x
x
00-Lời Dịch Giả-Tựa
01-Giải Ðề
02-Tông Bản Nghĩa
03-Vật Bất Thiên
04-Bất Chân Không
05-Bát Nhã Vô Tri
06-Niết Bàn Vô Danh
x
cx
TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI
Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

ĐỜI NHÀ MINH, SA MÔN HÁM SƠN
THÍCH ĐỨC THANH Ở KHUÔNG SƠN LƯỢC GIẢI

GIẢI ĐỀ :

Triệu là tên tác giả, gọi là Tăng Triệu, (383-414), người thời ấy tôn xưng là Triệu Công, sách này lấy tên người làm tên Luận, nên gọi là Triệu Luận.

Ngài là đệ tử bậc thượng thủ của Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập; tham học với Pháp Sư đã lâu, thâm nhập thật tướng, theo Pháp Sư dịch Kinh ở Dịch Tràng. Lúc ấy Kinh Phật từ Ấn Độ sang Trung Hoa rất ít, đại nghĩa cứu cánh chưa được thông suốt; người thời bấy giờ chuộng lời hư vô của Lão Trang, mà bậc Sa Môn Thích Tử phần nhiều cũng lấy lời hư vô để giảng giải nghĩa lý của Phật, lại tự lập tôn phái; như Đạo Hằng thì lập Tâm Vô Luận, Đạo Lâm lập Tức Sắc Du Huyền Luận, Trúc Pháp Thái lập Bổn Vô Luận, đều ham thích lời hư vô, đọa vào tướng đoạn diệt.

Ngài xét đại đạo chưa được sáng tỏ nên soạn bốn Luận nầy để phá tà chấp của những luận trên, đó là ý của Ngài lập luận. chữ "luận" là giả thiết chủ khách, phân tách lý luận để hiển bày chính lý, để phá tan tà chấp vậy.
 
 

HẬU TẦN THÍCH TĂNG TRIỆU 
Ở TRƯỜNG AN SÁNG TÁC

GIẢI ĐỀ :

Phù Kiên lập quốc ở Quang Trung, quốc hiệu là Đại Tần, sau bị Diêu Trường cướp ngôi, quốc hiệu cũng gọi là Tần, nên sử lấy hai chữ tiền, hậu để phân biệt. Diêu Trường chết, con là Diêu Hưng kế vị, thỉnh Pháp Sư Cưu Ma La Thập về nước dịch kinh, Ngài Tăng Triệu ở cùng thời ấy nên gọi là Hậu Tần.

Theo tiểu sử của Ngài rằng: Pháp Sư Tăng Triệu là người ở xứ Kinh Triệu, thuở bé nhà nghèo làm nghề viết mướn nên được xem hết các sách Chư Tử, Bá Gia, có chí ham thích hư huyền, thường lấy lời Lảo Trang làm tâm yếu. Sau lại than rằng: "Tốt thì tốt lắm, nhưng còn trụ nơi hư vô, chưa được cứu cánh". Kế đó được xem Kinh Duy Ma Cật, rất hoan hỷ lãnh thọ, nói rằng:

"Nay mới biết được chỗ về". Nhân đó phát tâm xuất gia, làm bậc Sa Môn, lúc ấy tuổi hai mươi, tiếng tăm chấn động khắp nơi.

Khi Pháp Sư La Thập còn ở Cô Tàng, Ngài tìm đến để y chỉ, Pháp Sư nói chuyện với Ngài, kinh ngạc rằng : "Ngài là long tượng ở trong Phật Pháp". Đến khi trở về Quang Trung, giúp Pháp Sư La Thập khán định Kinh Luận, học giả bốn phương tấp nập tìm đến, đặt ra đủ thứ vấn nạn. Ngài giải đáp dễ dàng, đều vượt ra ngoài ý tưởng của mọi người.

Ngài soạn bài Bát Nhã Vô Tri Luận, Pháp Sư La Thập xem rồi nói: "Kiến giải ta không hơn ông, nên kính trọng nhau vậy". Bài Luận ấy truyền đến Lư Sơn, Lưu Di Dân đưa cho Ngài Huệ Viễn (Sơ Tổ của Tịnh Độ) xem, được Ngài tán thán rằng : "Xưa nay chưa từng có". Lại soạn các Luận kia, đều tinh vi cứu cánh; Vua Tần càng kính trọng những tác phẩm ấy, cho truyền khắp trong nước và ngoài nước.

Ngài tịch lúc ba mươi hai tuổi, người đương thời đều than tiếc.

00
01
02
03
04
05
06
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

忏悔 An hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat 元代 僧人 功德碑 chuyến Bàn dieu kien den voi kinh phap hoa tâm thức suy tư liên tục thiền giữa đường hoa trí tuệ và kỉ cương 中孚卦 อาจารอเกว sự tích quan thế âm bồ tát お墓のお手入れ方法 xuân trong nét đẹp người tu æ æ æœ ç quay về với hiện tại 什么叫斋主 tứ thập nhị chương お寺との付き合い 檀家 大学生申请助学金的申请理由怎么写 曹洞宗 御禅会 参加方法 tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao nguoc Tuà chua son thuy Mứt hoa hồng thắm đỏ Nguyễn 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu quả Những loại cây và hoa độc 山西林业职业技术学院 梵僧又说我们五人中 Ngài Gyalwang Drukpa Hãy chuyển hóa oán Ai có thể thở giùm ai ด หน ง hạnh phúc đến từ đâu 栃木県寺院数 hòa thượng tịnh sự 1913 人生是 旅程 風景 xanh hòa thượng thích phúc hộ 1904 簡単便利戒名授与水戸 cu Ngừng thở khi ngủ ảnh hưởng xấu Ba tôi và thiền khán thoại đầu Trung 佛教与佛教中国化 Trá Ÿ giû ý nghĩa trai đàn chẩn tế ղ