A. DẪN NHẬP
Mỗi đức Phật ra đời đều có hai chúng; Tuỳ tùng chúng và Ủng hộ chúng. Tuỳ tùng chúng là các vị Thanh Văn Đại A la hán thường theo thính pháp tỏ bày công hạnh lớn, tiêu biểu cho hạnh nguyện bao la của thánh chúng. Ủng hộ chúng là chỉ cho các bậc Đại Bồ Tát với hạnh nguyện ủng hộ Phật pháp sâu dày. Các Ngài là bậc thượng thủ trong chúng Bồ tát, là những vị Nhất Sanh Bổ Xứ hay Cổ Phật quá khứ hiện thân với hạnh nguyện hộ trì xiển dương chánh pháp cho Đức Phật hiện tại, trùng tuyên các pháp môn vi diệu khế hợp với tâm nguyện chúng hữu duyên hay làm nhân duyên phát khởi pháp hội cho Phật nói vi diệu Pháp. Khi Đức Phật nói pháp đại thừa, các Ngài thị hiện minh chứng cho kinh. Mỗi vị Bồ Tát là tiêu biểu cho một pháp hành, một công hạnh, một hạnh nguyện sống động của chơn tâm, cho chúng sanh noi dấu. Hàng Phật tử chúng ta biết nhiều đến các vị Bồ tát qua kinh giáo đại thừa và qua các hình tượng phụng thờ nơi thiền môn như Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Chuẩn Đề, Di Lặc... Trong đó! Bồ tát Quán thế Âm là vị Bồ Tát được phụng thờ nhiều nhất. Đến chùa nào, hoặc tư gia nào của Phật tử (theo Bắc truyền)hầu như chúng ta đều thấy hình bóng từ ái của Ngài được thờ phụng tôn kính.Ngài là vị Bồ tát gần gũi hữu duyên với chúng sanh đúng như lời Phật dạy trong Kinh Địa Tạng: “Ôâng với chúng sanh trong cõi Ta Bà có nhân duyên lớn...” Tuy nhiên, phần đông chúng sanh chỉ biết đến ngài qua truyền thuyết, sự tích dân gian hoá và niềm tin, chứ ít người rõ tâm nguyện hành trạng và công đức của Ngài để y theo đó tu hành trong chánh tín. Những ai là Phật tử kính thờ và muốn noi theo hạnh nguyện của Ngài thì phải biết công hạnh và diệu đức của Ngài nương theo đó tu hành theo hạnh Quán Âm thực hành đại từ bi, nương nơi thần lực nhiếp hộ của ngài, tiến tu bước vào vô thượng giác.
B. NỘI DUNG
1. Định nghĩa và tên khác
Quán thế Âm là dịch nghĩa từ chữ phạn Avalo Kitevara, Ngài còn tên khác là Quán Tự tại Bồ tát, Hiện Âm Thanh Bồ tát, Duyệt Âm Bồ tát, Cứu Thế Bồ tát.
Vì Bồ tát quán sát các pháp thế gian tùy theo thế tục giả âm thanh ngôn thuyết, nên gọi là Quán Thế Âm.
Do Bồ tát tu hạnh Đại bi, Đại Từ cứu tế chúng sanh như con một , thường hằng quán sát âm thanh, nếu chúng sanh nào đau khổ nhất tâm xưng niệm danh hiệu Ngài. Bồ tát nương theo âm thanh đó cứu giúp chúng sanh hết khổ được vui nên có tên là Quán Thế Âm.
Lại vì Bồ tát nhân nơi cảnh Lý Sự Vô Ngại quán sát các pháp thấy rõ năm uẩn, sáu trần, mười tám giới thảy đều không tướng, thân tâm tự tại, xa lìa điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn, nên gọi là Quán Thế Tự Tại hay Quán Tự tại Bồ tát.
Chữ Quán là xem xét, thế là thế gian. Do tu pháp Nhĩ căn Viên thông thường hằng xoay tánh nghe phản văn tự kỷ, lắng nghe nội tâm mình ngộ được chơn tâm thanh tịnh, tâm nghe thông suốt mười phương, sáu căn dung thông như nhất. Cho nên, tự tại nghe suốt tất cả âm thanh thế gian, mỗi mỗi phân biệt rõ ràng, có thể phân thân cứu độ chúng sanh thọ khổ não chí thành xưng niệm danh hiệu.
Gọi là Hiện Âm Thanh Bồ Tát vì Bồ Tát nương nơi âm thanh đau khổ của chúng sanh mà hiện thân cứu khổ ban vui, nên có tên là Hiện Âm Thanh Bồ Tát hoặc Cứu Thoát Bồ Tát.
Gọi là Duyệt âm Bồ tát vì Ngài xem xét âm thanh đau khổ của chúng sanh trong thế gian mà cứu độ mà có tên.
Theo Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ môn: “Gọi là Quán Thế Âm Bồ tát vì Bồ Tát ở thế giới Ta bà làm lợi ích chúng sanh, nếu có chúng sanh thọ khổ nhất tâm cầu danh hiệu của Ngài, Bồ tát quán sát âm thanh đó, giúp họ thoát khổ, nếu có sở cầu đều như ý.” Vì Bồ tát cứu khổ ban vui cho chúng sanh nên Ngài còn có tên khác là Thí Vô Uý tức bố thí sự không sợ sệt cho chúng sanh.
Tiền thân: Theo kinh Đại Bi Đà Ra Ni, tiền thân của Bồ tát Quán Thế Âm là Cổ Phật quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai.Vì thương xót chúng sanh và tâm nguyện ủng hộ chư Phật nên Ngài thị hiện thân Bồ Tát.
Theo Kinh Bi Hoa, Bồ tát Quán Thế Âm là con trai thứ ba của vua Vô Tránh Niệm nhân thấy vua cha bỏ ngôi đi tu và hai anh phát đại thệ nguyện tu hành cúng dường Phật và Hiền thánh tăng, nên Ngài phát tâm tịnh tín cúng dường Đức Phật và tăng chúng. Sau đó, theo lời khuyên của đại thần Nguyệt Xứng, Ngài thành kính phát tâm Bồ đề cầu vô thượng đạo.Vì chí nguyện và tâm thành kiên cố, Ngài được Phật thọ ký đạo Vô Thượng Bồ Đề. Hiện tại Ngài là Bồ tát Nhất sanh bổ xứ tại Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Theo Nam Sơn Luật Sư truyện, Ngài Đạo Tuyên Luật sư hỏi Tỳ Sa Môn Thiên vương về tiền thân của Quán thế Âm Bồ tát. Thần thưa:” Quá khứ tiền thân của Bồ tát là công chúa Diệu Thiện con thứ ba vua Diệu Trang Nghiêm. Vì lòng thành kính mộ đạo dốc chí muốn xuất gia tu hành nên không chịu lấy chồng, Vua cha giận dữ lưu đày, đánh đập, định chém... nhưng Ngài vẫn thoát chết, kiên tâm tu hành, chứng đạo Bồ đề.
Ngoài ra theo các truyền thuyết ở Việt Nam Triều Tiên, có sự tích Quan Âm Thị Kính tu thành Quán Âm hạnh. Các tiền thân công hạnh hoá độ của ngài được ghi chép khá nhiều qua các truyện ký trong Đại tạng và Tục tạng.
Công hạnh hoá độ Bồ tát Quan thế Âm tiêu biểu cho đức đại từ đại bi cứu khổ ban vui cho chúng sanh. theo Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn: Nếu ai trì niệm danh hiệu của Ngài sẽ không bị các tai nạn lửa cháy nước trôi lại tránh khỏi các tai nạn quỉ La Sát, Dạ Xoa, không bị gông cùm xiềng xích, dao gậy đánh đập đâm chém, thoát khỏi đường hiểm nạn, an vui không sợ hãi, lìa tham sân si, được con trai con gái như ý nguyện.Đây là do công hạnh từ bi mẫn thế không thể nghĩ bàn của Bồ Tát dùng đức vô uý làm an ổn chúng sanh, nhiếp thủ chúng sanh phát khởi chánh tín, bước vào nẻo đạo.
