Thực Tại và Chí Đạo
Phổ Nguyệt
---o0o---
KẾT LUẬN
Khi Thấy (Chánh Kiến) mọi sự vật đều giả lập, thì tiến trình tri thức đúng
về cái nhận thức sai lầm của chủ khách đưa chúng ta đến giác ngộ. Nhận
thức sai lầm của nhị nguyên đối đãi là nhận thức căn trần mà căn trần đều
là giả lập, như đã giải thích, thì nhận thức ấy làm sao đúng. Cho nên Tánh
Giác là thể nhận nơi thực tướng của sự vật. Thực tướng của sự vật là Tánh
Không. Tánh Giác là Thiệt Hư Không; sự vật mà Tâm thể nhập nơi dung thể
Không của nó cũng là Hư Không. Vạn vật đồng nhất thể (tâm lẫn vật) là đồng
thể Không. Cho nên Tánh Giác (Biết) là trực nhận nơi thể Không của sự vật.
Chúng ta có thể thực hiện Tánh Giác bằng cách dùng Tâm ( Biết do trực nhận
không qua ý thức của căn trần) để BIẾT CÁI BIẾT CỦA CĂN TRẦN.
Cái biết của căn trần (chủ khách) là năng sở. Tánh biết của năng sở cũng
là Tánh Không nhưng giới hạn ở các căn. Cho nên cái Biết của Tâm (Tánh
Giác) là Hư Không bao la vô giới hạn hòa nhập tánh không của sự vật (Dung
thể không hay tướng không của đối tượng) biến thành một khối vô phân biệt
của Hư Không. Ðó là thể nhập chốn tịch tĩnh y nhiên, hay thực tế mà nói,
Biết cái mình biết là Tánh Giác. Biết do Tâm (Tánh Giác) cái mình biết do
căn trần (chủ khách hay năng sở). Tiến trình nầy làm cho năng sở song
vong. Tánh Giác vượt khỏi năng sở.
Thiền sư Duy Tín đời Tống nói: Trước ba mươi năm, tôi thấy núi sông là
núi sông. Sau gặp thiện hữu tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải
là núi sông. Nay được chỗ dứt sạch ( thể nhập nơi tịch tĩnh y nhiên ) thấy
núi sông là núi sông.
Trước ba mươi năm chưa tu, dùng trí phân tích (thường trí ) của căn trần,
chủ khách thì thấy núi sông là núi sông. Sau vào tu, gặp thiện tri thức
chỉ dạy thì dùng trí phân biệt (thời gian huyễn hóa sự vật) thì thấy núi
sông không phải là núi sông thật như ta vừa thấy nữa. Vì trong một sát na
khoảnh khắc núi sông ta đang thấy không còn thật là nó nữa, đã huyễn hóa
rồi, đã thêm 1 sát na tuổi. Nhìn trên khía cạnh thời gian thì nó không còn
thật là nó nữa, đã biến thái rồi. Khi thể nhập vào chốn tịch tĩnh y nhiên,
tức là trực nhận nơi thực tướng của sự vật, ngay khi thấy núi sông thì
Biết (nhận thức) cái mình biết là núi sông. Ðó là thực Biết hay Biết cái
thực tướng của núi sông.
*** Các pháp tu dùng phương tiện để hàng phục vọng tâm, triệt tiêu tất cả
các vọng tưởng, nghĩa là giảm trừ các vọng tưởng cho đến đổi dường như
không còn vọng tưởng, nhưng kỳ thực chỉ còn có một vọng tưởng duy nhất mà
thôi đó là nhứt niệm vô minh. Tiến trình giảm trừ đến cực tiểu e # 0 (gần
bằng số không, nhưng chưa phải là không).
