VI
12/
Ngày mười một tháng tư.
13/
Ngày mười lăm tháng tư. Khai thị nhân dịp kiết hạ an cư.
14/
Ngày mười sáu tháng tư.
15/
Ngày mười bảy tháng tư.
16/
Ngày hai mươi mốt tháng tư.
17/
Ngày hai mươi hai tháng tư.
18/
Ngày hai mươi ba tháng tư.
19/
Ngày hai mươi lăm tháng tư.
20/
Ngày hai mươi sáu tháng tư.
21/
Ngày hai mươi bảy tháng tư.
22/
Ngày hai mươi tám tháng tư.
12/ Ngày
mười một tháng tư [^]
Hai
ngày qua, lão già này làm phiền quý vị rất nhiều. Nhà cầu
cũ đã hư, mà nhà cầu mới vẫn chưa xây xong, khiến quý
vị đi đại tiểu tiện khó khăn. Cuộc sống trên thế gian
này đều là khổ, chỉ vì chưa hiểu rõ lý biến hóa. Việc
này không hài lòng, việc kia không vừa ý. Xem xét kỸ càng,
vạn vật biến hóa tồn tại do động vật cùng thực vật
hỗ tương bồi dưỡng. Tất cả động vật đều thải bỏ
phẩn uế. Nếu chê là bất tịnh, tức chấp trước vào màu
sắc, hương vị. Nơi năm sắc, năm vị, cảnh duyên tốt xấu,
đều bị động niệm. Đối với người tu hành, cũng chưa
có thể rời khỏi việc ăn uống ngủ nghỉ. Bàn về việc
ăn chay, phải dùng năm loại ngũ cốc rau quả. Lúc trồng trọt,
nếu không có phân bón thì không thu hoạch được nhiều. Phẩn
uế vốn là phân bón rất tốt. Thực vật hấp thụ phân bón
dinh dưỡng càng
nhiều
thì sanh trưởng càng mau. Con người ăn rau quả, có phải là
dùng phẩn uế không? Ăn no lại thải bỏ phẩn uế, rồi lại
dùng làm phân bón. Cứ xoay vần như thế, động vật dung dưỡng
thực vật, và thực vật nuôi dưỡng động vật. Phẩn uế
biến thành thức ăn. Thức ăn biến thành phẩn uế. Lúc ăn
sao chỉ thấy mùi vị ngon thơm mà không cho đó là bẩn thỉu?
Thức ăn là như thế, còn y phục chỗ ở cũng vậy. Hoa gấm
của vải bố, cây gỗ của nhà cửa, đều cần dùng phân
bón để trồng. Vì vậy, những gì chúng ta đang mặc và đang
trú ở đều là bẩn thỉu.
Lúc
đang sửa nhà cầu mới, hãy tạm dùng nhà cầu cũ. Phải nên
dùng vật liệu của nhà cầu cũ để xây nhà cầu mới và
chuồng trâu. Nếu hôm nay không dùng, mai đây gỗ bị mục
thúi, thì sẽ chiêu cảm quả báo lạm phí. Bàn về sự thúi
mục, thật ra trong và ngoài thân của chúng ta đều hôi hám
thúi tha hết. Nếu hiểu được lý này, thì muôn vật đều
dơ đều sạch, đều không dơ không sạch.
Có
vị tăng hỏi ngài Vân Môn:
- Thế
nào là Phật?
Ngài
Vân Môn đáp:
- Que
cứt khô!
Que
cứt khô là Phật. Phật là que cứt khô. Ý này như thế nào?
