HIỆU
ỨNG TÂM LỰC
-
Trường hợp hiệu ứng của tâm lực:
Nhà
khí công thường tổ chức trường hợp đông người, tập
trung tâm lực để trị bệnh là hiện tượng của ý niệm
cảm ứng, tập trung ý niệm của nhiều người để bài trừ
bệnh khí, gọi là “khí trường”.
Khí
trường giống như điện trường, hoặc gọi là sinh vật trường,
tức là làn sóng tin tức trường. Mỗi người đều có tâm
lực phát ra thành khí, nhưng khí trường của cá nhân rất
nhỏ.
Nếu
tổ chức thành tập thể, hợp thành khí trường đại qui
mô thì oai lực của nó rất mạnh, lúc đó nhà khí công chỉ
cần phát ý niệm tụ hợp tất cả khí trường của mọi
cá nhân, thành một khối năng lượng truyền cho người bệnh
thì đạt được mục đích trừ bệnh. Do đó, người càng
đông càng tốt, khí trường càng lớn càng mạnh.
Dùng
ý niệm bắn ra năng lượng tin tức, với người thu nhận
tin tức (bệnh nhân), lòng tin tưởng của mọi người càng
tốt; nếu có ai thông tin hoặc chống lại, bắn ra làn sóng
tin tức khán cự, sẽ làm cho hiệu ứng của khí trường bị
giảm bớt công hiệu.
Như
thế, bất kể công lực của nhà khí công lớn hay nhỏ, ông
ấy chỉ là người điều khiển tổ chức, chủ yếu là tập
trung khí trường của mọi người, hợp thành một làn sóng
tin tức có cường độ cao thì trị bệnh có công hiệu liền.
Thí
dụ một người chẳng có công năng trị bệnh, nhưng có tiếng
tăm lớn, mọi người đều rất tin tưởng, do người đó
đứng ra tổ chức điều khiển khí trường, cũng có thể
đạt được khí trường rất linh nghiệm.
Theo
nghĩa “linh nghiệm” này là linh ở trong cá thể mọi người,
sở dĩ linh nhiều là do ý niệm tập trung, tập hợp ý chí
lực của quần chúng, gom rút lại thành khối tinh hoa. Ấy
là hiện tượng công năng mãnh liệt của hiệu ứng khí trường.
Theo đó suy biết, nghĩa chữ “linh” chẳng phải huyền bí,
“linh” chỉ là khối công năng của tâm lực mọi người
mà thôi.
- Hiệu
ứng linh nghiệm của tín ngưỡng:
Tất
cả tôn giáo đều có tín đồ, do lòng thành kính của tín
đồ, có thể tạo ra một vị thần linh chí cao vô thượng.
Lại cũng có công năng của vị thần linh ấy thật sự hiện
ra. Hiện tượng hiển linh có nhiều hình thức khác nhau, như
sám hối, cầu nguyện, tụng kinh, niệm chú… đều có thể
xuất hiện những hiện tượng hiển linh. Những công năng
hiển linh này, đôi khi cũng khiến người bất khả tư nghì,
ấy gọi là “hiệu ứng tín ngưỡng”, cũng là càng đông
càng tốt.
- Hiệu
ứng nhập ma của những người mê tín:
Kỳ
thật, hiệu ứng hiển linh chẳng những có thể xuất hiện
trong những hoạt động tôn giáo, còn xuất hiện trong mê tín
nơi dân gian đời xưa. Như cách thức các thứ hoạt động
“cầu cơ, mời linh cô, mời địa thần…” đều thuộc
ý niệm tổ hợp khí trường, tụ tập khí trường của nhiều
người cũng được sức hiện thần linh, “linh” này hoàn
toàn xuất phát từ trong tâm của kẻ sùng bái, hoàn toàn thuộc
về “thần nhân tạo”.