Nhứt niệm có công năng phi thường, xuyên qua lớp mây mù dày đặc của thế
giới vọng tưởng, mà đến một thế giới sáng lạng sẵn dành cho hành giả sử
dụng những phương tiện tương ứng. Vì khi hành giả tập trung vào một ý
tưởng hay một ý niệm nào thì ý tưởng ý niệm đó sẽ sáng tỏ vô cùng. Thế
giới mà nhứt niệm đạt được như Tây Phương cực lạc, A Di Ðà Vô Lượng Quang,
Thiên Ðàng v.v...Từ thế giới công ước đó, hành giả có đủ năng lực thể nhập
vào thế giới vô phân biệt, tuyệt đối.
-- Một thí dụ về công năng của nhứt niệm mà người thế gian dùng để đạt đến
mục đích nào đó của họ, đó là dùng sức mạnh của tư tưởng để nghiên cứu
khoa học chẳng hạn. Còn như các pháp thiền quán tưởng, công án hay thoại
đầu, ngay cả niệm Phật dùng thân khẩu ý (tay lần chuổi, miệng niệm Phật, ý
nhận ngay tánh nghe), hoặc niệm chú cũng dùng thân khẩu ý (tay bắt ấn,
miệng niệm chú,ý quán tưởng) cũng là đi đến nhứt niệm. Riêng về niệm Phật
và niệm chú dùng tam nghiệp tập trung đến nhứt niệm thì công năng đó mạnh
mẻ phi thường, gấp ba lần với ý tưởng, vì quá kiên cố, không có kẻ hở để
cho một niệm khởi nào xen vào.
--Chẳng hạn,niệm chú, theo Mật Giáo Thậm Tâm Nội Nghĩa, Những phương pháp
tu tập liên quan đến việc đầu tiên là là hành giả phải chăm chú nhứt tâm
nhìn vào biểu tượng cho đến khi biểu tượng có thể ảnh hiện rõ ràng và vững
chắc trong tâm. Kế đến, hai tay kiết ấn Nhập vào, hành giả quán tưởng hình
ảnh kia trong tâm (tại trái tim). (tr.153)
***Rõ ràng cách niệm chú chỉ là sự tập trung cao độ của thân nhãn nhĩ ý
thôi. Ðã trình bày trước, lục căn không có thực thể, lục trần (biểu tượng)
cũng vậy, thì lục thức (ý thức) làm sao thoát khỏi đường sanh diệt. Ngay
quan niệm tức thân thành Phật ngay xác thân còn sống thì không có trái lẻ
vì thành Phật là giác ngộ Niết Bàn, đạt được Tánh Giác, là sự sáng suốt
tuyệt đối.Tánh Giác hay Phật Tánh không sanh không diệt, chớ thân thành
Phật mà còn sanh diệt vô thường, rồi ngày kia sẽ chết, làm sao gọi Thân là
Phật được! Cái bất sanh bất diệt là chân lý tuyệt đối chỉ hiễn bày trong
tâm giác ngộ mà thôi: Tánh Giác hay Pháp Thân hay gọi là Phật. Còn các căn
hay trần (thân xác) chỉ là phương tiện (chiếc thuyền) chớ không thể trở
thành Phật, (Pháp Thân,Tánh Giác, Cứu Cánh) được.
-- Một thí dụ khác, một đơn vị (a) gồm có thân xác và tinh thần như chiếc
bình không cũng gồm có cái võ bình trong chứa không khí. Trong đơn vị (a)
có thể nói gồm có hai thành phần khác nhau, chớ không thể nói hai thành
phần ở chung cùng một đơn vị là đồng nhứt. Ðồng nhứt là cùng một thể hòa
hợp nhau. Nhắc lại cái bình là dụng cụ chứa không khí; khi cái bình bị vỡ
(vô thường), thì không khí trong bình hòa tan vào hư không. Hư không thì
không sanh không diệt bao la vô giới hạn. Cũng như thế, thân xác thì vô
thường (sanh già bịnh tử), còn tâm thì bất sanh bất diệt. Do đó muốn giải
thoát khỏi cảnh vô thường khổ đau phiền não của thân huyễn hóa để nắm bắt
cái pháp thân bất sanh bất diệt là chỉ có tri thức đúng (giác ngộ) cái
nhận thức sai lầm của căn trần chủ khách đối đãi của thế giới tương đối mà
thể nhập thực tướng Niết Bàn Tuyệt Ðối.