Nếu nghĩ rằng lời này thật phạm thượng, tức bị sắc
tướng chuyển. Phải nhìn thấu suốt, như như bất động,
muôn sự vô ngại. Nếu muốn không bị cảnh chuyển, tất
yếu phải dụng công. Nơi động tịnh đều vô tâm, phàm thánh
tình không, sao còn có dơ sạch? Ngôn ngữ người xưa, lập
lại thì được, nhưng hành chẳng xong. Ý nghĩa của câu trên,
khó mà giải đáp. Sao lại phạm thượng, đem que cứt khô
so sánh với Phật, một đấng tôn quý vô cực, trong loài trời
người? Người thấy tâm rõ tánh, khi nhìn sự vật liền sáng
tâm. Khi không có vật, thì tâm chẳng hiện. Người hiểu rõ
tâm địa, nơi tất cả động tịnh dơ sạch đều là tâm.
Tăng
hỏi ngài Triệu Châu:
- Thế
nào là Phật?
Triệu
Châu đáp:
- Là
điện lý.
- Điện
lý có phải là cái tượng bằng đất không?
- Phải.
- Con
không hỏi ông Phật đó.
- Vậy
ông hỏi Phật nào?
- Phật
chân thật.
- Điện
lý.
Phải
hiểu rõ những lời đối đáp trên. Phải biết rằng tất
cả đều do tâm tạo. Bàn về lý, thấy vật tức là thấy
tâm. Nơi mọi cử chỉ hành động, phải nên hạ thủ công
phu, thì mới có phần lợi ích. Nơi nơi vốn là đạo tràng.
Nếu tâm chấp trước sạch dơ, phàm thánh, thì chốn chốn
đều bị chướng ngại. Hãy hành thử xem sao! Lúc lên chánh
điện hay xuống nhà cầu, phải thường phản chiếu trở lại
tâm mình.
13/
Ngày mười lăm tháng tư. Khai thị nhân dịp kiết hạ an cư
[^]
Tối
hôm qua, thầy tri khố thưa với tôi rằng ngày mai kiết hạ
an cư, phải thiết lễ đãi trà bánh, nhưng mua không được
trái cây gì cả. Trong kho không còn chi hết, vậy phải làm
gì? Tôi đáp rằng lão tăng ở trong am tranh, chẳng biết thời
gian. Lúc thấy trăng tròn thì biết là ngày rằm. Lúc không
thấy ánh trăng thì biết là ngày ba mươi. Cỏ tươi xanh thì
biết là mùa xuân. Tuyết rơi, biết là mùa đông. Uống trà
hay uống nước, tôi chẳng hề để ý đến. Cũng vì việc
chẳng thèm để ý đến mà khiến mình tự xấu hổ. Lúc trẻ,
chạy bôn ba khắp nơi, lăng xăng lộn xộn cả vài thập niên.
Ngày nay, đầu bạc mà chưa thành tựu được gì. Lãng phí
thời giờ thật quá nhiều. Vì vậy, thiết lễ đãi trà bánh
là việc của hòa thượng trụ trì, chứ chẳng phải của
tôi.
Thời
tiết trong mỗi năm, các tông phái phân định thời gian khác
nhau. Theo Thiền tông, một năm có hai quý, tức bắt đầu vào
ngày rằm tháng giêng cùng rằm tháng bảy. Quý mùa đông thì
tham thiền, còn quý mùa hạ thì tu học. Trong luật chia ra làm
bốn quý. Rằm tháng giêng thì giải thiền thất mùa đông.
Rằm tháng tư thì nhập hạ an cư. Rằm tháng bảy thì giải
kiết hạ an cư. Rằm tháng mười thì kết thiền thất. Đấy
là bốn ngày quan trọng trong năm. Vì vậy, theo giới luật,
hôm nay chính là ngày kiết hạ an cư, ngồi cỏ kiết tường,
chuẩn bị kiết giới. Trong chín mươi ngày đêm, không thể
bước ra khỏi giới đường.
Phật
chế kiết hạ an cư vì nhiều lý do. Mùa hè, trên đường
xá có rất nhiều côn trùng. Vì đức Phật lấy lòng từ bi
làm căn bản, nên sợ rằng trong mùa hè, nếu bước ra đường,
sẽ dẫm đạp côn trùng. Ngày thường, cỏ xanh cũng không
thể dẫm đạp. Vì vậy, vào mùa hè chư tăng phải ở cấm
túc trong chùa, để hộ trì sanh mạng chúng sanh.
