VII
23/
Ngày hai mươi chín tháng tư.
24/
Khai thị trong ngày tết giữa năm.
25/
Rằm tháng năm.
26/
Ngày mười sáu tháng năm.
27/
Ngày mười bảy tháng năm.
28/
Ngày mười tám tháng năm.
29/
Ngày hai mươi tháng năm.
30/
Ngày hai mươi mốt tháng năm.
31/
Ngày hai mươi ba tháng năm.
32/
Ngày hai mươi sáu tháng năm.
23/ Ngày
hai mươi chín tháng tư [^]
Giảng
về việc tu đạo, chư Phật chư Bồ Tát chỉ bảo dẹp trừ
tập khí. Còn tập khí tức còn làm chúng sanh. Hết tập khí
tức làm thánh hiền. Diệu dụng của chư thánh hiền, biết
rõ phiền não tức Bồ Đề. Nếu không nhận thức rõ, thì
Bồ Đề tức là phiền não. Hoán chuyển phiền não và Bồ
Đề như xoay trở bàn tay. Tuy vậy, nói thì dễ nhưng làm lại
rất khó. Thiền sư Điểu Khòa nói:
- Không
làm các việc ác. Luôn hành những điều lành. Đứa nhỏ ba
tuổi có thể hiểu lý này, nhưng lão già tám mươi hành chẳng
được.
Hư
Vân tôi hổ thẹn muôn phần, vì tập khí thâm trọng, không
thể xoay đầu nhìn lại chính mình, cùng không thể xả bỏ
chấp trước. Lúc đến am tranh này, tôi muốn lang thang ngang
dọc; không đoái hoài đến người, chỉ thích đi lên ngàn
đỉnh núi. Việc của thường trụ, không cần đến tôi. Nếu
lo lắng nhiều việc, tức làm người bận rộn. Tôi đã từng
quản lý hai ngàn nhà, tập khí chấp trước khó trừ khó xả.
Nhìn sự việc mà chẳng thấu suốt thì thiên lệch vào ái
trước.
Sáng
nay, thầy tri sự bảo mọi người không cần ra đồng làm
việc, mà tôi lại bảo phải làm. Có người nói rằng tôi
rất quan liêu phong kiến. Dĩ nhiên, thầy tri sự có lý lẽ
riêng; thầy bảo rằng đại chúng làm lụng quá cực nhọc,
nên cần nghỉ ngơi đôi chút. Song, chánh phủ hiệu triệu,
kêu gọi chúng ta phải tự nỗ lực làm ăn. Chúng ta đã vay
mượn chánh phủ hàng trăm ký lúa. Sao không cố gắng hưởng
ứng lời kêu gọi, tự cố gắng trồng trọt? Nhận biết
mọi người đều ăn uống thiếu thốn khổ cực, và sợ giữa
năm không mua đủ lúa thóc, nên tôi phải tìm cách xoay sở.
Nhân vì mỗi ngày, mỗi người đáng lý ra phải được mua
một ký rưởi gạo. Song, hiện tại mỗi người bị giảm
bớt ba lạng. Tôi nhận thấy rằng lương thực của chúng
ta chóng bị giảm bớt. Gạo ít mà không tăng gia sản xuất
thì làm sao đủ ăn! Hôm nay nghỉ ngơi. Ngày mai lại nghỉ
ngơi. Ngày kế, nếu trời mưa, cũng lại nghỉ ngơi. Ba ngày
liên tiếp, nghỉ ngơi không làm ruộng, thì sao trồng trọt
sản xuất được? Vì vậy, quý vị có bảo tôi phong kiến
thì tôi là phong kiến. Song, trong phong kiến tôi chẳng có phong
kiến, và trong chuyên chế chẳng có chuyên chế, nên so với
cường quyền vô công lý thì không đồng. Hiện nay, mùa xuân
mưa xuống khắp đồng. Nếu không thừa dịp này mà chịu
cực khổ chút ít, xin hỏi giữa năm lấy gì mà ăn? Tuy nói
là khổ, nhưng so với dân làng dưới núi, chúng ta làm việc
rất nhẹ nhàng thảnh thơi. Dân làng mỗi ngày phụ giúp chúng
ta cấy lúa để có gạo ăn. Ngày ngày, họ dầm mưa dãi nắng,
không dám biếng nhác. Nếu làm biếng một chút thì sợ chúng
ta không nhờ đến. Thế nên, họ chịu đựng cực khổ rất
nhiều, lại cán đán làm việc rất thông thạo. Chúng ta không
cực khổ bằng họ, sao nay lại than van!