Thực tế, cái huyễn hóa không thể nghĩ bàn (không còn suy nghĩ phân
biệt gì ngoài biểu tương giả lập) được tập trung cao độ đến đâu đi nữa
cũng chỉ là huyễn hóa mà thôi. Tuy vậy cái huyễn hóa của biểu tượng nầy
trở nên quá rõ ràng, vì sự tập trung cao độ như thế tạo thành các ý thức
trùng trùng duyên khởi của chỉ một biểu tượng trong tâm; đó là ký ức quá
mẫn của một tâm trạng phi thường của một chúng sanh đặc biệt.
Theo Tâm lý học, ảo giác đó quây quần trong tâm trí mãi biến thành hai hậu
quả như kể ra từ trước.
--Trong kinh Bát Nhã Ba La Mật Ða, xem thần chú là một biểu tượng giả lập,
phải dùng chân trí (Quán tự tại) nhận ngay thực tướng của nó. Tánh Không
của thần chú hiển lộ qua quán tự tại nghĩa là dùng Tánh Giác (Thiệt Hư
không) thể nhập thể không của thần chú, mới vượt khỏi mọi nhân duyên chằng
chịt, khổ đau, luân hồi của thế giới tương đối.
Nói cách khác, niệm Phật, niệm chú, hay khán công án là nhằm mục đích đạt
đến cứu cánh của một thực tại công ước với công năng to lớn, là quá sáng
suốt, hội nhập vào thế giới vô lượng quang hay thế giới của đức Ðại Nhựt
Như Lai.
--Phương tiện biện minh cho cứu cánh là lịch trình nhân quả được Tâm lý
học giải thích như sau:
-Ý tưởng mà một người có được về kinh nghiệm tương lai là do kinh nghiệm
hiện tại của hắn dẫn đến đó.
(The idea that a person has about his future experience guides his present
experiences in that direction.
(Trancewwork, p. 93)
Ðó là vai trò của khả năng dự tri về kinh nghiệm. Loại quá trình nầy gọi
là chu trình định hướng trong địa hạt của lý thuyết hệ thống phân loại.
*** Còn các pháp bổn Bổn như vô pháp (Tánh Giác) dường như không có pháp
nào, tự nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái. Vậy điều kiện cần và đủ để đạt Tánh
Giác là:
-Cần trực nhận được thực tướng sự vật (vô không gian); và
-Ðủ là không bám víu vào sự vật đó (vô thời gian). Cũng giống như hàng
phục vọng tâm và an trụ tâm tronh kinh Kim Cang, hay trong Bát Nhã Tâm
Kinh là Sắc bất dị không, thực tại giả lập và thể không của nó là một.
Vậy muốn đạt chơn tâm, hành giả thể nhập nơi thực tướng của sự vật. Ðó là
chân lý tối hậu, hay chân lý tự nó, là chơn ngã, chân như, căn bản trí,
trí vô sư v.v...
*** Thắp sáng hiện hữu là thường thấy rõ ràng từng khoảnh khắc hiện tại
tức là trực nhận sự vật vô thời không. Khi nhận ngay nơi tánh không của sự
vật là ta đã giảm trừ tất cả khoảng không gian bên ngoài của sự vật, chỉ
nắm bắt ngay cái dung thể không mà sự vật chiếm cứ trong không gian. Bề
ngoài mà xét, thì giảm thiểu tối đa và không còn khoảng không gian nào
trống ngoài sự vật cả : vô không gian. Ngay đó (hiện hữu)ta thường thấy rõ
ràngsự vật, không có quá khứ và tương lai xen vào cái Biết của ta : vô
thời gian.
Trong khoảnh khắc hiện tại là kẻ hở giữa quá khứ và tương lai, nói theo
thiền Dzogchen. Ta kéo dài kẻ hở đó là thiền. Thắp sáng hiện hữu là hành
trình sinh hoạt bình thường với sự kéo dài cái khoảnh khắc hiện hữu ấy.
