Ý nghĩa

Vía Phật - Bồ Tát trong năm

---o0o---

TAM MINH

Thích An Hải

 

 

A.  DẪN NHẬP

Tam minh là ba trí của tâm siêu việt căn trần thức tự thân an tịnh soi sáng các loại chúng sanh an vui, đau khổ trong ba đường sáu nẻo một cách rõ ràng như thấy trái xoài trong lòng bàn tay. Bồ Tát Thích Ca sau khi rời khỏi hoàng cung thành Ca Tỳ La Vệ tu theo hướng dẫn của các vị thầy Bà la môn, 6 năm khổ hạnh trong rừng già tham vấn, học đạo, hành đạo cuối cùng  vẫn chưa tìm ra con đường giãi thoát cho mình và cho toàn thể nhân loại. Nhớ lại thời thơ ấu trong buổi lễ Hạ Diền dưới đường cày của vua cha có nhiều sinh vật chết, xót thương ngài đến cây trâm cổ thụ, ngồi tham thiền quán niệm hơi thở chứng được Sơ thiền ly sanh hỷ lạc... sau đó ngài phát minh Lý Trung Đạo xuống sông Ni Liên Thuyền tắm xong đi trì binh độ ngọ; năm người bạn cùng tu với ngài cho rằng ngài đã thối chí tu hành khổ hạnh, nên chán nản bỏ đi. Sau đó ngài đến gốc cây bồ đề lấy cỏ làm tòa  ngồi tham thiền nhập định. Ngài đã tuyên thệ không rời bỏ nơi này, cho đến khi tìm thấy con đường giãi thoát, dù thân có bị hư hoại đi chăng nữa thì vẫn không thay đổi ý định. Sau 49 ngày đêm ròng rã thiền định, cuối cùng ngài chiến thắng được ma vương và diệt trừ được tất cả phiền não, chứng được tam minh, thành tựu quả vị Bồ Đề chánh đẳng, chánh giác, không còn trở lui sanh tử, luân hồi nên cũng gọi là Tam Đắc: ba điều chứng đắc của một vị đại thánh giả cao quý đáng được xưng tôn. Chữ Minh Hạnh Túc trong mười danh hiệu Phật, chính là Tam minh cũng là ba trong sáu thần thông của Phật. Ba thông còn lại là Thiên Nhĩ  thông, Tha tâm thông, Thần túc thông. Từ tâm của vị thánh giả chứng đắc Tam minh có thể phát triển vô lượng trí tuệ ba la mật thần thông quảng đại.

B.  NỘI DUNG
 
Tam minh gồm có Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh:

1). Túc mạng minh: Tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống của mình và của tất cả chúng sinh đã qua.

2). Thiên nhãn minh: Tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống tương lai của mình và của tất cả chúng sinh diễn biến sinh diệt như thế nào.

3). Lậu tận minh: Là tuệ sáng suốt  nhận biết  các pháp đoạn trừ phiền não mê lầm của mình và của tất cả chúng sinh để được an lạc.

 Đây là quả chứng kỳ diệu của đức Thế Tôn về trí tuệ siêu thế trên cơ sở thiền định, theo con đường trung đạo, nhận thức thấu đáo các pháp duyên sanh vô ngã, siêu thoát khổ đau sinh tử. Về sau ngài khai thị cụ thể qua Tứ Diệu Đế, Thập nhị nhân  duyên , trong đó vô Minh -Ái và Thủ được lưu ý như là nguyên nhân  chủ yếu của ngã chấp rơi vào ảo Kiến phát sinh phiền não Kiết sử.

Vậy người muốn chứng đắc Tam minh phát triển thần thông Như lai Lực vô sở uý như Phật phải làm sao? Kinh Kandara, Trung bộ tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam, đức Phật dạy Du sĩ Kandara và con trai người huấn luyện voi nổi tiếng tại Campa, trên bờ hồ Gaggara cùng với đại chúng tỳ kheo thiền quán về Tứ niệm xứ: Thân, Thọ, Tâm, pháp, nhiệt tâm tỉnh giác để nhiếp phục tham ưu ở đời thành tựu giới uẩn, đoạn trừ năm triền cái tham dục, sân hận, hôn trầm dã dượi, trạo cử và thuỳ miên, Kinh qua Tứ thiền với tiến trình chuyển hoá tâm lý(...) từ Thiền thứ tư với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc bất động, như vậy vị ấy hướng tâm đến tam minh (...) vị ấy tuệ tri như thật về Tứ diệu đế, diệt sạch các lậu hoặc, giải thoát mọi hệ luỵ khổ đau, vị ấy khởi lên hiểu biết: “ Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại không còn trở lui cõi đời này nữa.”

Kinh 42 chương, chương 8, có vị Sa môn hỏi Phật:- Kính bạch đức Thế Tôn, do nhân duyên gì biết được Túc mệnh, đến được chỗ chí đạo?- Phật dạy: Lóng sạch tâm mình, giữ vững ý chí đến được chỗ chí đạo. Ví như lau gương trừ bụi còn lại ánh sáng. Dứt lòng tham dục, không sự mong cầu sẽ biết được Túc mệnh.

Rõ ràng muốn biết Túc mệnh phải lóng sạch tâm mình, dứt lòng tham dục. Tức phải thọ trì giới pháp. Giữ được giới pháp phải là người có lý tưởng phát Bồ đề tâm hướng thượng, ý chí dõng mãnh thực hành thiền định cho phát sanh trí tuệ vô lậu.

Có người nói, đức Thế Tôn khi chưa thành tựu chánh đẳng giác, ngài có đến giới đàn thọ giới đâu, ngài chỉ tu thiền định  vẫn biết được Túc mệnh. Ngày nay báo chí đưa tin có một số người sinh ra lớn lên vừa biết nói đã nhớ lại đời trước! -Những người ấy chỉ biết một số đời, không biết được tất cả đời trước của bản thân và tất cả chúng sinh; cái biết ấy cũng không duy trì được suốt đời nếu không tu thiền định. Giới pháp Phật áp dụng cho người loạn tâm tạp nhiễm thiếu chú định, đức Bồ Tát Thích Ca từ khi xuất gia đến thành đạo; tu theo ngoại đạo thiền đến tu thiền theo pháp trung đạo do ngài phát minh, tâm lý luôn chú định, ngài luôn hướng tâm đến giác ngộ giải thoát khổ đau sinh tử cho bản thân và cho nhân loại chúng sinh, thì thọ trì giới làm chi, giới đàn đâu để thọ!

- Người muốn đắc Thiên nhãn minh phải làm sao? Kinh 42 chương, chương 15 có vị sa môn hỏi Phật: - “ Kính bạch đức Thế tôn những gì rất mạnh, rất sáng?- Đức Phật dạy: Nhẫn nhục là rất mạnh, vì chẳng ôm lòng ác, lại thêm khang kiện; kẻ nhẫn nhục không làm ác, tất được người tôn quí. Tâm cấu diệt hết sạch, không  còn vết nhơ, ấy là rất sáng, bao nhiêu sự vật trong mười phương, từ khi chưa có trời đất đến nay, không có vật nào không thấy, không biết.”

Trí Phật được ví như vầng hào quang soi chiếu khắp cùng pháp giới vô ngại, việc biết được bản thân ngài và tất cả chúng sinh đến tận cùng mai sau là lẽ đương nhiên. Ngày nay khoa ngoại cảm, văn chương, triết học, chính trị cũng đoán được ngày mai của thế giới nhân sinh, nhưng không quá một trăm năm, không hiểu biết tường tận từng chúng sinh như Phật. Ngài hiểu rõ mình và mỗi chúng sanh sanh về nơi đâu, dòng họ nào, tính cách, học thức, đạo đức, sống chết ra sao!

Người muốn đắc Thiên nhãn minh nhẫn nhục trong mọi trường hợp cho tâm lý trong sáng mạnh mẽ vươn lên đỉnh cao chân thiện mỹ. Kinh Hoa Nghiêm Phật cũng dạy đệ tử dùng tư tưởng xuất thế gian dung hoá các tư tưởng tốt của thế gian trang nghiêm vũ trụ:- Tâm xuất thế gian là tâm không còn vết nhơ, vẩn đục; Thanh khiết, trong sáng như mặt nước hồ thu long lanh phản chiếu cảnh vật. - Đức Phật từng nhẫn chịu đói khát nắng mưa và tiếng mai mĩa, suy tôn hạ bệ của người đời, không than van oán trách. Ngài luôn giữ vững lập trường tu thân, hành đạo kết quả cứu độ chúng sinh qua các cách truyền tâm pháp yếu từ kinh nghiệm tự thân không biết mõi. Theo gương Phật, người muốn đắc thiên nhãn minh phải nhẫn nhục, trì giới, thiền định cho trí tuệ siêu thế phát sáng.

- Người muốn đắc Lậu tận minh phải làm sao? -Kinh 42 chương; chương 16, đức Phật dạy: “ Người ôm lòng ái dục chẳng thấy được đạo, ví như nước được lắng trong, lại lấy tay khuấy nó, mọi người cùng đến xem không thấy được bóng mình. Người vì ái dục thay nhau không dứt, mà cấu trọc trong tâm nổi dậy, nên chẳng thấy đạo. Sa môn các ông phải bỏ ái dục, cấu trọc. Ái dục hết rồi mới thấy được đạo.”

Ý văn Kinh này đức Phật dạy, người muốn thành đạo phải tu thiền định trừ tâm tán loạn và ái dục; khi tâm ái dục hết rồi tâm trí chiếu sáng sẽ đắc được lậu tận minh thấy được đạo.

Cấu trọc: cấu là phiền não vẫn đục tâm tính làm cho trí tuệ siêu thế không phát sanh; Phật tánh ẩn tàng, ví như nước ao hồ trong lắng bị người quay đảo cặn cáu nổi lên ngầu đục không phát ra tác dụng chiếu soi cảnh vật.

Rõ là, đức Phật dạy người muốn có tuệ giác như Phật an lạc tự tại hãy tu thiền định diệt trừ tâm rối loạn vì ái dục từ thô đến tế. Ái dục hết rồi tâm trí sáng tõ an ổn tâm trí sẽ đắc Lậu tận minh thấy được đạo.

Thiền định do chữ Dhyana, Hán dịch Thiền Na hay Thiền định, nghĩa là chuyên chú tâm vào một chỗ, tức nhập tâm vào đề tài thiền quán, tư duy, tĩnh lự… Kiến đế đắc. Thiền định có nhiều loại trong và ngoài đạo Phật. Nơi đây chỉ nói đạo Phật thiền gồm có thiền Nam Tông, Thiền Bắc tông, và Tổ sư Thiền. Thiền Nam Tông dùng Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên làm pháp tu căn bản, thực hành 37 phẩm trợ đạo rút gọn lại Bát Chánh đạo. Thiền Bắc Tông chủ trương phát tâm Bồ Đề, hành Lục độ vạn hạnh chăm chỉ. Thiền này nổi tiếng Kiến tánh khởi tu là chủ yếu, cũng có nhiều trường hợp khởi tu mới Kiến tánh. Bất cứ chủng loại thiền nào của Phật giáo cũng phải có Chánh kiến mới đi đến xuất thế gian.

Ái dục:- Đức Phật giải thích trong Kinh chuyển pháp luân (Dhammacakka - ppavattanasutta): “Chính ái là nguyên nhân của sự tái sanh. Ái kết hợp với tâm tha thiết, khao khát, bám bíu cái này hay cái kia(đời sống). Chính là ái đeo níu theo dục vọng ngũ trần. Ái đeo níu theo sự sinh tồn, sanh ái, luyến ái trong lý tưởng cho rằng vạn vật là trường tồn vĩnh cữu và ái đeo níu theo ý tưởng không sinh tồn, vô sanh ái, luyến ái trong lý tưởng cho rằng sau cái chết là hư vô.” (Mahavagga tr10, samyutta Nakàya, quyển V.)

Tâm ái dục ví như biển động sóng trào nước xoáy ngầu đục ( rối loạn), từ đó chúng sanh bị luân hồi sanh tử. Người thiền định diệt sạch ái dục tâm như biển lặng nước trong soi chiếu (chánh định), lúc bấy giờ lậu tận minh xuất hiện trong tâm thiền giả.

Tóm lại, người muốn đắc Tam Minh như Phật, phải có lý tưởng tìm cầu hướng thượng, thọ trì giới pháp thủ hộ các căn, nhẫn nhục, thiền định, đúng theo pháp Phật, không thể đi con đường khác mà đắc được Tam Minh.

C.  KẾT LUẬN

Qua trình bày sơ lược Tam minh và pháp tu chứng Tam minh theo kinh nghiệm tự thân của đức Thế Tôn và lời tuyên thuyết của ngài trong một số Kinh điển tiêu biểu, chúng tôi thấy Phật như người đào giếng tìm mạch nước, đắc được Tam minh rất khó. Đệ tử đời sau tu hành như người gia công múc nước giếng có sẵn, việc tu chứng tam minh rất dễ. Người chứng đắc Tam minh sẽ trở nên vị thánh cao quí siêu thoát tử sanh lợi ích cho đời, cho đạo.

 ---o0o---

[Mục Lục ][ 01][ 02][ 03][ 04][ 05][ 06][ 07][ 08][ 09][10]

[11][12][13][14][15][16][17][18][19]

 ---o0o---

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ï¾ï½½ 在空间上 栃木県寺院数 y Nên chần rau quả qua nước muối hoc phat ด หน ง giáo lý đạo phật với giới trẻ hiện xuc 曹洞宗 伝記 观世音菩萨普门品 Hương nắng quê nhà phat giao dem lai loi ich gi cho tuoi tre 净空老法师临终遗言 nau chay ca ri thai chay phật dạy về Ám ảnh pháp sư tịnh không kiên duc Lên chùa lạy Phật Làm thế nào để có trí nhớ nhạy bén そうとうしゅう lòng từ bi và con người ブッダの教えポスター Gốc đa xưa Giải mối oan khiên bắt VẠt duc phat da xu su nhu the nao khi chung kien ca bat tuy phan biet cu tran lac dao tap 1 cñu อาจารอเกว ban ve van de nhan qua trong doi song hien tai phà t V廕 位牌 文字入れ buoc chan khai mo con duong vuot thoat phien me va bong hoa su duc phat voi tuoi tho nhin tu tranh ve cây hương chánh niệm phẩm doi net ve y phuc cua phat giao viet nam CẠchi la co giu lay nhau hay khong ma thoi Mở chùa tượng sơn Nghiep tích niem phat co nghia la Nuôi con giúp kéo dài tuổi thọ của chú tiểu đi rồi du già váº