24/
Khai thị trong ngày tết giữa năm [^]
Hôm
nay, tết giữa năm vốn là ngày vui của người thế tục.
Là người xuất gia, chớ nên đắm trước. Khi xưa, Hư Vân
tôi cũng tùy thuận thế tình, sống gần thành phố, được
người cúng dường bánh chưng. Chùa chiền cũng hưởng tết
như thế tục. Hiện tại, núi Vân Cư không có ai cúng dường
bánh chưng. Bánh chưng vốn để cúng cho quỶ thần, sao chúng
ta lại đi gói bánh này? Nấu nướng bánh chưng thật uổng
phí công sức, thời gian, mà chỉ nên nấu cơm nếp để ăn
tết thôi.
Người
người sống trên thế gian, phải nên lưu tiếng tốt lại
thiên cổ, chớ để vết nhơ ngàn năm. Quốc gia trọng nhất
là trung, nghĩa, tiết, lễ. Đệ tử Phật một niệm không
sanh liền nhận ra bổn lai diện mục của mình, còn hơi sức
đâu để ý đến điềm lành họa phúc. Song, nếu chưa đạt
đến lý vô sanh thì chưa có thể tránh khỏi điềm lành dữ
họa phúc.
Vài
ngày qua, có nhiều cơn bão lụt. Năm ngoái, bão lụt xảy ra
cũng trong những ngày này. E rằng bão lụt năm nay phá hoại
mùa màng nghiêm trọng hơn những năm trước. Vì xả chấp
trước không nổi, tôi đi ra ngoài cửa núi, thấy dưới chân
núi nước chảy lan tràn như biển cả. Lúa mạ trên đồng
bị tổn hoại rất nhiều so với năm rồi. Lương thực của
dân chúng không biết ra sao! Tài chánh và việc mua thực phẩm
của chúng ta cũng trở thành vấn đề rắc rối. Thế nên,
đại chúng hãy cố gắng chịu cực khổ để qua cửa ải
này.
Những
lần ngoài chợ không có bán gạo, may mắn nhờ ơn chính phủ
chiếu cố, nên mua được lúa thóc. Lúc trước, mỗi người
mua được một ký rưởi gạo. Hiện nay, bị giảm bớt bốn
lượng, chỉ còn hai mươi lượng. Một trăm cân lúa, xay ra
chỉ còn bảy mươi cân gạo. Mua nhiều lúa thì không được.
Một trăm ký lúa tốn hai mươi đồng. Một trăm ký bột gạo
tốn bốn mươi đồng. Tốn hao rất nhiều, nhưng chẳng mua
thì không thể được. Đại chúng hãy lượng ước mà ăn.
Từ đây về sau, không thể ăn cơm, mà chỉ ăn cháo. Mua lúa
thì sợ rằng mua không được, mà lúa trồng thì chưa chín.
Chúng ta hãy nhổ khoai tây, nấu chung với cháo mà ăn. Mỗi
cân khoai tây, mắc một đồng hai mươi xu. Giá khoai mắc hơn
giá gạo. Song, khoai do chúng ta tự trồng, nên không tốn hao
tiền. Ăn khoai độn với cháo, hãy cố gắng vượt qua cửa
ải gian nan này.