Trên đường dài của thời gian, sự vật được ta trực nhận ngay thực tướng của
nó trong khoảnh khắc hiện hữu từng khoảnh khắc với từng sự vật liên tục
xảy ra và mỗi sự vật được hiện quán chỉ trongmột khoảnh khắc mà thôi. Vì
thời gian huyễn hóa sự vật, nên Tánh giác phải thể nhập thực tướng của sự
đó ở từng giai đoạn khoảnh khắc hiện quán: vô thời không hay thực tại
tuyệt đối.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nắm bắt hiện hữu ở khoảnh khắc vô thời gian,
thì chúng ta chỉ loại trừ các vọng tưởng.
Như ta thấy cây gậy ngay khoảnh khắc hiện quán, chỉ có cây gậy mà thôi,
không có gì ngoài cây gậy, đó là triệt tiêu tất cả các vọng tưởng khác.
Trong trường hợp nầy ta nắm bắt chỉ có một thực tại giả lập duy nhứt, kết
quả là giải thoát tất cả mọi vọng tưởng khác ra khỏi tâm ta.
Trong tiến trình thắp sáng hiện hữu nầy, ta cần giải tỏa cả thực tại giả
lập bằng giác tĩnh nghĩa là, khi ta thấy cây gậy (căn trần), thì ta Biết
ta thấy cây gậy. Thường biết do thấy (năng tri) và nhận Biết là Giác. Cho
nên ta thấy cây gậy Biết là cây gậy. Nói một cách khác, Thắp sáng hiện
hữu, tức dùng cái thấy và nhận Biết, hoặc giả, ngay cái thấy trực nhận
thực tướng(thể không) của sự vật: vô thời không.
Mặc dù trực nhận thể không của sự vật trong khoảnh khắc, là vượt khỏi thời
không, chúng ta cần phải ưng vô sở trụ thì vô sở bất tại, nghĩa là không
trụ vào thời không (sự vật hiện quán) là vượt khỏi thời không. Bất cứ chỗ
nào trong khoảnh khắc đều nắm bắt thực tại; nên không có chỗ nào mà không
có thực tại.Vậy Tánh Giác làThiệt Hư Không nên bao la rộng khắp và vô giới
hạn.
*** Thắp sáng hiện hữu là lối sống của một tâm trạng bình thường của những
người biết nắm bắt thực tướng của sự vật. Nắm bắt thực tướng sự vật bao
gồm cả ngũ uẩn. Những vọng tưởng hoặc cảm thọ như khổ đau vui buồn v.v...
cũng phải thấy rõ ràng (chánh kiến) nó không có thực thể, từ đó giải quyết
chúng theo tinh thần Trí Bát Nhã:
1). Một là dùng Trí phân tích, Sắc tức thị không,sắc chỉ là tổng hợp các
chất khác (tứ đại) mà hợp thành nó. Trí phân tích là cái nhìn sự vật trong
không gian với một điều kiện nào đó của thời gian. Thường sự vật được phân
tích, người ta truy nguyên nguồn gốc xuất xứ của nó trong quá trình hình
thành. Cho nên người ta thường trở lại quá khứ để tìm dấu vết các nhân tố
hợp thành. Như cái bàn trước mắt chẳng hạn, ta phả lùi lại quá khứ xem lại
thành phần tạo ra nó. Nào gỗ, nào đinh, nào sơn v.v...đã dùng kỹ thuật lắp
ráp lại theo hình dáng cái bàn mà ta đang thấy đây.
2). Hai là Trí phân biệt, Sắc tức thị không Sắc tức thì biến thành không
thật là nó nữa theo thời gian huyễn hóa.
Cái trí phân biệt là cái nhìn sự vật theo thời gian, người ta có thể dùng
hai trí trên để giải tỏa nỗi buồn niềm vui, vọng tưởng ngay khi nó khởi
lên,thì nhìn xem nó như là huyễn hóa không thật.
Tri vọng hoặc tri huyễn lìa vọng hay huyễn ngay, là lối xa lìa mọi sự giả
vọng rất hữu hiệu.