Đứng về Sự thì đây là thệ nguyện của Bồ Tát Quán thế Âm, một vị Bồ Tát có thật, có nhân duyên rất lớn với chúng sanh cõi Ta Bà. Ngài vận dụng tất cả phương tiện đưa chúng hữu duyên vào đạo bằng cách thị hiện ba mươi hai ứng hoá thân cứu độ chúng sanh với tâm vô trụ chấp, dung thông vô ngại khắp pháp giới mười phương. Chúng sanh nào chí thành thường niệm danh hiệu hay tưởng niệm đến Ngài, một lòng không loạn, chí thành chuyên nhất thì đều được cảm ứng, vượt qua các hiểm nạn. Đứng về mặt lý sự viên dung và các sự cảm ứng được lưu truyền trong dân gian cũng như kinh giáo, tục tạng.v..v.. trong quá khứ cũng như hiện tại. Có thể nói danh hiệu ngài là diệu dược giải tỏa cho chúng sanh tất cả nỗi bất an đau khổ trên cõi đời, nếu tưởng niệm với tâm chí thành chơn chánh. Người niệm danh hiệu Ngài đến vô niệm tương ưng lợi mình lợi người mới được Ngài ảnh hiện gia bị nhiếp hộ vượt qua mọi khổ nạn, như kệ nói: “Chúng sanh tâm cấu tậân, Bồ tát ảnh hiện trung.”
Vì vậy, hàng Phật tử chúng ta phải chí thành tưởng niệm danh hiệu ngài bằng tâm chuyên nhất không tạp loạn mới được lợi ích lớn, hằng an vui trong sự hộ trì của Bồ Tát, từ đó tự phát huy tự lực tu hành của chính mình. Ngược lại! những ai trì niệm với tâm giải đãi biếng lười thì không có kết quả hiện tiền như ý, Bởi vì: “Có thật cảm Phật ngài mới ứng, Niệm lơ là Phật chứng vào đâu, Ví như người té xuống sâu, không lo kêu cứu ai hầu cứu cho.” (Thanh sĩ) Người trì niệm trong sự tán loạn lăng xăng tạp niệm thì không thể tiếp nhận được sự gia bị của Bồ tát, nhưng cũng gieo được duyên lành ở vị lai. Do đó, người tu hành muốn nương vào tha lực cần phải nỗ lực phát huy tự lực chính mình, mới có thể thành tựu tự tha hợp nhất thẳng tiến đạo Bồ đề.Ngày nay, đi đến đâu, chúng ta cũng thấy hình ảnh tượng thờ của ngài. từ chùa chiền, am, cốc cho đến tư gia Phật tử. Có thể nói tiếng niệm danh hiệu Quán Thế Âm có rất nhiều trong lòng người Phật tử bình dân theo đại thừa giáo pháp.
Theo lý mà nhận định thì niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm là niệm đức Đại Bi do được thần lực Ngài gia bị nhiếp hộ, cho nên không bị bát nạn (Vua Quan cấm đoán, giặc giã, hoả hoạn, lũ lụt, bệnh tật, bị người cản trở, phi nhân cản trở, ác thú quấy nhiểu.) xâm tổn. Chuyển đổi được tâm tánh xấu ác của tự thân và chúng sanh làm cho tâm được thanh lương mát mẻ, không bị gông cùm xiềng xích trói buộc, không bị tất cả phiền não ngăn che, thành tựu tất cả công đức lành, đầy đủ phước đức trí huệ và giải thoát giác ngộ viên dung. Bởi vì, niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát là lắng nghe tiếng lòng của tự tâm, bằng thanh tịnh tâm không kẹt trong âm thanh giả tướng, rõ suốt tất cả âm thanh nhiệm mầu giải thoát vi diệu của nguồn tâm là không tịch nên dứt trừ tất cả âm thanh khổ não, khiến cho tự thân người niệm được thấm nhuần an lạc trong chánh pháp. Vững tin và tiến tu đạo nghiệp không thoái chuyển.
Theo các kinh Đại Thừa như “Nhất thiết công đức trang nghiêm kinh”, “Phổ Hiền Đà Ra Ni Kinh” “Thanh Tịnh Quán Thế Aâm Bồ Tát Kinh”.Khi Đức Phật Thích Ca Mưu Ni thuyết pháp, Bồ tát thường hiện thân đến nghe pháp ủng hộ hầu bên các đức Phật. Trong Kinh Đại A Di Đà quyển thượng, Quán Vô Lượng thọ Kinh quyển hạ Quán thế Âm Bồ tát thọ ký kinh, Bồ tát thường đứng hầu bên Phật A Di Đà ở tại Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, giáo hoá chúng sanh.
Theo kinh Hoa nghiên Phẩm nhập Pháp giới Bồ tát quán thế Âm thường trụ Phổ đà lạc ca sơn tại Nam hải ở tại thế giới Ta Bà hoá độ chúng sanh. Ngài Thiện Tài đồng tử khi cầu đạo với năm mươi ba vị thiện tri thức tới vị thứ hai mươi bảy là Bồ Tát Quán Thế Âm dạy tu pháp “Bồ tát đại bi hạnh giải thoát”, để giáo hoá và cứu độ tất cả chúng sanh khổ đau phiền não được giải thoát an lạc. Qua đó, chúng ta thấy Bồ tát ứng hiện khắp mười phương thế giới hoá độ chúng sanh. Đúng như kinh Pháp hoa Phẩm Phổ môn khen ngợi :
Trong mười phương cõi nước, không cõi nào chẳng hiện.
Vô lượng các ác thú, địa ngục quỷ súc sanh,
Khổ sanh già bệnh chết, hiện thân, khổ liền diệt.
Sự hiện thân của Bồ tát trên cuộc đời là tiêu biểu cho sự thắng diệu an ổn tốt đẹp lợi lạc chúng sanh. Phẩm Phổ Môn cho biết tuỳ theo căn tánh chủng loại nghiệp cảm thích mến của chúng sanh mà ngài thị hiện thân hình hoá độ chúng sanh. Đáng dùng thân nào độ thoát thì ngài dùng thân đó hoá độ đem lại sự an lạc cho mọi người và dìu dắt tất cả chúng sanh vào tuệ giác vô thượng.
2. Hình ảnh tôn thờ
Trong các nơi có Phật giáo Đại Thừa truyền bá, Hình tượng ngài được tôn thờ kính cẩn với rất nhiều tướng trạng sai biệt. Hình tượng thường gặp nhất là hiện thân nữ nhơn như mẹ hiền thương con, đầu đội khăn, tay cầm tịnh bình, tay cầm nhành dương liểu hoặc bắt ấn với pháp y màu trắng. Tương truyền hình ảnh nầy xuất hiện vào thời Tống (Trung Hoa) niên hiệu Tuyên Hoà 1197.Trước đó, tượng thờ của ngài dưới hình tướng nam tử. Vì tất cả Bồ tát đều hiện thân đại trượng phu đầy đủ ba mươi hai tướng tốt trang nghiêm. Hình ảnh thứ hai là Quan Âm Nam Hải hay Từ Hàng Đại Sĩ ngồi tại vườn trúc tía một mình, hay có Thiện Tài, Long Nữ đứng hầu.
Ngoài ra chúng ta còn gặp hình tượng Ngài dưới dạng ngàn mắt ngàn tay, hình ảnh nầy căn cứ theo kinh Đại bi đà la ni khi ngài hiện thân nói tâm chú. Tại miền bắc nước ta, có pho tượng Ngàn tay ngàn mắt cổ xưa nổi tiếng có giá trị nghệ thuật ở chùa Bút tháp.
Một hiện thân khác của Bồ Tát Quán thế âm là hiện tướng Tôn Na Tôn giả hay Chuẩn Đề Bồ tát, mười tám tay cầm đủ khí giới binh trượng tiêu biểu cho việc thâu nhiếp và vận dụng viên thông mười tám giới. Chúng sanh bị căn trần thức trói buộc trong sanh tử. Bồ tát thì vận hành các giới tự tại để tế độ chúng sanh nói ra diệu pháp Chuẩn Đề bí mật, thông cả nhãn nhĩ viên thông giáo hoá chúng sanh.
Một hình tượng khác mà hàng Phật tử hằng gặp là Tiêu diện đại sĩ (Quỷ vương) thân ốm tong teo, tay cầm phướng dắt cô hồn uổng tử thọ thí tại các trai đàn. Tương truyền, tôn giả A nan một đêm toạ thiền, thoạt thấy quỷ nầy đến bảo: ông thọ mạng sắp hết phải cầu Phật nói chú thí thực, làm lễ thí chúng quỷ thần đói khát mới thoát khổ. Xả thiền khi trời sáng, Ngài bạch Phật tự sự, cầu Phật dạy bảo Phật nói đó là Bồ tát Quán thế Âm thị hiện để nhắc nhở ôâng thỉnh ta nói pháp cứu độ hữu tình (Kinh Diệm khẩu đà la ni).
Ngoài ra còn các tôn tượng như Như Ýù Luân Quán thế Âm đeo chuỗi anh lạc tiêu biểu cho thành tựu diệu pháp, chúng sanh nguyện cầu như y.ù Mã Đầu Quan Thế Âm hay Đại Trì Lực Vương tiêu biểu dùng tâm đại từ hiện tướng sân hận, thị hiện nghịch hạnh nghịch duyên độ chúng sanh.
Quan Âm Thập Nhất Diện là tiêu biểu cho đức đại từ bi, hiện thân cứu khổ của bậc Đẳûng giác. Mười một đầu chỉ cho Thập Địa và Đẳng giác Trước khi vào Đẳng Giác Phải trải qua những cuộc thử thách gian nan nên tiêu biểu mặt quỷ dữ. Hành giả tu hành phải qua địa vị nầy mới thành tựu kim cang địa viên thành Phật đạo. Ngoài ra, còn có nhiều hình tượng khác biệt như Quan Thế Âm đứng trên đầu rồng.... mỗi hình tượng tiêu biểu cho công hạnh hoá độ qua tâm cảm của chúng sanh.Sai biệt tuy có muôn ngàn nhưng tất cả đều có một nét chung đồng là Quan Âm tượng trưng cho đức đại từ đại bi giáo hoá chúng sanh đem lại niềm an lạc.Vì thế, phần đông tôn tượng của ngài được biểu hiện dưới dạng đấng mẹ hiền, chứ thật sự, hiện thân của Ngài hầu bên đức Phật A Di Đà thị hiện thân tướng đại trượng phu đầy đủ tướng hảo như chư Phật. Do đó khi thấy hình tượng Bồ tát được thờ khác biệt, hàng Phật tử đừng chấp trước vào hình tướng, phải tìm hiểu rõ đó là do hạnh nguyện sâu dày của Bồ tát thị hiện ra ứng hoá thân mà có các hình tượng như thế; tất cả đều do tâm đại từ bi thương chúng sanh ứng hiện ra.
3. Pháp tu của Bồ Tát Quán Thế Âm
Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm, Bồ tát Quán Thế Âm trình bày do tu pháp chánh định Kim Cang Như Huyển Tam Muội thành tựu nhĩ căn viên thông “Do tánh nghe của tôi tròn sáng khắp cả mười phương, nên cái tên Quán Thế Âm khắp cả mười phương cõi nước. Lại do nhơn tu của tôi, tại trong tánh nghe phát ra bản tánh Diệu Minh, Viên chiếu cả mười phương”.
“Nghe” mà gọi là “quán” là vì theo cái nghe mà thoát ra ngoài nhĩ căn, ngưng tụ nơi tâm và mắt, nên đối với quả môn cũng hay quán xét âm thanh của chúng sanh; căn môn đều lẫn dùng vậy.
Do nghe hiểu sáng suốt tu hành chơn chánh vào chánh định Ban đầu quán tánh nghe, dùng tánh nghe sáng suốt lắng nghe tự tâm lìa các duyên trần vào dòng Viên Thông. Bởi do sáu căn dong ruổi theo sáu trần, đó là không theo dòng, mà quán trở lại căn tánh, nên gọi vào được dòng Viên Thông. Khi được vào dòng Viên Thông liền xa lìa trần cảnh, nên gọi là không còn tướng bị nghe nữa. Động, tức duyên theo trần cảnh ; tịnh, tức là giải thoát, khi vào được dòng Viên Thông. Sợ e xen dính với tướng định mà ở đây chỉ là diễn bày đạt sâu vào căn tánh thì hai tướng động và tịnh rõ thật giả lập, xoay tánh nghe vào trong, tướng nghe và âm thanh không còn , sanh diệt đã hết, tịch diệt hiện tiền. Bỗng nhiên vượt ngoài thế gian và xuất thế gian được hai món thù thắng. Trên cùng khế hợp bản giác diệu tâm của mười phương chư Phật đồng một Từ lực. Dưới hợp cùng với tất cả chúng sanh trong lục đạo đồng một bi ngưỡng.
“Bồ tát Quán Thế Âm nói :Nhờ tu pháp Kim cang tam muội của Đức Quán thế Âm Như Lai lắng nghe tánh nghe như huyễn của mình mà tôi được từ lực đồng với chư Phật mười phương có năng lực thị hiện ba mươi hai ứng thân cùng khắp mười phương hoá độ chúng sanh theo tâm tưởng của họ, người nào đáng dùng thân nào được độ thoát , tôi hiện thân đó mà nói pháp mầu khiến chúng sanh đó được giải thoát. Do thành tựu đại bi lực khế hợp mười phương chúng sanh trong sáu nẻo, cho nên chúng sanh tưởng niệm đến tôi được mười bốn công đức vô uý :
1-/ Chúng sanh quán sát niệm danh hiệu được giải thoát .
2-/ Vào lửa không cháy,
3-/ Vào nước không chết đuối.
4-/ Vào chỗ nước hiểm ác , chúng quỷ không gia hại được.
5-/ Không bị các tai nạn về dao gậy.
6-/ Các loài ma quỷ không thấy và hãm hại được.
7-/ Không bị gông cùm trói buộc.
8-/ Giặïc cướp không thể cướp bóc.
9-/ Xa lìa tham dục.
10-/ Xa lìa sân nhuế.
11-/ Xa lìa ngu si.
12-/ Cầu con trai được con trai.
13-/ Cầu con gái được con gái.
14-/ Trì niệm danh hiệu Ngài bằng thọ trì danh hiệu 62 ức Bồ tát.
Phật hỏi pháp viên thông, Con do tu Viên chiếu tam muội nơi nhĩ căn mà duyên tâm được tự tại. Nhân tướng nhập lưu được tam ma địa thành tựu quả Bồ đề.
Pháp tu viên thông nầy, Bồ Tát Văn Thù đại diện cho Phật quán xét trong hai mươi lăm pháp tu ca ngợi Nhĩ căn Viên thông là ưu việt bậc nhất. Không bị chướng ngại vật ngăn cách, dù có ngủ mê, tánh nghe vẫn hiện tiền. Trong thế giới Ta Bà nhiều khổ đau chướng ngại, Chúng sanh nếu muốn được viên thông tam muội nên tu pháp Nhĩ Căn Viên Thông là tối thắng đệ nhất. Quán Thế Âm chính là niệm tánh nghe của tự tâm nhiệm mầu hay chơn tâm thanh tịnh trùm khắp pháp giới. Chúng sanh mê đắm trong trần cảnh thường chạy theo âm nhạc du dương tình tứ êm dịu hay tranh đấu kích động, ưa tiếng tốt giọng hay, ghét âm thanh xấu dở . . . mãi đắùm trong âm thanh sắc tướng nên không nhận được bản tâm. Bồ tát lắng nghe tự tánh của mình, quay cái biết về tâm lìa nhơn ngã chấp trước thành tựu quả diệu giác. Ai kính thờ Bồ tát tưởng nhớ Ngài nên tu pháp nầy, tự thân thực hành được an vui lợi ích, đó là cách tôn kính thù thắng nhất.
Một trong những pháp tu của Bồ tát Quán Thế Âm là thọ trì Pháp Đại Bi Tâm Đà La Ni. Theo Kinh Đại Bi Tâm đà la Ni, khi thọ trì thần chú nầy hành giả sẽ đầy đủ tâm đại bi, xoá các vọng nghiệp, đoạn trừ Vô minh hoặc chuyển thức thành trí, hiển lộ chơn tâm thanh tịnh. Đây là con đường tắt đốn siêu thánh địa, nhập Mật Tạng đà la ni. Thuở xưa, khi Bồ tát còn ở bậc Sơ Địa, vừa nghe qua Đức Quán Thế Âm Như Lai nói đà la ni nầy Từ Sơ Hoan Hỷ Địa, Ngài Vượt chứng đệ Bát Bất Động địa. Nếu chúng sanh nào thọ trì tâm chú nầy chắc chắn sẽ tròn đủ đại bi tâm, thành tựu công đức như Ngài. Ngoài ra Ngài còn nói các thần chú như Quan Âm Linh cảm chơn ngôn , Lục tự đại Minh chơn ngôn (Án Ma ni Bát di hồng) nhưng gần gũi và thâm thuý vi diệu nhất đối với hàng Phật tử vẫn là Bát nhã tâm kinh qua bản dịch của Pháp sư Huyền Trang. Trong Kinh nầy, Bồ tát chỉ rõ cho chúng sanh thấy Ngũ Uẩn đều không, sáu trần sáu thức mười tám giới cho đến tất cả các pháp Tứ đế, Mười hai nhân duyên trí huệ chứng đắùc đều không tướng. Tất cả các pháp thể tánh không sanh diệt rốt ráo không có thật thể của các pháp thế gian và xuất thế gian. Nhưng không phải là ngoan không cũng không phải là cái không thê lương vắng lặng sự sống như thế gian thường nghĩ , mà đây là cảnh chơn không diệu hữu, trong không có có, trong có có không. Nó hàm tàng vô lượng cảnh giới và diệu pháp mầu nhiệm. Nhờ hành thâm Bát nhã tánh định Bồ tát vượt khỏi tất cả lầm mê của phàm phu thế gian và nhị thừa. Thể nhập chơn như tánh. Ba đời chư Phật đều do hành thâm bát nhã nầy mà chứng đạo bồ đề.Kinh nầy là tâm yếu vào đạo là cốt tuỷ củûa sáu trăm quyển Bát Nhã.Vì thế, nhà thiền lấy đó làm nền tảng tu hành thọ trì hằng ngày để huân tập khí phần bát nhã. Ai muốn thành tựu diệu hạnh như Ngài cần phải tham chiếu và thực hành Bát Nhã tâm kinh mới có thể siêu xuất thánh phàm.
4. Lợi ích kính thờ
Qua tiền thân và công hạnh hóa độ của ngài chúng ta thấy Bồ tát Quán Thế Âm do tu Nhĩ Căn Viên Thông và hành thâm bát nhã mà thành tựu đại từ bi tâm nhiếp hoá chúng sanh. Lại cũng do tỏ suốt nguồn tâm nói các môn đà la ni hoá độ chúng sanh. Cho nên, được phần đông chúng sanh kính thờ trì niệm. Do bố thí cho chúng sanh mười bốn pháp không sợ sệt, phân thân hoá hiện khắp mười phương theo lòng nguyện cầu của chúng sanh ban vui cứu khổ. Đặc biệt trong thế giới Ta Bà nầy, chúng sanh thọ hưởng ân đức sâu dày của Ngài rất lớn. Những chuyện truyền kỳ cảm ứng về việc thấy hình, nghe danh ứng hiện cứu khổ ban vui cho chúng sanh thoát khỏi tai ách của Ngài vô số không thể tính kể.Theo Kinh Pháp hoa phẩm Phổ môn Ai nhiếp tâm kính niệm chí thành đều ứng nghiệm vô cùng. Người phụng thờ danh hiệu của ngài bằng thọ trì danh hiệu sáu mươi hai ức Bồ tát. Được thủ hộ vào chánh pháp vĩnh tiến trên đường đạo, tròn đủ phước đức trí huệ lần lần tiến vào Phật đạo. Thế nhưng, Bậc trí giả đừng nên quá mong cầu sự gia bị của ngài, quên đi tự nỗ lực của chính mình. Muốn vượt bậc, cận kề tâm nguyện của ngài, phải tu pháp nhĩ căn viên thông Phản văn tự kỷ dùng thiền định chiếu soi Uẩn, Xứ, Giới thảy đều giai không, Chánh pháp Niết bàn cũng không, lìa bỏ các khái niệm điên đảo vọng tưởng thì thành tựu tất cả Phật pháp, chứng thành quả vị như Bồ tát. Thọ trì pháp tu của Ngài chính là kính thờ phụng hành cúng dường Ngài thù thắng nhất. Người niệm danh hiệu của Ngài là niệm đức Đại Bi, trải đủ công đức, đưa hành giả vào chánh đạo. Vì thế, mong rằng tất cả Phật tử nên kính thờ và thực hành pháp tu của Ngài để trở thành một bậc viên thông đại sĩ làm lợi lạc hóa độ chúng sanh như Ngài.
C. KẾT LUẬN
Hạnh Bồ
tát vốn vô biên nhưng tất cả không ngoài Bát nhã trí và tâm từ bi hỷ xả.
Bồ tát Quán Thế Âm tu pháp Kim Cang Như Huyển Tam Muội, dùng bát nhã trí
hiện rõ pháp thân hiện tướng từ bi độ chúng sanh như mẹ hiền thương con
dại. Tương truyền ngài là Vị Cổ Phật quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai, là
vị Đẳng Giác Bồ Tát sẽ thành Phật ở vị lai hiện thân tiêu biểu cho đức
Đại Từ Bi. Hàng Phật tử khi đã rõ công hạnh vô biên của ngài, nên y theo
tâm thành thờ kính tu hạnh nguyện Quan Âm để cho đức từ bi trí huệ của
ta nẩy nở tự thân trở nên an lạc giải thoát bao đau khổ luyến ái luôn
đeo bám ta từ vô thỉ. Đó là tâm nguyện mà chư Phật và Bồ tát Quán Thế Âm
mong muốn ta thực hành. Ai là người kính thờ Ngài nên đúng theo Chánh
Pháp đặt niềm tin lìa bỏ tà ngụy hư vọng mong cầu, để được an trú trong
chánh pháp thẳng tiến vô thượng Bồ đề diệu quả.
Tài liệu tham khảo:
Kinh Pháp Hoa
Kinh Hoa Nghiêm
Kinh Lăng Nghiêm
Kinh Đại Bi Đà La Ni
Tâm kinh bát nhã
Sự tích Phật A Di Đà và bảy vị Bồ tát. Nhà xuất bản Tôn giáo năm 2001
Huệ quang Đại tự điển.
Nguồn: www.quangduc.com