LUẬN
BA
TRỤ XỨ CỦA
BỒ TÁT
1
Tùng
Duyệt, tọa chủ chùa Đâu Suất[1], thường đặt ra ba câu
hỏi sau đây để khảo nghiệm sở kiến của môn nhân đối
với đạo lý của Thiền. 1) Ông bái phỏng từ chỗ này sang
chỗ khác, chỉ cốt là để thấy tánh (ng.v. 撥 草 詀
風, 只 圖 見 性 Bát thảo chiêm phong, chỉ đồ kiến
tánh); vậy, ngay lúc này, tánh của ông ở đâu? 2) Biết được
tự tánh mới có thể thoát khỏi sanh tử; nhưng khi ông chết
rồi làm sao thoát? 3) Thoát khỏi sinh tử là biết chỗ đến
của mình; vậy khi tứ đại tan rã, chúng ta đi về đâu?
“Tôi
là gì?” “Tôi ở đâu?” “Tôi từ đâu đến?” “Tôi
đi về đâu?”. Tất cả chỉ là một vấn đề, được hỏi
khác nhau. Hiểu được một, sẽ giải quyết tất cả còn
lại. “Tôi là gì?” là một nghi vấn dò vào tự tánh (svabhava)
của thực tại, căn cơ của mọi sự vật chủ quan và khách
quan. Khi nắm vững cái này chúng ta biết rõ mình đang ở đâu;
nói thế có nghĩa là, chúng ta biết rõ mối quan hệ nào giữa
ta với hoàn cảnh của ta, trải rộng trong không gian, và tiếp
nối trong thời gian. Một khi đã xác định rõ điều đó,
vấn đề sau khi chết sẽ không còn quấy nhiễu ta nữa, bởi
vì sống và chết là những hạng từ tông liên, và chỉ có
thể hiểu khi chúng được nhìn như thế. Sự thật, tất cả
những nghi vấn từ này, “cái gì?”, “ở đâu?”, “làm
sao?” “đến đâu?” “từ đâu?”, chỉ có ý nghĩa khi
nào chúng được áp dụng cho đời sống tương đối của
chúng ta trên mặt đất. Nhưng vào lúc chúng ta rời bỏ đời
sống này, bị chi phối bởi thời gian, không gian và luật
nhân quả chúng ta sẽ rời bỏ luôn những nghi vấn từ đó,
coi như chúng không xác đáng chút nào cả. Bởi vì, một cái
nhìn soi thấy bản tánh thực tại, nó vén mở đời sống
trong một khía cạnh hoàn toàn khác biệt, nơi đó không cần
có những thắc mắc như thế đối với thế giới của tương
đối này. Bởi lẽ đó, ba vấn đề của Tùng Duyệt có thể
nói, một cách thiết yếu đơn sơ và giản được thành câu
hỏi “Tự tánh của bạn ở đâu?” (nghĩa là, đâu là trụ
xứ - chỗ trú - của bạn?) - trụ xứ, nơi mà từ đó tất
cả hoạt động của bạn dấy lên. Và trụ xứ của Bồ tát
đạo, đề tài mà tôi muốn trình bày ở đây, chính yếu
là theo các đoạn văn trong Ganda.
Trên
phương diện tâm lý, trả lời cho cái “ở đâu?”, cho thấy
thái độ tâm lý căn bản của ta đối thế giới khách quan
một cách tổng quát, và ở Thiền câu hỏi này thường khoác
dưới hình thức “ở đâu đến?” 何處來 nhờ đó Thiền
sư mong thấy tăng chúng của mình tìm ra nơi trú ẩn tâm linh
của họ nằm tại đâu. Toàn bộ sự đào luyện của Thiền
tông, có thể nói, cốt ở sự đặt để này, cũng gọi là
tìm tòi hay đào xới. Do đó, giác ngộ chẳng gì khác hơn
là đụng tới cái giường đá tự tánh của chính mình, nếu
quả là có tự tánh đó. Cái hình thức mà Thiền tông đặt
cho vấn đề “ở đâu?” là như vầy: “Bạn từ đâu đến?”