3). Ba là Trí vô phân biệt. Sắc không khác không.
Muốn hiển bày Tánh Giác, thì xem khổ đau hay vọng tưởng là những đối tượng
hiện quán (như các sự vật giả lập), ta nên nắm bắt thực tướng cuả chúng.
Cảm thọ, hay Tưởng, Thức được xem như là thực tại giả lập. Thể Không của
chúng chỉ hiển lộ trong khoảnh khắc hiện tại, tức là vô thời không. Vậy
khi một vọng tưởng khởi lên, ngay đó ta xem nó là huyễn hóa (Trí phân
biệt) hoặc nhìn thẳng thể trong sáng của nó, tức là thể Không (Trí vô phân
biệt). Tức là tri nhận nơi thực tướng của vọng tưởng (ngũ uẩn giai không),
thì vọng tưởng đó làm gì ảnh hưởng đến tâm trí ta.
--Tâm trạng bình thường của một một người tu hành và một người thường thế
tục thì có khác nhau.Thiền sư Huệ Hải cũng có cùng một ý trên, khi được
hỏi:
-Sự tu hành của Ngài như thế nào?
Sư bảo:
-Ðói thì ăn, mệt thì ngủ.
Người hỏi bảo:
-Như vậy thì Ngài giống hệt như người thế gian. Người thế gian cũng đói
thì ăn, mệt thì ngủ, Ngài có gì hơn đâu?
Sư đáp:
-Người thế gian đói mà không chịu ăn, đòi trăm thứ, mệt mà không chịu ngủ
nghĩ trăm việc, khác nhau ở chỗ đó.
Khi đã nhận được bản lai diện mục rồi thì sự sống cũng diễn ra thường nhật
với tinh thần tĩnh giác. Tĩnh giác hòa nhập trong tất cả mọi họat động
hàng ngày trong sự sống. Lúc ăn Biết ăn, lúc làm việc thì phải sángsuốt,
Biết rõ ràng và Làm chu đáo công việc được giao phó, lúc mệt thì ngủ, khi
niệm Phật Biết niệm Phật, khi khán công án hay thoại đầu thì Biết khán,
khi niệm chú cũng vậy, dùng tam mật của thân khẩu ý của mình hòa đồng vào
tam mật của đức Ðại Nhựt Như Lai hay trực nhận tánh không của thân khẩu ý
tức là hòa nhập vào Pháp thân Phật. Tĩnh tâm cũng vậy,thời gian yên lặng
để tâm tĩnh giác vào đề mục, vào tín điều, vào phúc âm, vào niềm tin và hy
vọng; ước nguyện ấy quyện thành một khối có uy lực khôn lường, thúc đẩy
linh hồn chuyển hóa đến vương quốc của Thượng Ðế.
*** Bình thường tâm không phải chỉ dành cho người tu hành, mà còn có thể
áp dụng cho mọi người,mọi giới, mọi ngành nghề trong mọi sinh hoạt hàng
ngày, khi con người đã biết Tĩnh Giác.
-Một nhân viên văn phòng hay cơ xưởng, chẳng hạn, làm việc một cách đúng
đắn, có nghĩa là sử dụng khả năng thực sự của mình vào công việc với trực
tâm -- trí không hư dối,tình cảm chơn thật, hành động (thẳng thắn) đạo
đức. Thắp sáng cái hiện hữu, là chăm chú công việc hàng ngày, với năng
xuất cao. Kết quả, thứ nhứt là mình giải thoát mọi phiền muộn của chính
mình như không còn tham lam, so đo làm nhiều làm ít, suy nghĩ lương hướng
của mình--là giải tỏa được tham lam vốn đem đến sân si. Thứ đến,công việc
năng xuất cao,tính thẳng thắn, không hư dối, gây ấn tượng tốt cho trưởng
cơ quan, là giải tỏa được thành kiến của thượng cấp (chủ khách) nhìn sự sơ
sót khuyết điểm của công nhân hay nhân viên. Khi một người làm việc gì mà
dùng khả năngthực sự (Thắp sáng hiện hữu), tình cảm chân thành, tư tưởng
trong sáng, thì mình không những giải thoát mọi phiền não do tham sân si
vương vấn cho chính mình mà còn làm cho thượng cấp hay tha nhân có cái
nhìn cảm phục; tức là giải tỏa mọi sự ràng buộc của thành kiến ngoại tại.
