanh tử luân hồi, thật
là rất oan uổng!
LƯỢC GIẢI
Đoạn này Phật chỉ cái "thấy"
không co mở, và không sanh, diêt, động, tịnh, đó là chơn
tâm lưu lộ.
*
*
*
VIII.-A NAN CẦU PHẬT CHÆ DẠY
Ở NƠI THÂN NÀY CÁI NÀO "CHƠN", CÁI NÀO "VỌNG".[^]
Khi ấy A-Nan và đại chúng
được nghe Phật tạm chỉ "cái thấy không động tịnh co
mở là Tâm", nên tất cả đều hớn hở vui mừng, và nghĩ
rằng: Từ vô thỉ đến nay, tự mình làm mất bản tâm, nhận
cái vọng tưởng phân biệt theo bóng dáng của trần cảnh
làm tâm, ngày hôm nay mới ngộ được Tâm mình, nên hết sức
vui mừng. Cũng như đứa con nhỏ khát sữa đã lâu, nay được
gặp bà tf mẫu, nên ông và đại chúng cầu Phật chỉ rõ
ở nơi thân thân tâm hiện tiền đây, cái nò chơn thật không
sanh diệt và cái nào hư vọng có sanh diệt.
IX.-VUA BA TƯ NẶC ĐỨNG DẬY
HỎI TIẾP[^]
Khi ấy vua Ba-tư nặc đứng
dậy thưa Phật:-Bạch Thế Tôn, lúc trước chưa thọ giáo
với Phật , con nghe phái ngoại- đạo Ca chiên diên và Tỳ
la chi tử đều nói:"Thân này sau khi chết rồi mất hẳn, gọi
là Niết bàn".
Hôm nay con tuy được Phật
chỉ dạy, nhưng vẫn còn hồ nghi: làm sao biết rõvà chứng
chắccái tâm này không sanh diệt. Xin Phật từ bi chỉ dạy
cho chúng con.
X.-PHẬT CHÆ TÂM LẦN THỨ BA[^]
Phật hỏi:-Đại vương! Cái
thân của ông hiện tại đây, nó bền chắc như ngọc kim cương,
còn mãi không hư họai, hay là phải hoại diệt?
Vua đáp:- Bạch thế tôn, thân
con ngày nay đây, rốt cuộc rồi cũng bị hoại diệt.
Phật hỏi:-Ông chưa chết,
làm sao biết nó sẽ bị họai diệt?
Vua đáp:- Bạch thế tôn, cái
thân vô thường của con đây, tuy chưa chết, nhưng hiện tiền
nó đã tàn tạ dần ! ngày qua, rồi lại ngày qua! Mỗi niệm
qua, qua từ sát na (tíc- tắc ) không dừng!...cũng như củi
đót thành tro, cháy dần cho đến lúc tiêu tan! Vì thế nên
con biết, thân này nhứt định sẽ tiêu diệt.
Phật nói:- phải!
Phật lại hỏi:-Đại vương!
Thân thể ông đau phảitiêu diệt liền bây giờ?
Vua đáp:- bạch thế tôn, ngày
qua tháng lại, hết hạ đến đông, nó thầm già chết, cho
đến ngày nay, đầu bạc răng rụng, chan lỏng gối dùn, mắt
mờ tai lảng, già nua đến thế này, mà con thật không hay
không biết!
Bạch thế tôn, khi con hai mươi
tuổi, tuy nói rằng tuổi trẻ, thật ra nhan sắc đã già hơn
khi mười tuổi. Khi ba mươi tuổi lại già hơn khi hai mươi
tuổi. Cho đến ngày nay, sáu mươi hai tuổi, lại già hơn khi
năm mươi tuổi.
