.

 

Những bước chân nhẹ nhàng
trở về sự im lặng

Phạm Công Thiện

 ---o0o---

 

CHƯƠNG BỐN

BƯỚC CHÂN THỨ TƯ LÊN ĐƯỜNG 

THỰC HIỆN VIỆC TRỞ VỀ SỰ IM LẶNG: 

SỰ CHUYỂN ĐỘNG TOÀN DIỆN CỦA TÂM TRONG ĐỆ NHẤT KHỒ ĐẾ

 

I. Một Trăm Mười ý Nghĩa Về Khổ Thánh Đế Tại Mười Thế Giới Khác ở Mười Phương Của Cõi Ta Bà.

II. Khổ Thánh Đế Trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi-maga) của Phật Âm (Buddhaghosa)

 

MỘT TRĂM MƯỜI Ý NGHĨA VỀ KHỒ THÁNH ĐẾ TẠI MƯỜI THẾ GIỚI KHÁC Ở MƯỜI PHƯƠNG CỦA CÕI TA BÀ. [^]

Thế giới thì vô lượng, nhưng nói về mười thế giới chỉ là nói thu gọn lại trong số mười viên dung một thế giớí chỉ có bốn thánh đế, nhưng ý nghĩa của mỗi thánh đế thì vô lượng; kinh Hoa Nghiêm chỉ nói mười nghĩa về mỗi một thánh đế, nhưng đó chỉ là nói gọn lại trong giới hạn của ngôn từ. Mười phương của cõi Ta Bà là: Đông, Nam, Tây, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Hạ Phương và Thượng Phương.

Mười thế giới ở mườí phương của cõi Ta Bà là:

1. Mật Huấn 2. Tối Thắng

3. Ly Cấu 4. Phong Dật

5. Nhiếp Thủ 6. Nhiêu ích

7. Tiển Thiểu 8. Hoan Hỷ

9. Quan Thược 10. Chấn âm

Đây là tên mười thế giới tuần tự phương hướng dựa theo phẩm VIII của kinh Hoa Nghiêm (Phẩm Tứ Thánh Đế); về tên của mười thế giới này có sự khác nhau đôi chút gỉữa Phẩm VIII và Phẩm VII (Phẩm Như Lai Danh Hiệu); nơi Phẩm VII, thế giới Tốí Thắng có tên là Phong Dật, và thế giới Phong Dật ở Phẩm VIII có tên là Phong Dật ở Phẩm VII, còn tất cả những tên khác còn lại thì đều giống nhau giữa hai Phẩm (riêng Phẩm VIII thì chỉ liệt kê tên mười thế giới và không nói rõ phương hướng như Phẩm VII) . Sau đây, xin trình bày lại 100 ý nghĩa viên dung về Khổ Thánh Đế, gồm có 10 nghĩa của mỗi Khổ Thánh Đế ở mỗi thế giới trong mỗi phương.

KHỒ THÁNH ĐẾ

1. Thế Giới Mật Huấn : 1.Căn thức cầu cạnh tìm kiếm; 2.Không giải thoát; 3.Gốc rễ nô lệ trói buộc; 4.Làm điều không phải; 5.Tranh giành đấu tố khắp mọi hoàn cảnh; 6.Mất hẳn khả năng phân tích; 7.Phải chịu tùy thuộc nương tựa vào cái gì đó; 8.Khổ đau cực điểm; 9.Động đậy lăng xăng; 10. Những sự vật có hình trạng.

2. Thế Giới Tối Thắng : 1.Sợ hãi khủng bố; 2.Đoạn diệt từng phần; 3.Chán ngấy chán ghét; 4.Điều cần phải làm; 5.Thay đổi khác; 6.Thù địch cạm bẫy; 7.Tranh đoạt; 8.Khó làm việc với nhau; 9.Phân biệt sai lầm; 10.Có thế lực quyền hành.

3. Thế Giới Ly Cấu : 1.Tiếc nuối tiếc hận; 2.Tùy thuộc phụ thuộc vào cái gì đó; 3.Trầm trọng nguy ngập thêm lên; 4.Ở trong những bức tường 5.Chỉ có một mùi vị thôi; 6.Sự giả dối, bất chính, không thực; 7.Ở nhà, ở trong gia đình; 8.Nơi ở mà mình quyền luyến, kẹt dính sai lầm; 9.Quan điểm, ý kiến sai lầm; 10.Vô số, số không thể đếm được.