Khi ta thắp sáng hiện hữu là ta đã tự giác và giác tha vậy.
*** Trong các thế giới tôn giáo, các nhà đạo học luôn luôn tìm ra phương
pháp để nhận diện thực tại, nhứt là thực tại tuyệt đối, từ đó mới biết
được cái đích mà hướng đến.Thấy đúng (Chánh Kiến), Nghĩ đúng (Chánh Tư
Duy) cái thực tại nầy, tất phải dùng đến cái Trí. Ðể tránh những sơ sót
sai lầm trong nhận thức, chúng ta cần phải dùng Chân Trí (Trí Bát Nhã Cứu
Cánh) mới mong có hiệu quả vững chắc hầu nắm bắt cứu cánh. Hành trình đi
đến Chân Nguyên, hay Thể Nhận thực tướng của vạn pháp, là Thắp Sáng Hiện
Hữu, là Giải Thoát mọi ràng buộc nhân duyên chằng chịt của nhị nguyên mà
đến đích ÐẠO.
Thấy được Thực Tướng của vạn hữu, duy trì cái thực tại ấy, và hành sử
đúng trong mọi sinh hoạt hàng ngày, là lối Kiến Thiền Hành, Tức Khắc Khai
Ngộ Hiện Ðời Giải Thoát, Trực Tâm, Hiện Tại Tức Bồ Ðề, Giải Thoát Tức Thì.
Ðó là pháp Thắp Sáng Hiện Hữu với Tâm Bình Thường trên đường dài của cuộc
sống trong tiến trình Khai Thị Ngộ Nhập Chí Ðạo.
PHỤ TRANG
SỐNG ÐẠO
I.- VÀO ÐẠO
Mọi
sự xung quanh luyến bởi tình
Tu
hành cốt chí đặng tâm minh
An
nhiên tự tại tình không động
Pháp, giới là gì hởi đạo huynh!
II. TỰ TẠO: VÔ NGẠO
Thường nhật bình tâm tức thị thiền
Công
phu hé thấy cảnh linh thiêng
Hãy
đừng cao ngạo cho là ngộ
Vọng
thức sanh ra mối ảo thiền.
III. TỰ TRI: VÔ NGÃ
Trí
tình thể dụng của tâm viên
Chấp
ngã làm chi lắm lụy phiền
Tình
thức lầm mê tâm tánh giả
Cái
thân ngoại vật cảnh thần tiên
IV.- TỰ TẠI: VÔ NGẠI
Sự
vật dịch lưu khó chận dừng
Chơn
không thể nhập sống ung dung
Thức
tình không lập tâm trong sáng
Vật
vật, tâm tâm há ngại ngùng.
V. TINH TẤN
Huân
tập dày công nghiệp thức tiêu
Hành
thiền rốt ráo tự tâm điều
Sắc
không, không sắc tâm vô ngại
Quả
trỗ tịch về cảnh thoát siêu.
VI. BUÔNG XÃ
Ý
thức ưa duyên cảnh mỹ miều
Danh
tình lợi xã, ý tiêu diêu
Công
phu tinh tấn tiềm năng phát
Huân
tập thâm sâu tiềm thức tiêu
Thanh thản tâm tư vô thức tướng
An
nhàn trí não hữu tâm điều
Trí
tình giả tướng đừng tầm kiếm
Thoát kiếp luân hồi nghiệp quả tiêu.