Lại
nữa, mùa hè trời nóng nực, ra ngoài hóa duyên, mồ hôi thấm
ướt y áo, mất cả oai nghi, nên phải cấm túc ở trong giới
đường. Đồng thời, trong mùa hè phụ nữ ăn mặc áo quần
lòe lẹt hở hang, chẳng có chút oai nghi. Tăng sĩ vào nhà họ
hóa duyên, thật rất bất tiện, nên phải kiết hạ an cư.
Xưa
kia, ngài Văn Thù kiết hạ an cư tại ba chỗ, nên bị ngài
Ca Diếp đuổi ra. Ngài Ca Diếp vừa đuổi ngài Văn Thù ra
khỏi chùa thì lại thấy muôn ngàn hóa thân của ngài Văn
Thù ở trong chùa. Ngài Ca Diếp dùng hết thần lực, nhưng
không thể đuổi được ngài Văn Thù. Vì vậy đức Thế Tôn
hỏi:
- Này
Ca Diếp, ông định đuổi Văn Thù nào ra khỏi chùa?
Ngài
Ca Diếp không lời đối đáp. Qua câu chuyện này, chúng ta
thấy rõ, sự dụng công và thần lực của Đại Thừa cùng
Tiểu Thừa không đồng. Cảnh giới Thanh Văn và Duyên Giác
khác nhau.
Chiều
hôm qua, trong tu viện, các thầy ban thủ lên chánh điện, quét
dọn, sắp đặt bài vị. Sáng nay, tăng chúng lên chánh điện
làm lễ, xướng "Án nại ma ba yết hổ đế" ba lần, rồi
lại lễ bốn vị thánh. Kế đến, ra ngoài chánh điện lễ
tổ, rồi đánh khánh ba lần, báo hiệu bắt đầu an cư kiết
hạ. Đảnh lễ hòa thượng trụ trì xong, tăng chúng đối
mặt nhau, mở tọa cụ, đồng lễ ba lạy. Kế tiếp, đến
phòng phương trượng, nghe hòa thượng trụ trì thuyết pháp.
Buổi sáng bận rộn mệt nhọc. Buổi trưa ăn uống trà bánh.
Nơi trai đường, hòa thượng trụ trì giảng trà thoại. Lúc
đó, theo giới luật, không cần lên tòa thuyết pháp.
Xưa
kia, nơi các tùng lâm tự viện, nếu có chuông bản thì mới
được gọi là thường trụ. Tại sao nơi đây không được
gọi là thường trụ? Hiện tại, trên núi Vân Cư, chỉ toàn
là am tranh, nhưng lại giống như các tự viện. Nơi đây văn
chẳng phải văn, võ chẳng phải võ. Tất cả mọi việc đều
do hòa thượng trụ trì an bày. Hiện nay, vì hòa thượng trụ
trì không có ở đây, nên tôi tạm thay mặt Ngài, giảng giải
vài lời, để kể về cung cách tham tầm học đạo của người
xưa cho quý vị sơ phát tâm nghe.
Lúc
đến am tranh này, vì thống thiết niệm nhớ sanh tử, nên
tôi luôn đề hai chữ này trên đầu lông mi, sao còn dám giỡn
cợt, lãng phí thời gian! Người tham thiền học đạo, phải
biết tự chủ, chớ để cảnh chuyển. Người xưa thiết tha,
dạy dỗ kẻ hậu lai, nơi động tĩnh đều phải nhận ra chính
mình; trong mười hai thời, chớ quên mất mình. Hòa thượng
Kim Ngưu ở Trấn Châu mỗi ngày tự nấu cơm, cúng dường
tăng chúng. Tới giờ thọ trai, Ngài mang thùng cơm đến trai
đường, vừa ca vừa hát:
- Chư
Bồ Tát, hãy đến đây ăn cơm!
Có
vị tăng hỏi Vân Môn:
- Đàm
luận thế nào để hơn Phật hơn Tổ?
Ngài
Vân Môn đáp:
- Bánh
hồ.
Vì
vậy, người sau có viết kệ:
-
"Bánh
hồ Vân Môn.
-
Trà Triệu
Châu.
-
Vói tay
lấy làm nhà.
-
Nhai kỸ
gió xanh có mùi vị
-
Ăn no
trăng sáng vẫn còn thừa".
Nhất
cử nhất động, chư tổ sư luôn phá sự chấp trước, để
khiến chúng ta hiểu rõ tất cả đều là Phật pháp.
Thiền
sư Nham Lợi Tùng người Tử Hồ ở Cù Châu, viết kệ cho
các đồ đệ:
-
"Tử
Hồ có một con chó.
-
Phía
trên giữ đầu người.
-
Ở giữa
giữ tâm người.
-
Phía
dưới giữ chân người.
-
Vừa
bàn bèn mất mạng".
Tăng
đến tham vấn, Ngài bảo:
- Xem
chó!
Hòa
thượng Bích Ma Nham tại núi Ngũ Đài, thường cầm một cây
ba chỉa. Mỗi lần thấy tăng đến lễ bái, liền dí cây ba
chỉa vào cổ, bảo:
- Ma
mị nào dạy ông xuất gia? Ma mị nào dạy ông đi hành cước?
Đắc đạo cũng chết dưới cây ba chỉa. Chẳng đắc đạo
cũng chết dưới cây ba chỉa. Đi mau! Đi mau!
Thiền
sư Vô Ân ở núi Hòa Sơn, tỉnh Kiết Châu, nếu có học nhân
nào đến tham vấn, đều đáp:
- Hòa
Sơn giải, đánh trống.
Ngoài
ra, vài vị tổ sư, chuyên môn đánh đuổi chửi mắng các
học nhân.
Hiểu
được thì tất cả đều là đạo. Hiểu không nổi thì bị
cảnh chuyển. Việc này không như ý; việc kia không như pháp.
Gặp cảnh hoang mang, liền phá tan rừng công đức. Lửa tâm
cháy phừng phừng, đốt rụi hạt giống Bồ Đề, làm sao
cắt đứt sanh tử? Bàng hoàng không như ý, muôn việc chẳng
hiện thành. Chính nơi đó, phải hàng phục tâm mình. Nơi cảnh
chưa tự làm chủ, tức là khổ. Nói được nhưng không làm
được, tức nhiên là sai. Càng nói nhiều thì càng sai nhiều.
Thật rất xấu hổ.
Tô
Đông Pha, lúc ở tại Trấn Giang, làm bài kệ tán thán Phật:
-
"Thánh
chúa thiên trung thiên
-
Hào quang
chiếu đại thiên
-
Tám gió
thổi chẳng động
-
Ngồi
tòa sen vàng hoe".
Viết
xong, ông ta gởi đến chùa Kim Sơn, để nhờ thiền sư Phật
Ấn ấn chứng. Xem kệ xong, thiền sư Phật Ấn liền lật
ra đằng sau tờ giấy đó, viết bốn chữ "đánh rấm, đánh
rấm", rồi gởi lại cho Tô Đông Pha. Đọc bốn chữ đó,
Tô Đông Pha giận dỗi hết sức, nên chèo thuyền sang sông,
đến chùa Kim Sơn, hỏi thiền sư Phật Ấn:
- Bài
kệ của tôi sai chỗ nào mà thầy lại dám đề bốn chữ
kia?
Thiền
sư Phật Ấn ôn tồn bảo:
- Ông
nói 'Tám gió thổi chẳng lai động'. Tại sao chỉ vì bốn
chữ kia, mà vượt sông đến đây?
Chúng
ta giống như Tô Đông Pha, nói được mà làm chẳng được.
Một chuyện nhỏ cũng đủ để sanh tâm uất khí, nói chi đến
"tám gió thổi chẳng động".
Người
xuất gia tính toán tuổi khác với người tại gia. Nếu tính
theo mùa hạ, tức qua một mùa hạ, thì tăng thêm một tuổi
hạ. Nếu tính theo mùa đông, tức qua một mùa đông thì được
thêm một tăng lạp. Hôm nay kiết hạ an cư, đến rằm tháng
bảy mới giải hạ. Ngày mười bốn, mười lăm, mười sáu
tháng bảy, được gọi là những ngày tự tứ. Chữ Tự Tứ,
xưa kia được phiên dịch từ chữ Phạn, tức là Bát Thích
Bà Noa. Cựu dịch gọi là Tự Tứ. Tân dịch gọi là Tùy Ý.
Những ngày đó, tự mình cử tội ra và sám hối trước mặt
tăng chúng. Đó là tự tứ. Lại nữa, tự tứ còn có nghĩa
khác là tùy ý sửa đổi, tức tùy theo ý của người khác
mà cử tội mình. Đây là pháp Phật chế ra để phê bình
lẫn nhau cùng tự phê bình. Ngày nay, Phật giáo trong nước
vì không có ngày lễ tự tứ, nên đối với người chẳng
dám nói lời chất trực.
Nơi
đây chẳng phải am tranh, chẳng phải tùng lâm tự viện, chẳng
phải văn hay võ, mà kết hạ an cư. Vì vậy, tùy theo thời
tiết mà đàm luận những việc đông tây.
14/ Ngày
mười sáu tháng tư [^]
Hôm
nay, trời mưa dầm dề, gió đông thổi lạnh thấu xương.
Đại chúng không quản ngại việc gieo lúa mạ cực nhọc mà
đến đây, vậy mong muốn việc gì? Xưa kia, tổ Bá Trượng
bảo đại chúng:
- Quý
vị giúp tôi khai khẩn đất đai. Tôi thuyết diệu pháp cho
quý vị nghe.
Khai
khẩn đất đai xong, đến tối tổ Bá Trượng thượng đường,
đại chúng liền thưa:
- Ruộng
rẫy đã khai khẩn xong. Vậy nay thỉnh Đại Sư thuyết nghĩa
diệu pháp.
Tổ
Bá Trượng liền bước xuống sàng thiền, đi ba bước, dang
hai cánh tay, mắt nhìn trời đất, bảo:
- Đại
nghĩa của ruộng vườn (diệu pháp), nay vẫn còn giữ lại.
Mọi
người hãy suy nghĩ xem coi tổ Bá Trượng nói những gì? Phải
nên dụng tâm để hiểu rõ lời chỉ dạy của thánh nhân.
Trải
qua bao thập niên, tôi vì nghiệp chướng nên lừa lẫn Phật
ăn cơm, rờ đầu mà chẳng được đuôi. Lại nữa, không
thể phụ giúp quý vị lao động. Muốn nói mà không thể nói
được, chỉ miễn cưỡng dùng lời của người xưa mà đối
đáp, đàm luận. Hòa thượng Chí Công viết bài "Kệ tụng
mười hai thời", trong đó có bài kệ tụng giờ thìn như sau:
"Ăn giờ thìn, vô minh vốn là thân Thích Ca. Chẳng biết nằm
ngồi vốn là đạo, chỉ bận rộn khổ cực suốt ngày. Lầm
chấp âm thanh sắc tướng, tìm kẻ thân người sơ, chỉ khiến
ô nhiễm nhà người. Nếu định dùng tâm cầu Phật đạo,
hãy tự hỏi rằng trong hư không, có thể nắm bắt được
bụi trần không?"
Đi
đứng nằm ngồi là đạo. Khai khẩn ruộng vườn cũng là
đạo. Ngoài thế gian pháp chẳng tìm được Phật pháp. Phật
pháp và thế gian pháp không đồng không khác. Phật pháp là
thể. Thế gian pháp là dụng. Trang Tử bảo: