IV
XVII.
Tu cùng không tu.
XVIII.
Khai thị trong kỳ pháp hội Thủy Lục Không tại Thượng Hải.
XIX.
Bài 'Phải Hiểu Rõ Sự Niệm Phật' nhân ngày giỗ thứ mười
hai của tổ Ấn Quang
XX.
Thiền thất khai thị lần thứ nhất tại chùa Ngọc Phật,
Thượng Hải, năm 1953.
1/
Ngày thứ nhất, (22/2).
2/
Ngày thứ hai, (23/2).
3/
Ngày thứ ba, (24/2).
4/
Ngày thứ tư, (25/2).
5/
Ngày thứ năm, (26/2).
6/
Ngày thứ sáu, (27/2).
7/
Ngày thứ bảy, (28/2).
XXI.
Thiền thất khai thị lần thứ hai.
XVII.
Tu cùng không tu [^]
Giảng
về việc tu hành hay không tu hành, đều là lời trống không.
Chúng ta nếu hiểu rõ thấu triệt chính mình có một phần
tâm quang, ngay khi ấy biết rõ việc vô sự, thì sao lại bàn
về tu cùng chẳng tu. Phật Thích Ca xuất gia tầm đạo, sáu
năm tu khổ hạnh, bốn mươi chín ngày đêm ngồi dưới cội
Bồ Đề, đến đêm cuối cùng ngắm vì sao chớp, liền ngộ
đạo, nói kệ:
- Lạ
lùng thay ! Lạ lùng thay ! Chúng sanh trên cõi đất đều có
đầy đủ đức tướng trí huệ của Như Lai. Chỉ vì vọng
tưởng chấp trước, nên không thể chứng đạo. Nếu rời
vọng tưởng thì trí huệ thanh tịnh, trí huệ tự nhiên, trí
huệ vô sư đều tự nhiên hiện ra.
Sau
khi thuyết pháp trong bốn mươi chín năm, đức Phật lại bảo:
- Ta
chưa từng nói một lời nào !
Từ
đó, chư vị Tổ Sư trải qua bao đời y theo một pháp mà truyền
thừa liên tục; các ngài đều nhận rõ: "Tâm, Phật, chúng
sanh, tuy ba nhưng thật không sai khác" nên "Chỉ thẳng chân
tâm, thấy tánh thành Phật".
Chư
vị Tổ Sư giảng rộng giảng dài, hoặc đánh hoặc mắng,
dùng mọi phương pháp đều để đoạn trừ vọng tưởng phân
biệt của hành giả, và muốn họ nhìn thẳng vào: "Tự nhận
bổn tâm. Tự thấy bổn tánh" mà không hề giả lập một
chút phương tiện rắc rối, bảo tu bảo chứng nào. Yếu chỉ
của Phật Tổ như thế, chúng ta phải nên biết rõ.
Tâm
niệm của chúng ta vốn đã thanh tịnh, vốn tự đầy đủ,
viên mãn, biến khắp mọi nơi, diệu dụng hằng sa, cùng ba
đời chư Phật, thật không khác biệt.
Nếu
tâm chẳng dính mắc thiện ác và xả bỏ được tất cả,
thì có thể lập địa thành Phật; ngồi thiền đến lúc thiên
hạ hưởng thái bình. Nếu được như thế thì có hạnh gì
để tu ? Câu tu hành có phải là rỗng tuếch không ? Tuy nhiên,
trong mỗi tâm niệm, chúng ta luôn hướng ngoại tầm cầu và
có biết bao vọng tưởng chấp trước, nên không thể thoát
ly sanh tử. Từ đời vô thủy cho đến nay, luân hồi trong
vòng sanh tử, bị vô minh phiền não nhiễm ô thâm trọng, nên
mới không biết tự tâm mình chính là Phật. Tuy nhiên, khi
đã biết rồi lại không dám thừa nhận, nên không thể làm
chủ được; nghĩa là không có dũng khí của người tráng
sĩ, dám đoạn chặt hết vọng tưởng. Vì vậy, ngày ngày
luôn sống trong vọng tưởng chấp trước.
Người
trên thì cả ngày làm này làm nọ, cầu thiền cầu đạo,
không rời khỏi tâm chấp có. Kẻ dưới thì không thể phá
vỡ ngục tù tham lam, sân hận, si mê, nên bỏ đạo tìm cầu
bên ngoài. Hai loại người này, luân chuyển trong sanh tử,
không biết ngày nào thoát khỏi. Giảng về việc tu hành, đó
cũng là lời nói trống không.
Bên
trên đã nói đến việc là chẳng kể lên hay xuống, thăng
hay trầm, đều vẫn bị trói buộc. Người có mắt sáng nhìn
thấy, nhận rõ đó chỉ là: "Kéo bùn mang nước".
Thế
nên, đại trượng phu phải trực nhận hiểu rõ, biết rằng
từ quá khứ cho đến tương lai, sự sự vật vật đều như
mộng huyễn như bong bóng nước, chẳng có tự tánh; người
và pháp chợt không, thì muôn duyên đều ngừng, khiến một
niệm bằng cả vạn năm, đạt thẳng đến vô sanh.
Nhìn
bên ngoài, thấy người tu hành ăn cơm mặc áo, đi đứng nằm
ngồi, như người bình thường, nhưng nào biết họ đã tự
thanh tịnh, ngồi thiền an tọa trong nhà, hưởng thọ châu
báu vô tận tạng. Vô tâm vô vi, tự do tự tại, động tịnh
nhất như, nóng lạnh tự biết. Không những ba cõi sáu loài
trời người quỶ thần không thể phá hoại, mà chư Phật
chư Bồ Tát cũng chẳng giúp gì được. Nếu như thế, nói
gì là tu hay chẳng tu ? Phải nên phát khởi chí hướng, phát
tâm niệm nhớ thống khổ vì sanh tử, phát khởi tâm xấu
hổ, phát khởi hạnh tinh tấn, và tham phương tầm đạo, tìm
cầu chư thiện tri thức chỉ dạy lộ trình tu đạo cùng phân
biệt chánh tà: "Như rèn như đúc, như giũa như mài", "nước
sông Giang trơ trọi, ánh nắng mùa thu gay gắt".
Từ
từ tâm niệm tinh thuần sáng trong. Khi ấy, không thể nói
rằng chẳng tu hành được.
Vì
Tổ đình trơ trọi, người người ngày càng xa các bậc thánh
hiền, và vì ứng theo căn cơ quần chúng, nên bất đắc dĩ
tôi mới nói ra những lời này. Thật ra, nói đến lẽ cùng
tột thì giảng tu hành, hay giảng không tu hành, vẫn là lời
nói trống không. Xả bỏ hết liền vô sự. Tâm nào dính một
vật, thì cần gì mở miệng nói. Chư Bồ Tát ! Quý ngài có
hội chăng ?
XVIII.
Khai thị trong pháp hội Thủy Lục Không tại Thượng Hải
[^]
Pháp
hội cầu nguyện thế giới hòa bình đã được cử hành qua
vài ngày. Thật là một pháp duyên hy hữu. Hôm nay là ngày
đầu tiên khai mở đàn tràng niệm Phật. Đúng ra là phải
do hòa thượng Diệu Chân đến giảng, nhưng Ngài lại cùng
với pháp sư Vi Phảng, cư sĩ Triệu Nghiệp Sơ, Lý Tư Hoạt,
Phương Tử Phiên v.v..., đồng thỉnh tôi ra thuyết pháp.
Sẵn
dịp này, tôi muốn nói về sự quan hệ giữa Thiền tông và
Tịnh Độ tông để cho những vị mới phát tâm học Phật
pháp tiện việc hiểu rõ.
Chúng
ta sống trong thế giới Ta Bà, tức đang bơi trong biển khổ.
Thế nên, không một ai lại chẳng muốn thoát khỏi biển khổ
này. Tuy nhiên, muốn thoát ra được thì chúng ta phải nương
theo Phật pháp. Bàn về chân đế của Phật pháp, nói nghiêm
túc thì không pháp nào có thể thuyết được, vì chỉ là
hình tướng trên lời nói, ngôn ngữ. Kinh Lăng Nghiêm nói:
"Nếu còn dùng lời mà nói thì không phải là pháp chân thật".
Tuy
nhiên, vì chúng sanh căn tánh không đồng, nên muốn tiếp dẫn
thì phải dùng vô số pháp môn. Phật pháp tại Trung Quốc
có phân rõ ra năm tông phái như Thiền tông, Mật tông, Tịnh
Độ tông, Giáo tông, và Luật tông. Đối với người đã
từng nghiên cứu học hỏi tu tập thì đã quá đủ rồi, vì
họ biết rằng chân lý Phật pháp vốn không sai biệt. Người
mới học Phật pháp, lại phát sanh ra nhiều ý kiến, mỗi
mỗi phân rõ tông này phái nọ v.v..., rồi khen mình chê người,
làm tổn hại giá trị giáo hóa vi diệu của Phật pháp. Phải
biết rằng một câu thoại đầu hay một câu niệm Phật chỉ
là phương tiện, chứ chẳng phải là cứu cánh. Đối với
người chân thật dụng công thì những phương tiện này thật
không cần thiết. Tại sao ? Vì động tịnh vốn nhất như;
bóng trăng soi khắp ngàn sông, nơi nơi đều rõ ràng, không
bị chướng ngại. Người bị chướng ngại như mây che trời
xanh hay nước trong bị vẫn đục. Nếu có chướng ngại, tuy
có trăng mà ánh sáng không hiển bày. Nước tuy trong mà trăng
không hiện rõ. Chúng ta, những người tu hành, nếu muốn hiểu
rõ lý đạo, phải biết tự tâm như trăng rằm mùa thu, không
nên hướng ngoại tìm cầu mà phải xoay lại ánh sáng trong
tâm mình (hồi quang phản chiếu). Một niệm nếu không sanh
thì hiểu rõ nơi không chỗ chứng đắc. Khi ấy, làm gì lại
có danh tướng sai biệt ?
Nhân
vì chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay, vọng tưởng chấp
trước, tập khí nặng nề nên đấng Thế Tôn trong bốn mươi
chín năm trường, thuyết pháp giảng kinh hơn ba trăm hội.
Tuy nhiên, mục đích quan trọng nhất trong việc thuyết giảng
kinh điển hay dạy những pháp môn tu hành của đức Thế Tôn
là không ngoài việc chữa trị các bịnh tật tham lam, sân
hận, si mê, ngã mạn, ác kiến của chúng sanh. Nếu chúng ta
xa rời tất cả bịnh tật đó thì liền thành Phật. Chúng
ta và chư Phật, cùng chúng sanh nào có khác biệt chi đâu !
Người xưa nói:
- Dùng
phương tiện thì có nhiều pháp môn, nhưng khi trở về cội
nguồn thì đồng nhau không khác.
Lý
đạo là thế. Hiện tại, trong Phật pháp có hai tông phái
rất thịnh hành là Thiền tông và Tịnh Độ tông. Tuy nhiên,
có một số tăng chúng lại coi thường giới luật; điều
này thật không hợp lý đạo. Yếu nghĩa căn bản của Phật
pháp là dựa trên ba chữ: Giới, Định, Huệ. Giống như tòa
trầm hương có ba chân, nếu thiếu mất một chân thì không
thể đứng được. Vì vậy, chúng ta người học Phật pháp,
mỗi người phải đặc biệt chú ý điều này !
Thiền
tông khởi nguồn từ lúc đức Thế Tôn tại hội Linh Sơn,
đưa cành hoa lên dạy đại chúng, chỉ có tôn giả Ma Ha Ca
Diếp là mỉm cười chúm chím, còn mọi người đều không
hiểu gì. Đó là tâm tâm tương ấn, truyền ngoài giáo lý,
tức mạch nguồn của Phật pháp. Đối với câu niệm Phật
của pháp môn Tịnh Độ cùng các pháp môn khác, như đọc
kinh trì chú v.v..., đều là các pháp cắt đứt dòng sanh tử.
Có người nói, Thiền tông là pháp đốn ngộ nhanh chóng, còn
tông Tịnh Độ chỉ là pháp tiệm thứ chậm chạp. Vâng, bất
quá chỉ là sự sai biệt trên danh tướng. Thực tế thì không
sai khác. Lục Tổ Huệ Năng nói:
- Pháp
không có đốn ngộ hay tiệm thứ, nhưng người kiến đạo
thì có nhanh có chậm.
Chúng
ta nên biết rằng mỗi mỗi pháp môn trong Phật pháp đều
có thể tu trì được cả. Quý vị nếu hợp với pháp môn
nào thì nên tu pháp môn đó, chứ đừng khen mình chê người,
sanh khởi vọng tưởng chấp trước. Tuy nhiên, việc quan trọng
nhất là phải tôn trọng giữ gìn giới luật. Người xuất
gia gần đây, không tự giữ giới luật nghiêm ngặt, lại
còn nói bao lời cao ngạo rằng giữ gìn giới luật cẩn mật
là chấp trước. Thật rất nguy hiểm cho Phật pháp !
Thiền
tông chính là pháp môn tâm địa. Sau Tổ Ma Ha Ca Diếp, Thiền
tông được triển chuyển, truyền từ Ấn Độ qua Trung Quốc.
Đến đại sư Huệ Năng, là tổ thứ sáu ở Đông Độ, được
trao y bát, lưu truyền chánh pháp, một thời hưng thịnh.
Luật
tông có tôn giả Ưu Ba Ly, là vị đứng đầu. Tôn Giả thừa
thọ lời phó chúc của đức Thế Tôn mà tuyên thuyết lại
giới luật cho chúng sanh trong đời mạt pháp, khiến họ nương
vào đó mà tu hành, tức là lấy giới luật làm thầy chỉ
đạo. Sau đến đời tôn giả Ưu Ba Cúc Đa, tổ thứ tư của
Thiền tông, phân giới ra làm năm bộ luật. Nước ta có lão
nhân Nam Sơn là luật sư Đạo Tuyên, y theo bộ Đàm Vô Đức,
viết sớ sao mà phụng hành, được xưng là Trung Hưng Luật
Tổ.
Lão
nhân Bắc Tề ở núi Thiên Thai, xem bộ Trung Quán Luận của
ngài Long Thọ, liền phát minh tâm địa. Lão nhân Đỗ Thuận
lấy kinh Hoa Nghiêm làm chủ, kiến lập tông Hiền Thủ.
Ngài
Huệ Viễn đề xướng tông Tịnh Độ. Chín tổ sư kế tục
nhau tương truyền. Sau ngài Vĩnh Minh, chư tổ sư bao thời đại
đều dùng Thiền tông mà hoằng dương tông Tịnh Độ, như
dung hòa nước với sữa. Tuy tông phái có phân khác, nhưng
cốt yếu không ngoài ý nghĩa của cành hoa mà đức Phật đưa
lên. Thật vậy, Thiền tông cùng Tịnh Độ tông xưa nay vốn
có mối quan hệ mật thiết. Thế nên, chúng ta phải biết
sự uyển chuyển của người xưa trong việc hoằng dương Phật
pháp.
Mật
tông do tôn giả Bất Không, Kim Cang Trí v.v..., truyền vào Trung
Quốc. Đến đời thiền sư Nhất Hạnh, do công nỗ lực của
Ngài, Mật tông được phát dương rộng rãi. Tông này cùng
các tông phái khác hỗ tương hoằng dương Phật pháp.
Vì
vậy, không nên phân biệt cửa ngõ môn đình, bằng ngược
lại thì tự làm tổn thương đạo pháp. Nếu cứ công kích,
húc đá lẫn nhau mãi, thì thật không hiểu rõ được tâm
ý của Phật Tổ. Người xưa thuyết pháp như lấy lá vàng
vỗ con nít khóc. Lão nhân Triệu Châu nói:
- Chữ
Phật tôi không muốn nghe. Niệm một chữ Phật, phải xúc
miệng cả ba lần.
Vì
thế, có một số người không hiểu được sự khổ tâm của
người xưa mà cho rằng niệm Phật chỉ là việc của các
ông già bà cả, hoặc nói tham thiền là vọng không như ngoại
đạo.
Tổng
quát, nếu tôi nói đúng như vầy, kẻ nọ có lỗi kia, rồi
cứ thế tranh luận mãi mà không chịu tu, thì thật là bội
bạc bổn hoài của Phật Tổ, khiến cho người ngoài có cơ
hội công kích, hủy phá tiền đồ Phật giáo. Kết quả thật
rất tai hại. Do đó, Hư Vân tôi đặc biệt nêu lên vấn đề
này. Hy vọng quý vị lão tham học cùng các vị mới phát tâm
học Phật pháp, đừng nên phạm vào lỗi này. Nếu cứ làm
mãi như thế thì đưa Phật giáo vào con đường cùng, mà phải
biết tất cả đại lộ đều thông "Trường An".
Người
học Phật phải nên đọc qua nhiều lần bài Tông Cảnh Lục
và tập Muôn Thiện Đồng Quy của lão nhân Vĩnh Minh. Người
niệm Phật, phải hiểu rõ chương Bồ Tát Đại Thế Chí Niệm
Phật Viên Thông, và cũng phải hiểu rõ Tịnh Độ là xuất
phát từ tự tánh; xả bỏ vọng tưởng, quay về nguồn chân,
chớ hướng ngoại tìm cầu. Nếu chúng ta hiểu rõ được
những chân lý này, thì tùy theo ý thích của người mà bàn
về Thiền cũng được, nói về Tịnh Độ cũng hay; hoặc muốn
vãng sanh về cõi Đông Phương hay cõi Tây Phương cũng tốt,
cho đến nói có, nói không đều đúng cả.
Thực
sự, mỗi sắc mỗi hương đều không ngoài sự liễu nghĩa
của trung đạo; tự tánh là Di Đà, duy tâm tức Tịnh Độ;
xả bỏ liền đến bờ giác. Tại sao có nhiều dây nhợ trói
buộc chúng ta ? Kinh Lăng Nghiêm nói: "Nếu dẹp hết tâm phàm
thì thật không có sự giải thoát của chư thánh".
Hiểu
rõ được như thế thì sẽ đoạn trừ được vọng tưởng,
kiến chấp, tập khí, tức làm Bồ Tát, và làm Phật Tổ.
Ngược lại, sẽ mãi mãi làm chúng sanh.
Người
niệm Phật cũng đừng nên có kiến chấp thái quá. Nếu không,
sẽ như uống thuốc độc. Vì tập khí sâu dầy từ đời
vô thủy, nên khó dẹp trừ vọng tưởng. Thế nên, dùng một
câu niệm Phật như cầm chổi, quét sạch vọng tưởng. Niệm
mãi không quên, khiến vọng niệm tự tiêu trừ, cõi tịnh
liền hiện, thì tìm cầu bên ngoài chỉ nhọc sức.
XIX.
Bài "Phải Hiểu Rõ Sự Niệm Phật" nhân ngày giỗ thứ mười
hai của tổ Ấn Quang, năm 1952 [^]
Hôm
nay là ngày giỗ kỶ niệm lão pháp sư Ấn Quang vãng sanh về
cõi Tây Phương lần thứ mười hai. Quý vị đều là đệ
tử của Ngài. Uống nước phải nhớ nguồn, nên quý vị tụ
hội tại giảng đường này, làm lễ giỗ truy niệm thầy
mình. Trong đạo lý nhà Phật, thầy tức là cha mẹ pháp thân
của mình. KỶ niệm thầy, tức là nhắc lại bổn phận hiếu
thảo của mình đối với cha mẹ pháp thân. So sánh về sự
hiếu thảo nhỏ nhặt ở thế gian thì việc này có rất nhiều
ý nghĩa thâm trầm hơn.
Nhớ
thuở xưa, lần đầu tôi gặp lão pháp sư Ấn Quang tại núi
Phổ Đà vào năm Quang Tự thứ hai mươi. Lúc đó, lão hòa
thượng Hóa Văn thỉnh Ngài lên tòa giảng kinh A Di Đà tại
chùa Quảng Tế. Giảng xong, Ngài ở lại chùa, đọc hết ba
tạng kinh điển. Qua hơn hai mươi năm, Ngài chưa từng rời
núi một bước mà đóng cửa ẩn tu. Tuy Ngài hiểu rõ giáo
nghĩa rất thâm sâu, nhưng chỉ lấy một câu A Di Đà Phật
làm sự tu trì hằng ngày. Tuyệt đối không cho mình thông
hiểu kinh giáo thâm sâu mà coi nhẹ pháp môn niệm Phật. Lời
dạy của Phật là thuốc dùng để trị bịnh khổ cho chúng
sanh. Pháp môn niệm Phật, được gọi là thuốc A Già Đà,
trị hết tất cả bịnh.
Thật
vậy, vô luận tu pháp môn nào, cần phải có niềm tin kiên
cố, giữ gìn mãi mãi, thực hành ngày một thâm sâu, thì mới
mong đạt được lợi ích đầy đủ. Nếu có niềm tin kiên
cố thì trì chú, tham thiền, niệm Phật đều thành tựu. Nếu
tín căn không thâm sâu mà chỉ cậy nhờ chút ít thiện căn,
học thức cạn cợt, hoặc nhớ được vài ba danh tướng công
án, rồi đi nói chuyện vô ích tạp nhạp hay bàn việc đúng
sai thì chỉ tăng trưởng nghiệp chướng và tập khí xấu
xa. Dẫu có bàn về việc sống chết, cũng vẫn bị nghiệp
thức dẫn dắt. Có thật đáng thương lắm không !
Quý
vị là đệ tử của pháp sư Ấn Quang. Hôm nay làm giỗ lễ
kỶ niệm, thì cũng phải kỶ niệm sự hành trì chân thật
của Ngài. Ngài là một vị chân tu thực thụ vì bước trên
đường các bậc cổ đức đã đi. Ngài hiểu rõ thâm ý của
chương Bồ Tát Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông. Y theo
đó mà khởi tu, nên đạt được niệm Phật Tam Muội. Từ
đó, Ngài hoằng dương tông Tịnh Độ, làm lợi ích cho chúng
sanh, trải qua bao thập niên mà cũng vẫn như một ngày, chưa
từng từ nan thối bước, dẫu có bịnh tật ốm đau. Hiện
tại, thật hiếm có ai như Ngài, chân thật tu hành không khởi
kiến chấp phân biệt mình người, chỉ nghe một danh hiệu
Phật rồi y theo đó mà tu trì. Sáng niệm Phật. Tối niệm
Phật. Đi đứng nằm ngồi, trong mười hai thời niệm niệm
không quên mất. Thầm thầm lặng lặng, công phu thuần thục
chín mùi, cảnh tịnh Tây Phương Cực Lạc hiện trước mặt,
được lợi ích vô biên, tự mình quán thấy.
Điều
quan trọng nhất là tín tâm phải kiên cố. Tín tâm nếu không
kiên cố, thì muôn sự không thể thành. Hôm nay tăng, ngày
mai giảm; nghe người nói tham thiền hay thì bỏ ngay công phu
niệm Phật, chạy qua tu thiền. Nghe người nói học kinh điển
rất tốt thì lại bỏ thiền, qua học kinh giáo. Học kinh giáo
không thành lại chạy đến trì chú, nhưng chẳng hiểu chi
hết. Tâm bị chướng ngại vì không thanh tịnh. Không tự
trách mình tín tâm không định, lại cho rằng Phật Tổ dối
gạt chúng sanh. Chửi Phật báng Pháp, tạo nghiệp vô gián.
Vì thế, tôi khuyên đại chúng rằng phải nên tin tưởng kiên
cố sự lợi ích của pháp môn niệm Phật, học theo hạnh
"Chân Thật Niệm Phật" của lão pháp sư Ấn Quang, rồi lập
chí vững chắc, phát tâm dũng mãnh, lấy việc vãng sanh cõi
Tây Phương làm việc lớn trong đời.
Tham
thiền cùng niệm Phật, đối với người mới phát tâm tu
học thì thấy có khác, nhưng đối với người tu hành lâu
năm thì chỉ là một. Tham thiền đề cử thoại đầu, chặt
đứt dòng sanh tử, cũng từ tín tâm kiên cố mà được. Nếu
thoại đầu giữ mãi không được thì tham thiền không thể
thành tựu. Nếu tín tâm kiên cố thì đến chết cũng phải
tham khán câu thoại đầu. Uống trà không biết đang uống
trà. Ăn cơm không biết đang ăn cơm. Như thế, công phu mới
thuần thục, thoát khỏi căn trần, đại dụng hiện tiền,
cùng cảnh tịnh của công phu niệm Phật, giống nhau không
khác. Đạt đến cảnh giới đó, sự lý viên dung, tâm cùng
Phật không hai. Phật như như bất động. Chúng sanh cũng như
như bất động. Một như như bất động mà không có hai như
như bất động, thì sai biệt chỗ nào ? Quý vị là những
người tu pháp môn niệm Phật. Tôi hy vọng tất cả hãy lấy
một câu niệm Phật làm chỗ y tựa cho đời mình. Hãy chân
thật mà niệm !
XX.Thiền
thất khai thị lần thứ nhất tại chùa Ngọc Phật, thành
phố Thượng Hải, năm 1953 [^]
1/ Ngày
thứ nhất (22/2) [^]
Đại
hòa thượng Vi Phảng thật rất từ bi. Chư vị ban thủ cũng
có tâm tha thiết muốn hoằng dương Phật pháp, cùng các vị
đại cư sĩ có đạo tình, đồng phát tâm đả thiền thất,
lại yêu cầu Hư Vân tôi ra làm chủ thất. Thật tình mà nói,
đây là một nhân duyên thù thắng vô vàn. Ngặt vì tuổi già
sức yếu, lại thêm bịnh hoạn, nên tôi không thể giảng
nhiều được.
Đấng
Thế Tôn thuyết pháp hơn bốn mươi năm, lời hiển lời mật,
ngôn
giáo tràn đầy trong ba tạng mười hai bộ. Hôm nay đại chúng
yêu cầu tôi ra thuyết pháp, thì chỉ bất quá lập lại lời
dư thừa của Phật Tổ. Bàn về tông môn, lúc còn tại thế,
vào một lần nọ đang ngồi trên pháp tòa, đức Phật được
vua trời Đại Phạm cúng dường cành hoa Kim Đàn. Ngài bèn
đưa cành hoa Kim Đàn lên để dạy đại chúng. Lúc ấy, dưới
tòa đại chúng trời người đều không hiểu chi hết, duy
chỉ có tôn giả Ma Ha Ca Diếp là túm tím mỉm cười. Đức
Thế Tôn bảo:
- Ta
có chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thật tướng
vô tướng, nay đem phó chúc cho ông Ca Diếp.
Đó
là truyền ngoài giáo lý, không lập văn tự, đi thẳng đến
pháp môn vô thượng. Người sau mù mờ, cho đó là thiền.
Nên biết rằng trong kinh Đại Bát Nhã, có kể đến hơn hai
mươi loại thiền, mà tất cả đều không phải là cứu cánh.
Duy thiền trong tông môn là không lập giai cấp, chỉ thẳng
vào tâm địa, thấy tánh thành Phật. Do đó, không có quan
hệ với việc đả thất hay không đả thất. Chỉ vì căn
tánh chúng sanh ngày càng ngu mê, vọng tưởng đầy dẫy, nên
chư tổ mới đặt ra phương tiện để nhiếp thọ. Tông môn
này, kể từ tổ Ma Ha Ca Diếp truyền cho đến ngày nay, trải
qua sáu bảy mươi đời. Triều đại Đường và Tống (619-1278),
gió thiền lan khắp thiên hạ, hưng thịnh một thời. Hiện
tại, thiền tông đến thời kỳ suy vi tột bậc, chỉ có vài
nơi như Kim Sơn, Cao Mân, Bảo Quang còn giữ được
chút
tông phong. Thế nên, nhân tài trong tông môn thật hiếm hoi.
Cũng đả thất tham thiền, nhưng đa số chỉ vì danh, mà không
có thực thể.
Khi
xưa, thất tổ Hành Tư hỏi Lục Tổ Huệ Năng:
- Làm
thế nào để khỏi lạc vào giai cấp ?
Lục
Tổ hỏi lại:
- Ông
đã từng làm những gì ?
- Thánh
đế còn chẳng làm, thì có gì là giai cấp ?
Lục
Tổ thầm chấp nhận, hứa khả. Hiện tại, căn khí chúng
ta rất cứng cỏi, nên chư đại Tổ Sư mới giả lập phương
tiện, dạy tham quán câu thoại đầu. Sau đời Tống, người
niệm Phật rất nhiều, nên chư đại Tổ Sư lại dạy tham
quán câu "Ai là người đang niệm Phật ?"
Ngày
nay, mọi nơi đều theo pháp này mà dụng công, nhưng có rất
nhiều người không hiểu rõ ràng, cứ để câu "Ai là người
đang niệm Phật" nơi cổ họng, rồi niệm đến niệm lui không
dừng, thành ra tụng niệm, chứ không phải tham quán câu thoại
đầu. Tham thoại đầu tức là tham khán. Thế nên, trong mọi
thiền đường đều có treo bốn chữ "Chiếu Cố Thoại Đầu".
Chiếu tức là phản chiếu. Cố tức là xoay trở lại. Nghĩa
là phải tự phản chiếu, nhìn vào tự tâm. Gọi đó là quán
thoại đầu.
"Ai
là người niệm Phật", khi chưa khởi lên thì gọi là thoại
đầu, còn đã khởi lên rồi thì gọi là thoại đuôi. Chúng
ta tham khán thoại đầu thì phải nên xem khán chữ "Ai". Lúc
tâm chưa khởi lên chữ "Ai" thì như thế nào? Giống như lúc
đang niệm Phật, có người đến hỏi:
- Bạch
Thầy! "Ai" đang niệm Phật?
Nếu
đáp:
- Tôi
là người đang niệm Phật.
Người
đó lại hỏi:
- Thầy
là người niệm Phật. Vậy miệng niệm hay ý niệm? Nếu nói
miệng niệm thì lúc ngủ, sao không niệm ? Nếu nói tâm niệm
thì lúc thân này chết mất, sao không tiếp tục niệm?