Nó âm thầm già chết, lấy
trong khỏang thời gian mười năm mà nói như vậy. Nếu chín
chắn suy nghĩ, thì cái già, chết này, không phải hạn định
trong khỏang mười năm hay hai mươi năm, mà thật ra, mà nó
già từng năm, từng tháng, từng ngày. Nếu suy nghĩ kỷ hơn
nữa, thì nó gìa, chết từng phút, từng giây và từng sát
na ( tíc tắc )! Năm nay già hơn năm rồi, tháng này già hơn
tháng trước, ngày hôm nay già hơn ngày hôm qua, giờ này già
hơn giờ trước. Phút này già hơn phút trước, cho đến sát
na này cũng già hơn sát na trước. Thế nên con biết, thân
này rốt cuộc rồi cũng tiêu diệt.
LƯỢC GIẢI
Cũng như cái đồng hồ, vì
có chạy từng giây, cho nên mới qua từng phút. Bởi có đi
từng phút, nên mới chỉ đến từng giờ, và ngày v.v...thân
này già chết cũng thế.
*
*
*
Phật hỏi:-Đai vương ! Ông
thấy cái thân thể của ông âm thầm già chết như thế, nên
ông lo buồn; vậy ở nơi thân thể sánh diệt, già chết này,
ông có biết được cái gì chẳng sanh diệt già chết không?
Vua Ba Tư Nặc chắp tay cung
kính thưa:-Bạch thế tôn, con thật không biết?
XI.-PHẬT CHÆ CÁI "THẤY" KHÔNG
SANH DIỆT[^]
Phật dạy rằng: -tôi nay chỉ
cho ông thấy cái không sanh diệt.
Này đại vương, khi ôngmấy
tuổi mới thấy được nước sông hằng?
Vua đáp:- khi lên ba tuổi, con
được mẹ bồng đến yết kiến thành tỳ bà thiên ( thành
trường thọ ) đi ngang qua sông này , nên lúc bấy giờ , con
đã thấy được sông hằng.
Phật hỏi:-hôm nay ông thấy
sông hằng, vậy cái "thấy" đó là khác không?
Vua thưa:- khi con ba tuổi thấy
sông hằng, đến lúc ba mươi tuổi và nay được sáu mươi
hai tuổi thấy sông hằng cũng đều không khác.
Phật dạy:ngày nay ông lo buồn
cho thân ông già yếu, đầu bạc mặt nhăn, không được như
lúc còn trẻ. Vậy nay sáu mươi hai tuổi ,ông xem thấy sông
hằng, cùng với khi còn trẻ thấy sông Hằng, cái"thấy"đó
có già trẻ chi không?
Vua Ba tư nặc thưa: bạch thế
tôn , cái "thấy" không có già trẻ.
Phật dạy, này Đại vương
thân thể mặt mày ông tuy già, vậy cái nào có già, thì cái
ấy sẽ bị biến đổi ,tiêu diệt; còn cái nào không già,
thì cái đõ không bọ biến đổi tiêu diệt. Nó đã không
sanh diệt, thì đâu có bị ông làm cho nó sanh tử luân hồi
được . rõ ràng như thế, ông không hiểu sao mà còndẫn lời
của ngoại đạo Mạt -già -Lê nói: thân này chết rồi hòan
tòan diệt mất?
Vua cùng đai chúng nghe Phật
dạy rồi, đều biết rằng:người chết rồi, là tâm bỏ
thân này thọ thân khác, không phải mất hẳn. Ai nấy đều
hớn hở vui mừng vì đặng lợi ích chưa từng có.
LƯỢC GIẢI
Đọan này Phật chỉ thấy
không già trẻ, sanh diệt đó là Tâm
---*^*---
Mục
Lục Khóa VI
| |
Bài Thứ
1 |
|Bài Thứ
2|
|Bài Thứ
3|
|Bài Thứ
4|
|Bài Thứ
5|
|Bài Thứ
6|
|Bài Thứ
7|
Mục
Lục Toàn Bộ || Khóa I
|| Khóa II|| Khóa
III | |Khóa
IV ||Khóa V|
|Khóa
VI || Khóa VII ||Khóa
VIII ||Khóa IX ||Khóa
X - XI ||Khóa XII
--- o0o ---
Trình bày : Nhị
Tường
Chân thành cảm ơn
Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng
phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức,
02/2002)
--- o0o ---
| Thư
Mục Tác Giả |
|
|