4. Thế Giới Phong Dật : 1.Nơi chốn kẹt dính yêu thích; 2.Gốc rễ nguy hiểm tác hại; 3.Phần biển sinh hữu ô trọc; 4.Được tác thành bằng sự chất chứa tích lũy chồng chất; 5.Cảm thức phân biệt, biện biệt; 6.Nặng nề nguy ngập thêm lên; 7.Sinh khởi và tiêu diệt ; 8.Ngăn chặn, chướng ngại; 9.Cơ sở của những lưỡi dao gươm; 10.Cái gì thì cũng bị làm thành ra bộ, số loại

5. Thế Giới Nhiếp Thủ : 1.Cướp đoạt; 2.Không phải là một người bạn tốt; 3.Đầy dẫy sợ hãi; 4.Lải nhải, ba hoa, ngớ ngẩn; 5.Tính cách địa ngục; 6.Phản sự thực; 7.Sinh khởi và tiêu diệt; 8.Gốc rễ trầm trọng nặng nề, sâu đậm; 9.Thay đổi thất thường theo cảm huống tâm trạng ; 10.Căn bản rỗng tuếch, hư ảo.

6. Thế Giới Nhiêu ích : 1.Gánh quá nặng; 2.Bất thường định, chẳng cố định; 3.Như tên trộm cắp, giặc cướp, 4.Già và chết, 5.Được làm thành bởi yêu đương thèm khát; 6.Trôi nổi luân hồi; 7.Mệt mỏi; 8.Trạng tướng xấu ác; 9.Phát triển, sanh trưởng; 10.Lưỡi dao bén nhọn.

7. Thế Giới Tiển Thiểu : 1.Lòng thèm khát dâm dật nguy hại; 2.Nơi trói buộc ràng rịt; 3.Hành động tà vạy; 4.Nhận lãnh, thụ động ; 5.Không biết hổ thẹn; 6.Bắt gốc rễ nơi lòng tham dục; 7.Con sông chảy mãi; 8.Tàn hoại thường xuyên, 9.Có tính cách lửa đuốc; 10.Đầy dãy những nỗi đay nghiến, phiền muộn lo lắng.

8. Thế Giới Hoan Hỉ : 1.Trôi nổi không ngừng; 2.Sinh ra đời; 3.Đánh mất lợi lộc; 4.Thường hay đắm đuối kẹt dính; 5.Gánh nặng nề; 6.Phân biệt sự khác nhau; 7.Sự nguy hiểm nằm bên trong; 8.Hội họp đình đám; 9.Chỗ ở xấu ác; 10.Có tính cách khổ não.

9. Thế Giới Quan Thược : 1. Hình tướng hư đốn bại hoại; 2.Như đồ bể nát; 3.Tạo phẩm của bản ngã; 4.Hiện thân của những khuynh hướng; 5.Nhiều lề thói hàng ngày; 6.Cổng mở ra quá nhiều điều xấu, ác tật; 7.Khổ có sẵn, có sẵn tính khổ; 8.Điều cần phải nên bỏ; 9.Không có mùi vị gì ; 10.Tới và đi.

10. Thế Giới Chấn âm : 1.Bệnh hoạn giấu kín, giấu lỗi; 2.Có tính cách thế tục; 3.Nơi chốn nương tựa, chỗ ở; 4.Kiêu ngạo, ngạo mạn; 5.Có tính cách thường hay tham đắm, kẹt dính; 6.Nước lũ chảy xiết; 7.Không thể hưởng thụ được; 8.Giả đạo đức; 9.Phù du, mau tan biến; 10.Khó cai trị, khó điều khiển, kiểm soát.

Chỉ riêng về Khổ Đế thôi, chúng ta đã thấy 100 ý nghĩa khác nhau trong mười thế giới ở mười phương của cõi Ta Bà; riêng về cõi Ta Bà; (nghĩa là cõi chịu đựng nhẫn nhục) cũng có mười nghĩa về Khổ Đế:

1.Làm điều quấy, tội lỗi; 2. Đàn áp, bức ngặt; 3. Thay đổi khác; 4. Đeo níu vào sự vật; 5. Chồng chất, tích lũy, chứa nhóm; 6. Gái dâm; 7. Nô lệ, tùy thuộc vào căn thức, giác quan; 8. Lừa đảo, dối gạt; 9. Chỗ ung thư ghẻ lở; 10. Hành động ngu si.

