Chương
7 ÐỐN NGỘ
Một
dịp nào đó trong đời, ta gặp người tự cho mình đã ngộ
đạo, chỉ bảo và khuyến khích ta tu hành. Ta rất kính phục
biết ơn, thầm tôn kính người ấy là Thiện tri thức của
mình. Cũng có khi nghe băng sách hay đọc kinh Phật, ta chợt
hiểu ra một điều gì đó thật lạ lùng, thật mới mẻ,
như có một chân trời mở rộng trước mắt mình. Ta nghĩ
mình đã nhận được lẽ thật tuyệt đối. Những ý nghĩ
ấy thật sự đã đúng chưa?
Trong
chương nầy, chúng ta sẽ khảo sát nhiều khía cạnh liên quan
đến vấn đề Ðốn ngộ, một vấn đề trọng đại của
người tu, nhất là tu Thiền; mục đích giúp chúng ta nhận
định đúng đắn về đường lối tu hành và tinh thần Ðốn
ngộ, tránh sự đánh giá sai lạc về mình và về người.
I-
MỘT VÀI NGỘ NHẬN THƯỜNG CÓ.
1-
Lầm lẫn giữa Ngộ và khái niệm về Ngộ:
Thiền
sư Trí Nhàn lúc còn ở với Tổ Bá Trượng, tánh thức rất
thông minh lanh lợi, nhưng tham thiền không ngộ. Khi Tổ tịch
rồi, Sư đến tham vấn Qui Sơn. Qui Sơn bảo:
- Ta
nghe ông ở chỗ Tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười,
hỏi mười đáp trăm. Ðó là do ông thông minh lanh lợi, do
ý hiểu thức tưởng, là cội gốc của sanh tử. “Khi cha
mẹ chưa sanh”, ông thử nói một câu xem !
Sư
bị câu hỏi nầy hoàn toàn mờ mịt. Về liêu, Sư đem hết
sách vở đã học qua hằng ngày, xem lại từ đầu để tìm
một câu đáp cũng không thể được. Sư tự than: “Bánh vẽ
không thể no bụng đói”(13).
Không
tìm được lời giải trong sách, Sư đốt tất cả, về làm
một ôngTăng thường, làm ruộng nuôi thân. Sau nầy, Sư ngộ
đạo nhân lúc cuốc đất, hòn sỏi văng vào thân tre vang lên
một tiếng cốc.
Chân
lý tuyệt đối ở đâu, trong thân tre hay trong hòn sỏi? Ngày
xưa, Sư nhờ suy nghĩ tư lường nên đối đáp tài tình trước
Tổ Bá Trượng, nhưng tư biện chỉ là sản phẩm của ý thức.
Dùng ý thức tư duy về Ðạo, về sự chứng ngộ, thì đó
cũng là khái niệm mà thôi.
Nhà
Thiền thường dùng hai từ “hoạt ngữ” và “tử ngữ”.
Những lời giảng khúc chiết rành mạch dễ làm người nghe
hiểu ý, phù hợp với phương pháp sư phạm. Nhưng càng hiểu,
người nghe càng sa vào mê cung của lý luận khái niệm, càng
lạc vào rừng rậm của tưởng tượng tư duy; vaø như thế,
càng xa với thực tại hiện tiền. Những lời giảng ấy là
Tử ngữ, từ ngữ chết. Các Thiền sư ngày xưa, khi môn đệ
hỏi về yếu chỉ, thường dùng những câu trả lời vô nghĩa
hay hành động quái lạ, khiến môn đệ bặt lối suy tư. Nhâïn
thì ngay đó liền nhận ra vốn quý ngàn đời, chưa nhận thì
ôm một mối nghi, thao thức mãi không thôi. Ðó cũng là điều
kiện để tâm chuyên chú một vấn đề duy nhất. Lối trả
lời như thế gọi là Hoạt ngữ, ngôn ngữ sống. Bởi vì,
Ngộ không phải là kết quả của suy nghĩ biện biệt thuộc
phạm trù ý thức, mà là sự đột biến trong tâm hành giả,
sự chuyển hóa tận gốc rễ, sự thấy biết các pháp bằng
trực giác. Ngộ không phải do kiến thức vay mượn bên ngoài
mà do công phu thiền tập, khi vọng niệm vắng lặng, tâm hoàn
toàn thanh tịnh và tỉnh giác ngay đương xứ. Trạng thái ngộ
đạo không nhờ học rộng hiểu nhiều, đôi khi kiến thức
bác lãm lại làm chướng ngại cho sự thấy biết như thật,
vì thiên kiến thiên chấp của thức tưởng khiến ta không
thể nắm bắt thực tại một cách toàn vẹn. Ngũ Tổ Hoằng
Nhẫn truyền y bát cho cư sĩ Huệ Năng, người có trực giác
Bát-nhã siêu tuyệt mà không truyền cho Thượng tọa Thần
Tú, người có trình độ Phật học uyên thâm, cũng vì lý
do nầy.