你從何來 Đây hoàn toàn là một câu hỏi khách sáo, nhưng
với ai biết, người đó biết câu hỏi ấy đáng sợ đến
mức nào. Câu hỏi ấy cũng có thể là “Bạn đi đến đâu?”.
“Từ đâu?” và “Đến đâu?”, những ai có thể trả lời
đích đáng, những vị đó quả là đã tỏ ngộ. Trần Tôn
Giả[2], cũng gọi là Mục Châu, là nơi ngài thường cư ngụ;
ngài thường hỏi tăng chúng của mình, “Ông ở đâu tới?”,
hay “Hạ vừa qua, ông an cư ở đâu?”. Một thầy tăng nói:
“Chừng nào sư có chỗ thường trú, tôi sẽ nói từ đâu
đến”. Tôn giả nói đùa, “Chồn cáo không thuộc giòng
họ sư tử; một ngọn đèn không soi sáng như mặt trời hay
mặt trăng”.
Khi
Tôn giả hỏi một thầy tăng mới đến chùa như vậy, ông
này trợn mắt nhìn ngài không nói một tiếng. Ngài bảo: “Hỡi
ôi, cái gã chạy theo ngựa!”
Lần
thứ ba, được đáp: “Bẩm hòa thượng, từ Giang Tây đến”.
Sư nói: “Ông làm rách hết bao nhiêu đôi dép, mà lại trả
lời ngu ngốc thế?”.
Lần
thứ tư ngài bảo: “Ông nói láo!”[3] khi y nói là từ Ngưỡng
Sơn đến; Ngưỡng Sơn là một Thiền sư danh tiếng đương
thời.
Linh
Thọ Như Mẫn[4], có một thầy tăng hỏi, “Sinh quán ngài
ở đâu?”
Sư
đáp, “Mặt trời mọc phía Đông, mặt trăng lặn phía Tây”.
Đại
Tùy Pháp Chân hỏi một thầy tăng, “Ông đi đâu?”
Thầy
tăng đáp ; “Tôi muốn làm lễ đức Phổ Hiền (Samantabhadra)”
Sư
đưa cây phất tử lên, nói: “Văn Thù (Manjnsrì), và Phổ
Hiền (Samantabhadra), đang ở trong đây hết”.
Thầy
tăng làm dấu viên tướng, vẽ một vòng tròn giữa không trung,
ném ra phía sau, rồi kính cẩn làm lễ sư.
Rồi
sư gọi, “Thị giả, mang một tách trà cho thầy này”.
Lúc
khác, cũng câu hỏi đó, một thầy tăng đáp: “Đi về am
ở Tây Sơn”.
Su
hỏi: “Nếu tôi đứng bên này Đông sơn mà gọi, ông có
đến được không?”
Tăng
đáp: “Sao có thể được?”
Sư
bảo ông rằng ông chưa ở yên nơi am được (vì chưa là một
bậc thầy thực thụ).
Khi
Linh Huấn, ở Phú Châu sắp từ giã tôn sư Quy Tông[5]. Tông
hỏi: “Ông đi đâu?”
Huấn:
“Con trở về Lĩnh Trung”.
Tông:
“Con ở đây với thầy đã lâu năm; khi nào sắp sửa đi,
hãy lên đây giây lát với thầy, vì thầy muốn giảng Phật
pháp cho con.”
Huấn
mang hành trang và bước tới trước sư; sư bảo: “Lại gần
đây”. Huấn bước tới, trong khi đó, Tông nói: “Giờ đang
mùa lạnh, khéo giữ mình trong lúc đi đường.”
Câu
trả lời của Lâm Tế[6] cho Hoàng Bá, tôn sư của ngài; là
một trong những câu trả lời danh tiếng nhất đối với câu
hỏi “Bạn đi đâu?” Ngài đáp: “Nếu không đến Giang
Nam thì cũng đến Giang Bắc”.
Đương
nhiên là câu hỏi “Ở đâu?” có khi được diễn tả trong
những hạn từ liên quan đến chỗ ngụ của thiền sư. Trong
trường hợp này, người hỏi thường là một thầy tăng muốn
biết đâu là những đặc sắc (cảnh) của tăng viện, nơi
thiền sư đang ngụ. Hán ngữ, cảnh, ngoài nghĩa “phong cảnh”,
hay “quan điểm”, “nền tảng”, “cứ địa”, “giới
hạn” hay “lãnh vực”, thường được dùng tương đương
với chữ “gocara” hay “visaya” trong tiếng Phạn. Visaya
là “môi trường”, lãnh vực “khu vực”, “địa vực”,
trụ xứ còn gocara là “đồng cỏ chăn thú”, “môi trường
hành động”, “nơi cu ngự”, “trụ xứ”. Khi nó mang một
ý nghĩa chủ quan, như ở trong văn học Phật giáo, nó là một
thái độ tâm linh hay tâm thần đặc sắc chung mà người ta
dùng để đối trị tất cả nhũng kích thích. Nhưng nói một
cách nghiêm xác, các Phật tử Thiền tông không gọi “gocara”
hay “cảnh” chỉ là một thái độ hay là một xu hướng
của tâm; mà coi nó như một thành phần cốt yếu hơn thiết
lập căn cơ đích thực cho thể tánh của mình, nghĩa là, một
môi trường mà ở đó, người ta, trong ý nghĩa uyên áo nhất,
sống và vận động và có lý do hiện hữu của mình. Môi
trường đó, chính yếu, được xác định bởi chiều sâu
và độ sáng của những trực giác tâm linh của y. “Cảnh
tăng viện của bạn ra sao?”, do đó, có nghĩa là “Sở ngộ
của bạn về chân lý cứu cánh của Phật pháp là gì?” Trong
khi những câu hỏi như “Từ đâu?”, “Ở đâu?” hay “Về
đâu?” được đặt ra cho một thầy tăng tầm sư phỏng đạo,
thì những câu hỏi nhắc đến chỗ ngụ, chỗ ở, khía cạnh
hay phong cảnh, được đặt ra cho một bậc thầy không thấy
cần vân du tìm nơi an nghỉ cuối cùng nữa. Do đó, cả hai
loại câu hỏi này, trên thực tế đều như nhau.
Thương
Khê Liên[7] được hỏi về phong cảnh Thương Khê, sư đáp:
“Con nước trước mặt chảy về Đông.” 面前水正東流
(Diện tiền thủy chánh đông lưu). Minh ở tương Đàm[8], đáp:
“Núi liền Đại nhạc, nước tiếp Tiêu tương” 山連大嶽水接潚湘
Sơn liên Đại nhạc, thủy tiếp Tiêu tương.
Thái
Khâm ở Kim lăng[9], khi ngụ tại Song lâm, trả lời như vầy:
“Không vẽ nổi.”
Thanh
Tích[10] chùa Vân cư, có vẻ không muốn trả lời thực thụ
về phong cảnh cũ của tăng viện mình, nên sư hỏi ngược
lại: “Ông nói cảnh có nghĩa là gì?” Rồi thầy tăng hỏi
lại: “Ai là người ở tại đây?”, sư chẳng nói gì rõ
rệt, mà chỉ vỏn vẹn, “Tôi vừa nói với ông cái gì?”
Tất
cả những khẩu quyết trên, đâu nhắc tới trụ xứ của
Bồ tát đạo.
Đường
lối phô diễn của Thiền sư là chỗ đặc sắc của Thiền
tông. Đối với các độc giả phổ thông, có lẽ khó liên
kết những đối thoại trên đây với những mô tả sau này
về trụ xứ của Bồ tát trích từ Ganda. Để giúp quý vị
đó hiểu, trước hết tôi xin trích một vào đoạn từ các
kinh Đại thừa khác, cũng rất quen thuộc với chúng ta.
2
Trong
nhiều kinh điển Đại thừa, người ta thường nhắc đến
ý nghĩa “phát khởi tâm niệm không chấp trước” Thời
danh nhất trong số đó, là câu nói xảy ra trong kinh Kim cương,
mà truyền thuyết nói rằng đã làm cho Lục tổ Huệ Năng
bừng tâm tỉnh ngộ; và kể từ đó, được các thiền sư
dùng để trình bày học thuyết của họ. Nguyên văn chữ Hán
của câu đó là: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm 應無所住而生其心
mà nguyên văn tiếng Phạn là “Nakvaci tpratisthitam cittam utpãdayitavyam”.[11]
Dịch thoát: hãy để cho tâm của người khởi lên mà không
cố định nó bất cứ ở đâu. Citta, thường được dịch
là “quan niệm” hay tư tưởng, nhưng thường dùng hơn là
(tâm trí) hay “trái niệm”. Hán ngữ Tâm có nghĩa rất rộng,
không chỉ là tâm niệm hay tâm trí, mà còn là tâm yếu; nó
là một trong những chữ đắc dụng nhất và hàm súc nhất
trong triết học Trung Hoa cũng như trong quán lệ thường nhật
của Trung Hoa. Trong trường hợp này, “dựng tâm mình dậy
mà không cố định nó bất cứ đâu” có nghĩa là làm chủ
trọn vẹn chính mình”. Một khi chúng ta còn tựa vào vật,
ta không thể tự do trọn vẹn, và thế rồi ý niệm về một
bản ngã linh hồn hay một Thượng đế hóa công thường hiện
ra vây phủ chúng ta. Bởi lý do đó, chúng ta không thể hành
động mà không buộc mình vào một cái gì - một trạng thái
lệ thuộc và tôi đòi. Đối với câu hỏi, “Bạn ở đâu”
chúng ta phải nói, “Tôi bị buộc vào một đầu”, và đối
với câu hỏi, “Phong cảnh tăng viện của ngài ra sao?” thì
nói, “Tôi lẩn quẩn giữa vòng tròn, mà đường kính là
cả chiều dài của sợi dây buộc vào cực”. Chừng nào sợi
dây này chưa bị cắt đứt, chúng ta chưa thể hành sự tự
do. Chiều dài của sợi dây có thể đo và vòng tròn đó có
thể tính ra giới hạn. Chúng ta là những thẳng hề nhảy
múa trên một sợi dây do kẻ khác nắm. Nhưng một vòng tròn,
với chu vi không biết đâu là giới hạn, và không có tâm
điểm vì không có đường dây, phải nói quả là một vòng
tròn hết sức rộng lớn, vì đây là chỗ Thiền sư chọn
làm chỗ trú ngụ của mình. Vòng tròn đó, cái môi trường
rộng không giới hạn và do đó không có tâm điểm cố định
bất kỳ đâu, như thế là nơi chốn thích hợp cho Bồ tát
lấy làm trụ xứ.
Trong
Bát Nhã Bát Thiên Tụng (Astasàhasrika - Prajnàpãramità)[12],
chúng ta có: “Tâm của Như Lai không trụ bất kỳ đâu, không
trụ trên các pháp hữu vi, không trụ trên các pháp vô vi,
và do đó không hề rời khỏi sở trụ.”[13] Nói “Tâm không
trừ, trên khía cạnh tâm lý, có nghĩa ý thức khởi lên từ
một nguồn mạch vô thức, bởi vì, theo đạo Phật, không
có một thực thể tâm lý hay siêu hình nào được coi như
là bản ngã linh hồn và thường được lấy làm căn bản
của một cá thể để rồi trở thành điểm trụ cho tất
cả những hoạt động tâm lý của nó. Nhưng vì điểm trụ
này phải dẹp bỏ để đạt đến cảnh Phật nên các kinh
Đại thừa, nhất là bộ Bát Nhã, hoàn toàn chú trọng giáo
lý của chúng trên thuyết Tánh Không. Bởi vì, chỉ bằng vào
lẽ đó người ta mới có thể rút mình ra khỏi sở trụ và
vĩnh viễn thoát ngoài những xiềng xích của luân hồi.
Đạo
Phật, là một lối luyện tập tâm linh thực tiển, dù có
những lời nhằm phô diễn thẳng về kinh nghiệm, không cho
phép có sự can thiệp của lối giải thích trí năng hay siêu
hình nào ở đây. Nhưng có lẽ khá kỳ quái và ngược đời,
khi ta nói rằng phải dựng dậy cái tâm mà không có điểm
trụ nào ở sau đó, y như một đám mây phiêu bạt giữa trời,
không có đinh hay móc gì cả để buộc nó vào. Nhưng một
khi ta nắm được ý nghĩa đó thì ý niệm vô trụ hoàn toàn
lộ ngay. Trên đại thể, tốt hơn cứ để nguyên những diễn
tả cố hữu, độc giả tự cảm nghiệm lấy. Phiên chuyển
thành thuật ngữ mới cũng rất có thể được lắm, nhưng
nắm chỗ tri ngộ dễ như thế, thường là kết quả của
trừu tượng hóa hay trí năng hóa. Sự thành đạt đó dĩ nhiên
có nghĩa mất mát cái nhìn cụ thể; chỗ mất có lẽ khá
trầm trọng hơn chỗ được.
Trong
kinh Duy Ma Cật (Vimalakĩrti) cũng vậy, chúng ta có những đoạn
như: “Bồ Đề không trụ, do đó, không chứng.” hay “Nương
theo cội nguồn không trụ mà hết thảy các pháp được thành
lập”; và trong kinh Thủ Lăng Nghiêm (Surãngama): “Những vị
Bồ Tát như thế lấy tất cả cõi Phật làm trụ xứ, nhưng
không dính mắc vào trụ xứ này, vì vốn không thể không,
không thể thấy.” Những diễn tả theo loại này được tìm
thấy bất cứ đâu trong kinh điển Đại thừa.
Lại
nữa, các kinh Bát nhã Ba La mật, vốn có khuynh hướng nói
bằng những phủ định, có một đoạn như sau: “Pháp mà
Như Lai tuyên bố vốn là bất khả đắc, không chướng ngại
như hư không, không dấu vết (pada); pháp đó vượt ngoài tất
cả những hình thức đối nghịch, pháp không đối đãi. pháp
vượt ngoài sinh tử, pháp không đường để đi đến. Pháp
đó chỉ chứng được với những ai theo Như Lai vì là tuy
thuận với Chân như (Tathatà). Bởi vì, Chân như vốn không
sinh khởi, vượt ngoài đến và đi, thường trú (sthitità),
không biến dịch, không phân biệt (nirvikalpà), tuyệt đối
độc nhất không có dấu vết của tâm đạo.v..v.”[14] Vì
rằng Pháp (dharma) của Như Lai không thể định nghĩa một
cách khẳng quyết, nên các kinh Bát nhã Ba La mật đưa ra một
tràng phủ định. Chỉ có một cách khẳng quyết duy nhất,
là nói, lathalà, như thế là như thế. Ai hiểu, chỉ nói thế
là đủ nghĩa; còn theo quan điểm, luận lý nó có thể không
nghĩa lý gì, có thể cho là rỗng tuếch. Không thể tránh;
vì những gì thuộc trụ giáo đều vậy cả, và hết thảy
những chân lý thuộc về ý thức tôn giáo, dù thoạt trông
có vẻ hợp lý trí, kỳ cùng vẫn nằm trong bộ thuật ngữ
đó. “Tôi là gì?”, “Tôi ở đâu?” hay “Tôi bị buộc
vào đâu?”, đó là những câu hỏi do trí óc dựng lên, nhưng
sự giải quyết lại không hoàn toàn hợp lý. Nếu không là
một tràng phủ định, nó thuần là bí nhiệm, bất chấp đường
lối lãnh hội thông thường. Trong khía cạnh này, kiểu nói
của Thiền là sáng giá nhất. Ta hãy ghi nhận sau đây sẽ
để kết luận phần giới thiệu mô tả của Ganda về trụ
xứ Bồ tát.
Tam
Thánh, môn đệ của Lâm Tế, lần nọ, sai Tú Thượng tọa
đến Trường Sa Cảnh Sầm, truyền nhân của Nam Tuyền (748-834),
dạy hỏi Cảnh Sầm rằng: “Khi tiên sư Nam Truyền chết,
ngài đi về đâu?”
Cảnh
Sầm đáp: “Lúc Thạch Đầu (700-790) còn làm sa di, thân hành
hầu hạ Lục Tổ.”
Chỉ
là nhắc lại một sự kiện lịch sử. Thạch Đầu còn là
một chú bé khi Lục Tổ Huệ Năng còn sống; và khi Huệ Năng
mất, ngài chỉ mới mười ba. Về sau, học Thiền với Hành
Tư, rồi trở thành một trong những đại sư của đương thời.
Nhưng, chỉ nhắc lại một sự kiện lịch sử như thế, về
một biến cố có lẽ đã trăm năm qua, có liên hệ gì đến
Nam Tuyền quá cố không? Trong một ý hướng nào đó, câu hỏi
hình ảnh nói đến một vấn đề rất nghiêm trọng, đâu
có thể coi nhẹ như thế, hay nếu bạn muốn, bí nhiệm như
thế. Bạn có thể phản đối, có liên hệ nào giữa việc
thầy tôi qua đời và việc tên hầu cận của tôi đang được
sai đi mua văn phòng phẩm gì đó chẳng hạn?
Tú,
vị tăng sai từ Tam Thánh, đâu có được gởi đi dễ dàng
thế; dĩ nhiên, ông muốn lấy được thứ gì mà Cảnh Sầm
có. Thế rồi, tấn công lần thứ hai: “Tôi không hỏi chuyện
Thạch Đầu làm Sa Di mà hỏi Nam Tuyền đi về đâu sau khi
chết?”
Cảnh
Sầm đáp: “ Để người ta suy nghĩ đã.”
Tú
nói: “Ngài như một gốc thông già đứng trong trời đông
lạnh, nhưng chả có đọt măng nào từ tảng đá chui lên cả.”
Cảnh
Sầm im lặng.
Tú
thuật lại cho Tam Thánh, Tam Thánh bảo: “Nếu thiệt vậy,
Cảnh Sầm nhất định qua mặt Lâm Tế hơn bảy bước. Mà
này, đợi để ta thân hành nghiệm xem.”
Ngày
hôm sau, Tam Thánh lên viếng Cảnh Sầm và nói: “Có nghe kể
hôm qua hoà thượng có một lời đáp về Nam Tuyền sau khi
chết. Đáng cho là không tiền khoáng hậu, kim cổ ít nghe.”
Rồi
sư cũng im lặng nữa.
Ở
đây có thể dẫn một bài ca Nhật Bản:
Chàng
đến ư? Chàng đến ư?
Bên
bờ sông tôi đi gặp chàng chừ
Nhưng
trên bờ sông chỉ có ngọn gió đang đưa
Reo
vang giữa đám thông già
Bài
thơ Đường dưới đây cũng rọi một tia sáng lên chỗ ngộ
thiền của Cảnh Sầm:
忪
下 問 童 子
Tùng
hạ vấn đồng tử
言
師 采 藥 去
Ngôn
sư thái dược khứ
只
在 此 山 中
Chỉ
tại thử sơn trung
雲
深 不 見 處
Vân
thâm bất kiến xứ[15]
Gốc
thông hỏi chú tiểu đồng
Rằng
thưa sư phụ lên rừng hái cây