25/ Rằm
tháng năm [^]
Lễ
Bố Tát ở tùng lâm được tổ chức hai lần trong mỗi tháng,
tức là ngày rằm và cuối tháng. Chiếu theo kinh Phạm Võng
và Tứ Phần giới bổn, nửa tháng tụng giới một lần. Nay
tôi đơn lược giải thích. Giới, tiếng Phạn gọi là Thi
La. Tàu dịch là Tịnh Trụ, Thiện Trụ, Trưởng Dưỡng. Mỗi
nửa tháng, tập hợp đại chúng để thuyết giới, khiến
tỳ kheo trụ trong tịnh giới, và có khả năng trưởng dưỡng
pháp lành. Phật quán thấy tất cả chúng sanh bị khổ não
trong vòng luân hồi, vì bỏ giác hợp với trần lao, tập khí
nặng nề. Do đó, Ngài phải phương tiện chế ra giới luật,
để khiến họ đoạn trừ tập khí, bỏ trần lao mà hợp
với tánh giác.
Luật
tức bàn về giới luật. Tiếng Phạn gọi là Tỳ Nại Da.
Tàu gọi là Diệt hay Luật; tân dịch là điều phục. Giới
luật diệt các điều xấu ác, nên gọi là diệt. Luật pháp
ở thế gian phán xét tội nặng nhẹ, cũng gọi là luật. Điều
hòa các nghiệp thân miệng ý, cùng chế phục các hạnh ác,
nên gọi là điều phục. Quy thức của giới luật rất nhiều.
Sợ quý vị quên mất nên Phật dạy rằng mỗi tháng phải
tụng giới hai lần. Giới Bồ Tát là thể. Giới tỳ kheo là
dụng. Trong ngoài nếu nhất như, thì thân tâm được tự tại.
Tụng giới chẳng phải chỉ dùng miệng lưỡi đọc văn từ,
mà tụng được thì phải hành được. Giảng đến việc trì
giới thật rất khó khăn. Lệch một chút, liền phạm giới.
Trì giới như đầu đội chảo dầu sôi; nếu không cẩn thận,
để nghiêng lệch chút ít, thì dầu liền đổ ra, tức là
phạm giới. Mỗi nửa tháng tụng giới xong, phải nhớ phải
hành. Miệng tụng, tâm tư duy, để khi gặp cảnh đối duyên
thì không phạm giới, và không khởi mười điều ác. Vì những
lý do đó, Phật bảo chư tỳ kheo phải tụng giới hai lần
trong một tháng.
Người
sơ phát tâm tu đạo, cung cách bên ngoài phải nên cẩn thận.
Rất nhiều vị lão tăng, cung cách diện mạo cũng chưa hợp
với đạo cho lắm. Nếu một đời chất trực, tinh tấn chuyển
hóa, hun đúc thân tâm, mọi nơi mọi thời đều không để
phạm giới, thì mới được xem là tỳ kheo thanh tịnh. Trong
giới luật, tuy có phân tánh giới, giá giới, nặng nhẹ, nhưng
chớ phạm giới nào. Trì giới thanh tịnh như trăng sáng mùa
thu, thật không dễ dàng, phải nên chú ý. Lúc tỳ kheo tụng
giới, người chưa thọ giới không thể lắng nghe. Các Sa Di
phải đến trai đường tụng giới, rồi nghe hòa thượng phó
chúc dạy bảo.
Quý
vị chớ quên bổn phận xuất gia. Biểu hiện tướng xuất
gia không khó, chỉ việc cạo tóc đắp y ca sa liền được
gọi là tăng sĩ. Hiện tại, có nhiều cư sĩ thường cạo
đầu. Thế thì ai là tăng sĩ chân thật? Như người uống
nước, tự biết lạnh nóng. Hy vọng mọi người hãy nên tinh
tấn.
26/
Ngày mười sáu tháng năm [^]
Đêm
qua tôi đã nói về việc tụng giới pháp hai lần trong một
tháng, tức ngày rằm và đầu tháng. Đây là lời giáo huấn
phát xuất từ kim khẩu của đức Thế Tôn. Khi Phật sắp
nhập Niết Bàn, tôn giả A Nan hỏi:
- Bạch
đức Thế Tôn! Chư tỳ kheo đời vị lai phải tôn ai làm thầy?
Phật
bảo:
- Tỳ
kheo các ông, sau khi Ta diệt độ, phải nên tôn kính Ba La Đề
Mộc Xoa, như mờ tối được sáng, như người nghèo được
châu báu. Nên biết, giới pháp chính là bậc đạo sư của
các ông, không khác gì như Ta còn tại thế.