Vậy
bất cứ dùng danh hiệu nào để làm đối tượng sùng bái
“như ông lên bà xuống…” chỉ cần nhóm người sùng bái
đầy đủ tin tưởng thành kính. Thông qua ý niệm hoạt động
tổ chức khí trường, đều có thể hiển linh. Hiện tượng
hiệu ứng này gọi là hiệu ứng nhập ma, xưa nay hiện tượng
này luôn luôn tồn tại, trải qua nhiều đời cũng là thật
sự có xuất hiện trạng thái công năng bất khả tư nghì,
khiến người mê tín tẩu hỏa nhập ma, muốn thôi chẳng được.
Nguyên
lý dùng ý niệm năng dời vật:
Thí
dụ: Thuốc viên đựng trong chai.
•
Vật chất thật thể => Dùng ý niệm lực hư hóa => Thành vật
chất hư thể => Ý niệm chuyển hóa lại => Thành vật chất
thật thể.
•
Mục tiêu của ý niệm => Bắn ra làn sóng tin tức => Làn sóng
đến tột đỉnh => Niệm giảm bớt lại => Trở thành mục
tiêu cũ.
•
Tự xoay theo tốc độ thường => Gia tăng tốc độ tự xoay
=> Siêu tốc độ ánh sáng chuyển thành hư tử => Giảm bớt
ý niệm tự xoay => Trở lại tốc độ thường.
•
Hiển tánh chiếm không gian => Hiển chuyển thành ẩn => Hư
tử chẳng bay, chẳng chiếm không gian => Giảm ẩn tăng hiển
=> Trở lại hiển tánh, chiếm không gian.
•
Vật thể của không gian ba chiều => Dùng ý niệm lực tăng
chiều => Vật hư tánh, thuộc bốn chiều => Ý niệm giảm chiều
=> Trở lại vật thể thuộc ba chiều.
Xem
biểu đồ trên biết được ý niệm năng sanh ra hiệu ứng,
siêu việt không gian thời gian; kỳ thật là dùng ý niệm,
đem sự vật của không gian ba chiều vận động theo phép tắc
vận động của không gian bốn chiều, tiêu trừ chướng ngại
của vật chất thật thể, quá trình này gọi là ẩn hiển
chuyển hóa.
Người
có công năng đặc biệt, dù chẳng có cố ý gia tăng tốc
độ tự xoay của vật thể, nhưng trong ý niệm đã sẵn có
ý niệm năng mãnh liệt so trên vật mục tiêu, khi ấy vật
mục tiêu bị kích thích, tự sanh ra phản ứng gia tăng tốc
độ tự xoay, hiện ra công năng chuyển hóa.
Theo
sự hiểu biết của khoa học hiện đại, tất cả vật chất
trong vũ trụ đều do nhiều hạt nguyên tử tổ chức mà thành,
mỗi mỗi nguyên tử do điện tử xoay vòng theo hạt tâm của
nguyên tử cấu kết mà thành, tốc độ tự xoay của mỗi
nguyên tử 1/3 – ½ của tốc độ ánh sáng.
Nếu
tốc độ xoay vòng này bị ý niệm lực kích thích gia tăng
tốc độ đến siêu tốc độ ánh sáng, thì nguyên tử thật
tánh liền chuyển hóa thành nguyên tử hư tánh, như những
vật thể do nhiều nguyên tử thật tánh hợp thành “thuốc
viên hiển”, ắt phải bị thành nguyên tử hư tánh “thuốc
viên ẩn”, nó chẳng chiếm không gian.
Theo
lý luận khoa học vũ trụ, dùng ý niệm lực trong một niệm
lực dời vật đến chỗ chỉ định, rồi giảm bớt tốc
độ, phục hồi nguyên vật như cũ, thì hoàn thành một lần
ẩn bay.
- Sự
sai biệt của điện lực và ý niệm lực:
Khoa
học hiện đại sử dụng cơ điện lực, đem hình ảnh và
âm thanh quay thành phim, chuyển hóa thành làn sóng điện và
làn sóng âm thanh, phát ra từ đài truyền hình, qua máy truyền
hình tiếp thu, rồi hiện ra hình ảnh và âm thanh như thật.
Dù diễn lại bao nhiêu lần cũng không thay đổi chất lượng
tiêu chuẩn.
Còn
sử dụng ý niệm lực, đem vật chất thật thể chuyển hóa
thành vật chất hư thể thì chẳng phải lần nào cũng giống
nhau và đạt được hiệu quả. Vì do tinh thần có lúc khỏe
mạnh hoặc yếu kém mà phát ra cường độ của ý niệm lực
mạnh yếu khác nhau. Do đó, có thể nhiều lần biểu diễn,
đôi khi có một lần thất bại.
Nguyên
nhân thất bại là do ý niệm lực chưa đủ mức độ thúc
đẩy sự gia tăng tốc độ tự xoay của vật thể, để đạt
đến siêu tốc độ ánh sáng thì thật tử chẳng thể biến
thành hư tử. Nhưng không thể vì sự thất bại đó mà phủ
nhận sự tồn tại của ý niệm năng.
- Kỹ
thuật khí công có thể phổ biến không?
Theo
sự phỏng đoán sơ bộ, hiện nay Trung Quốc có 30 triệu người
học khí công, trong đó có mấy triệu người đã được phần
nào lợi ích. Sau khi họ đã được lợi ích rồi, thường
nhắc đến vấn đề phổ cập hóa khí công học. Hy vọng
mọi người đều đắc sự bổ ích của luyện tập khí công,
ít nhất có thể mở mang trí huệ và dưỡng sinh giữ gìn
sức khỏe.
Theo
quan điểm của chúng ta, có thể trong 10 năm tới sẽ từng
bước phổ cập hoạt động khí công trong phạm vi toàn quốc.
Kỳ thật, chỉ cần tăng thêm một tiết khí công học trong
các trường tiểu học, trung học và đại học hoặc hòa nhập
chung môn thể dục cũng được. Như vậy trải qua một chu
kỳ 10 năm, sự phổ cập hóa sẽ được hoàn thành.
-
3 giai đoạn phát triển về khí công học:
Theo
quy luật tiến hóa của loài người, ai cũng mong muốn giải
thoát đạt đến tự do tự tại, tự nhiên sẽ đi tìm kiếm
đường lối đề cao công năng của mình. Do đó, môn khí công
học sẽ hình thành một phong trào sôi nổi. Nhưng làm sao thỏa
mãn được nguyện vọng của mình? Thường có thể chia ra
làm 3 giai đoạn, ấy là: Học, ngộ và kiểu in ấn (copy).
Quá
trình học khí công chẳng phải dễ, bắt chước được động
tác của thầy; có người đã học 5 năm 3 năm, mà đối khí
công vẫn còn cảm thấy “chưa đắc khí, chưa đắc công”.
Vì khí công chẳng phải như toán học vật lý học, môn học
này thường chỉ có thể ý hội, chẳng thể ngôn truyền.
Do
đó, phải bước vào giai đoạn thứ hai, nên nhà khí công
lúc truyền thọ, chú trọng dẫn dụ học viên dùng phương
thức ngộ để tăng cường sự học.
Nếu
ngộ vẫn chưa đủ lý tưởng thì bước vào giai đoạn thứ
3, sự truyền thọ trong thái kỳ lạ, tức là dùng cách “ban
cho” => copy, giống như một bài văn chương, dùng máy photocopy
in lại trên tờ giấy trắng chẳng sai một chữ.
Người
có công năng đặc biệt, đem mật mã công năng trong bộ óc,
dùng ý niệm lực di chuyển toàn bộ công năng “in” trong
bộ óc của học viên. Như thầy đem công năng sở hữu của
mình ban cho học trò, khiến họ có kỹ thuật điều khiển
ý niệm như thầy; nếu thật hiện được như thế thì quá
bất khả tư nghì.
Kỳ
thật, sự quán đảnh của Mật tông cũng có nội dung giống
như copy, có thể gọi là “truyền thọ công pháp trong một
niệm”.