TĨNH
LẶNG
Tĩnh
đi thân bình thản
Tĩnh
đứng khẫu bặt lời
Lặng
nằm tâm tận xã
Thoát ngồi ý lặng yên
Lặng
thấy mùa xuân đến
Lặng
nghe nắng hạ về
Tĩnh
thức ao thu lạnh
Mặc
nhìn gió đông sang
MẶC THOÁT
Nắng
hạ mùa sen trổ
Thu
thủy cá thảnh thơi
Hoa
xuân đua sắc nở
Gió
đông thổi lặng ngồi
Bốn
mùa tám tiết đổi
Giếng thẳm bóng trăng soi
Một
mình thanh thản sống
Mặc
mặc thời gian trôi
HÀNH THIỀN
Thiền chính không có lời
Như
lai tam muội hiện
Tĩnh
lặng thường hành: Giải
Mặc
mặc như như: Thoát
TĨNH MẶC
08- 12- 86
LÊN NÚI
Tay
không chạm hư không
Chân
không đạp đất không
Lên
núi THẤY không mệt
BIẾT
mệt ở đâu? Không!
TĨNH MẶC
_Kỷ
niệm ngày 21 giêng Mậu Thìn, hẹn
cùng thầyThông Giác lên thăm thầy Sáu,
nhưng Thông Giác đã lên trước 1 ngày.
SỐNG THỰC
Dòng
đời đôi mé thong dong sống.
Nẻo
đạo trung không tĩnh lặng hành.
Khởi
định đều không thực tướng sanh.
Không tâm không pháp tâm thanh tịnh
TĨNH MẶC
15-
2- 88
SÁCH THAM KHẢO
1. Ba Trụ Thiền,Philip Kapleau, Ðỗ đình Hồng dịch. 1954
2. Bát Nhã Tâm Kinh Qua Cái Nhìn Của Duy Thức, HT.T.Thắng Hoan, 1996
3. Chuyện Cổ Phật Giáo, tập chép tay do Ð.H Nguyễn Phước Lộc Vũng Tàu
4. Ðại Thừa Tuyệt Ðối Luận,Nguyệt Khuê Thiền Sư, T.Duy Lực dịch
5. Kim Cang Tam Muội, Thuần Tâm
6. Kinh Duy Ma Cật, dịch giả T. Huệ Hưng,1970
7. Kinh Hoa Nghiêm Luận Giải, LH Tịnh Huệ, 2001
8. Kinh Pháp Bảo Ðàn,HT.T.Thanh Từ,1998
9. Human Behavior, James V. McConnell,1983
10. Mật Giáo Thậm Thâm Nội Nghĩa, Nguyễn Pram,1993
11. Personality, William Samuel, 1991
12. Phủ Ðịnh Thức và Biện Chứng Pháp Trung Quán, B.K Martial, Thượng Tọa
T. Viên Lý dịch, 2000
13. Tạng Thư Sống Chết, Sogyal Rinpoche, Trí Hải dịch, 1996
14. Tạng Thư Tây Tạng, Padma Sambhava, Xuân Thu, 1997
15. Tạp Chí Triết 1 (1995), Triết 2 (1996):
-Ðiểm Sách (Tài Liệu): LS Nguyễn Hữu Liêm, TS Luật;
-Tàng Thức, Như Hạnh, TS Triết và Tôn Giáo;
-Tân Tiến và Hậu Tiến, Nguyên Ðạt Phạm trọng Luật, GS;
-Viên Trắc và Bát Nhã Tâm Kinh, Như Hạnh
16.Trancework, Michael D.Yapko, Ph.D 1990
17.Thiền Tông Việt Nam, TS T. Thanh Từ,1998
18.Tu Niệm Phật Tam Muội, Ðường Ðại Viên, T. Ấn Nghiêm dịch
19.Tự Gia Bảo, TS T. Thanh Từ, 1995
20.Vấn Ðề Thực Tại, Phổ Nguyệt tham khảo sách Triết học.
---o0o---
Mục
Lục
Phần 1:
Chương 1 |
2 | 3 | 4 |
5
Phần 2:
Chương 1 |
2 | 3
|
Kết luận &
phụ trang
---o0o---
|
Thư Mục Tác Giả |
---o0o---
Trình bày: Diệu Tường - Cát Tường
Cập nhật : 01-01-2003