Chúng ta thấy rằng mười thế giới thì có 110 thứ khổ. Điều đáng lưu ý là trong kinh Rohitassa Sutta (trong Samyutta Nikàya, Tương Ưng Bộ Kinh), Đức Phật đã đồng hóa chữ "thế giới" (loka) với chữ "khổ" (dukkha) :

"Trong cái thân xác dài khoảng trên một thước tám này cùng với những nhận thức và tư tưởng của nó, ta tuyên thuyết thế giới, nguồn gốc của thế giới, sự tận diệt thế giới và con đường dẫn đến sự tận diệt thế giới."

Một trăm mười thứ khổ ở trên chỉ là khai triển ba thứ khổ quan trọng nhất trong phật Giáo Nguyên Thủy là Khổ Khổ, Hoại Khổ và Hành Khổ; còn muốn phô diễn chi tiết hơn nữa thì gồm có tám thứ khổ: 1. Sinh Khổ; 2. Lão Khổ; 3. Bệnh Khổ; 4. Tử Khổ; 5. Ái Biệt Ly Khổ; 6. Cầu Bất Đắc Khổ; 7. Oán Tắng Hội Khổ; 8. Ngũ ấm Xí Thạnh khổ.

Để hiểu tất cả sự khai triển đặc biệt của Kinh Hoa Nghiêm về Khổ Thánh Đế chúng ta cũng nên trở lại tìm hiểu tất cả ý nghĩa về Khổ Thánh Đế trong Phật Giáo Nguyên Thủy. Sau đây chúng ta hãy tham khảo bộ Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo).

 

KHỒ THÁNH ĐẾ TRONG THANH TỊNH ĐẠO (VISUDDHI-MAGGA) CỦA PHẬT ÂM (BUDDHAGHOSA) [^]

Bộ Visuddhimaga gồm trên 800 trang, đây là một bộ luận quan trọng vào bậc nhất của Phật Giáo Nam Tông Nguyên Thủy, tác giả là Tổ Sư Buddhaghosa, mà Tàu dịch là Phật Âm.

Ngài Buddhaghosa sinh vào thế kỷ thứ năm tại miền Bắc Ấn Độ, ngài được coi là luận sư uyên bác và nổi tiếng nhất của Phật Ciáo Nguyên Thủy, vị trí của ngài Buddhaghosa trong Phật Giáo Nguyên Thủy cũng quan trọng tương tự như Mã Minh, Long Thọ hay Vô Trước và Thế Thân trong Phật Giáo Đại Thừa. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày phần giải thích cặn kẽ của Buddhaglosa về Khổ Thánh Đế trong bộ Visuddhimagga (Phần III, chương XVI, tiết mục 16- 60); chúng ta cần ghi nhớ những trọng điểm sau đây:

  • Tiết mục 15 (chương XVI, phần III, của bộ Visuddhimaglga) :

Khổ (dukkha) gồm có 4 nghĩa:

1. Áp bức (đàn áp, đè bẹp, bức ngặt)

2. Được tác thành, hợp thành (hình thành):

3. Đốt cháy

4. Thay đổi

  • Tiết mục 16 (XVI, III) :

Chữ dukkha (khổ) gồm có chữ du (xấu) cùng đi theo nghĩa kucchita (hèn hạ, đê tiện), như gọi "một đứa con nít hèn hạ, đê tiện" là "duputta" (đứa con nít xấu)

Chữ Kham (trong dukkha) để chỉ tính cách đi theo nghĩa tuccha (rỗng tuếch, trống rỗng) , như gọi "Không gian trống rỗng" là "kham". Đệ Nhất Thánh Đế, Khổ Thánh Đế, sự thực về đau khổ là sự thực về sự hèn hạ, đê tiện, vì đó có nghĩa là nơi chứa nhóm vãng lai nhiều mối hiểm họa nguy hiểm, và đó cũng là trống rỗng vì không có tính cách trường cửu, không có sự đẹp đẽ, hoan lạc và tự tại (không có thường lạc, ngã, tịnh). Gọi là Khổ (dukkham) vì tính cách đê tiện, hèn hạ, rỗng tuếch.

  • Tiết mục 23 (XVI, UI) :

Khổ Đế có đặc tính là phiền não, tác dụng của nó là bốc cháy, đó là một hiện tính xuất hiện trong tiến trình sinh hữu của con người.

  • Tiết mục 29 (XVI, III) :

Khổ Đế được đặt đứng đầu, vì dễ hiểu tính cách trắng trợn, thô bạo của sự thật này, sự thực chung cho cả chúng sanh.

  • Tiết mục 30 (XVI, III) :

Tuyên thuyết Khổ Đế đầu tiên hết là để đánh thức tính cách khẩn cấp, khẩn trương trong lòng chúng sinh đang vướng mắc chìm đắm trong nỗi dục lạc sinh hữu luân hồi.

  • Tiết mục 31 (XVI, III) :

12 thứ khổ:

1. Sinh là khổ;

2. Già là khổ;

3. Chết là khổ;

4. Buồn rầu là khổ;

5. Than khóc, than vãn là khổ;

6. Đau đớn, khó nhọc là khổ;

7. Sầu tiếc, thương tiếc là khổ;

8. Thất vọng là khổ;

9. Sống gần vớí người, vật mình không thương yêu là khổ;

10. Xa lìa người, vật mình thương yêu là khổ;

11. Không được những gì mình muốn là khổ.

12. Ngũ uẩn đeo níu là khổ (Thủ ngũ uẩn).

Chúng ta chú ý ở đây Buddhaghosa không nhắc đến bệnh khổ, vì bệnh khổ thuộc về đau đớn và cũng có những trường hợp mà không có người bệnh, như tôn giả Bakkula (theo kinh Majjhima Nikàya 124, không bao giờ bệnh). Trong kinh Dìgha Nikàya (Trường Bộ Kinh) (ii, 305) cũng không có nhắc đến bệnh khổ.

Từ tiết mục 32 cho đến 43, Buddhagshosa phân tích tỉ mỉ về sinh khổ, trong phần này có nói đến khổ khổ (dukkha-dukkha), hoại khổ (viparinama-dukkha, cái khổ trong sự thay đổi), hành khổ (sankhara- dukkha) và sự khổ giấu kín, khổ bộc lộ, khổ gián tiếp và khổ trực tiếp, từ tiết mục 44 cho đến 60, Buddhaghosa phân tích cặn kẽ những nỗi khổ khác còn lại (từ lão khổ cho đến ngũ uẩn xí thanh khổ).

Quan trọng nhất là tiết mục 59 và 60 (XVI, III), nơi đoạn cuối, Buddhaghosa đúc kết lại rằng tất cả những nỗi khổ đều xuất phát từ ngũ uẩn: "không thể nào kể hết mọi sự đau khổ dù có trải qua bao nhiêu kiếp cũng không nói đủ được, vì thế đấng Thế Tôn mới nói gọn rằng ngũ uẩn đeo níu (thủ ngũ uẩn) là khổ, ngài nói thu gọn như thế để tỏ bày cho ta thấy tựu chung rằng tất cả nỗi khổ đều hiện diện trong mỗi một uẩn trong ngũ uẩn, giống như mùi vị của nước biển trong toàn thể đại dương có đủ trọn vẹn trong một giọt nước biển thôi."

Chúng ta đã thấy rằng tất cả nỗi khổ đều nằm trong ngũ uẩn; do đó, 110 thứ khổ trong kinh Hoa Nghiêm cũng nằm gọn trong ít nhất một trong ngũ uẩn, nếu không muốn nói là trọn cả ngũ uẩn đồng lúc.

 

-- o0o --

Mục Lục

Chương 1 | Chương 2| Chương 3 |Chương 4 | Chương 5

Chương 6 |Chương 7| Chương 8| Chương 9 |Chương 10

---o0o---

| Thư Mục Tác Giả |

---o0o---

Vi tính: Mỹ Hồ
Cập nhật ngày 01-12-2001

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

çš những giả định đau lòng nhung nguoi nu xuat gia tu phat co chung duoc ta là ai giữa cuộc đời này Tùy bút Hoàng Hải Lâm Đất tam binh the gioi binh 11 nang luc cua tap trung hay chung song than ai voi cac ban dac biet Vì sao không nên uống rượu bia 首座 ta Ï 4 cách giảm stress đơn giản và Đường Thiền lối cũ Gene có phải nguyên nhân chính gây ra tiêu nghiệp vãng sinh và đới nghiệp le tuong niem huy nhat lan thu 15 co dai lao ht 士用果 禅の旋 luc mÊ塩谷八幡宮 tim lai chinh minh 大学生申请助学金的申请理由怎么写 æ Æå ç å ä¹ lãå บทถวายสงฆทานสด chua 中国佛教新闻网 å å 同分 hòa thuongj thích tâm hoàn lãi 地藏十轮经 三年级上册数学应用题 观宗寺香港 Phật giáo 护法 cach Lâm Đồng Thành kính tưởng niệm HT 簡単便利戒名授与水戸 Dạy Phật pháp cho trẻ em giï å眼ä½æ Chùa Quán Thế Âm ä ç Œæ æª 我心中最亮的星体育健儿作文 khổ đau là do tự mình làm ra hai loc dau nam coi chung phai toi