Mặt
khác, sản phẩm của thức còn là sự chấp ngã, nên nếu
thấy mình có sở thủ sở đắc nghĩa là chưa thực sự ngộ
đạo. Người ngộ đạo không bao giờ tự cho mình chứng ngộ,
không bao giờ khoe khoang những gì mình thấy biết, hoặc chấp
vào những trạng thái mình cảm nhận lúc công phu. Có lúc
ta đọc trong kinh sách, thấy mô tả về trạng thái mênh mông
phi thời gian, không hình tướng và không thể nhiễm nhơ, là
thể tánh chân thật sẵn đủ ở mỗi chúng sanh. Ta nghĩ mình
hiểu rõ điều nầy, và từ hiểu là có thể nhận ra thể
tánh. Nhưng thể tánh không phải là một khái niệm để tưởng
tượng hay thủ đắc, vì nó chính là ta. Thể tánh cũng không
phải một nơi chốn để trở về, một vật bên ngoài để
nắm giữ, nên không thể suy lý về nó mà phải trực nhận
nó ngay thực tại hiêïn tiền.
Hành
vi của thức cũng thể hiện bằng sự khiên cưỡng để có
định. Sự khiên cưỡng nầy lúc đầu cần thiết khi mới
tập tu, vì con trâu tâm còn hoang dã, ta phải kềm cặp, quở
mắng nó, không cho buông lung ăn lúa mạ của người. Khi tọa
thiền, ta gắng nhận biết vọng để buông và không theo; lúc
làm việc ta gắng lôi kéo tâm trở về hiện tại theo tinh
thần Chánh niệm. Tất cả công phu đều đòi hỏi phải tác
ý, phải gắng gượng. Nhưng khi đã thuần thục, một lúc
nào đó ta vượt qua ranh giới giữa gắng gượng và tự nhiên,
ta ở vào trạng thái rỗng rang mênh mông, vọng niệm tự lặng
mà vẫn rõ ràng thấy nghe hay biết. Ðây là trạng thái tự
định tự huệ của thể tánh, trạng thái “Tri kiến vô kiến”
theo tinh thần của kinh Lăng Nghiêm. Tổ Lâm Tế dạy “Phật
pháp không có chỗ để dụng công”, cốt để cảnh tỉnh
môn đệ đừng mong đợi có cái thấy siêu tột của Ðốn
ngộ bằng lối dụng công theo kiểu “đá đè cỏ”.
2-
Lầm lẫn giữa Ðịnh và Ngoä:
Sau
một thời gian tọa thiền tích cực, nhất là khi sử dụng
pháp Chỉ như phương tiện điều phục tâm, ta thấy mọi vọng
niệm vắng bặt, tâm vô cùng thanh tịnh. Ta có cảm giác vui
sướng lạ lùng và muốn níu giữ mãi trong trạng thái nầy;
lâu dần ta đâm ra sợ cảnh sợ duyên.
Thiền
mặc tọa là phương pháp giúp hành giả bước đầu còn đa
tâm, là phương tiện cần thiết để ta điều phục sự biếng
trễ của thân tâm và để rèn luyện ý chí. Nhưng nếu mãi
đắm mình trong sự khinh an, lâu ngày dễ đưa đến tình trạng
khô cằn chết lịm. Nước chết không chứa được rồng.
“Nước chết” là sự khô chết của ý thức; “rồng”
là sự thấy biết siêu thế của bản tánh thường tri. Các
Thiền sư xuất cách như Lục Tổ, Ðức Sơn, Lâm Tế rất
chống đối lối tu mặc tọa, vì thiền không phải là sự
yên ổn tịch mặc mà là sự sống động và thấu triệt tận
thể tánh của muôn pháp.
Một
điều cần phải giản trạch : Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử, Ngài
Ðiều Ngự Giác Hoàng chủ trương: “Ðối cảnh vô tâm chớ
hỏi Thiền”. Vậy, Ngài đồng hoá Thiền với Vô tâm chăng?
Vô tâm là khi tiếp duyên xúc sự không khởi niệm phân biệt
hai bên. Không còn vọng tưởng, tức ý nghiệp dừng, hành
giả liễu thoát sanh tử. Ðây là trạng thái định rất cao,
không phải dễ dàng đạt được. Nhưng vô tâm chưa phải
là cứu cánh, vì cứu cánh của Thiền là Ngộ, tức nhận
ra bộ mặt thật xưa nay của chính mình. Tam Tổ Tăng Xán dạy
trong Tín Tâm Minh: “Bất thức huyền chỉ, đồ lao niệm tịnh”.
Tu mà không biết yếu chỉ huyền diệu, mãi tìm chỗ yên vắng
của tâm thì luống nhọc công thôi. Ví như chai nước đục,
để yên một thời gian cho bụi đất lắng xuống, nước thấy
như trong; nhưng nếu lắc chai, nước đục trở lại. Người
tu nơi lặng lẽ thấy yên ổn thanh tịnh, nhưng lúc gặp chướng
duyên có thể bị khuấy động ghê gớm. Cực tĩnh sinh động
là như thế.
Một
vị tăng hỏi Tuệ Trung Thượng sĩ:
-
Cổ đức nói “Không tâm là đạo”,có đúng chăng?
Thượng
sĩ đáp:
-
Không tâm chẳng phải đạo
Không
đạo cũng không tâm.
Nếu
nói “Không tâm là đạo” thì tất cả cây cỏ đều là
đạo cả sao? Bằng ngược lại nói “Không tâm chẳng phải
là đạo” thì nói có không làm gì? Nghe tôi nói kệ đây:
Vốn
không tâm không đạo
Có
đạo chẳng không tâm
Tâm
đạo vốn hư tịch
Chỗ
nào mà đuổi tầm?
Vị
tăng chợt nhận ra ý chỉ, lễ bái rồi lui (14)
“Không
tâm chẳng phải đạo” là lời Thượng Sĩ cảnh tỉnh những
hành giả chấp vào trạng thái trống vắng vọng tưởng, cho
đó là ngộ đạo. Thật sự, có vọng hay không vọng chỉ
là khách, là cái tôi đối tượng; còn cái biết xuyên suốt
mọi tình huống, không lúc nào vắng thiếu mới là chủ, là
cái tôi chủ thể. Cái biết xuyên suốt ấy, cái “tâm đạo
vốn hư tịch” mà Lục Tổ gọi là Bản lai vô nhất vật,
tuy không hình tướng mà trùm khắp và chiếu soi, thì có chỗ
cho ta truy đuổi tìm cầu sao?
Ngài
Uất-Ðầu Lam-Phất là một trong những vị thầy dạy Thiền
cho Thái tử Sĩ-Ðạt-Ta, lúc Thái tử xuất gia tìm đạo. Ngài
chứng được tầng thiền định cuối cùng của cõi Vô sắc
là Phi tưởng Phi phi tưởng, đạt ngũ thông. Câu chuyện đời
tu của Ngài được Ðức Phật kể lại như sau: Ở những
kiếp lâu xa về trước, Ngài đã đạt được quả vị nầy.
Nhà vua đương thời rất kính trọng Ngài, mời Ngài hàng ngày
về cung dùng bữa. Lần nào đến cung vua, Ngài cũng vận thần
thông bay từ nơi ở qua kinh thành cho dân chúng chiêm ngưỡng
lễ bái. Một hôm, nhà vua đi vắng, bảo công chúa thay mặt
vua đón Ngài với đầy đủ lễ nghi. Tiếp xúc với công chúa,
bỗng dưng Ngài khởi niệm dục nhiễm, liền mất thần thông,
phải xin chiếc kiệu trở về núi. Thời gian sau, Ngài kiên
trì tu tập, gần đạt mục đích thì lũ chim cá làm ồn náo,
không thể định tâm. Ngài nổi sân, nguyền sẽ tiêu diệt
hết bọn chúng. Trong thời Ðức Phật, Ngài đã đắc ngũ
thông trở lại, ở tầng trời Phi tưởng Phi phi tưởng; nhưng
theo lời Ðức Phật, sau khi hưởng hết phước, Ngài sẽ bị
đoạ làm loài chồn bay do lời nguyền trước đó. Ðiều nầy
cho thấy, dù đạt định sâu nhất của ngoại đạo cũng vẫn
còn lên xuống trong tam giới, và một mống niệm bất thiện
khởi lên cũng đủ khiến sa vào đường ác. Do vậy, mục
đích cuối cùng của đạo Phật là trí tuệ Bát-nhã, là giác
ngộ tột cùng, là giải thoát sanh tử, chứ không phải chận
đứng hoàn toàn mọi hoạt động của tâm để đạt định.
3-Mong
cầu ngộ từ bên ngoài.
Ngạn
ngữ Tây phương có câu: “Nếu cứ theo dấu chân người khác,
anh không bao giờ có thể đi xa được”.
Thiền
sư Quảng Nghiêm trước khi tịch, cũng đã làm bài kệ:
Ly
tịch phương ngôn tịch diệt khứ
Sanh
vô sanh hậu thuyết vô sanh.
Nam
nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu
hướng Như Lai hành xứ hành.
Nghĩa:
Lìa
tịch diệt mới bàn tịch diệt
Sanh
vô sanh mới nói vô sanh.
Làm
trai có chí xông trời thẳm
Chớ
dẫm Như Lai bước viễn hành.
Con
người chúng ta thường yếu đuối, dễ chán nản, làm việc
gì cũng mong có người giúp đỡ chở che. Từ việc đời đến
việc đạo, ít có ai tự mình tiến thân, tự mình cất bước
bằng chính đôi chân của mình. Sự ngộ đạo cũng được
mong cầu có đấng quyền năng nào đó ban cho; hoặc có người
tu hành chỉ mong về một cõi thanh tịnh bình an là mãn nguyện
rồi.
Nhà
Thiền không chủ trương dựa vào tha lực giúp hành giả giác
ngộ. Ðành rằng cuộc đời nhiều cạm bẫy, đường tu quá
gian nan, nhưng chính mỗi người phải tự mình phấn đấu,
phải tự thân tu tập trước khi nhờ tha lực của chư Phật
chư Bồ-tát. Các Ngài rất từ bi, tùy cảm tùy ứng giúp đỡ
tất cả chúng sanh, nhưng tâm ta phải thế nào mới có thể
tương ứng với tâm của các Ngài. Khi năng lễ sở lễ đều
ở trong không tánh, thì dù không cầu khấn, các Ngài vẫn
hiện diện, sự cảm ứng tương giao vẫn bất khả tư nghì;
còn nếu phiền não tham sân si đầy dẫy, thì có vái lạy
cầu xin bao nhiêu cũng không có kết quả. Hơn thế nữa, lời
dạy của Như Lai chỉ là thuyền bè đưa người qua sông, dấu
chân của Như Lai chỉ là những bảng ghi dấu trên đường;
còn việc bước xuống thuyền hay cất bước, đi đến đích
hay không là việc riêng của mỗi người. Tu hành là gột rửa
nhiễm nhơ trong tâm, phục hồi chánh kiến, nghĩa là sự thấy
biết như thật về mọi sự mọi vật. Tâm bớt nhơ nhiễm
bao nhiêu thì Phật pháp hiển hiện bấy nhiêu. Có thể nói,
giáo lý chân thật là từ tâm lưu xuất, Phật pháp là Tâm
pháp của mỗi chúng sanh. Pháp ấy có sẵn, đầy đủ hoàn
hảo, không thể tìm thấy qua chữ nghĩa bên ngoài, dù là chữ
nghĩa của Phật của Tổ.
Thiền
tông còn được gọi là Phật tâm tông vì chủ trương ngay
nơi tâm mà tu, ngộ, chứng và thành đạo. Nói thế không phải
không chú trọng tha lực, nhưng vẫn đặt tự lực vào vai
trò chủ yếu. Nếu ta không tự phấn đấu, tự chuyển hoá
thân tâm thì không một thế lực nào thúc đẩy được ta
tu tiến. Dĩ nhiên, lúc đầu học đạo, ta cần thầy dạy
bảo, hướng dẫn ta đường lối tu hành và những kinh nghiệm
trong công phu. Khi gặp trở ngại chướng duyên, ta phải chí
thành sám hối trước Tam Bảo về những tội lỗi mình đã
gây ra trong kiếp này và vô lượng kiếp trước. Hằng ngày
ta vẫn cung kính lễ lạy Thánh tượng Ðức Bổn Sư, nhớ
ơn Ngài đã chỉ cho ta con đường thoát ly sanh tử, nhớ gương
sáng tìm đạo độ sanh của Ngài và nguyện nối bước theo
Ngài. Nhưng đến khi nhận ra tự tánh hằng tri, thì trí tuệ
vô sư mới là vị thầy đích thực của riêng mình. Lama Yeshe
gọi những vị thầy hữu hình và kinh sách trợ duyên ở bước
đầu tu tập là “vị thầy tương đối”; còn vị thầy
trí tuệ của chính tự thân là “vị thầy tuyệt đối hay
tối hậu”, luôn luôn hiện hữu, luôn luôn ân cần. Nương
vào vị thầy tuyệt đối ấy mới thực sự học và tu đạo.
4-
Phân ranh giữa bờ mê và bờ giác:
Nhà
Phật có từ Ba-la-mật, Trung Hoa dịch là Ðáo bỉ ngạn (Qua
bờ kia). Khi nghe cụm từ này, chúng ta có khái niệm phân ranh
giữa bên nầy là bờ mê, bên kia là bờ giác; mê và ngộ
là hai trạng thái, hai cảnh giới cách nhau trời vực. Một
ví dụ về ba giai đoạn theo tinh thần Bát-nhã: Văn tự Bát-nhã
ví như người từ bờ bên nầy bước lên thuyền; Quán chiếu
Bát-nhã là tự chèo thuyền vượt sông; Thực tướng Bát-Nhã
là đến bờ bên kia. Hình ảnh sống động ấy càng làm ta
có sự phân biệt rõ ràng giữa mê và ngộ, xem giác ngộ là
mục tiêu xa xôi ở một thời điểm hứa hẹn nào đó.
Thật
ra, Ngộ không phải là một diễn biến từ từ mang đầy tính
tri thức, theo tiến trình từ nhân đến quả. Ngộ cũng không
là một mục đích cho mình nhắm đến, một cảnh giới cho
mình thủ đắc. Bởi vì tánh giác chính là Mình, do quên tánh
giác nên mê, nhớ lại tánh giác là ngộ, nên ngay phương tiện
đã là cứu cánh, giở chân là đã đến nhà. Nếu phân biệt
phương tiện và cứu cánh là đem tâm chờ ngộ; nếu có mục
tiêu hướng đến là có ngã hướng về ngã sở. Tế nhị
hơn, nếu nghĩ mình đã ngộ thì cái ngộ ấy là cảnh giới
do bản ngã thêu dệt, để cái ngã ấy sở đắc; tất cả
đều là hành vi của thức.
Thiền
sinh tu theo pháp môn Tri vọng, đôi khi thắc mắc sao công phu
một thời gian dài mà vọng còn mãi, có lúc càng lẫy lừng
hơn trước. Có người khát khao được thấy tánh, và khi tọa
thiền được đôi chút khinh an, lầm chấp sự khinh an ấy
là kiến tánh. Trong Kinh Niệm Xứ, Ðức Phật dạy tuệ tri
trên 16 loại tâm hành sanh diệt. Ngài chỉ dạy ta “Biết”
chứ không dạy cách diệt trừ. Lúc định ta biết, lúc loạn
cũng biết chứ không bỏ loạn tìm định. Có vọng hay không
vọng là hai mặt đắp đổi cho nhau, đều là khách thể; còn
chủ thể là cái Biết thường hằng xuyên suốt mọi biến
động của tâm. Nhận ra cái Biết thường hằng ngay khi vọng
khởi, ấy là siêu vượt cả loạn và định. Ngay sóng sanh
diệt nhận ra bản chất nước bất sanh thì ngay mê là giác,
không phải tìm bờ giác ở đâu xa.
II-
TINH THẦN ÐỐN NGỘ:
“Ðốn”
là ngay tức khắc, rất nhanh chóng; “Ngộ” là nhận ra. Ðốn
ngộ hiểu theo nghĩa thông thường là nhận ra thể tánh chân
thật của mình một cách nhanh chóng thẳng tắt, không qua thứ
lớp tu tập. Ðây là sự đột biến trong tâm hành giả, là
sự chuyển hoá tận gốc rễ. Nhưng đây cũng là kinh nghiệm
tự nội, là trạng thái vô ngôn sâu thẳm của riêng mỗi
người, không thể trang trải trên tầng hiển ngôn rườm rà,
hoa mỹ. Do vậy, đề cập đến tinh thần Ðốn ngộ cũng chỉ
là gượng nói, còn muốn biết nóng hay lạnh thế nào, chỉ
tự mình uống mới rõ.
1-Ngộ
là kết quả của sự thao thức miên trường nhưng không mong
cầu nóng vội:
Nhà
Thiền có câu “Mê nghe kinh trọn kiếp, ngộ chỉ một sát-na”.
Trọn kiếp nghe kinh, nghiên tầm văn cú, dù thuộc làu ba tạng
kinh điển cũng chỉ dừng lại ở văn và tư, tức nghe và
suy gẫm. Người ấy trở thành học giả, thành người đạo
đức, nhưng chỉ có sự hiểu biết trên bình diện chữ nghĩa
chứ không thể thâm nhập vào đạo lý diệu mầu. Những gì
không có chiều sâu thường không bền vững, đến khi gặp
hoàn cảnh bức bách, e người ấy không có sự trầm tĩnh
ứng phó kịp thời.
Người
tu đạo Phật có thể không là học giả, nhưng nhất định
phải là hành giả. Các Thiền sư ngày xưa không giảng giải
dài dòng, mà thường dùng những phương tiện thiện xảo tùy
cơ, khiến môn đệ bặt đường suy nghĩ. Các Ngài tạo cho
môn đệ một nỗi thao thức miên viễn, ray rứt trăn trở
với khối nghi mãi không thôi. Ðúng thời tiết nhân duyên,
Thiền sư chỉ cần điểm nhẹ, khối nghi bùng vỡ, thiền
sinh đại ngộ.
Sự
thao thức đối với thiền sinh như vậy rất quan trọng và
cần thiết. Mỗi người có thể có một nghi vấn riêng, hoặc
tự mình đặt ra, hoặc do người khác gieo vào. Chẳng hạn
ta có thể đặt câu hỏi: “Mặt mũi đích thực của ta là
gì ?” hay “Tại sao Ðức Phật bảo chúng sanh đều có Phật
tánh mà ta phải sống kiếp cùng tử lang thang?”. Ta phải
ôm câu hỏi nầy mọi nơi mọi lúc, và phải tự lực tìm
câu giải đáp. Ðại nghi thì đại ngộ, và nghi thì miên trường
nhưng lúc ngộ chỉ trong chớp nhoáng, khi trực giác phát sinh.
Chúng ta đã khảo sát kỹ vấn đề nầy trong chương “Khối
nghi và thuật khai tâm” ở trước.
Tuy
nhiên, thao thức vì mối nghi không đồng hoá với sự mong
cầu kết quả. Chúng ta làm việc gì cũng đều có hy vọng,
có mong mỏi việc làm đạt kết quả mau chóng, tốt đẹp.
Việc tu hành cũng vậy, nhất là đối với những người lớn
tuổi, thấy quỹ thời gian của mình không còn bao nhiêu, càng
nóng vội mong mau đến đích; ai chỉ bảo pháp tu thẳng tắt,
chóng ngộ, chóng chứng, hiện đời thành Phật là tu theo.
Do không có chánh kiến nên người ấy dễ bị lừa gạt, có
khi sa vào đường ma lối quỷ.
Thật
sự, trên đời không có đường xa nào mà không có gian nan
trở ngại. Ðường đời còn thế, huống chi đường tu. Thành
Phật tác Tổ đâu phải chuyện đơn giản dễ dàng mà muốn
đạt kết quả trong phút chốc. “Chiến đấu không gian khổ
thì chiến thắng không vinh quang”. Chiến đấu với chính
bản thân mình lại là cuộc chiến trường kỳ và gian khổ
nhất; nhưng nếu thành công, cuộc chiến ấy mới có ý nghĩa
đích thực. Ðốn ngộ tuy xảy ra trong một sát-na, nhưng trước
khi có sát-na ấy, người tu phải có những điều kiện gì,
phải công phu như thế nào, phải chuẩn bị tâm thức ra sao.
Ðó là những điều chúng ta cần nắm vững trước khi tiến
hành việc lớn của đời mình.
Bài
kệ của Tú tài Trương Chuyết có hai câu:
Phá
trừ phiền não trùng tăng bệnh
Thú
hướng chân như tổng thị tà.
Lúc
chưa biết tu, chúng ta dung túng phiền não, ai đối xử không
tốt với mình thì mình nhớ mãi không nguôi. Khi biết tu, chúng
ta lại thấy phiền não là khổ, muốn đoạn trừ phiền não
để được an vui. Ta không biết rằng, chính tâm dẹp trừ
lại làm ta mất bình an, càng thêm bệnh. Cảnh giới không
phiền não mà ta muốn hướng đến chỉ do ý thức vẽ vời
ra, chứ không phải cảnh vốn tự tịnh tự an của thể tánh,
nên thú hướng “chân như” ấy chính là tà. Người tu chúng
ta cần nhận định rõ để khỏi lầm lẫn giữa trạng thái
không phiền não do ý thức tưởng tượng ra, và cảnh giới
vốn tự bình an khi đạt đạo.
Một
ví dụ về kho chứa vật dụmg lâu ngày. Khi dọn dẹp ta vứt
bỏ những vật không đáng giá, nhưng còn giữ lại những
món có giá trị cao. Tiếp tục dọn dẹp, ta vứt tất cả
các thứ, kho trở thành trống rỗng, nhưng vẫn còn giữ lại
cái kho trống ấy. Ðây là tâm trạng của người tu chúng
ta, lúc đầu bỏ ác tìm thiện, rồi vượt qua cả thiện lẫn
ác, mọi ý niệm đều vắng bặt. Tuy nhiên, ta lại chấp chặt
vào trạng thái trống vắng của tâm mà không biết đó là
cái sở thủ vi tế. Lại nữa, có tâm thủ xả là muốn bỏ
cảnh phiền não tìm chốn bình an, tức đem tâm nầy lựa chọn
tâm kia, đưa đến sự xung đột nội tâm không dừng nghỉ.
Ta cũng không biết rằng, khi ta hướng tâm đến chân như tức
xem chân như là một thực tại khách quan, tồn tại ngoài mình;
thật ra chân như chính là mình, càng nghĩ càng tìm nó lại
càng xa thẳm. Tất cả đều vì chúng ta thấy các pháp đều
thật có nên dụng công hữu vi hữu tướng, khổ nhọc nhiều
mà kết quả chẳng bao nhiêu. Khéo nhận ra mọi cảnh giới
phiền não hay bình an đều như hoa đốm, không thật sanh cũng
chẳng thật diệt; khéo an trú nơi bản tâm vô nhất vật thì
công phu nhẹ nhàng mà thành tựu viên mãn.
2-Ngộ
là Bát-Nhã :
Bát-Nhã
là cái biết của trí, là hành vi của trực giác không qua
trung gian suy luận, không vận dụng thức tâm phân biệt chủ
quan. Bát-Nhã quán triệt muôn pháp trong tận cùng bản chất
thâm sâu của chúng, dung nhiếp giữa người và cảnh, giữa
chủ thể và đối tượng.
Con
người chúng ta khi tiếp duyên xúc cảnh, luôn có ý thức xen
vào khiến sự nhận định của mình mang đầy tính cực đoan
phiến diện. Ta luôn thấy các pháp theo một khuôn mẫu ước
lệ, và đặt tên cho chúng bằng sự tưởng tượng vẽ vời
của mình, càng lúc càng xa với thực tại. Thật ra, các pháp
tự chúng không đẹp-xấu, hay-dở... mà vô ngại dung thông
nhau. Nếu thấy các pháp nơi đầu nguồn cội, nơi trước
khi có ý niệm phân ranh, rõ ràng chúng bình đẳng trong Không
tánh. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Phóng nhi tắc bao la thế giới,
thâu nhi tắc tế nhập vi trần”, buông ra thì cùng khắp pháp
giới mà thu lại chỉ trong một hạt bụi. Khi không còn tâm
phân biệt thì ý niệm lớn nhỏ không tồn tại, lớn như
núi Tu-di hay nhỏ như hạt cải đều bình đẳng không khác.
Thất của Ngài Duy-Ma chỉ vuông vức một trượng nhưng chứa
hết vô vàn toà sư tử, đây là một hình ảnh huyền diệu
diễn tả một cách sống động tinh thần dung nhiếp của vạn
pháp. Vấn đề nầy không thể dùng ý thức suy lường, mà
phải nhờ cái biết thấu thể thực tướng của các pháp.
“Cái biết thấu thể” ấy là Bát-Nhã, là cảnh giới bất
khả tư nghì của những bậc ngộ đạo mà kinh Lăng Già gọi
là “Cảnh giới Thánh trí tự chứng”.
Một
đệ tử lớn của Ðức Phật, Ngài Tu-Bồ-Ðề, sau khi khai
ngộ lý Không nơi pháp hội Kim Cang Bát-Nhã, được tôn xưng
là bậc Giải Không đệ nhất. Một hôm, Ngài tọa thiền trong
thạch động, chư thiên mưa hoa cúng dường. Ngài hỏi :
- Các
ông là ai? Vì sao đến đây mưa hoa khen ngợi tôi ?
Vị
thủ lãnh chư thiên chắp tay thưa :
-
Tôi là Thiên Ðế Thích, mấy vị kia đều là thiện nhơn.
-
Vì sao các vị ân cần khen ngợi tôi như thế ?
-
Chúng tôi kính trọng tôn giả nhập Không tam muội khéo thuyết
Bát-Nhã.
-
Tôi chưa từng nói một chữ Bát-Nhã, cớ sao các ông khen ngợi
?
-
Tôn giả không nói, chúng tôi không nghe. Không nói không nghe
là chơn Bát-Nhã(15).