Ba
La Đề Mộc Xoa tiếng Tàu gọi là biệt giải thoát, tức bảy
phi năm thiên giới cấm của thân miệng. Nếu không phạm thì
mới được giải thoát. Tôn Ba La Đề Mộc Xoa làm thầy, tức
kính giới là bậc đạo sư.
Giới
pháp có rất nhiều loại. Do đó, sợ rằng dễ dàng quên mất
và phạm đến, nên mỗi nửa tháng phải tụng giới một lần
để trì giữ. Đã thọ giới nào thì phải thường tụng,
và nghe giới đó. Chưa thọ thì không được tụng hay nghe
giới. Chưa thọ giới mà lại tụng giới, thì bất hợp pháp.
Vì vậy, trước khi thọ giới, thầy tụng giới hỏi:
- Người
chưa thọ giới Bồ Tát, trong đây có ra khỏi chưa?
Thầy
Duy Na đáp:
- Trong
đây không có ai chưa thọ giới Bồ Tát.
Lúc
tụng giới tỳ kheo, cũng phải hỏi như thế. Đệ tử Phật
có bảy hạng: Một là Tỳ Kheo. Hai là Tỳ Kheo Ny; đây là
nam nữ thọ giới Cụ Túc. Ba là Thức Xoa Ma Na, tức người
nữ tập học sáu giới pháp. Bốn là Sa Di. Năm là Sa Di Ni;
đây là nam nữ thọ mười giới. Sáu là Ưu Bà Tắc. Bảy
là Ưu Bà Di; đây là nam nữ thọ năm giới căn bản. Sa Di
không được nghe chư Tỳ Kheo tụng giới, vì sợ rằng nếu
Sa Di thấy Tỳ Kheo phạm giới liền sanh tâm cống cao ngã mạn,
khinh bỉ chư tăng. Thế nên, trước khi tụng giới, Sa Di đến
trai đường, đảnh lễ quỳ xuống. Vị Thượng Tọa liền
vỗ ấn, bảo:
- Các
Sa Di hãy lắng nghe! Thân người khó được, giới pháp khó
nghe. Thời giờ qua mau, đạo nghiệp khó thành. Mỗi người
phải tự thanh tịnh thân miệng ý, chuyên cần học tập kinh
luật luận, cẩn trọng chớ nên làm biếng.
Chúng
Sa Di thưa:
- Chúng
con y giáo phụng hành.
- Các
ông có khả năng tín thọ phụng hành. Vậy hãy đứng dậy,
lễ bái rồi lui ra.
Sau
khi Sa Di lễ bái và lui ra, chư Tỳ Kheo mới bắt đầu tụng
giới. Đã thọ giới Phật chế, liền đắc giới thể thanh
tịnh, tức được giải thoát, nhập quả vị Phật, đồng
như đấng đại giác, mới là Phật tử chân chánh. Thọ giới
pháp của chư Phật là một việc rất hy hữu. Vì vậy, sau
khi thọ giới, phải nên cẩn trọng hộ trì giới pháp. Thà
chết mà vẫn giữ giới, còn hơn sống mà mất giới.
Luật
Tăng Kỳ viết: "Nước Ba La Chi có hai vị tỳ kheo cùng nhau
đến thành Xá Vệ, định vấn pháp nơi đức Thế Tôn. Giữa
đường, miệng khát mà không có nước uống. Khi đến một
giếng nước, vị Tỳ Kheo thứ nhất liền lấy tay vớt nước
uống. Vị Tỳ Kheo thứ hai thấy nước có trùng, nên không
dám uống. Thấy vậy, vị Tỳ Kheo thứ nhất hỏi:
- Sao
Thầy không uống nước?
Vị
Tỳ Kheo thứ hai bảo:
- Đức
Thế Tôn chế giới, không được uống nước có trùng.
- Nếu
không chịu uống, chắc Thầy phải chết khát, thì làm sao
gặp được đức Thế Tôn?
- Thà
thân này chết, chớ không dám phạm giới Phật chế.
Chẳng
bao lâu, vị thầy thứ hai bị chết vì khát, nhưng thần hồn
lại vãng sanh lên cung trời Đao Lợi, được thân trời đầy
đủ phước báo. Tối hôm đó, vị trời này liền bay đến
nơi Phật trú, đảnh lễ chân Phật, rồi ngồi nghe pháp yếu,
đắc được pháp nhãn thanh tịnh. Hôm sau, vị tỳ kheo uống
nước có trùng, đi đến nơi Phật trú.
Phật
biết duyên cớ, nhưng vẫn cố ý hỏi:
- Ông
từ đâu đến, đi có bạn không?
Vị
tỳ kheo kia liền thuật lại sự tình. Nghe xong, Phật quở:
- Ông
là kẻ ngu si, không xứng đáng đến đây gặp Ta. Người gặp
Ta đầu tiên, chính là tỳ kheo chết khát. Nếu có tỳ kheo,
phóng dật giải đãi, không nhiếp các căn, tuy cùng sống chung
với Ta một nơi, mà thật rất xa Ta. Tuy gặp nơi đây, nhưng
Ta thực chẳng thấy ông. Nếu các tỳ kheo ở nơi bờ bể,
không phóng dật giãi đãi, thường luôn tinh tấn, thúc liễm
các căn, tuy ở xa nhưng Ta thường thấy và thường gần gũi
người này".
Từ
sáng đến tối, so với vị tỳ kheo giữ giới, chúng ta giống
như trư bát giới, chim thiêu khí chướng, vậy có phải là
Phật tử chân chánh không? Phật chế giới cho chư tỳ kheo
là trước khi uống nước, phải dùng đãy lọc nước. Lọc
xong rồi mới được dùng. Hiện nay ở trong nước, ai thường
dùng đãy lọc nước? Phật cũng chế giới phương tiện là
khi uống chỉ dùng mắt thường mà nhìn xem nước có trùng
hay không, chứ không nên dùng thiên nhãn. Nếu nhìn bằng thiên
nhãn, thì sẽ thấy trong nước có rất nhiều côn trùng, nên
không thể uống được. Nếu miễn cưỡng mà uống, thì phạm
giới cấm. Chiếu theo quy định của quyển Tỳ Ni Nhật Dụng,
trước khi uống nước, dầu có thấy trùng hay không, đều
phải tụng kệ chú. Kệ viết: "Phật quán thấy trong một
cốc nước, có tám muôn bốn ngàn côn trùng. Nếu không trì
chú này, như ăn thịt của chúng sanh".
Chú
viết: "Án bạt tất ba la ma ni sa ha".
Thời
gian qua mau, mỗi ngày mười hai thời: Sáng sáu thời, và chiều
sáu thời. Mỗi ngày có hai mươi bốn tiếng. Mỗi tiếng có
bốn khắc. Mỗi khắc có mười lăm phút. Mỗi phút có sáu
mươi giây. Thời giờ trôi qua mau trong từng sát na; bỗng chốc
lại vụt đến già. Các vị sa di, từ lúc lọt lòng cho đến
nay, chớp mắt đã được hai ba mươi tuổi. Quý vị có thấy
thời gian trôi qua mau, mà đạo nghiệp khó thành chăng? Người
vừa xuất gia, đạo tâm rất chân thành, nhưng vì đạo nghiệp
chưa thành, nên ngày lại qua ngày, trở thành lười biếng.
Vì thế bảo:
- Năm
đầu xuất gia, thấy Phật trước mắt. Năm sau, thấy Phật
ở Tây Thiên. Năm thứ ba, hỏi Phật cho tiền.
Nếu
đạo tâm không bền vững dài lâu, thì đạo nghiệp khó thành.
Đạo tâm như sương mai buổi sáng, thì làm sao cắt đứt sanh
tử? Do đó, lời phó chúc cuối cùng của tôi:
- Mỗi
người phải thanh tịnh thân miệng ý, chuyên cần tu học kinh
luật luận, cẩn trọng chớ phóng dật lười biếng.
Tôi
xin khuyên quý vị hãy tinh tấn, chớ để thối tâm. Khổng
Tử bảo:
- Phải
thường hành những điều đã học.
