THIÊN THỨ NĂM
LUÂN LÝ LUẬN
CHƯƠNG I
TỔNG LUẬN
1- Những điều chúng tôi đã
trình bày ở trên, tuy chưa được hoàn bị; nhưng đối với tâm-ký-quan nhất
ban của các A-tỳ-đạt-ma-luận-thư như thế cũng đã nói lên một cách đại thể
rồi. Song, như chúng tôi đã thường nhắc đi nhắc lại, là mục địch của
tâm-lý-luận Phật-giáo không phải chỉ luận về hoạt động tâm-lý suông, nhưng
là phân tích và quan sát những hoạt động tâm lý để hỗ trợ cho việc
tu-dưỡng của người ta. Do đó, tâm-lý-luận của Phật-giáo rốt cục là
tâm-lý-luận luân lý, còn như tâm-lý-luận nhất ban chẳng qua chỉ là một
đạo-trình đưa đến mục đích đó mà thôi. Từ đây, để ứng dụng nhất ban-luận ở
trên, chúng tôi muốn bàn đến luân-lý-luận và tu-đạo-luận. Song, trên
giáo-tướng của Phật giáo, cái gọi là luân-lý-luận và tu-đạo-luận, và
tâm-lý-luận (Ðại-chính, 27, trang 8, hạ) nói, Pháp-Cứu cho tâm và tâm-sở
chỉ là sự sai biệt của tư, tức những tướng của tác-dụng ý-chí; Giác-thiên
thì cho tâm, tâm-sở, thể của nó là tâm. Ðối với những ý kiến này mà đề
xướng tâm-tâm-sở-biệt-thể-luận, đứng đầu Tích-lan Thượng-Tọa-Bộ, rồi đến
Hữu-Bộ và tất cả các phái khác chủ-trương cơ-giới chủ nghĩa, tức là các
học phái muốn phân tích các pháp để quan sát một cách máy móc, là những
nhà biệt thể luận. Ai cũng biết trong Thành-thật-luận quyển 5 (thứ 60-64),
vì có đề cập đến vấn đề này nên ở đây hãy tạm đưa ra lý do xem sao. Theo
đó thì chính Tành-thật-luận chủ-trương nhất-thể-luận, lý do này đã được
trình bày rồi. Thứ nhất, xem trong các kinh văn Phật nói (A-Hàm-Bộ), tuy
thường đề cập đến nhiều tâm, nhưng ngoài tâm ra, không có lập luận về tâm
sở. Mặc dầu tựa hồ có nói đến tâm-sở nhưng suy cứu đến ý nghĩa thì đó
chẳng qua chỉ là thuyết minh sự sai biệt của những tác dụng tâm mà thôi
(đại ý của phẩm Vô-Số thứ 60). Nói thức, nói giác, nói tưởng, tóm lại,
chẳng qua chỉ là bất đồng về danh xưng chứ thật thì không ngoài tác dụng
nhận thức của tâm; không những thế, ngay đến thụ, tức cảm tình, nếu coi nó
là ý thức, thì đương nhiên nó cũng tức là “biết” (do đó, tuy nói khổ, lạc
thụ, nhưng nó là một loại “biết”). Minh-vô-số-phẩm 64, Ðại-chính, 32,
trang 276, thượng). Như vậy, tác dụng của tâm tuy có nhiều thứ, rốt cuộc
cũng chỉ là đồng tướng của tâm (tác dụng duyên lự) và bất luận loại nào
cũng chỉ là sự sai biệt của cùng một tâm (minh vô-số-phẩm 64) đó là chủ
trương của các nhà nhất-thể-luận (tâm, tâm-sở-luận) tự thân là một để mục
hơi khác nhau cho nên ở đây, một mặt lấy tâm-lý-luận làm cơ sở, một mặt
lại chiếu theo những hoạt động tâm-lý biểu-hiện thành hình thái thực tế
luân lý và tu đạo để nói lên cái ý nghĩa và giá trị chủ yếu của nó.
Nhưng, trước hết cần phải
nhận-xét một cách tổng quát để hiểu qua luân-lý-luận của A-tỳ-đạt-ma trước
khi đi sâu vào đề tài chính.
2- Trong tất cả các tôn-giáo
trên thế-giới, Phật-giáo là một tôn-giáo có sắc thái luân-lý sâu đậm nhất.
Trong số các học giả Tây-phương có người cho rằng, so với Bà-La-Môn-giáo,
Phật-giáo là một phái đặc biệt chú trọng về vận động luân-lý. Do đó ta
thấy Phật-giáo rất trọng luân-lý. Theo Phật, nếu người ta muốn đạt đến
cảnh-giới giải thoát tối cao thì trước hết phải từ phương diện tiêu-cực,
lánh tất cả mọi việc thiện: đó là điều kiện tất yếu. Ai cũng biết bốn câu
kệ trứ danh “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư
Phật giáo” – tránh mọi điều ác, làm các việc thiện, giữ tâm trong sạch: đó
là lời dạy của chư Phật - chỗ lập cước của nó tuy đã được nhận định, nhưng
nếu nhận xét nó về phương diện lịch, đối với mỗi quan hệ căn bản giữa giải
thoát tối cao và đạo đức, thì dù cùng trong Phật giáo, nhưng vì tất đã là
đồng nhất. Trong thời Phật Giáo Nguyên Thủy, đức phật đã đứng trên lậ
trường lánh dữ, làm lành để suy tiến và tưởng thưởng tất cả trình độ thiệu
sự. Ðến cảnh-giới tối cao thì biến thành vô-ngã tuyệt đối, hoàn toàn hy
sinh tự kỷ cho công cuộc lợi tha, còn đối với những người bất hại mình thì
hoàn toàn chấp nhận chủ nghĩa vô-để-kháng (như hạnh Bồ-Tát được thể hiện
trong Bản-sinh-đàm). Rồi trở xuống, những việc thiện lấy thù báo ở tương
lai làm mục tiêu, hay thiện sự lấy hạnh phúc ở đời này làm mục đích, tất
cả chỉ cần đừng làm hại kẻ khác, những việc thiện như thế đều đã được đức
Phật suy tiến. Mà tương quan của việc thiện, hoặc đưa đến giải thoát tối
cao là nhờ cái gọi là vô-lậu-thiện, hoặc về chính sự quốc-gia, hoặc về
nghĩa vụ của quần thần đối với quốc vương, hoặc về sự hòa thuận trong một
nhà, về quan hệ giữa vợ chồng, anh em, thầy trò; cho đến về chế độ kinh
tế, vệ sinh, v.v… tóm lại, tất cả cái gì là thiện đều được tưởng thưởng.
Ðương nhiên, đây không phải nói về phương diện tổ chức có hệ thống, nhưng
đức Phật chỉ trả lời những ai đề cập đến những vấn đề đó mà thôi.
Tóm lại, xuất phát từ tâm từ
bi và tâm đồng tình, đức Phật đã vì mọi người nói lên tất cả thiện sự, đó
là một sự thật mà bất cứ ai đã đọc qua bộ A-Hàm Thánh-điển cũng đều thừa
nhận. Cái nguyên nhân làm cho Phật giáo bành trướng trên thế giới tuy có
nhiều, nhưng, như lịch-sử đã chứngminh, có nhiều vua chúa, sau khi quy y
Phật, đã dùng tâm lý Phật-giáo để lãnh đạo và chi phối quốc-gia, do đó mà
Phật-giáo hưng thịnh: điều này, từ vua A-Dục ở Ấn-Ðộ thuở xưa cho đến nay
vẫn còn là một sự thật hiển nhiên.
3- Phật-giáo tuy đặm màu
luânlý nhưng nếu nhận xét về phê phán nền luân lý theo lập trường học-vấn,
thì do cách nhận xét bất đồng, cũng có nhiều sự giải thích khác nhau. Như
đã nói ở trên, mục địch của đức Phật trước sau vẫn là ở chỗ thực-hành,
không phải thuyết minh về ý luận, cho nên, những lời dạy của ngài liên
quan đến luân lý, đạo đức phần lớn là những lời giáo huấn lâm thời, chẳng
qua chỉ lập đi lập lại những đức mục mà thôi. Nếu muốn có một thế hệ
nhất-quán thì, về cách giải thích, có thể chia thành nhiều ý kiến khác
nhau. Giờ xin đưa ra những điểm chủ yếu như sau:
thứ nhất, mục đích đầu tiên
của Phật giáo là giải thoát. Mà giải thoát là siêu việt hiện-thế, do đó
luân-lý đạo đức được quy định cho hiện-thế đối với đạo giải thoát tất kính
chỉ có quan hệ gián tiếp chứ không có quan hệ trực tiếp. Ðương nhiên, xa
lìa ngã chấp là con đường chủ yếu đưa đến giải thoát, nhưng vô-ngã,
vô-để-kháng là điều kiện tất yếu của đạo giải thoát tuy chẳng có gì sai
khác, song trở xuống như cái gọi là thiện-sự thế-gian, nhận xét theo lập
trường đệ-nhất-nghĩa-đế của Phật giáo, chẳng qua cũng chỉ là sự chuẩn bị
cho việc tu đạo để đạt đến vô-ngã tối-cao mà thôi.
Thứ hai, nếu đã đạt được giải
thoát thì vì mục đích đã hoàn thành nên không còn cần phải câu nệ đạo đức
luân lý nữa, cũng như người đã tốt nghiệp Ðại học không còn phải chuẩn bị
thi vào đại học nữa.
Thứ ba, luân-lý đạo đức trong
Phật giáo tất kính chỉ là phương tiện, là đệ-nhị-nghĩa, nhất là đối với
công cuộc cứu tế xã hội, nếu quá chấp nê sẽ trở thành chướng ngại cho việc
tu đạo – trên thực tế, luân-lý-luận của Phật giáo có thể giải thích theo
nhiều phương diện, nhưng, trong số các học giả Âu-châu, có người cho Phật
giáo là cuộc vận động luân-lý, mà cũng có người, trái lại, bảo “trong
những tư tưởng căn bản của Phật-giáo hầu như không có sắc thái luân lý”.
Ngày nay, nhìn vào Phật giáo Ðại-Thừa, muốn xã hội hóa Phật giáo, thật tế
vận động công cuộc cứu tế xã hội, cũng có rất nhiều người, nhận xét theo
lập trường bản lai của Phật-giáo, giữ thái độ cho rằng đó chỉ là công việc
bên ngoài, đại khái đây là thái độ đã xuất phát từ kiến giải thuần
lý-luận.
4- Song, trên đây chỉ là sự
nhận xét phiến diện. Ở một phương diện khác, đặc biệt là nhìn vào nhân
cách của người sáng lập Phật giáo, người đã đề xướng một nền luân-lý tạp
đa làm nhãn mục cho Phật giáo đồ, nếu lấy Phật và niềm tin của ngài trải
qua nhiều kiếp làm cơ sở mà nói, thì kết luận trên đây không phù hợp với
chân ý của Phật bởi những lý do sau đây: 1) Theo Bản-sinh-đàm, đức Phật,
trong các kiếp tu hạnh bồ-Tát, đã từng sinh vào nhiểu loại hữu tình, và
bất cứ trong cảnh ngộ nào cũng phát tâm đại-từ-bi-vô-ngã mà tận lực làm
mọi thiện sự để giúp chúng sinh, không biết mỏi mệt. Cho đến tất cả việc
thế tục, không từ bỏ một việc thiện nào dù khó đến đâu cũng hết lòng vì
người giúp đới mà làm, và coi như đó là điều kiện tất yếu để thành Phật.
2) Cuối cùng, đến kiếp này Bồ-Tát đã thành Phật. Tuy Phật đã đạt đến giải
thoát tối cao lúc 25 tuổi, nhưng trong suốt 46 năm sau đó đức Phật vẫn
tiếp tục không ngừng sự nghiệp cứu người, giúp đời và không một việc thiện
nhỏ nhặt nào mà ngài không làm. Trong ý nghĩa ấy, theo giáo-lý Phật-giáo
mà nhận xét thì những hoạt động của đức Phật sau khi thành Chính-giác, với
đức Phật vẫn là hoạt động của Bồ-Tát, có thể nói, lại đem những
kinh-nghiệm ở thời đại Bồ-Tát mà thực thi trong kiếp hiện tại. Từ đó đưa
đến kết luận 3,) làm việc thiện để thành phật là chuẩn bị cho việc giải
thoát, đòng thời, vì đời mà suy tiến mọi thiện sự, tự mình cũng làm thiện
sự là tư cách và nghĩa vụ của người giải thoát. Do đó, làm việc thiện tức
là đạo đức, bất luận thế gian này xuất thế, bản thân thiện sự là phật đạo.
Cho nên, đối với giáo lý do đức Phật chỉ dạy không nên giải thích câu nệ
theo thần học. Nếu trực tiếp lấy nhânc ách của chính đức Phật làm trung
tâm thì, như trên đã nói, đức mục luân lý Phật giáo nào không phù hợp với
nhân cách đó cuối cùng cũng bị loại bỏ.
5- Căn cứ theo những tài liệu
của Phật giáo nguyên thuỷ mà luận cứu, dù cho cùng một sự trạng, nhưng nếu
tiến đến cái tinh thần căn bản thì tự nhiên cũng phát sinh những giải
thích bất đồng, do đó mà trên thực tế cũng có thể có những thái độ khác
nhau về luận lý. Song, trở lại với vấn đề hiện tại – luân lý quan trong
A-tỳ-đạt-ma-luận-thư theo thái độ nào? Vấn đề này, tuy không thể thảo luận
theo một cách nhất khái, nhưng, trên đại thể, có thể nói, đạo đức là sự
chuẩn bị để hướng tới giải thoát, không ngoài hai loại là đạo đức xuất-gia
và đạo-đức tại-gia, khi được giải thoát rồi tất phải trở lại suy tiến
những thiện sự thế-gian, hoặc là nghĩa vụ tự mình phải thực hành. Nói cách
đơn giản: sinh hoạt đạo đức tuy là nấc thang cần thiết để hướng tới giải
thoát, nhưng tự nó không phải là mục đích tối hậu. Trong bộ-phái phật-giáo
có một phái mà ai cũng biết là Bắc-đạo-phái cho rằng lòng từ bi cũng là
một thứ phiền não, và thậm chí chủ-trương “Phật không có từ bi tâm” (K. V.
XVIII, 3). Các nhà Ðại-Thừa sau này bảo đó là kiến giải Tiểu-Thừa và chê
họ là những kẻ tự lợi chính cũng vì lý do ấy. Tư-tưởng này, sau khi phật
nhập diệt, không được thịnh hành. Nếu cứ theo ý kiến trong Giáo-Hội
Phật-giáo thì nhân cách của Phật rất đặc biệt, không phải ai ai cũng hiểu
được, bởi thế sự kinh lịch thực tế của Phật dĩ nhiên chỉ biểu hiện trong
Bản-sinh-đàm khi tu hạnh Bồ-Tát và lại coi đó gần như là nhân sự mà thôi,
họ chỉ chuyên theo với những gì được biểu-diện trong kinh rồi chỉnh lý ít
nhiều về mặt lý luận, cho nên, kết quả đã có những lý luận như trên. Ðương
nhiên những ý kiến đó tuy như thế nhưng quyết không thể như Ðại-Thừa chê
là chỉ khuynh hướng về một mặt siêu-thoát, mà theo lời Phật dạy, trên thực
tế, họ cũng rất tận lực đối với các việc thiện ở thế gian. Tóm lại, có thể
nói, vì đã xuất phát từ kiến-địa thần-học mà đã có kết luận như trên. Ðối
lại với ý kiến này là ý kiến thứ hai, tức làm việc thiện ở thế-gian mà xa
lìa được tâm-sở đắc thì cũng là phật đạo. Cũng như ý kiến thứ nhất, ý kiến
thứ hai cũng cho người đã giải thoát phải lấy sự nghiệp cứu-tế thế-gian
làm mục đích tối cao của Phật giáo. Tất cả đều lấy Phật làm lý tưởng mà
hoạt động, đó là chủ trương của Ðại-thừa và chung cực đã đạt đến
thuyết-pháp Bất-trụ niết-bàn.
Song ở đây, vấn đề Ðại-thừa
chưa được bàn đến, chúng ta chỉ đang luận về đặc trưng luân-lý-quan của
Tiểu-thừa-luận-bộ mà thôi. Nếu cần phải bàn thêm nữa thì, như đã nói ở
trên, các học phái Tiểu-Thừa tuy không đặt nặng giá trị tối chung của đạo
đức, nhưng, vì nó là sự chuẩn bị cho giải thoát nên vẫn rất coi trọng đạo
-đức. Về điểm này, cứ xem trong các luận-thư, khi luận cứu các đề mục, đã
phân biệt cái gọi là ba tính, lấy thiện, ác, vô-ký làm tiêu-chuẩn trọng
yếu nhất mà phê phán giá trị của nó thì đủ rõ. Hơn nữa, như đã nói nhiều
lần, cái đặc trưng lớn của các luận-thư là muốn đặt rọng tâm cơ-sở-đạo-đức
ở tâm-lý-luận. Như vậy, đề mục luân-lý-luận của Luận-Bộ là chỉnh lý những
lời trong kinh, hoặc những đức-mục được biểu-hiện trong Luật rồi cho nó
một giải thích nhất định: đó chính là cách xử lý cái mà ai cũng biết được
gọi là Nghiệp-phẩm vậy.
Tóm lại, phương pháp xử lý
luân-lý-luận của A-tỳ-đạt-ma-luận, về phương diện thích ứng với cái
học-phong nhất-ban của A-tỳ-đạt-ma, tuy có thể nói là tính cách lý-luận,
nhưng thay vì đi vào chiều sâu thì lại chỉ phân biệt những lời kinh theo
chiều rộng và rất chú trọng sự mâu thuẫn về mặt biểu diện. Do đó, nếu chỉ
có thế thôi thì tuy vẫn chưa đạt đến chỗ sâu xa của luân-lý-luận của
Phật-giáo, nhưng nếu đứng về phương diện quảng-bác mà nói, thì bất cứ ai,
nếu không biết qua những điểm đó thì không đủ tư cách để bàn đến
luân-lý-luận của Phật-giáo. Tuy nhiên, vì luân-lý-quan của
A-tỳ-đạt-ma-luận, nếu đứng trên lập trường luân-lý-luận ngày nay mà nhận
xét, thì phương pháp luận cứu của nó rất bác-tạp, bởi thế, nếu ta muốn
nghiên cứu nó một cách có thể-hệ thì tất nhiên ta cần phải đặc biệt chú ý
đến phương pháp xử lý tài liệu đó.
6- Về tài-liệu và sách tham
khảo để nghiên-cứu vấn đề này, thì phần tài liệu, lấy thuyết pháp luân lý
trong Ni-kh-da làm trung tâm, mà Nghiệp-phẩm, Phiền-não-phẩm, Trí-phẩm,
Ðịnh-phẩm v.v… (không giới hạn trong luận Câu-xá) trong các luận thư là
toàn bộ luận thư xử lý về phẩm loại này.
Về sách tham khảo, chúng ta
có thể kể vài ba cuốn sau đây:
Ward;
TheEthics of Buddhism.
P.Dahlke; Buddhism
als Religion und Moral. Zweite
Auflage 1923,
Miinchen – Neubiberg.
John Mckenzie,
Hindu Ethics. 1922, London and Calcutta.