Thực Tại và Chí Đạo
Phổ Nguyệt
---o0o---
CHƯƠNG HAI
THẮP SÁNG HIỆN HỮU
Ðã giải thoát tri kiến tức là tháo gở gánh nặng của thực tại giả lập hay
sự vật quá khứ, thì tâm hiện tại trong sáng.
Cuộc sống không quá khứ, không tương lai đó là đầu đề khá phức tạp đến
những lý luận sao cho hợp lý. Không quá khứ làm sao có hiện tại, không
toan tính tương lai làm sao ổn định được cuộc sống? Quá khứ đầy đau khổ ta
giải thoát nó đi. Huân tập hiện tại là nhân tương lai. Nhưng hướng đi và
chủ đích của hành giả--khi nhận thức được sự đau khổ--là thực hiện con
đường đi đến hạnh phúc vĩnh cữu tức là con đường tri thức đúng thực tướng
của sự vật--tất không màng suy nghĩ thêm nữa, không toan tính thêm nữa cái
đã qua,cũng như cái sẽ tới, thì cái gì ảnh hưởng đến tâm đạo của mình?
Thắp sáng hiện hữu là hành trình thực hiện lối sống đơn giản xảy ra hàng
ngày, tâm tâm vật vật không tạo ra dây oan trái nghiệp thức chồng chất.
Tôi thấy đói thì ăn,mệt thì ngủ, ngoài ra không cần suy nghĩ gì nữa. Tâm
không vương tình không động. Ðó là tâm trạng ung dung tự tại. Thấy bằng
trí đơn nhất, đừng sanh tình. Tôi thấy cô gái, biết thấy cô gái. Thôi đủ
rồi. tánh thấy của Phật và chúng sanh đều đồng. Phật cũng thấy, thánh nhân
cũng thấy nhưng không sanh lòng. Còn phàm phu chúng ta thấy cô gái thì
động lòng trắc ẩn sắc dục, cái thích thú tham cầu từ muôn kiếp,nên cảm xúc
tương tư, tìm gặp, thoả mãn ước muốn chiếm hữu cho được cô gái dù trong
vọng tưởng. Cái thấy ấy vương vấn tình cảm sẽ mê loạn thân tâm. Giải thoát
tri kiến, định thức tâm lý là dẹp bỏ mối oan trái, bậc tu hành đem trí tuệ
thắp sáng hiện hữu.
Thấy cô gái thôi rồi, tôi biết tôi thấy, rồi tôi đọc sách, tôi biết tôi
đọc sách. Cái biết đơn thuần ấy trong hiện hữu của mỗi hoạt động là ta
sống trong tĩnh thức.
Hiện hữu ta ghi nhận bằng một tâm hồn thanh thản, không dấy động. Cái hiện
sinh, hiện hữu ấy là đưa ta đến một tâm thức nhẹ nhàng, hồn nhiên như trẻ
thơ, cải lão hoàn đồng. Biến những mặc cảm tội lỗi, kiếp sống từng trải
lão luyện, tri thức hổn tạp của kiếp người qua thời gian năm tháng khổ ải,
cải thành những tâm hồn tươi trẻ, tâm hồn trong trắng không còn vướng thêm
một mãi bụi trần, không chút lo âu, không toan tính điều lợi hại, chỉ sống
bằng hiện thực. Cái thực tại của mỗi bản thể luôn luôn nằm trong trạng
thái hiện tại hay khoảnh khắc hiện tại. Muốn tri giác cái hiện tại, ta
phải chụp lấy cái hiện tại đang sống. Như thế có nghĩa là ta phải làm cho
Tâm ta luôn luôn chăm chú vào hiện tại, hoặc nữa làm cho ta luôn luôn sống
trong hiện tại.
I.- MINH SÁT TUỆ: ( Theo Thiền Minh Sát của Phật Giáo Nguyên Thủy)
Thông thường tâm không trụ vào một nơi mà tách rời thân, chu du đó đây đến
tận những nơi xa xôi, lắm khi cũng đi vào vị lai hay trở lại quá khứ theo
dòng tư tưởng và trong giấc mơ.
Tâm phóng như vậy vì thiếu niệm và thiếu giác tĩnh và do đó trở thành chỗ
nươngtựa của ba căn bất thiện là Tham Sân Si.
Ðể diệt trừ ba ô nhiễm đó, trên thực tế ta dùng đến trí tuệ rất ít. Thông
suốt toàn thể pháp học vẫn chưa phải là đường đưa đến Niết Bàn kể cả phép
suy luận. Ðường đến Niết Bàn chỉ có thể thành đạt được bằng pháp hành.
Pháp hành là gì?
Theo Minh Sát Tuệ, lối thiền của Phật Giáo Nguyên Thủy cũng là lối Thắp
Sáng Hiện Hữu hữu hiệu nhất. Là thực hành tâm niệm và giác tĩnh. Chỉ bằng
cách không để tâm phóng dật vào quá khứ hay tương lai mà phải chăm chú vào
hiện tại, ta có thể vượt ra ngoài mọi ưa thích hay ghét bỏ và si mê. Nói
cách khác ta phải luôn luôn giác tĩnh và không mơ mộng.
Trước tiên ta phải có ít pháp học vừa đủ để biết cử động nào của thân hay
tri giác nào có thể là nguồn phát sinh ra ưa ghét tham hay sân và ghi nhận
tất cả luôn luôn giác tĩnh. Pháp thực hành của Thiền Minh Sát Tuệ là tập
cho tâm an trụ và giác tĩnh. Bỏ lỡ không ghi nhận là Không Biết là Si và
kết quả sẽ là để cho tâm bối rối quấn quít trong sự ưa thích và ghét bỏ
tức là Tham và Sân, nguyên nhân của mọi đau khổ, sầu muộn, thất vọng và
bất toại nguyện mà chúng ta đã chịu.
Giá Trị Sinh Lý của Minh Sát: trong thực tế, pháp hành nầy là là một lối
luyện tập liên quan đến hơi thở và tâm, cùng một lúc. Thí dụ, trong khi
hành, chú tâm vào sự phồng lên xọp xuống của cái bụng và ghi nhận các tri
giác. Trước tiên, hơi thở của hànhgiả bị xáo trộn và nhiều hiện tượng tinh
thần cũng như vật chất sẽ phát sanh đến tâm và thân của hành giả; kế đó
hơi thở dần dần đều đặn trở lại. Trong khi thực hành như vậy, máu lên não
rất ít hơn, do đó thân cần dùng khí oxy ít hơn. Hơi thở ngắn hơn. Trong
khi nằm và ngồi, hành giả cũngthở bằng bụng. Pháp hành nầy làm cho thân
cần dùng không khí rất ít và như vậy thân sẽ được nghỉ ngơi phần nào. khi
oxy lên não ít hơn sẽ loại trừ những hình ảnh trong tâm và như thế tâm
cũng được nghỉ ngơi. Vậy cả thân lẫn tâm được yên nghỉ trong pháp hành
Minh Sát và sự yên nghỉ này tốt hơn một giấc ngủ ngon, vì trong giấc ngủ
bộ não vẫn làm việc tích cực như khi nằm mộng.
Khi hành giả đạt đến mức cùng tột, chỉ có ít oxy vào não. Ðó là điều kiện
sinh lý để hành giả vào trạng thái nhập định có thể trọn 24 giờ. Chỉ có
những vị A-Na-Hàm--A La Hán mới có thể nhập định đến bảy ngày trọn, không
cần phải ăn uống gì. Và điều nầy chỉ thực hiện được vì hành giả không cho
những hình ảnh tâm linh hay tư tưởng phát sanh trong tâm. Nói cách khác,
vì hành giả có thể dập tắt tất cả ô nhiễm. Không có ô nhiễm, không có hình
ảnh (thức) tâm linh, Tâm trở thành rõ ràng và trong sạch, quang minh và
thanh tịnh, và chỉ cần rất ít không khí trong hơi thở cũng đủ. Do đó.
không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà yogi có thể đóng kín, như trong
một quan tài chôn dướI đất trong một thờI gian, điều mà ta nghe kể hoặc
qua báo chí. Cũng do đó, trong khi thực hành qua pháp này, nếu có tâm ô
nhiễm phát sinh, hành giả sẽ thở vô nhiều hơi hơn để lấy oxy nuôi dưỡng
những tế bào của não bộ đang tích cực hoạt động. Pháp hành Minh Sát tiêu
trừ sự mệt mỏi của tâm linh và thể xác, chấm dứt sự lo âu, thắc mắc sầu
muộn và thất vọng, và có thể trị mhiều chứng bịnh tinh thần.
Lối thiền nầy, xét theo Duy Thức, là tri thức đúng cái tri thức của cảm
giác (chủ khách), ở giai đoạn đầu,tức là tự tánh giả lập. Cứu cánh của
phương pháp hay chí đạo của pháp môn là đạt đến quả A La Hán.
II.- QUÁN TỨ NIỆM XỨ:
Ðó là luôn nhớ tưởng Thân Tâm Thọ Pháp bằng cách quán sát thường xuyên,
theo thiền nguyên thủy:
1. Quán Thân bất tịnh là thân đầy uế trược;
2. Quán Thọ thị khổ là cảm thọ thì khổ;
3. Quán Tâm vô thường vì tâm thức giả lập, hay biến đổi, không chơn thật;
4. Quán Pháp vô ngã là pháp thế gian cũng chỉ là thực tại giả lập, nó
không có thực thể. Chỉ có các pháp vô lậu xuất thế gian mới chơn thật vì
phát xuất từ Chơn Ngã.
Do cái trí quán sát đối tượng như thế đó chỉ là Trí Phân Tích mà thôi, nó
chỉ là dùng pháp đối trị các bịnh như Tham Dục hoặc Sân Si.
Ðến lúc Phật sắp viên tịch, trong kinh Ðại Bát Niết Bàn, Ngài di huấn
khuyến cáo các đệ tử tinh tấn hành Tứ Niệm Xứ của Ðại Thừa :
1. Quán Thân như thân là tánh và tướng của thân vốn là không;
2. Quán Thọ như thọ vì cảm thọ của giác quan không thật nên tánh của thọ
là không;
3. Quán Tâm như tâm vì tâm là một thực tại giả lập nên tánh của tâm là
không;
4. Quán Pháp như pháp vì pháp thiện hay pháp bất thiện đều bất khả đắc,
nó vốn có sẳn nơi chơn tâm, tánh không.
Quán tứ niệm xứ ở giai đoạn trên, theo thiền nguyên thủy, thì đạt quả
thanh văn; quán tứ niệm xứ theo tánh Không thì quả sẽ cao hơn, như tu theo
Ðại Thừa.
III. QUÁN ÂM THANH VÀ ÁNH SÁNG:
Nói đến thực tại của Bản Chất tâm linh được các nhà Phật học Tây Tạng định
nghĩa như là Ánh Sáng và Âm Thanh cùng tính chất tối sơ của Hư Không. Vì
hư không hòa tan với ánh sáng và âm thanh. Theo quan niệm của họ, khi
người ta chết thì phải trải qua giai đoạn trung gian hay gọi là trạng thái
Trung Ấm, thì người chết phải đối diện với bản chất thật của mình. Trong
sách TỬ THƯ TÂY TẠNGõ, theo Bardo Thodol, cái chết có liên quan với hành
động của chúng ta. Vậy thì cái chết đến là không phải do lỗi các vị thần
(thoái hóa, nhầm lẩn) mà chính do các sự sai lầm của con người. Ngoài lập
luận trên đây, chúng ta còn tìm thấy trong cốt lõi của Bardo Thodol một
điều mà các huyền thoại đã từng nhắc đến: Ðó là con người thật sự được che
chở bao bọc trong lòng của thần linh đầy ánh sáng, nơi đó con người được
dự phần vào Chân Lý Tự Tại, chính nhờ vào bản chất tâm linh của mình. Con
người phát triển cả một quá trình siêu hình của tư tưởng, trong đó Bản
Chất tâm linh của Ánh Sáng của con người là một cái gì đó không thể cầm
nắm được, yên lặng và sáng rực, nó vang lên trong Tâm của mỗi người khi mà
mỗi mối suy tưởng của chúng ta đều bị cắt đứt, tất cả mọi ham muốn, tất cả
mọi mối quan hệ của chúng ta với mọi vật đều chấm dứt. Ðó chính là Tâm
Thanh Tịnh. Bản Chất Tâm linh Ánh Sáng đó không thể cầm nắm hay diễn tả
được, nó có thể có được chứng nghiệm một cách đột biến trong cơn thiền
định sâu sắc, sau một quá trình tu tập và phát triển tâm linh lâu dài. Cái
bản chất tâm linh Ánh Sáng ấy là bản chất vốn có của con người. Thông qua
nó, con người trong tinh hoa của mình được hợp nhất với tất cả chư Phật,
với tất cả chúng sinh. Cái đó gọi là Phật tính hay Mầm của Như Lai. (tr
40, 41)
Trạng thái trung gian đầu tiên trực tiếp đến ngay sau khi chết kéo dài lâu
hay chóng tùy thuộc vào trình độ tâm linh của con người trước khi chết.
Con người càng chìm ngập sâu trong những ảo tưởng và phiền não thì thời
gian chuyển sang trạng thái Trung Gian càng ngắn, và Ánh Sáng cơ bản cũng
vẩn đục hơn. Con người nầy sẽ bỏ qua dịp may ngàn năm để nhận biết Ánh
Sáng cơ bản, tức là bản chất thâm sâu của trí tuệ.
Người nào lúc còn sống luôn luôn tinh tấn thực hành một trong nhiều phương
pháp Thiền Ðịnh về Ánh Sáng thì lúc chết sẽ có khả năng nhận biết (trong
trạng thái Trung Gian) cái tinh hoa tối thượng của của trí tuệ vôsinh,
dưới dạng Ánh Sáng bừng lên, là bản chất của Phật, là Hư Không. Cái nhìn
sâu sắc ấy đem lại tự do : Người đó đạt được đến sự giác ngộ cao nhất và
trở thành một vị Phật (tr 115,116)
Tóm lại thực tại của Ánh Sáng và ÂmTthanh được diễn đạt đầy đủ trong bài
thơ Kính Tặng (tr103) sau đây:
Kính Tặng
Om! Lạt Ma tôn kính là Tam Thân.
Thân Hư Không (Pháp Thân) tôn kính
Là Trí Tuệ sáng suốt
Bao dung và thâm nhập tất cả
Là Ðức Di Ðà, Phật Vô lượng Quang!
Báo Thân tôn kính
Là các thần linh Yên Tĩnh và Giận Dữ
Của hệ Hoa sen.
Hóa Thân tôn kính
Là Padma Sambhava
Cứu tinh của muôn loài chúng sinh!
Ðại giáo huấn về sự Giải Thoát tự nhiên tức thì
Bằng Tính Nghe và Cái Nhìn sâu sắc
Ðược tặng cho hành giả.
Như một phương tiện giải thoát
Khi trải qua Trạng Thái Trung Gian (Bardo)
Khi quán Âm Thanh, hành giả tạo âm thanh từ trong nội thân, quán sát bằng
tâm thức, tức là thực hiện tánh nghe ở phần trên bộ đầu. Có chủ thể nghe
và đối tượng (âm thanh) tức là tạo được tánh biết (nghe). Tánh năng tri ấy
thường hằng, hành giả cố gắng huân tập (thiền) thói quen theo lối sống
thường hằng ấy để một khi thuần thục rồi, thì xuất thần chứng nghiệm được
thể tánh của mình, hoặc giả khi chết, thần thức tiêm nhiễm thể của âm
thanh hay tánh nghe nhiều hay ít tùy công phu mà hoà nhập với hư không
theo mức độ giảm ít nhiều tính vẩn đục. Thế giới hư không giác ngộ niết
bàn là pháp giới của Chư Phật hoàn toàn trong sáng thanh tịnh.
Quán Ánh Sáng cũng tương tự như thế, có đằng là quan sát ở mắt trí tuệ (ám
chỉ) cho tâm thức tri nhận tánh thấy.
Dù quán Âm Thanh hay Ánh Sáng, hành giả dùng ý thức (chủ thể) để quán đối
tượng (âm thanh, ánh sáng), thì vẫn còn đối đãi chủ khách, dù nếu chỉ chú
ý đến chủ khách, không gì ngoài chủ khách, thì cũng loại bỏ tất cả vọng
tưởng khác. Cho nên muốn giải thoát khỏi những tri thức sai lầm đó (chủ
khách), hành giả nên dùng tâm (trực giác) để thể nhận ngay tánh không của
Âm Thanh Ánh Sáng hay đối tượng, tức là biến nhị nguyên thành nhứt nguyên.
Vì tâm Không trực nhận thể Không của đối tượng; đó là nhứt tướng hay tướng
không, thì pháp tánh sẽ trong sáng thanh tịnh, và đồng pháp tính của chư
Phật. Một cách cụ thể hơn, hành giả chỉ cần khi nghe âm thanh hay ánh sáng
hiện ra trong đầu, thì hành giả biết (nghe, thấy) có tiếng, có ánh
sáng-khi không có âm thanh hay ánh sáng thì biết (nghe,thấy) không có âm
thanh hay ánh sáng. Ðó là thể hiện cách sống với tánh Biết, tức là năng sở
song vong.
IV. NIỆM PHẬT:
Muốn vào nhà Như Lai (thế giới chư Phật), hành giả nên tu theo pháp môn
Niệm Phật. Theo tập Tu niệm Phật Tam Muội, phương tiện Ðàm, lý giải như
sau:
Trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy: Vào nhà Như lai, mặc y Như Lai, ngồi tòa
Như Lai.
Nhà Như Lai là Nhà Ðại Bi. Y Như Lai là y nhu hòa nhẫn nhục. Tòa Như Lai
là tòa tất cả các Pháp Không. Hành giả tu niệm Phật Tam Muội, phải kiết
thất kỳ (mỗi kỳ nhập thất 7 ngày). Nên phải hiểu rõ được lý giải trước khi
nhập thất.
Vào nhà Như Lai thì thệ nguyện từ đây về sau chẳng bỏ tâm đại từ bi. Mặc y
Như Lai thì thệ nguyện từ đây về sau chẳng rời y nhu hòa nhẫn nhục. Ngồi
tòa Như Lai nguyện từ đây về sau mỗi niệm, mỗi niệm trong pháp Không rất
rõ ràng. Người tu hành được ba môn Giới học, Ðịnh học, Huệ học nầy tinh
tấn không thôi, thì chính ngay nhứt niệm của mình thẳng đến mười phương ba
đời chư Phật không hai không khác. Lấy tâm nầy mà niệm Phật thì gọi tâm
nầy là tâm Phật. Lấy tâm đó quán tưởng Phật thì gọi đó là tâm làm Phật.
Chính đây là cơ sở tu niệm Phật Tam Muội, cứu cánh vào được chánh định
niệm Phật (niệm Phật Tam Muội).
Thế nên không có gì ngoài tâm đây vậy.
Quán Niệm :
Như trước đã nói lập được cơ sở niệm nầy rồi thì phải quan sát. Một niệm
từ tâm phát khởi ra hay từ miệng phát ra. Nếu từ miệng phát khởi ra thì
các tượng bằng gổ đất vv... có miệng đều niệm được. Trái lại, các tượng đó
không niệm được. Thế mới biết niệm nầy không thể từ miệng mà niệm, còn nói
từ tâm phát khởi niệm nầy, vậy nếu miệng và lưỡi không cử động chắc không
thể thành tiếng. Bởi vậy, nên biết là niệm Phật ban sơ từ tâm khởi niệm
rồi truyền nhanh ra miệng, lưỡi phát động thành âm thanh, mới hoàn thành
một niệm. Lại quán sát niệm nầy từ tâm phát khởi thì ban sơ phải từ tâm
khởi niệm và truyền nhanh đến miệng, như sóng biển dù lượng sóng có ngàn
vạn mà thể nước chỉ là một. Cũng vậy, niệm của tâm dù một hay mười niệm,
cho đến ngàn vạn niệm mà niệm nầy cũng chỉ là một thôi. Huống chi là lúc
khởi niệm như vậy là hòa hợp sắc tâm liên kết phận vị giả lập mà thôi.
Một niệm phát xuất lúc đó thì niệm ấy tích trữ cho đến ngàn vạn năm chúng
đều không khác gì nhau, cho nên nói rằng nhứt niệm vạn niên. Lại niệm ấy
cứ tiếp tục ngàn vạn năm dù có nhiều cho đến bất khả tư nghì cũng giống số
lượng nước biển bất khả tư nghì vậy. Nghĩa là lượng sóng biển tuy nhiều mà
thể nước không sai khác. Cũng vậy, niệm số tuy nhiều mà niệm sau không
khác gì niệm trước, gọi đó là vạn niên nhứt niệm. Liễu ngộ đươc nhứt niệm
vạn niên thì biết rõ ràng một tiếng niệm Phật chắc chắn diệt trừ được tám
vạn ức kiếp sanh tử trọng tội. Liễu ngộ vạn niên nhứt niệm thì biết được
hàng hà sa số kiếp, hàng hà sa số vọng niệm ta khởi ra chìm nổi ba cõi sáu
đường, đem so sánh số lượng niệm Phật ngày nay của ta phát khởi từ sơ niệm
cho đến hậu niệm thành Phật đều chẳng lìa một niệm ban sơ.
Hành giả chỉ triệt ngộ từ niệm nầy, trân trọng một niệm này, biết gìn giữ
một niệm này như gà ấp trứng hơi nóng xông ướp với nhau không lúc nào gián
đoạn. Ðem so sánh công phu niệm Phật tối sơ nhứt niệm cho đến vị lai không
ngần mé, niệm niệm không dứt, nối nhau không bao giờ gián đoạn vậy.
Truy Ðảnh Niệm Phật :
Ðời nhà Minh Ngài Hán Nguyệt Ðại Sư phát huy pháp môn Truy Ðảnh Niệm Phật.
Cách thức niệm : Cần phải nỗ lực trì Phật danh bốn chữ A Di Ðà Phật, niệm
cho thành khẩn, cứ một chữ vói theo một chữ, mỗi câu vói theo mỗi câu gấp
lại gấp, mạnh lại mạnh, ngăn lại niệm quá khứ, chặn lại ý niệm vị lai,
chẳng duyên cảnh giới hiện tại, ba tâm (tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị
lai) chẳng khuấy động được mình, như thế ba tâm đều đoạn tuyệt, khoảng
cách thời gian chẳng hiện ra, coi như ta thẳng đến chí điểm: nghiền nát cả
hư không đại địa đều bình trầm (phẳng lặng). Ta với cảnh vật đồng tiêu,
không còn pháp nào dựng lập trong ý tưởng. Trước mặt hiện toàn thân tại
viên cảnh trí. Gương sáng trí tuệ bao trùm khắp cả vũ trụ không còn phân
biệt vọng tưởng dẫy đầy đại thiên xum la, vạn tượng rõ rõ ràng ràng nào có
quái ngại gì đâu, cảnh giới ấy gọi là nhất tâm bất loạn (không có tâm nào
có thể loạn hại được), pháp thức tu này là phải niệm Phật cho đến cùng
cực, niệm một ngày, nếu một ngày không thành tựu, thì cứ ngưng ngày ấy lại
coi như ta chưa niệm, mà phải tái niệm liên tục ngày thứ hai, ngày thứ ba,
thứ tư cho đến bảy ngày, hoặc mỗi tháng một ngày, hai ngày, hoặc một thất,
hai thất. Nếu như chỗ niệm không thành khẩn thì phải điều dưỡng tinh thần
rồi lại tiến tu mãnh liệt một ngày, hai ngày, một thất, hai thất. Như thế
trước sau gì cũng đạt cảnh giới nhứt tâm bất loạn.
Phản Văn Niệm Phật :
Ðây là phương thức niệm của Ngài Tĩnh Am Ðại Sư đời nhà Thanh.
Ðem cái nghe để nghe niệm Phật. Phương thức nầy là niệm Phật ra tiếng,
tiếng từ miệng ra, rồi thâu tiếng niệm ấy vào tai thẳng đến cả thân đều là
Phật, không còn năng niệm sở niệm. Sáu căn đều thâu nhiếp hết trở thành
một tấm băng thanh tịnh. Như thế chẳng đợi lúc lâm chung, mà chính lúc ấy
ta đã tọa vị trên Liên Ðài chín phẩm.
Tu pháp nầy trước phải phát tâm Bồ Ðề rồi sau đem cái tâm ấy niệm Phật
tinh tấn không gián đoạn. Bất luận đi đứng nằm ngồi vẫn nắm lấy câu A Di
Ðà Phật đương niệm. Mỗi chữ mỗi cho rõ ràng, cho đến từ câu từ câu phân
minh khoáng đạt, cho đến lúc không tác niệm mà vẫn cứ niệm, không chú tâm
nghe mà vẫn cứ nghe. Niệm đến chỗ chí cực chí thành, thì tình tiêu ý vong,
thân tâm không tịch không ngần mé, ngày ngày niệm như vậy, năm năm niệm
như vậy thì quyết định được cảnh giới Tịch Quang Tịnh Ðộ hiện tiền.
Phát Tâm Bồ Ðề là phát tâm: Thành Phật độ chúng sanh giải thoát.
Mục đích chính yếu của pháp môn niệm Phật dầu quán niệm, niệm bốn chữ, dầu
dùng những phương tiện gì đều làm cho chúng sanh tiến tu Thánh Ðạo, không
còn phiền não để thoát khỏi bể khổ sanh tử bước lên Bờ Giác, ngõ hầu họa
căn đoạn được, tạo khí thế hòa bình cho thế giới. (Theo trước tác của Bồ
Tát giới học giả: Ðường Ðại Viên Trích lục theo Hải Triều Âm ,do Việt
dịch: Tỳ kheo Thích Ấn Nghiêm ).
Theo Duy Thức, thì phương thức Phản Văn Niệm Phật tức là Ðem cái nghe để
nghe niệm Phật có vẻ như là năng sở song vong. Tuy nhiên, nếu dùng cái
nghe của chủ thể do giác quan để nghe đối tượng tiếng niệm Phật thì vẫn
còn chủ khách đối đãi nhị nguyên. Nếu dùng Tâm Không tức là cái Biết
(không qua trung gian của căn nhĩ) trực nhận tánh nghe của tiếng niệm Phật
(tức là tánh không của đối tượng) thì lúc đó cái nghe (năng tri) và niệm
Phật (sở tri) mới song vong. Một cách khác, khi ta niệm Phật niệm ra
tiếng, ta biết (do Tâm) nghe (chủ thể, năng tri hay tánh nghe thường hằng)
có tiếng niệm hay không có tiếng niệm (sở tri, vô thường). Như vậy một
cách đơn giản là khi ta niệm Phật, Biết nghe có tiếng hay khi không niệm
Phật, Biết nghe không có tiếng, thì trong tứ oai nghi mới liên tục hành
trì trong tinh thần tĩnh giác. Tuy rằng niệm Phật là dùng một đối tượng
giả lập mà hành giả vay mượn (nhân quả) để nương tựa nơi tha lực, nhưng
pháp niệm Phật vẫn đạt đến cứu cánh là Tây Phương Cực Lạc của Ðức Phật A
Di Ðà vì lẻ khi hành giả niệm danh hiệu Ngài tất nhiên dùng những âm thanh
lưu lại trong ký ức, lâu ngày chầy tháng, các âm thanh ấy quyện lại thành
một khối, là nhân trong tàng thức, thì ắt có quả sẽ trổ theo tư tưởng của
mình.
V.-NIỆM CHÚ:
Chúng ta cần tìm hiểu hai thần chú nổi tiếng nhất của Tây Tạng là thần chú
Padmasambhava, gọi là thần chú kim cang thượng sư (Vajra Guru Mantra):
OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIÐDNI HUM, và thần chú của Quán Thế Âm, vị
Phật của lòng bi mẫn, OM MANI PADME HUM. Hai thần chú nầy cũng như phần
đông thần chú, đều bằng phạn ngữ, cổ ngữ thiêng liêng của Ấn Ðộ. (Trích
trong Tạng thư Sống Chết, tr 522-528)
Thần Chú Kim Cang Thượng Sư:
Thần chú nầy được giải thích căn cứ lời giảng dạy của hai ngài Dudjom
Rinpoche và Dilgo Rinpoche.
OM AH HUM - Những âm Om Ah Hum có nghĩa ngoài, nghĩa trong và nghĩa mật.
Nhưng ở mỗi tầng như vậy, Om đều tiêu biểu cho thân. Ah lời và Hum là ý.
Cả ba âm tiêu biểu năng lực ân sủng của chư Phật để chuyển hóa thân, lời,
ý.
Theo nghĩa ngoài, Om tịnh hóa mọi ác nghiệp của nhân, Ah của thân, Ah của
lời, và Hum của ý. Nhờ tịnh hóa thân,lời,ý, Om Ah Hum đem lại ân sủng của
thân,lời,ý chư Phật... Khi đọc thần chú này, là ta tịnh hóa hoàn cảnh cũng
như bản thân và những người ở trong đó.
Theo nghĩa trong, Om tịnh hóa những huyệt đạo vi tế, Ah tịnh hóa nội phong
hay khí lực, và Hum tịnh hóa chất sáng tạo.
Ở tầng mức sâu hơn, Om Ah Hum biểu trưng ba thân của Liên Hoa Bộ. Om là
Pháp thân, Phật A Di Ðà, Ðức Phật của ánh sáng vô lượng;Ah là Báo thân,
Quán Thế Âm, vị Phật của Tâm Ðại Bi; và Hum là ứng hóa thân, Liên Hoa
Sanh. Ðiều nầy có nghĩa, trong trường hợp thần chú này, cả ba thân đều thể
hiện trong một vị là Padmasambhava, Liên Hoa Sanh. VAJRA GURU PADMA Vajra
được ví như kim cương, đá quí nhất và cứng nhất. Cũng như kim cương có thể
cắt bất cứ gì, mà chính nó thì không gì phá hủy được, cũng thế trí tuệ bất
nhị bất biến của chư Phật không bao giờ bị hoại hay bị phá hủy bởi vô
minh, và có thể cắt được mọi vọng tưởng chướng ngại. Những đức tính và
hoạt động thân, lời, ý của chư Phật có thể làm lợi lạc hữu tình với năng
lực sắc bén vô ngại như kim cương. Và cũng như kim cương không tì vết,
năng lực sáng chói của nó tuôn phát từ sự chứng ngộ bản chất pháp thân của
thực tại, bản chất của Phật A Di Ðà.
Guru có nghĩa là sức nặng, chỉ một người tràn đầy đức tin kỳ diệu, thể
hiện trí tuệ, hiểu biết, từ bi và phương tiện thiện xão. Cũng như vàng
ròng là loại kim nặng nhất quí nhất, cũng thế những đức không lỗi, không
thể nghĩ bàn của bậc thầy làm cho vị ấy không ai vượt qua được, thù thắng
hơn tất cả. Guru tương đương với Báo thân và Quán Thế Âm, vị Phật của Tâm
Ðại Bi. Lại nữa, về Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) giảng dạy con đường mật
tông, biểu tượng là Kim Cương và nhờ thực hành mật tông mà Ngài đạt giác
ngộ tối thượng, cho nên Ngài được biết dưới danh hiệu là Kim Cương Thượng
Sư.
Padma hoa sen, có nghĩa là Liên Hoa Bộ trong ngũ bộ và nhứt là khía cạnh
ngôn ngữ giác ngộ của chư Phật ấy. Liên hoa bộ là dòng họ Phật mà con
người thuộc vào. Vì Padmasambhava là ứng thân trực tiếp của Phật A Di Ðà,
vị Phật nguyên ủy của Liên hoa bộ, nên Ngài được gọi là Padma, hoa sen.
Danh hiệu Liên Hoa Sanh của Ngài kỳ thực ám chỉ câu chuyện Ngài sinh ra
trên một đóa sen nở. Khi những âm thanh Vajra Guru Padma đi liền nhau, thì
cũng có nghĩa là tinh túy và ân sủng của Kiến, Thiền, Hành. Vajra nghĩa là
tinh chất của chân lý bất khả hoại, bất biến, cũng chắc như kim cương, mà
chúng ta cầu mong thực hiện được trong Kiến của chúng ta. Guru tiêu biểu
tính chất ánh sáng và sự cao quí của giác ngộ, mà ta cầu cho kiện toàn
trong thiền định của mình. Padma tiêu biểu bi mẩn, mà chúng ta cầu thể
hiện trong Hành Ðộng của chúng ta.
Vậy nhờ tụng đọc thần chú nầy mà ta nhận được ân sủng của tâm giác ngộ,
những đức cao quí và lòng bi mẩn của Padmasambhava và tất cả chư Phật.
SIÐDHI HUM Siđdhi là thành tựu, đạt đến,ân sủng và chứng ngộ. Có hai thứ
thành tựu: tương đối và tuyệt đối. Nhờ nhận được ân sủng tương đối, tất cả
chướng ngại trong đời như bịnh tật tiêu trừ, mọi thứ nguyện tốt được thành
tựu, những lợi lạc như sống lâu, tiền của tăng và mọi hoàn cảnh đều được
tốt lành, giúp cho tu tiến và chứng ngộ, trạng thái thực chứng hoàn toàn
của đấng Liên Hoa Sanh, để tự lợi và lợi tha. Bởi thế nhờ nhớ đến và cầu
nguyện với những năng lực thân, lời, ý của Ngài, mà chúng ta sẽ được những
ân sủng tương đối và tuyệt đối. Siđdhi Hum được xem là thâu tóm vào tất cả
ân sủng, như nam châm hút sắt. Hum tiêu biểu tâm giác ngộ của chư Phật, và
là xúc tác thiêng liêng của thần chú. Giống như tuyên bố lên quyền năng và
chân lý của thần chú: Hãy là như vậy! Ý nghĩa cốt yếu của bài là chú là:
Con triệu thỉnh Ngài, đấng Kim Cang Thượng Sư, với ân sủng của Ngài, xin
hãy ban cho con những thành tựu thế gian và xuất thế gian.
Dilgo Khientse Rinpoche giải thích:
Mười hai âm Om Ah Hum Vajra Guru Padma Siđdhi Hum mang tất cả ân sủng của
mười hai bộ kinh giáo của Phật, tinh túy của tám mươi bốn ngàn pháp môn.
Bởi thế tụng một lần thần chú Kim Cang Thượng Sư cũng có phước như là đã
đọc mười hai bộ kinh điển và thực hành các pháp môn khác. Mười hai bộ kinh
điển là phương thức giải cứu chúng ta khỏi mười hai nhân duyên giam giữ
chúng ta trong vòng sinh tử. Mười hai móc xích nầy là guồng máy của luân
hồi sanh tử làm cho luân hồi tiếp nối. Nhờ tụng mười hai âm nầy của thần
chú Kim Cang Thượng Sư, mười hai nhân duyên được tịnh hóa, tẩy sạch cấu uế
của nghiệp cảm và giải thoát sanh tử.
Mặc dù ta không thể trông thấy đức Liên Hoa Sanh, nhưng tâm giác ngộ của
Ngài đã thể hiện dướI hình thức thần chú này, thần chú này có được toàn
thể ân sủng của Ngài, Bởi thế khi bạn kêu Ngài bằng cách tụng đọc mười hai
âm thần chú này, thì bạn sẽ được ân sủng và công đức vô lượng.
THẦN CHÚ CỦA ÐẠI BI TÂM : OM MANI PADME HUM.-
Tạng ngữ đọc là Om Mani Pémé hung. Thần chú nầy tiêu biểu tâm đại bi và ân
sủng của tất cả chư Phật, Bồ Tát, nhứt là ân sủng của Quán Tự Tại, vị Phật
của lòng bi mẩn. Quán Tự Tại (hay Quán Thế Âm) là hiện thân của Phật trong
hình thức Báo Thân, và thần chú của Ngài được xem là tinh túy của lòng bi
mẩn của chư Phật đối với hữu tình. Nếu Liên Hoa Sanh là bậc thầy quan
trọng nhất của người Tây Tạng, thì Quán Tự Tại là vị Phật quan trọng nhứt
của họ, là vị thần hộ mạng của dân tộc nầy. Có câu nói nổi tiếng là vị
Phật của lòng bi mẩn đã ăn sâu vào tiềm thức Tây Tạng tới nổi một hài nhi
vừa biết nói tiếng mẹ là đã biết đọc thần chú nầy, om mani padme hum.
Kalu Rinpoche viết: Một cách khác để giải thíchthần chú nầy là, Om là tính
chất của thân giác ngộ. Mani Padme tiêu biểu ngữ giác ngộ; Hum tiêu biểu ý
giác ngộ. Thân ngữ ý của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của
thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của thân lời ý, và
đưa tất cả hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này, và
phối hợp với đức tin và tinh tấn thiền định, thì năng lực chuyển hóa của
thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng.Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản
thân bằng phương pháp ấy.
Ðối với những người đã quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với
nhiệt thành và niềm tin, thì Tử Thi Tây Tạng,ở trong cõi Trung Ấm:
Khi âm thanh của Pháp tánh gầm thét như ngàn muôn sấm sét, nguyện cho tất
cả tiếng này trở thành âm thanh của thần chú sáu âm. Tương tự Kinh Lăng
Nghiêm cũng nói: Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Ðấy
là âm thanh tối sơ của vũ trụ...Ðó là tiếng thì thầm ầm ỉ của thủy triều
trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả hữu
tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh
cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của niết bàn. Pháp niệm
chú là cách quán tưởng chủ khách, dù sự kiên cố và sự bít kín tất cả các
vọng tưởng khác bằng câu chú qua thân khẩu ý, dù quán tưởng biểu tượng
(câu chú) như là chính biểu tượng. Ðó là sự tập trung chuyên nhứt vào một
đối tượng giả lập hay một biểu tượng huyễn hóa, tức là giải thoát mọi vọng
tưởng, khổ ách và phiền não, để đạt đến cảnh giới cực lạc của Phật A Di Ðà
Vô Lượng Quang hay Ðại Nhật Như Lai.
VI. THIỀN KHÁN CÔNG ÁN HAY THOẠI ÐẦU
Ðây là lối tu do các Thiền sư Lâm Tế đời Tống lập ra. Khán công án hay
khán thoại đầu lối dụng công cũng như nhau; chỉ công án là một câu của
người xưa để lại; thoại đầu tùy thời biến chế. Phương pháp tu nầy gọi là
lấy độc trị độc.Vì nó có một nghi vấn đặt trong đầu thì mọi vọng tưởng đều
lặng mất. Cho nên người khán công án hay thoại đầu, phải tin tưởng tuyệt
đối thầy mình đến thọ giáo, ông dạy một câu như trước khi cha mẹ sanh là
gì v.v..., liền phải sống chết với câu ấy, cho đến ngày ngộ đạo mới thôi.
Khi khán thoại đầu, nên đề khởi câu thoại đầu lên, sau chữ gì? Một sức
mạnh nghi kéo dài im lặng, khi sức nghi yếu dần liền đề khởi nữa, cứ thế
mãi. Câu nói đặt thành nghi vấn là thoại, cái nghi kéo dài im lặng gọi là
đầu. Hay nói khác, trước khi chưa đặt nghi vấn dấy lên là đầu, nghi vấn
dấy lên là thoại. Chủ yếu dùng cái nghi đập chết mọi vọng tưởng. Khi cái
nghi đã thành khối, khỏi cần đề khởi mà lúc nào cũng nghi, gọi là nghi
tình. Một khi khối nghi tan vỡ ra là ngộ đạo. Thế nên nói đa nghi đa ngộ.
Song tu khán thoại đầu phải gan dạ, chết sống với câu mình nhận nơi thầy,
cho đến ngộ đạo, không được đọc kinh sách hay lý luận gì cả. Tu khán thoại
đầu, khi tọa thiền khán thoại đầu, lúc ra ngoài hoặc làm công tác cũng vẫn
khán thoại đầu, không đổi thay pháp nào khác.(Tự Gia Bảo,tr329).
Sau đây là một bài giảng điển hình của Lão sư Bạch Vân về Thiền Công Án:
-Học viên: Tôi đã hỏi đi hỏi lại Tôi là ai? cho đến khi cảm thấy không còn
câu trả lời nào cho câu hỏi.
-Lão sư: Bà sẽ không thấy thực thể nào gọi là tôi cả.
-Học viên: (nóng nảy) Thế thì tại sao tôi lại cứ phải hỏi câu hỏi ấy!
-Lão sư : Bởi vì trong tình trạng hiện tại bà không thể tự giúp mình được.
Người thường thì cứ hỏi tại sao? Cái gì? hoặc Ai? Có nhiều công án trong
đó có một ông tăng hỏi Phật là cái gì? hoặc Tại sao Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ
sang Trung Quốc? Mục đích lời đáp của ông thầy là để phá vỡ tâm mê hoặc
của ông tăng có thể nhận ra câu hỏi của mình là một cái trừu tượng.
-Học viên: Tôi đang đọc bức thơ của Bạt Tụy qua bản dịch tiếng Anh như
thầy đã gợi ý trong lúc giảng bài buổi sáng. Ở chỗ Bạt Tụy nói Ai là ông
chủ vẫy tay?
-Lão sư: Thực không có câu trả lời cho Ai? Cái gì? hoặc Tại sao? Tại sao
đường ngọt? Ðường là đường. Ðường!
-Học viên: Hôm trước thầy bảo tôi: Bà là bà. Ðúng tôi là tôi. Tôi chấp
nhận điều ấy. Thế đủ không? Tôi cần gì khác nữa? Tại sao tôi phải đãu
tranh với câu hỏi ấy?
- Lão sư: Vì đối với bà cái hiểu ấy là bề ngoài bà không thực biết bà muốn
nói gì qua câu Tôi là tôi Bà phải đụng đầu với câu hỏi nầy bằng sức mạnh
của trái bom và phải diệt hết tất cả ý niệm, tư tưởng của bà. Cách duy
nhất để giải quyết câu hỏi bà phải đi đến nhận thức bùng nổ bên trong rằng
mọi sự vật( rốt ráo trở thành ) là không. Nếu cái hiểu chỉ là lý thuyết,
bà sẽ còn hỏi mãi Ai? Cáigì? Tại sao?
-Học viên: Trong câu hỏi Tôi là ai? Tôi đã đi đến kết luận rằng tôi là
thân xác nầy, nghĩa là mắt này,chân này vv...Ðồng thời tôi cũng nhận ra
rằng các cơ quan nầy không hiện hữu độc lập.Nếu tôi lấy mắt tôi ra đặt
trước tôi chẳng hạn, nó không thế làm nhiệm vụ của mắt được nữa. Và chân
cũng không thể làm được chức năng của chân nếu nó bị tách rời khỏi thân.
Vì khi đi, chân không những chỉ cần đến thân mà cần đến đất nữa, cũng thế
mắt tôi cũng cần đến đối tượng nhận thức để thực hiện hành động thấy. Hơn
nữa, những gì mắt thấy và những gì chân dẫm lên đều là một phần của vũ
trụ, vì vậy tôi là vũ trụ. Ðiều ấy có đúng không?
-Lão sư: Bà là vũ trụ, đúng rồi, nhưng những gì bà cho chúng tôi biết vẫn
là trừu tượng, ấy chỉ là sự tái lập về thực tại, không phải chính thực
tại. Bà phải trực tiếp nắm lấy vũ trụ.
-Học viên: Nhưng tôi phải nắm lấy bằng cách nào?
-Lão sư: Chỉ bằng cách hỏi tôi là ai? cho đến khi nào rụp một cái bà nhận
ra Chân Tánh với sự rõ ràng và chắc chắn. Hãy nhớ, bà chẳng phải thân,
cũng chẳng tâm. Và cũng chẳng phải thân cộng với tâm. Thế bà là cái gì?
Nếu bà muốn nắm được bà chân thực và không chỉ một mảnh nhỏ, bà phải luôn
luôn tự hỏi Tôi là ai? với lòng sùng mộ tuyệt đối.
-Học viên: Lần vừa qua thầy bảo tôi chẳng phải thân cũng chẳng phải tâm.
Tôi hiểu. Nếu tôi không phải những cái ấy, cũng không phải tổng hợp những
cái ấy, thế tôi là cái gì?
-Lão sư : Nếu hỏi một người thường anh ta là cái gì, người ấy sẽ nói, Tâm
tôi hay Thân tôi hoặc Thân và Tâm tôi, nhưng cái nào đúng hết. Chúng ta
còn nhiều hơn là tâm, nhiều hơn thân và cũng nhiều hơn cả hai.Chân tánh
của chúng ta ở bên kia mọi phạm trù. Bất cứ cái gì bà có thể nghĩ ra hay
tưởng tượng chỉ là một mảnh nhỏ của chính bà. Vì thế cái mà bà chân thực
không thể tìm thấy được qua diễn dịch lý luận hay phân tích lý trí hay
tưởng tượng vô tận.
Nếu tôi bị cắt mất bàn tay cái chân, cái Tôi chân thật cũng không bị suy
giảm chút nào. Nói một cách nghiêm túc, thân và tâm nầy cũng là bà nhưng
chỉ một phần thôi. Thể tính của nhân tánh bà không khác với thể tánh của
cây gậy nầy, điều ấy đáng tin chắc đến nổi bà sẽ kêu lên, Ôi thực làm sao!
Vì không những bằng trí óc mà còn bằng tất cả con người bà thâm nhập vào
tri thức nầy.
-Học viên: (Bỗng kêu lên) Nhưng tôi sợ! Tôi sợ! Tôi không biết tại sao,
nhưng tôi sợ!
-Lão sư: Không có gì phải sợ! Chỉ cần thâm nhập, thâm nhập hỏi cho đến khi
nào tất cả những ý niệm dự tưởng về bà là ai là cái gì biến mất, và tức
khắc bà sẽ nhận ra rằng toàn thể vũ trụ không khác với chính bà. Bà đang ở
giai đoạn sanh tử. Ðừng thối lui. Hãy tiến lên!
-Học viên: Hôm trước thầy bảo tôi không phải thân cũng chẳng phải tâm. Tôi
luôn luôn suy nghĩ về mình như là thân và tâm. Nghĩ khác đi khiến tôi sợ
hãi.
-Lão sư: Ðúng là đa số người ta nghĩ về mình như thân và tâm, nhưng điều
đó không làm cho họ ít sai lầm đi chút nào. Sự thật trong yếu tánh của tất
cả chúng sanh đều siêu việt thân và tâm, thân va tâm không phải hai mà chỉ
là một. Sự thất bại của con ngườI không nhận thức được chân lý nền tảng
nầy là nguyên nhân của đau khổ. Như tôi đã nói trong bài nói sáng nay, con
ngườI cứ mãi tìm kiếm và nắm bắt. Tại sao vậy? Vì một cách trực giác, con
người mãi bắt thế giới là nó muốn tác hợp với thế giới mà nó đã bất hòa vì
mê hoặc. Do hậu quả của sự bất hòa nầy mà chúng ta thấy ngườI mạnh lấn áp
kẻ yếu và kẻ yếu chấp nhận sự nô lệ như là sự thay thế cho cái chết. Song
khi không mê hoặc con người tự nhiên hướng về nhau. Những người với bản
chất mạnh muốn che chở và bảo vệ người yếu, trong khi ngườI yếu muốn được
ngườI mạnh che chở. Như khi chúng ta có Phật, người hùng mạnh về tinh
thần, ấp ủ cho chúng ta và chúng ta cúi đầu trước Phật trong sự chấp nhận
đầy biết ơn lòng từ bi vô lượng của Ngài. Giống mẹ ve vuốt đứa con thơ,ở
đây không có sự ly cách mà có sự hài hòa và hợp nhất. Mọi sự vật trong bản
chất đều tìm kiếm sự hợp nhất nầy. Nếu quan sát kỹ một đóa hoa sen bà sẽ
thấy rằng khi các giọt mưa hay giọt sương tràn trên các cánh hoa rồi tan
biến vào trong ấy.
Nhưng chúng ta tự lừa dối mình trong sự chấp nhận thực tế một cái ta vị
kỷ, mà sự bất hòa và xung đột theo sau không thể tránh được. Ðức Phật với
sự giác ngộ đã nhận thức cái ta ấy không ở bên ngoài bản tánh nội tại của
con người. Với giác ngộ đầy đủ chúng ta sẽ nhận ra mình sở hữu vũ trụ, thế
thì tại sao phải nắm bắt cái mà mà nó vốn là của mình? Bà chỉ cần kiên trì
hỏi: Tôi là ai? Nếu bà muốn kinh nghiệm chân lý của những gì tôi nói đây.
-Học viên: Xin cảm ơn thầy đã giải thích đầy đủ. ***
-Học viên: Mắt tôi lạ lắm. Dường như chúng không nhìn ra ngoài, mà nhìn
vào trong, hỏi Tôi là Ai?
-Lão sư: Tuyệt lắm!
(Bỗng nhiên) Bà là ai?
- (Không đáp)
Bà là bà! Tôi là tôi!
Trong Bích Nham Lục có một công án ông tăng gọi là Huệ Siêu hỏi: Phật là
gì? Sư đáp: Ông là Huệ Siêu. Bà hiểu không?
- (Không đáp)
Bà phải trực nhận ra điều ấy. Bà đang tiến gần hơn. Hãy tập trung hết sức.
-Học viên: Tôi có nhiều vấn đề nhưng tôi cảm thấy không muốn hỏi.
-Lão sư: Tốt lắm, trừ phi bà phiền hoặc lo vì chuyện gì đó, tốt hơn là
không nên hỏi, thì hỏi thì vô cùng. Hỏi chỉ làm cho bà càng lúc càng xa
Mình, trong khi câu hỏi Tôi là ai? đưa bà đến tận điểm sáng của con người
bà.
-Học viên: Hiện tại tôi không có gì lo cả.
-Lão sư: Ðừng xa rời Tôi là ai? Tất cả mọi câu hỏi sẽ tự trả lời một khi
bà nhận ra tự tánh.
****
Riêng tham thoại đầu, thoại là lời nói, khi chưa nổi niệm muốn nói là
thoại đầu, nếu đã nổi niệm muốn nói dù chưa nói ra miệng cũng là thoại vĩ
rồi. Như vậy thoại đầu tức là một khi một niệm chưa sanh. Tham là nghi,
nghi là không hiểu không biết. Nếu có việc gì đã hiểu đã biết thì hết
nghi, hết nghi tức là không có tham.
Vậy tham thoại đầu là nhìn ngay chỗ một niệm chưa sanh, không biết đó là
cái gì. Thiền Tông gọi là nghi tình, có nghi tình mới gọi là thoại đầu. Do
nghi tình,đến chỗ giác ngộ gọi là kiến tánh thành Phật.
Tóm lại, dùng công án hay thoại đầu mà nghi tình là một thực tại giả lập
cho nên vẫn còn dùng pháp nhị nguyên chủ khách --mặc dù chuyên chú vàomột
đối tượng duy nhứt và miên mật hành trì không có kẻ hở để vọng tưởng do
nghiệp lực dẩn -- vì thế có thể vượt qua tất cả mọi vọng tưởng (chỉ còn có
duy nhứt một công án hay thoại đầu tức là một thực tại giả lập) nên giải
thoát mọi khổ ách cũng như các nhân duyên chằng chịt khác mà đạt đến cảnh
giới cực lạc của chư Phật.
VII.-TĨNH TÂM HAY IM LẶNG THÁNH
Thông điệp của chúa Jesus là sự đang đến của vương quốc Thượng Ðế, những
gì con người phải làm để chuẩn bị cho nó, cứu rỗi qua niềm tin. Chúa Jesus
đã từng nói Thế gian nầy chỉ là chiếc cầu bước qua nó, nhưng đừng xây nhà
của ngươi trên nó. Nhưng không vì thế mà thế gian không có một giá trị cho
chính nó: gia đình, hôn nhân, thiên nhiên là tác phẩm của Thượng Ðế, chúng
ta tôn trọng chúng vì chúng ta tôn trọng Thượng Ðế. Thượng Ðế là biện minh
tối hậu, thiết yếu và duy nhất cho mọi giá trị. Hãy đừng nghĩ ngày mai: vì
ngày mai sẽ chính tự nó lo cho nó. Chỉ có một nỗi lo sợ duy nhứt : được
vào nước chúa hay không. Không có lập trường trung hòa. Hoặc là địa ngục
hay là Thiên Ðàng. Và sự thể lựa chọn là mệnh lệnh đạo đức. Sở dĩ tác giả
muốn nhắc lại ý nghĩa thông điệp đã tham khảo ở phần trước là để triển
khai nội dung sau đây.
Trước hết chúng ta phải biết Tĩnh Thức là gì? Ðó là sự nhận biết một cách
trung thực, là đường lối khai mở sự hiểu biết chân thật về chính mình. Nếu
không biết khai mở để nhận biết Thượng Ðế, chúng ta sẽ đau khổ rất nhiều.
Khi ta mới bắt đầu muốn biết Thượng Ðế, Ngài sẽ gửi người nào đó (như vị
linh mục chẳng hạn), một người đã có kinh nghiệm để chỉ dẫn chúng ta cách
thức phải làm. Sau khi biết cách thức phải làm là lúc ta khai mở nhận biết
Thượng Ðế. Có lẻ chúng ta chưa khai mở như đức chúa Jesus hay vị linh mục,
nhưng cũng có đôi chút hiểu biết về Thượng Ðế và tiếp tục tu hành. Lúc đó
chúng ta sẽ hiểu biết chúa Jesus: Những gì ta làm, các con có thể làm được
như vậy. Và Ta và Cha ta là Một. Chúng ta sẽ hiểu rằng tất cả chúng ta là
con cái của Thượng Ðế, hiểu rằng mình là ngôi giáo đường của Thượng Ðế và
chỉ có đức Thánh Thần ngự trong ta. Do đó chúng ta tôn trọng Thượng Ðế là
chúng ta tôn trọng chúng ta. Thượng Ðế thương yêu tất cả nhân loại trên
thế giới đồng đều (công bình và bác ái). Vậy muốn trở về Vương Quốc của
Thượng Ðế chúng ta phải có niềm tin tuyệt đối với Ngài và thể theo tình
thương đại đồng mà sống một cuộc đời có giá trị hay có đạo đức. Có đạo đức
là lối sống ngay thẳng (công bình), không làm hại người lợi mình là đã
tránh làm đau khổ cho kẻ khác tức giữ giá trị quyền sống hạnh phúc của kẻ
khác, cũng là thể hiện lòng bác ái. Ðó là Thiên Ý. Nếu làm được như vậy,
thì sự cứu rỗi chắc chắn sẽ đến với chúng ta. Ngoài việc làm tròn bổn phận
với gia đình, hôn nhân, chúng ta phải biết thưởng thức thiên nhiên tức là
ngoại vật trong thế gian kể cả tha nhân v.v...vì tất cả gia đình hôn nhân,
cả thiên nhiên là tác phẩm của Thượng Ðế. Chúng ta không những làm tròn
bổn phận với gia đình bằng sự công bình (không tham lam, lợi dụng kẻ khác,
làm khổ kẻ khác...) mà còn phải thương yêu hàng xớm, thương yêu và tha thứ
kẻ thù (bác ái). Tình thương trong chúng ta tự nhiên phát ra ánh sáng, bao
trùm chung quanh chúng ta. Chúng ta trở thành ánh sáng, thành những gì mà
chúng ta cầu nguyện. Chúng ta sẽ trở thành như Thượng Ðế vậy. Vì chúa
Jesus, mà chúng ta thờ phụng giống như Thượng Ðế. Niềm tin và sự cứu rỗi
sẽ đến với chúng ta.
Trong kinh Thánh, có một vị Thánh nói rằng ông chết mỗi ngày. ( St Paul, 1
Cor 15:31 ). Và xả bỏ thân xác vì linh hồn thì các con sẽ bắt đầu được
sống.
- Câu đầu có nghĩa, con người mỗi ngày qua đi là con người biến đổi không
còn là con người thật như ngày hôm qua nữa. Mỗi ngày qua một tuổi. Tuổi
trẻ chết đi từng ngày để dần đến tuổi già. Ðời người là tạm bợ như chúa
Jesus đã nói cái gì của thế gian đều tạm bợ. Ðó quy luật phủ định hay sanh
diệt hay thời gian huyễn hóa.
- Câu Xả bỏ thân xác vì linh hồn thì các con sẽ bắt đầu được sống là muốn
nói đừng bám chặt thân xác tạm bợ nầy mà vì muốn có linh hồn trong sạch
trong một thể xác tinh khiết, thì đó mới là thật sống với lòng thanh thản
trong niềm tin yêu Thượng Ðế. Với nội dung tĩnh tâm chúng ta phải làm như
thế nào?
Tĩnh Tâm gồm có hai phần:
-Phân I: là quán xét tất cả hành động, lời nói, tình cảm, tư tưởng của
mình đứng trên tiêu chuẩn đạo đức, tín điều, có gì sai trái hay
không.Trước hết kiểm điểm trong thời gian qua, mình đã thực hiện những ưu
điểm nào và khuyết điểm nào để từ đó mình sẽ biết rõ-với trí phân
biệt--những hành động nào tốt, là những hình ảnh của tư tưởng hướng
thượng, và những hành động xấu do những đòi hỏi mù quáng của thể xác ngay
cả tinh thần. Cho nên cần bỏ xác thân ấy, là lớp nhơ bẩn xấu xa ẩn tàng
trong một xác thân giả tạo. Vì muốn linh hồn trong sạch thì xác thân bao
gồm cả tư tưởng,hành động, tình cảm và lời nói phải trong sạch. Dầu trong
cuộc sống ngay trong bản thân chúng ta cũng có những bất toại nguyện vì
giữa dục vọng và lý tưởng đạo đức có sự mâu thẩn nhau. Do đó những dục
vọng mù quáng, vô lý, làm thiệt hại kẻ khác thì cần phải loại bỏ để cho
thân xác nầy không bị ô nhiểm. Từ thể hiện tốt đẹp của xác thân là nền
tảng xây dựng linh hồn trong trắng, mới được thắm nhuần ân điển của Thượng
Ðế. Ðối với chính mình phải dùng lẻ công bình (tự giác), đối với mọi người
phải dùng tình bác ái vì đó là đức tính của Thượng Ðế. Chúng ta phải tuân
thủ ngoại tại, chấp hành theo phép tắc quy định của tín điều cũng chưa đủ;
Cái chính yếu là sự tòng phục bằng trái tim và hiện thân của con người.
Jeremiah đã nói, Thượng Ðế đã viết nên luật của Ngài trong trái tim của
con người. Chúng ta nghe những mệnh lệnh từ chúa Jesus nói lên ý muốn của
Thượng Ðế. Chúa Jesus đòi hỏi cách thế hiện hữu, không chỉ là hành vi
ngoại thể... những gì không thể chú ý mà là nguồn gốc của tất cả ý lực.
Ngay thân xác nầy kể như xóa bỏ và dâng hiến cho Thượng Ðế để thực hiện
theo ý của Thượng Ðế bằng tất cả ý lực của mình thì linh hồn thoát khỏi
mọi ràng buộc của thể xác đầy dục vọng mù quáng. Kiểm điểm những hành động
quá khứ là để xóa bỏ mọi sai lầm tội lỗi đã qua. Từ đó, ngay bây giờ,
trong giờ phút tĩnh lặng nầy là sự đánh thức Thượng Ðế ở trong ta. Ngay
khi quá khứ đã qua, là mốc điểm thời gian, là cơ hội tốt để cho chúng ta
sữa soạn đường về Thiên quốc.
-Phần II : Dự phóng tương lai
Rút kinh nghiệm những sai trái lỗi lầm ở quá khứ, chúng ta phải làm một
bản dự trù cho hành động ở tương lai. Loại bỏ dần những điều đã nhầm lẫn
sai trái. Ðó là thanh lọc xác thân là xóa bỏ các lỗi lầm của xác thân tạm
bợ nầy. Những ưu điểm phải được tôn vinh nó bằng những kế hoạch thăng hoa.
Niềm tin tất cả sẽ đươc cứu rỗi. Trong lúc Tĩnh Tâm là lúc chúng ta câu
thông với ân điển của Thượng Ðế. Ðó là mục đích của Tĩnh Tâm ... Tìm Thiên
Quốc trong con trước, rồi tất cả những thứ khác sẽ đến. (Matt 6:33)
Mặc khác, Im Lặng Thánh cũng là lúc tâm ta tĩnh thức, liền sau buổi lễ để
trong lúc lặng lẽ chúng ta có thể nghiền ngẫm học hỏi những điều trong
Phúc âm hay bài giảng đạo của vị linh mục hay chức sắc. Cũngtrong Im
LặngThánh, chúng ta có thể chiêm ngưỡng những hình ảnh hy sinh của chúa
Jesus, bị đóng đinh trên thập tự giá. Sự hy sinh của chúa làm sống dậy
lòng bái phục và kính ngưởng gương hy sinh chuộc tội cho các con chiên.
Trong yên lặng, chúng ta chỉ mất một vài giây phút để nhớ chúa và hiện
thân của Thượng Ðế đã chuộc tội cho
thế gian. Và mỗi ngày chúng ta sẽ biết Thượng Ðế thêm, thêm mãi cho tới
khi thật sự nhớ lại Thượng Ðế. Việc nầy không phải nghe, xem đọc mà đạt
được, và nó phải đạt được trong yên lặng, chỉ một mình mình tĩnh thức. Lúc
đó trí huệ của chúng ta khai mở sáng suốt nhận ra chính mình là Thiên quốc
vì Vương quốc Thượng Ðế ở trong ta.
Tóm lại, lối Tĩnh Tâm là phương pháp để cho tâm thức tĩnh táo quán xét tất
cả những hành động sai lầm tạm bợ của thân xác để trở lại con đường tri
thức đúng của linh hồn tức là con đường đưa đến Thiên Ðàng.
Phương pháp Tĩnh Tâm cũng là cách thức quán đề mục. Chủ thể tri thức đối
tượng giả lập, một sự tạm bợ của thân xác, một thực tại huyễn hóa của thế
gian, là sự khai mở tâm thức để dọn mình và gói trọn niềm tin vào sự cứu
rỗi, là cơ hội khởi sinh của một hiện hữu vĩnh cữu huy hoàng; đó là đang
đi đếnThiên Ðàng hay Vương Quốc của Thượng Ðế vậy.
---o0o---
Mục
Lục
Phần 1:
Chương 1 |
2 | 3 | 4 |
5
Phần 2:
Chương 1 |
2 | 3
|
Kết luận &
phụ trang
---o0o---
|
Thư Mục Tác Giả |
---o0o---
Trình bày: Diệu Tường - Cát Tường
Cập nhật : 01-01-2003