Chớ
phân biệt ngày đêm sáng tối, đi đứng nằm ngồi, mà phải
giặt giũ rèn luyện thân tâm, khiến ba nghiệp thanh tịnh.
Kinh
là đường lộ, tức con đường thoát khỏi sanh tử. Luật
tức là giới luật, bao gồm năm giới, mười giới, cụ túc
giới, Bồ Tát giới. Luận tức là những lời trước tác
của các vị đại đệ tử Phật về việc phát dương diệu
nghĩa trong kinh và luật. Các vị sa di phải nên phát tâm vì
đạo, thường chuyên cần tu học kinh luật luận, chớ để
phí uổng thời giờ.
27/
Ngày mười bảy tháng năm [^]
Xưa
kia, Triệu Châu hỏi Nam Tuyền:
- Thế
nào là đạo?
Nam
Tuyền đáp:
- Tâm
bình thường là đạo.
- Có
thể hướng đến được không?
- Nếu
vừa nghĩ hướng đến tức có giai cấp.
- Nếu
không suy nghĩ thì làm sao biết đó là đạo?
- Đạo
không bám chấp vào cái biết hay cái không biết. Biết tức
là vọng giác. Không biết tức là vô ký. Nếu thật sự đạt
đến chỗ không còn nghi ngờ gì về đạo, giống như hư không,
rộng rãi thênh thang, sao còn bám vào thị phi nhân ngã?
Triệu
Châu nghe lời này bèn ngộ đạo.
Chúng
ta bắt chước người xưa, nói lời trống rỗng, bảo để
tâm bình thường, mà tâm này ai ai cũng có, nhưng thấy được
đạo gì? Điều trọng yếu là nếu nhận ra tâm bình thường,
thì nơi nơi đều là đạo. Không nhận biết tâm bình thường
thì điên đảo suốt ngày. Tại sao? Chúng ta không chịu xoay
đầu, nhìn lại chính mình, chỉ lo hướng ngoại truy cầu,
bỏ tánh giác, hợp với trần lao. Từ sáng đến tối, lưu
chuyển theo ngoại cảnh, bỏ đạo rong đuổi bên ngoài, tìm
sờ không được gương mặt của mình. Sao gọi là tâm bình
thường? Tâm bình thường tức là tâm dài lâu. Từ đầu năm
đến cuối năm, từ sanh đến tử, thường thường như thế,
mới gọi là tâm bình thường. Ví như người thế tục, nếu
tiếp đãi khách quen thuộc, thì chỉ dùng cơm nước bình thường,
mà không bày biện món ngon vật lạ. Tiếp đãi như thế, có
thể làm dài lâu, tức là bình thường. Nếu khách quý đến,
phải bày biện món ngon vật lạ, nhưng chỉ có thể thiết
đãi trong vài ngày, nên nào phải là bình thường. Nhà nhà
không thể thường có lễ lộc, vì chiêu đãi khách khứa bất
bình thường thì không thể làm dài lâu. Người tu đạo, nếu
dụng tâm không tạo tác, không an bài, không cải biến, không
có lời hoa ngôn xảo ngữ, tức là hợp với đạo, tức là
tâm bình thường, và tức là khởi trực tâm. Lục Tổ bảo
thiền sư Trí Hoàng:
- Nếu
tâm ông như hư không, chẳng chấp không kiến, ứng dụng vô
ngại, động tĩnh vô tâm, tình ái phàm thánh đều quên, năng
sở đều câu thông diệt mất, thì tánh tướng như như, không
thời bất định.
Những
lời này, bàn về tâm bình thường. Nếu không thể tu hành
tương ưng với những lời dạy đó thì luôn sống trong hang
động quỶ ma, tức tâm không bình thường.
Đêm
qua, tôi có nói đến giới luật. Người vừa phát khởi tín
tâm, liền quy y Tam Bảo, cầu thọ năm giới. Tiến lên một
bước, biết đời người là khổ, nên xả tục xuất gia,
vào núi tu đạo. Nhận biết tỳ kheo là tôn quý, nên phát
tâm thọ giới cụ túc. Lại phát tâm rộng lớn, cầu thọ
giới Bồ Tát. Tại giới đường, nghe thầy dẫn lễ bảo: