Pháp sư nói: - Có loại cửa đóng được, có
loại không đóng được.
Các Tỳ kheo đáp: - Thế Tôn sai đập.
Nghe nói vậy,
Ðàn-Ny-Ca phải vâng lệnh, nói rằng nếu Phật sai làm thì
đúng.
Pháp sư nói: - Tỳ kheo
Ðàn-Ny-Ca làm nhà bằng chính vật liệu của mình, vì sao Phật
bảo phá?
Ðáp: - Phật bảo phá,
bởi vì nhà này bất tịnh, làm theo pháp ngoại đạo
(Titthiyadhaja), còn có nghĩa khác là không có tâm từ bi với
chúng sinh nên làm nhà bằng đất bùn. Nếu Tỳ kheo có hiểu
biết về luật thấy các Tỳ kheo khác làm việc phi pháp
trái với luật như vậy thì đập phá, không bị tội. Bị
phá như vậy, người chủ vật không được nói rằng đại
đức đã phá nhà tôi, hãy đền bù lại bằng giá trị
khác.
Nếu Tỳ kheo dùng lá
đa la làm dù lọng, trang trí ngũ sắc trong ngoài, kết bằng
dây lụa xinh đẹp thì dù lọng này bất thiện. Nếu dùng
hai màu đỏ, vàng, dùng dây lụa kết trong ngoài, cột với
cán cho chắc chắn chứ không vì hoa hòe thì được. Nếu
điêu khắc, khảm làm các hình dạng cầm thú... (trên cán
dù) thì không được. Nếu khắc chạm hình bán nguyệt ,
hình cái bình, cái thuổng, mắt che... đều không được.
Cho phép đẽo cán dù hình vòng tròn để buộc dây cho chắc
thì được.
Theo pháp làm ca-sa,
không được may theo hình chân rết, không được thêu hình
hoa văn, không may theo hình mắt xích, có thể may lùi mũi. Nếu
làm dây nút, được làm bốn góc, không được làm mười sáu
góc. Nút không được làm hình cái chùy, hình voi, hình mắt
cua. Pháp của góc ca-sa nên có nút và dây móc nhưng không
cho nổi cộm lên. Không được dùng nước hồ để hồ
ca-sa. Nếu trước đã có sẵn thì được dùng vì để bụi
đất không bám. Khi nhuộm, không được dùng nước thơm, dầu,
keo. Khi đã nhuộm xong, không được dùng trái tần-bà-la và
trái châu ma-ny để hồ ủi cho y láng bóng. Khi nhuộm không
được dùng chân đạp, không được dùng tay chà, và đập
ca-sa vào trong nồi nhuộm, không được dùng tay đập, nên
vò nhẹ, từ từ bằng tay. Nếu dùng dây cột góc ca-sa, nên
cột chỗ rủ nước được, nhuộm y xong thì tháo ra. Trong
luật có nói rằng Phật bảo các Tỳ kheo Ta cho phép dùng
dây cột góc ca-sa. Pháp sư nói: - Không chỉ ở góc mà bên
cạnh y cũng tốt, vì nhuộm cho đều, nếu giữ lấy một chỗ
thì không nhuộm được đều. Y phải cắt rọc mới được
dùng.
Về pháp của bát và vật
dụng như bát thì không được điêu khắc ở trong và
ngoài. Nếu đã có sẵn thì làm cho mất đi. Ðốt bát không
được có màu ma-ny, nên làm như màu dầu. Bát không được
chạm khắc, nhưng có thể chạm khắc có ngấn như hàm răng.
Nếu vì che nước thì được làm nắp che cả miệng và
hông bát nhưng không được khắc hình kỳ lạ. Nắp và dưới
miệng có thể làm (khắc) chỗ để cột dây.
Pháp làm dây đai lưng,
dùng một hoặc hai sợi se lại, không được làm hình mắt
cua, hai đầu kết tua lại như hình chim cưu hay hình miệng
cá Ma-kiệt (makaramukha), không được làm hình đầu khí giới,
dệt các hình hoa văn xinh đẹp, trừ hình xương cá, cây
kha, hoa la, dệt đầu đẹp, không được để có tua nhiều
hơn bốn tua. Nếu dùng nguyên sợi dây, chỉ cột một vòng
rồi vấn theo, có thể xếp thành hai ba đoạn để cột, không
được làm dây tám tướng. Ðầu dây cho phép đặt hai gút
như hình cái bình.
Làm ống đựng thuốc,
không được khắc hình nam nữ, hình chúng sinh hai chân bốn
chân, hình hoa đảo cự, hình phân trâu. Nếu được các loại
ống có khắc hình như vậy, nên cạo bỏ hình. Nếu dùng
dây, sợi cột cho chắc thì được dùng. Gặp loại ống
hình vuông, tròn, tám cạnh, mười sáu cạnh..., thì nơi đáy
hoặc nắp đậy được làm hai ba vòng để cột dây cho thuận
tiện.
Chày giã thuốc không
được dùng loại có màu sắc đẹp, túi đựng cũng vậy.
Khóa cửa, và túi đựng
không được dùng loại màu sắc đẹp, nên một màu thì tốt.
Không được chạm khắc hình thú vật.
Dao cạo, không được
chạm nổi hình thú vật, cho phép làm bao đựng. Dao nạo móng
tay chân, được làm ở giữa (cái kẹp và) như hình cái
dùi.
Vật lấy lửa không
được chạm khắc hình các loại hoa văn, chỉ làm cái
vòng.
Làm kim, dùng kìm kẹp
đặt vào lò, không để bị rơi, cũng không được chạm khắc
các loại hình dạng.
Dao chẻ cây xỉa răng
không được chạm khắc, chỉ làm bằng sắt.
Làm cán búa, được bốn
cạnh hay tám cạnh.
Làm tích trượng
(kattaradanda), không được dùng cây đẹp, được phép niền
vào bằng ba bốn cái vòng cho chắc, đầu hình tròn.
Ống đựng dầu, dùng
ống tre, trái bầu, gỗ cứng, không được làm hình nam nữ.
Làm giường, túi đựng
đồ, vật che đất, tất mang đi kinh hành, khăn phủ ghế,
chổi quét, giỏ đựng phân, bồn nhuộm, bồn lược nước,
vật chà chân, cục đá tắm, kệ để bát, chân đế bát, nắp
bát, lá đa la, quạt (Mancapitha, Bhisibimbohana, Bhummattharana, Pàdapunchana,
Cankamanabhisi, sammujjani, Kacavarachaddanaka, Rajanadonikà,
Pàniyanlunka, pàniyaghata, pàdakathalikà, phalakapithaka,
valàyadharaka, dandadhàrika, pattapidhàna, Ttàlavantavìjana) những
vật này được phép làm ngược lại, lớn và chạm khắc
các vật chính đáng.
Phòng ở, cửa đi, cửa
sổ được phép làm bằng bảy loại báu, hay thủy tinh cũng
được. Trong phòng được phép bày biện bàn ghế, trừ nạn
phòng.
Hỏi: - Nạn phòng là
gì?
Ðáp: - Phòng làm ở chỗ
nhà vua có thế lực và trong giới trường của người khác.
Nên nói với chủ phòng rằng không đợc làm phòng ở đây.
Nếu họ cố chấp không nghe thì nên nói lại với họ rằng
không nên làm ở đây vì khi chúng tôi tự tứ, bố tát phải
bị trở ngại. Giả như họ đã có sẵn thì cũng không được
cho làm phòng ở nơi đó. Nếu nói đến ba lần mà họ vẫn
cố làm thì những vị có tàm quí trong chúng nhiều Tỳ kheo
phải dở phòng ấy, chỉ để lại điện Phật và cây Bồ
đề. Sau khi phá dỡ, không được xử dụng mà thứ tự xếp
cất, đưa đến Tỳ kheo chủ phòng, được được lấy số
cỏ tranh còn thừa. Nếu lấy thì tốt, không lấy thì cỏ
tranh sẽ hư mục, hoặc bị kẻ xấu đốt cháy nên phá dỡ
không có tội. Do đó, Tỳ kheo chủ nhà không được trách cứ
và bồi thường.
Bị phá căn nhà đất
như vậy, Ðàn-Ny-Ca muốn làm lại nên đến gặp người giữ
rừng. Tìm mãi không gặp người giữ rừng, Ðàn-Ny-Ca đến
gặp người giữ cây gỗ trong thành. Người chủ cây nói:
Ðây là vật của vua để bảo vệ đất nước. Khi trong thành
có chỗ hư hoại, đề phòng khi có nạn gấp, hoặc bị hỏa
hoạn, hoặc bị địch đến tấn công, hoặc chuẩn bị làm
các chiến cụ, dùng vào các việc cần khác nên giữ kỹ hết
số gỗ này.
Chặt ra từng đoạn,
Ðàn-Ny-Ca tự ý chặt ra từng khúc, xử dụng theo ý mình,
hoặc gốc hay ngọn. Bà-Sa-Ca-La (Vassakàra) là tên của
Bà-la-môn làm quan nước Ma-yết thống lĩnh sự việc trong
nước, giàu có vô cùng.
Trải qua nghĩa là vị
đại thần này đi xem xét các cây gỗ trong thành.
Bà-na (Bhane) là vị đại
thần sang trọng.
Gọi nhỏ nghĩa là
Bà-la sai người trói người giữ cây lại đem đến gặp
vua.
Bà-la-môn này đến tâu
vua: - Có thật ngài đem gỗ cho Ðàn-Ny-Ca không?
Vì vua đáp không cho
nên vị đại thần trói ông kia lại. Thấy người giữ cây
bị trói, Ðàn-Ny-Ca phân vân lo lắng với ý nghĩ người kia
đem cây cho ta nên bị vua bắt trói, vậy ta nên đến cứu
ông ta. Do đó, ngày đêm, Ðàn-Ny-Ca tìm cách giúp đỡ.
Vì sao? Vì người giữ
cây gỗ đưa tin đến cho Ðàn-Ny-Ca rằng: Ðại đức ơi!
Khi tôi chưa bị giết, hãy mau đến phân giải. Nếu tôi bị
giết rồi, có đến cũng vô ích, (đại đức hãy đến gặp
vua và nhắc lại rằng) khi bắt đầu lên ngôi, nhà vua có
tuyên bố rằng Sa-môn, Bà-la-môn nào cần dùng cây cỏ hay nước
thì được tùy ý. Ðây chính là lời vua nói ra, vậy vua có
nhớ không?
(Ðàn-Ny-Ca gặp vua thưa
): - Khi vua mới lên ngôi, đánh trống tuyên bố, các Sa-môn,
Bà-la-môn được tùy ý xử dụng cây cỏ và nước. Thế nên,
tôi mới lấy cây của vua.
Vua đáp: - Trước đây,
ta có cho phép những Sa-môn, Bà-la-môn có tàm quí, chứ
không phải cho hạng người không tàm quí như ông. Theo lời
ta nói là cho phép lấy những vật vô chủ ở A-lan-nhã, chứ
không nói đến những vật có chủ.
Nhờ có lông nên được
thoát (chết), bởi vì người xuất gia mặc ca-sa như lông.
Vì sao? Như ngoài đời có người trí muốn ăn nhiều thịt
cừu nhưng không cách nào được nên tìm mưu chước để
mua thịt. Ông ta ghi nơi đầu con cừu có bộ lông đẹp của
người thân đang cột trước cửa rằng sẽ giết nó. Mọi
người tập trung lại xem, vì tham bộ lông cừu đẹp nên
tranh đổi lấy bộ lông với giá cao, nhờ vậy cừu thoát
chết. Tỳ kheo Ðàn-Ny-Ca cũng như vậy, nhờ có ca-sa nên
thoát khỏi tội.
Trước vua, mọi người
chê trách Ðàn-Ny-Ca. Chê trách nghĩa là nói rằng ông không
phải Sa-môn, và nhìn một cách giận dữ, nói lên hành động
của vị này cho mọi người biết là không phải là pháp
Sa-môn, không phải là Thích-tử.
-ooOoo-
Phạm
hạnh là hạnh vô thượng. (bốn câu tiếp nhau)
Có một cựu thần
biết rõ pháp luật cũ của vua, nay vị này xuất gia tu
tập. Do đó, Thế Tôn hỏi vị này.
Pháp sư hỏi: - Ðức
Phật là bậc Nhất-thiết-trí, Ngài biết rõ tội tướng
nặng nhẹ của giới mà chư Phật ở quá khứ và vị lai đã
kết, vì sao lại hỏi vị cựu thần Tỳ kheo?
Ðáp: - Phật hỏi vị
này là vì nếu không bàn luận trước mà kết giới Ba-la-dy
với một tiền (Pàda) thì bị người đời chê trách rằng
công đức trì giới của Tỳ kheo vô lượng, cũng như hư không,
như mặt đất, không thể đo lường, tại sao chỉ với
một tiền mà đức Phật kết tội trọng vậy.
Dùng trí tuệ suy xét,
để cho giới được tồn tại, cho mọi người tin nhận, nên
Phật cùng vị cựu thần bàn luận suy xét.
Theo pháp người đời,
nếu trộm một phần, thì bị giết, hay trói, hay đuổi đi.
Vì sao đức Phật không cho gây tổn hại người xuất gia ?
Vì cho đến lá cỏ, người
xuất gia cũng không được lấy, thế nên Phật dùng trí
tuệ suy xét chế ra giới cấm để mọi người không chê trách.
Do đó, Phật cùng cựu thần Tỳ kheo dựa vào pháp thế gian
mà chế giới.
Quan sát mọi người,
nghĩa là thấy vị cựu thần Tỳ kheo không xa đức Phật,
Ngài hỏi vị này: - Theo pháp luật của vua Bình-Sa (Bimbisàra)
trộm cắp với giá trị bao nhiêu thì bị trói, đuổi đi,
giết?
Ma-Yết (Màgadha) là tên
nước, Tư-ny-dụ (Seniya) nghĩa là đầy đủ cả người,
voi, xe ngựa. Bình-Sa là tên vua. Ðuổi đi nghĩa là đưa sang
nước khác. Pháp sư nói: Các câu sau dễ hiểu.
Năm Ma-bà-ca (màsaka) là
một phần. Bấy giờ, tại thành Vương-xá, cứ 20 ma-bà-ca là
một phần Ca-lị-sa-bàn (Kahàpana), một phần tư Ca-lị-sa-bàn
là năm Ma-bà-ca, các ông hãy biết lấy. Ca-lị-sa-bàn này là
dùng theo pháp ngày xưa chứ không phải Ca-lị-sa-bàn như
hiện nay. Dùng Ca-lị-sa-bàn đầu tiên là vua Lưu-đà-la. Chư
Phật quá khứ cũng căn cứ vào một phần này để kết
giới Ba-la-dy. Chư Phật trong tương lai cũng vậy. Tất cả
chư Phật đều kết tội Ba-la-dy như nhau, chỉ có bốn pháp.
Do đó, sau khi khiển trách
Ðàn-Ny-Ca, Phật dùng một phần như trên để kết giới
Ba-la-dy thứ hai. Như trong luật nói: Sau khi kết giới
Ba-la-dy thứ hai, thứ đến tùy kết chỗ giặt rửa là
những điều phát sinh thêm. Như trên đã nói là Phật đã
kết giới cho các Tỳ kheo. Ðây là lần kết thứ hai, không
khác lần trước, các ông hãy tự biết, nói lại thành
phiền phức. Những chỗ khó sẽ nói sau. Ðến nơi giặt
rửa là nơi giặt vải xong, đem phơi khô. Người giặt y là
người giặt vải. Vào xế chiều, những người thợ giặt
tập trung các tấm vải, bó lại rồi đem vào thành, do vội
vàng lộn xộn nên không thấy rõ. Khi ấy, nhân sự lộn
xộn này, lục quần Tỳ kheo lấy trộm một bó.
Tụ lạc nghĩa là nơi
làng xóm hay nơi a-lan-nhã (Aranna). Trong luật đã nói rõ, tôi
trình bày rõ lại, tụ lạc là có từng nhà như thôn Ma-la.
Nơi có một nhà (kutika), cũng gọi là tụ lạc, nên biết như
vậy. Nơi không người là chỗ ở của dạ-xoa, hoặc nơi mà
người có việc phải đến ở tạm, sau đó trở về. Có rào,
như bằng đất, cho đến bằng cây cỏ. Ở theo trâu bò là
ở theo các chỗ trâu bò ở, từ một đến hai ba nhà cũng
gọi tụ lạc. Chỗ ở tạm của người buôn bán là nơi người
buôn đi bộ, khiêng gánh, đi xe, cũng gọi là tụ lạc. Thành
phố làng xóm cũng gọi là tụ lạc. Nói về cương giới
tụ lạc (gàmupacàra) là muốn nói rõ về cương giới của
a-lan-nhã. Ở nơi cổng làng (indakhile thita) nghĩa là nơi tụ
lạc ở nước A-dật-la-đà (Anuràdhapura) có hai cổng làng.
Ngoài hai cổng là vùng a-lan-nhã. Nếu không có cổng thì
ngay nơi này sẽ làm cổng cũng có thể gọi là cổng. Ðây
là pháp A-lan-nhã theo A-tỳ-đàm.
Người bình thường là
người không quá mạnh hay suy yếu. Ném đá nghĩa là ném
với hết sức mình. Ðến nơi đá rơi, không tính nơi đá lăn
đến. Nếu (nhà trong) tụ lạc không có rào, thì tính chỗ
nước rơi xuống từ trên tấm chắn nước quanh nhà là nơi
đá roi xuống. Pháp sư có giải rằng bà già ở trong cửa,
ném giỏ phân hay cái chày giả ra đến nơi nào thì đó là
nơi khoảng cách cho hòn đá ném. Lại nữa, pháp sư giải
nếu phòng không có rào thì ngay giữa cây chống ở hai đầu
nhà, ném hòn đá ra, từ chỗ rơi xuống tính vào nhà là
phạm vi của nhà.
Hỏi:- Nếu (nhà trong)
tụ lạc ấy trước đây quá rộng lớn, nay bị nhỏ lại
thì cương giới này bằng bao nhiêu?
Ðáp: - Ðứng tại nơi
nước trên mái nhà rơi xuống, một người sức khỏe bình
thường ném cục đá ra xa, tính từ nơi đá rơi trở vào là
cương giới (nhà trong) tụ lạc. Cương giới A-lan-nhã là
từ cổng làng ra ngoài đến 500 cung, gọi là cương giới
nhỏ nhất.
Pháp sư nói: - Tôi đã
trình bày xong về ý nghĩa này. Nên nói về năm loại cương
giới của nhà ở, tụ lạc và cương giới tụ lạc là ngăn
chận Tỳ kheo ác. Trong năm chỗ này có vật có chủ, ai
lấy một phần (năm ma-bà-ca) với tâm trộm, Ba-la-dy. Lấy
vật không cho nghĩa là đối với vật của người khác như
y phục, thức ăn mà họ không cho bằng biểu hiện thân hay
lời nói, tự ý lấy một phần bằng tay hay chiếm lấy.
Không bỏ nghĩa là ý
người chủ không bỏ. Nơi đất trống cũng gọi là không
bỏ. Lấy những vật ở đó, gọi là trộm. Trộm chính là
tội này.
Pháp sư nói: - Tôi
chỉ giải thích ý nghĩa về văn tự trong giới trộm này.
Trộm nghĩa là đoạt, di chuyển, nâng lên, đi từng bước,
rời khỏi chỗ cũ, cùng hẹn.
Hỏi: - Thế nào là đoạt?
Ðáp: - Tỳ kheo đoạt
vườn rừng của người, khi đang tranh chấp, phạm đột-cát-la;
làm cho chủ vườn phân vân, phạm Thu-lan-dá. Nếu chủ vườn
có ý quyết định chịu thua, phạm Ba-la-dy.
Hỏi: - Thế nào là di
chuyển?
Ðáp: - Tỳ kheo đưa
vật của người khác đội lên đầu; rờ vuốt với ý
trộm, phạm Ðột-cát-la; lay động vật, phạm Thu-lan-dá; để
vật xuống vai, phạm Ba-la-dy.
Hỏi: - Thế nào là nâng
lên?
Ðáp: - Nếu Tỳ kheo
nhận vật của người khác gửi. Khi chủ vật đến lấy
lại, Tỳ kheo đáp: - Tôi không có nhận vật ông gửi. Khi nói
như vậy xong, Ðột-cát-la.
Làm cho chủ vật phân
vân, phạm Thu-lan-dá. Khi chủ
vật nói: - Tôi không cần vật ấy nữa, Tỳ kheo phạm
Ba-la-dy.
Hỏi: - Ði từng bước
là gì?
Ðáp: - Nếu Tỳ kheo
muốn trộm vật, tự đưa vật đi, đi bước thứ nhất,
phạm Thu-lan-dá, bước thứ hai, phạm Ba-la-dy. Thế nào là
rời khỏi chỗ?
Ðáp: - Nếu nâng vật
lên khỏi mặt đất. Tỳ kheo rờ nắm vật với tâm trộm,
Ðột-cát-la. Lay động vật, phạm Thu-lan-dá, lấy vật rời
khỏi chỗ cũ, phạm Ba-la-dy.
Hỏi: - Cam kết (hẹn)
là gì?
Ðáp: - Nếu Tỳ kheo nói
lời cam kết rằng tôi đến chỗ ấy, chỗ ấy... và sẽ
lấy vật ấy đem đi.
Nếu đến chỗ và
lấy vật, một chân trong cương giới của vật, một chân
ngoài giới, Thu-lan-dá.
Nếu cả hai chân đều
ra ngoài giới, Ba-la-dy.
Qua chỗ nộp thuế,
nếu đem vật qua chỗ thu thuế mà không nộp thuế, một chân
đi qua, một chân còn lại (trong cương giới trạm thuế),
Thu-lan-dá; cả hai chân đều qua khỏi trạm thuế, Ba-la-dy.
Pháp sư nói: - Ðây là
nói về nhiều vật, nếu đem một vật ra để nói thì trường
hợp thứ nhất như đối với nô tỳ hay súc sinh có chủ mà
đoạt lấy, (bằng cách) di chuyển, nâng lên, bước đi,
rời khỏi chỗ cũ, cam kết, qua chỗ có qui định, đây là
đối với một vật, đem sáu trường hợp trên ra phân tích
thì có đến hai mươi lăm câu.
Như trên đã nói rất
đầy đủ về Ba-la-dy thứ hai. Vì sao? Vì giới này rất khó
hiểu hết. Như trong luật nói rằng trộm với cả năm pháp
thì mới phạm Ba-la-dy. Thứ nhất là vật có chủ... là năm
yếu tố.
Pháp sư nói: - Như
vậy đã nói các chi tiết, ông hãy chọn lấy một yếu
tố. Có năm hay có sáu chi tiết. Nếu như vậy thì không thành
hai mươi lăm.
Ðáp: - Không phải như
vậy.
Vì sao? Nếu chọn lấy
một trường hợp lấy vật của người thì phải có đủ năm
yếu tố. Ông hãy biết lấy.
Các vị cựu pháp sư nói:
- Pháp Ba-la-dy thứ hai này rất khó hiểu, thế nên không
thể không giải thích những chỗ khúc mắc. Do đó, tôi phân
tích ra thành hai mươi lăm trường hợp này, ông hãy quán sát
lấy.
Hỏi: - Năm yếu tố
ấy là gì?
Ðáp: - Một, các loại
vật có năm; hai, một loại vật có năm; ba, tự tay có năm;
bốn, tạo phương tiện có năm; năm, lấy trộm có năm.
Hỏi: - Các loại vật
có năm và một loại vật có năm, hai loại vật này tại
sao chỉ có các chi tiết đoạt lấy, xúc chạm, nâng lên,
đưa ra khỏi chỗ cũ?
Ðáp: - Ở trước đã
nói, hãy tự biết lấy vì phải có cả chi tiết hẹn và nơi
chốn nên thành sáu. Nơi qui định quan trọng và nơi ném, pháp
này đều có đủ. Thế nên, trong câu thứ ba, trong năm yếu
tố cũng có các loại vật có năm chi tiết.
Hỏi: - Ðã nói về
một loại vật có giá trị với năm chi tiết, thế nào là
tự tay lấy với năm chi tiết?
Ðáp: - Tự tay lấy cũng
có năm: Một, tự tay lấy; hai, bảo người khác lấy; ba, ném;
bốn, có thể lấy; năm, (chủ có) tâm xả bỏ.
Hỏi: - Thế nào là
tự tay lấy?
Ðáp: - Tự tay đoạt
lấy vật của người khác, gọi là tự tay lấy. Sai bảo
nghĩa là nếu Tỳ kheo sai người khác rằng người hãy lấy
vật ấy, gọi là sai người lấy. Ném nghĩa là ở trong
trạm thuế mà ném vật ra ngoài (để trốn thuế). Nếu là
vật có giá trị lớn, phạm tội Ba-la-dy. Theo ý nghĩa này,
giống với nơi quan trọng ở trên. Có thể lấy nghĩa là
dạy người rằng đối với vật... ấy, nếu được ngươi
cứ lấy bằng không thì thôi. Người này theo lời dạy mà
ra đi. Nếu trộm được vật ấy thì người sai đi phạm
Ba-la-dy. Nếu ngưòi được sai đi tùy lúc mà lấy thì gọi
là có thể lấy. Tâm xả bỏ là có ý nghĩ bỏ vật...,
chỗ... có ý nghĩa này, gọi là tâm xả bỏ.
Tạo phương tiện ban
đầu có năm nghĩa là: Một, phương tiện ban đầu; hai, tùy
theo phương tiện ấy; ba, quyết theo phương tiện ấy; bốn,
làm theo; năm, biết rõ. Dạy bảo người làm là phương
tiện ban đầu, các ngươi hãy tự biết rõ. Nguyên nhân
dời vật khỏi chỗ cũ, gọi là tùy theo phương tiện. Ba
phần sau, theo trong luật có nói rõ.
Thế nào là năm trường
hợp lấy trộm? Ðó là: một, trộm lấy; hai, cướp lấy;
ba, yêu sách lấy; bốn, lấy bằng cách che dấu; năm, lấy
bằng cách bỏ thăm. Ðây gọi là năm cách. Có một Tỳ kheo
phân ca-sa cho chúng tăng, với tâm trộm xoay chuyển thẻ phân
ca-sa của người về cho mình. Tôi nói về sự xoay chuyển
thẻ phân vật. Ðây gọi là năm trường hợp lấy trộm. Như
vậy năm trường hợp với năm yếu tố thành ra hai mươi lăm,
các vị hãy tự biết. Trong năm và năm trường hợp trên,
khi tránh sự nổi lên, vị luật sư có trí tuệ không nên
vội phán quyết việc ấy mà trước hết phải quan sát năm
yếu tố ấy trước, sau đó mới phán đoán. Như bài kệ
của cổ đức:
Nếu nói việc đã
qua,
Ðúng lúc đem năm pháp,
Quán sát rõ năm chỗ,
Bậc trí nên tự biết.
Xứ (vatthu) nếu tôi
muốn lấy vật này, nói xong đã mắc tội. Nên quán sát
vật này có chủ hay không có chủ. Nên quán sát chủ của
vật có tâm xả vật hay chưa và phải biết thật rõ. Nếu
họ chưa có tâm bỏ mà lấy thì định tội người lấy
theo trong luật. Nếu chủ có tâm bỏ thì người lấy tộm
(vật đáng tội) Ba-la-dy, phải trả vật lại cho chủ. Ðây
là pháp phải áp dụng.
Pháp sư nói: - Tôi trình
bày nguyên nhân như sau: Ngày xưa, vua Bà-đế-da cúng dường
đại tháp. Có một Tỳ kheo từ phương Nam đi đến. Vị này
có tấm y bảy trửu, đặt trên vai và đi vào chùa làm lễ.
Khi ấy, vua và đại chúng vào chùa, xua đuổi mọi người.
Ðám đông người dồn qua một bên, náo loạn chen lấn nhau
làm rơi lạc mất tấm y. Bị lấn ra bên ngoài, Tỳ kheo suy
nghĩ: mọi người hỗn loạn như vậy, tấm y của ta bị
mất không thể tìm được.
Do đó, vị này có ý
bỏ y ấy.
Sau đó, có một Tỳ
kheo đến, thấy tấm y này nên lấy với ý trộm. Lấy xong,
vị này hối hận: Ta không phải là Sa-môn nữa, ta bị mất
giới rồi, vậy nên hoàn tục.
Vị này đến gặp
luật sư, hỏi cho biết sự việc. Vị luật sư này tên Châu-La-Tu-Ma-Na
thông suốt luật tướng là bậc đệ nhất trong các vị
luật sư. Ðến gặp vị luật sư, Tỳ kheo phạm tội đảnh
lễ sát chân vị này, thưa lại sự việc và hỏi: - Con có
phạm tội không?
Luật sư hiểu rõ Tỳ
kheo này lấy y sau cuộc lễ của đại chúng, nên biết là
tội của vị này có thể cứu được nên nói với vị ấy
rằng thầy có thể đưa chủ của vật đến đây không?
Nếu có người chủ vật, tôi sẽ giúp đỡ cho thầy!
Tỳ kheo có tội đáp:
- Bây giờ, làm sao có vị ấy?
Luật sư đáp: - Thầy
hãy đi khắp nơi và tìm hiểu.
Ði vào khắp cả năm
chùa lớn, Tỳ kheo có tội vẫn không tìm được người
chủ vật nên trở lại hỏi vị luật sư. Luật sư hỏi: -
Nhiều chúng Tỳ kheo ấy từ phương nào đến đây?
Ðáp: - Từ phương Nam.
Luật sư nói: - Trước
hết, thầy lấy kích thước và màu sắc của y, sau đó đi
đến từng chùa và hỏi.
Vâng lời, vị Tỳ kheo
có tội đi hỏi khắp nơi, gặp được chủ của vật và
đưa vị này đến gặp luật sư. Luật sư hỏi Tỳ kheo
chủ vật: - Trưởng lão! Ðây là y của thầy phải không?
Ðáp: - Ðúng vậy, thưa
đại đức!
Hỏi: - Mất ở đâu?
Tỳ kheo này trình bày
lại việc cũ.
Luật sư hỏi: - Thầy
có ý bỏ vật ấy không?
Ðáp: - Tôi đã có ý
bỏ rồi.
Hỏi Tỳ kheo lấy y: -
Thầy lấy y này ở đâu?
Ðáp: - Tôi lấy y này
nơi đó, lúc đó.
Luật sư nói: - Nếu
thầy lấy mà không có tâm trộm thì không có tội. Nếu
thầy lấy với tâm xấu thì bị tội Ðột-cát-la, trước
hết phải sám hối, rồi mới hết tội.
Luật sư lại bảo Tỳ
kheo chủ vật: - Với tâm xả, thầy hãy đem y cho Tỳ kheo này.
Ðáp: - Lành thay! Tỳ
kheo có tội nghe luật sư nói như vậy, như người được
vị cam lộ, thân tâm đều hoan hỷ.
Pháp sư nói: - Như
vậy gọi là quán sát xứ.
Thời nghĩa là thời
gian lấy y. Y này có lúc đắt, có lúc rẻ. Do đó, định
tội tùy theo khi lấy y lúc giá đắt hay giá rẻ. Pháp sư nói:
- Lời này khó hiểu. Tôi sẽ dẫn chứng, ở đảo giữa
biển có một Tỳ kheo được một cái sọ trái dừa rất cân
đối xinh đẹp. Vị này gọt cắt thành cái bồn, làm cho
mọi người rất ưa thích. Tỳ kheo này thường dùng bồn này
để uống nước.
Một hôm, Tỳ kheo đi
đến núi Chi-đế-da (Cetiyagiri) và để lại vật này lại
trong chùa ở đảo giữa biển. Một Tỳ kheo khác đến đảo,
vào trong chùa, thấy cái bồn này nên lấy trộm và đem đến
núi Chi-đế-da.
Thấy người kia dùng cái
bồn dừa của mình để ăn cháo, Tỳ kheo chủ cái bồn
hỏi: - Trưởng lão ơi! Ngài được cái bồn này ở đâu
vậy?
Tỳ kheo này đáp: - Tôi
được vật này ở đảo.
Tỳ kheo chủ vật nói:
- Ðây không phải là vật của ngài, là của tôi mà ngài
lấy trộm.
Tỳ kheo chủ vật kéo
vị kia đến trước tăng chúng để phân xử việc này nhưng
không ai giải quyết được cả. Họ đưa nhau đến Ðại-tự
và đánh trống lên. Sau khi đại chúng ở gần tháp đã
tập họp đến, các vị luật sư cùng nhau phán quyết việc
này nhưng cũng chẳng xong.
Khi ấy, trong chùa có
một vị Tỳ kheo luật sư tên là Cù-Ðàn-Ða (Godha) biết rõ
các phương tiện. Vị này hỏi: - Tỳ kheo này lấy bồn
bằng vỏ dừa này ở đâu?
Ðáp: - Tôi lấy ở đảo.
Hỏi: - Vật này giá
trị bao nhiêu?
Ðáp: - Nơi ấy, sau khi
ăn hết ruột dừa, họ vứt bỏ vỏ này hoặc dùng làm
củi đốt, không có giá trị gì cả.
Hỏi Tỳ kheo chủ
vật: - Cái vỏ dừa mà ngài cầm nơi tay này có giá trị
bao nhiêu?
Ðáp: - Vỏ dừa này
bị người ta ăn hết ruột, uống hết nước nên bỏ vỏ,
Tỳ kheo nhặt lấy và làm thành bồn, chỉ giá trị chừng
một Ma-sa-ca (màsaka).
Ðại đức Cù-Ðàn-Na
nói: - Như vậy, không đủ năm ma-sa-ka thì không phạm tội
trọng.
Nghe như vậy, đại chúng
khen ngợi: - Lành thay! Phán quyết như vậy rất tài giỏi.
Khi ấy, vua Bà-đế-da
(Bhàtiyaràjan) ra khỏi cửa thành đến chùa để lễ bái,
nghe các Tỳ kheo khen vang lành thay nên hỏi cận thần: - Ðấy
là tiếng gì?
Vị quan trình bày lại
sự việc. Nghe vậy, vua rất hoan hỷ và cho đánh trống tuyên
bố: - Từ đây về sau tất cả những người xuất gia có
việc gì nghi ngờ hãy đến gặp Ngài Cù-Ðàn-Ða để phán
quyết vì đại đức này xử đoán theo đúng giới luật.
Pháp sư nói: - Như
vậy là quán sát tùy theo chỗ mà tính giá trị. Có vật còn
mới có giá cao, cũ thì giá thấp.
Hỏi: - Thế nào là
mới giá cao, cũ giá thấp?
Ðáp: - Như bát sắt
mới còn nguyên lành không bị lủng nên quý giá, sau bị
lủng chảy thì mất giá. Thế nên tùy lúc mà tính giá
trị.
Vật cần dùng là vật
tùy thân như dao rựa, mới quí giá, cũ mất giá.
Pháp sư nói: - Nếu
Tỳ kheo trộm dao rựa của người, nên hỏi chủ búa rằng
ông mua vật ấy giá bao nhiêu.
Nếu họ đáp: - Ðại
đức, tôi mua vật này bằng một phần.
Hỏi: - Ông đã xử
dụng nó chưa?
Ðáp: - Tôi mới dùng
chỉ một ngày để chẻ cây chà răng.
Hoặc nói từng dùng
chẻ (củi) để đốt bát nên đã thành vật cũ. Như chày
giã thuốc nhỏ mắt, khóa cửa, như lúa tấm đã bị đốt
một hai lần, hoặc bị gạch nghiền nát, cũng gọi là cũ.
Như vải đã qua một lần giặt trong nước, hoặc vắt vai,
hoặc bịt đầu, hoặc dùng bọc cát, cũng gọi là cũ. Bơ
dầu khi sang qua vật khác mà có trùng kiến rớt vào trong cũng
gọi là cũ. Lại như đường cục, trước cứng sau mềm,
cho đến dùng ngón tay chấm vào, cũng gọi là cũ. Gặp khi
Tỳ kheo bị tội trộm vật của người khác, (quí vị) nên
hỏi rõ chủ vật. Vật chưa dùng là quí, đã dùng là mất
giá trị, nên biết như vậy. Với năm chỗ này, pháp sư nói:
- Hãy quan sát thật rõ rồi mới phán quyết sự việc, tùy
theo sự việc nặng nhẹ mà kết tội.
Ở trên là giải thích
Phẩm Ðoạt Lấy.
Phần phụ:
(Ðoạn này đối chiếu bản đời Nguyên và đời
Tống)... nếu đem một vật ra để nói thì trường hợp
thứ nhất như đối với người ở hay súc sinh có chủ mà
đoạt lấy, chuẩn bị, nâng lên, bước đi, rời khỏi chỗ
cũ, cam kết, qua chỗ có qui định, đây là đối với một
vật, đem sáu trường hợp trên ra phân tích thì có đến
hai mươi lăm câu. Như trên đã nói rất đầy đủ về
ba-la-dy thứ hai. Vì sao? Vì giới này rất khó hiểu hết.
Như trong luật nói
rằng trộm với cả năm pháp thì mới phạm Ba-la-dy. Thứ
nhất là vật có chủ... là năm yếu tố.
Pháp sư nói: - Như
vậy đã nói các chi tiết, ông hãy chọn lấy một yếu
tố. Có năm hay có sáu yếu tố. Nếu như vậy thì không thành
hai mươi lăm.
Ðáp: - Không phải như
vậy. Vì sao? Nếu chọn lấy một trường hợp lấy vật
của người thì phải có đủ năm yếu tố. Ông hãy biết
lấy.
Các vị cựu pháp sư nói:
- Pháp Ba-la-dy thứ hai này rất khó hiểu, thế nên không
thể không giải thích những chỗ khúc mắc. Do đó, tôi phân
tích ra thành hai mươi lăm trường hợp này, ông hãy quán sát
lấy.
Hỏi: - Năm yếu tố là
gì? - Một, các loại vật có năm; hai, một loại vật có năm;
ba, tự tay có năm; bốn, tạo phương tiện có năm; năm,
lấy trộm có năm.
Hỏi: - Các loại vật
có năm và một loại vật có năm, hai loại vật này tại
sao chỉ các chi tiết đoạt lấy, xúc chạm nâng lên, đưa
ra khỏi chỗ cũ?
Ðáp: - Ở trước đã
nói, hãy tự biết lấy vì phải có cả chi tiết hẹn và nơi
chốn nên thành sáu. Nơi qui định và nơi ném, pháp này đều
có đủ. Thế nên trong câu thứ ba, trong năm yếu tố cũng có
các loại vật có năm chi tiết. Ðã nói về một loại vật
có giá trị với năm chi tiết.
Hỏi: - Thế nào là
tự tay lấy với năm chi tiết?
Ðáp: - Tự tay lấy cũng
có năm: một, tự tay lấy; hai, bảo người khác lấy; ba, ném;
bốn, có thể lấy; năm, (chủ có) tâm bỏ đi.
Hỏi: - Thế nào là
tự tay lấy?
Ðáp: - Tự tay đoạt
lấy vật của người khác, gọi là tự tay lấy. Sai bảo
nghĩa là nếu Tỳ kheo sai người khác rằng người hãy lấy
vật ấy, gọi là sai người lấy. Ném nghĩa là ở trong
trạm thuế mà ném vật ra ngoài (để trốn thuế). Nếu là
vật có giá trị lớn, phạm tội Ba-la-dy. Theo ý nghĩa này,
giống với nơi quan trọng ở trên. Có thể lấy nghĩa là
dạy người rằng đối với vật... ấy, nếu được ngươi
cứ lấy bằng không thì thôi. Người này theo lời dạy mà
ra đi. Nếu trộm được vật ấy thì người sai đi phạm
Ba-la-dy. Nếu người được sai đi tùy lúc mà lấy thì gọi
là có thể lấy. Tâm bỏ đi là có ý nghĩ bỏ vật...,
chổ... Có ý nghĩa này, gọi là tâm bỏ đi. Tạo phương
tiện ban đầu có năm nghĩa là: Một, phương tiện ban đầu;
hai, tùy theo phương tiện ấy; ba, quyết theo phương tiện
ấy; bốn, làm theo; năm, biết rõ. Dạy bảo người làm là
phương tiện ban đầu, các ngươi hãy tự biết rõ. Nguyên
nhân dời vật khỏi chỗ cũ, gọi là tùy theo phương tiện.
Ba phần sau, theo trong luật có nói rõ.
Hỏi: - Thế nào là ném
hết sức?
Ðáp: - Ném đá nghĩa là
ném với hết sức mình. Ðến nơi đá rơi, không tính nơi
đá lăn đến. Nếu tu lạc không có rào, thì tính chỗ nước
rơi xuống từ tấm trên chắn nước quanh nhà là nơi đá rơi
xuống. Pháp sư có giải rằng bà già ở trong cửa, ném
giỏ phân hay cái chày giã ra đến nơi nào thì đó là nơi
khoảng cách cho hòn đá ném. Lại nữa, pháp sư giải nếu
phòng không có rào thì ngay giữa cây chống ở hai đầu nhà,
ném hòn đá ra, từ chỗ rơi xuống tính vào nhà là phạm vi
của nhà.
Hỏi: - Nếu tụ lạc
ấy trước đây quá rộng lớn, nay bị nhỏ lại thì cương
giới này bằng bao nhiêu?
Ðáp: - Ðứng tại nơi
nước trên mái nhà rơi xuống, một người sức khỏe bình
thường ném cục đá ra xa, tính từ nơi đá rơi trở vào là
cương giới tụ lạc. Cương giới a-lan-nhã là từ cổng làng
ra ngoài đến năm trăm cung, gọi là cương giới nhỏ nhất.
Pháp sư nói: - Tôi đã
trình bày xong về ý nghĩa này. Nên nói về năm loại cương
giới của nhà ở, tụ lạc và cương giới tụ lạc là ngăn
chặn Tỳ kheo ác. Trong năm chỗ này có vật có chủ, ai
lấy một phần (năm ma-bà-ca) với tâm trộm, Ba-la-dy. Lấy
vật không cho nghĩa là đối với vật của người khác như
y phục, thức ăn mà họ không cho bằng biểu hiện thân hay
lời nói, tự ý lấy một phần bằng tay hay chiếm lấy. Không
xả bỏ nghĩa là ý người chủ không bỏ. Nơi đất trống
cũng gọi là không bỏ. Lấy những vật ở đó, gọi là
trộm. Trộm chính là tội này.
Pháp sư nói: - Tôi
chỉ giải thích ý nghĩa về văn tự trong giới trộm này.
Trộm nghĩa là đoạt, dời đi, nâng, theo từng bước, rời
khỏi chỗ cũ, cùng hẹn.
Hỏi: - Thế nào là đoạt?
Ðáp: - Tỳ kheo đoạt
vườn rừng của người, khi đang tranh chấp, phạm Ðột-cát-la;
làm cho chủ vườn phân vân, phạm Thu-lan-dá. Nếu chủ vườn
có ý quyết định chịu thua, phạm Ba-la-dy.
Hỏi: - Thế nào là
đưa đi?
Ðáp: - Tỳ kheo đưa
vật của người khác đội lên đầu; rờ vuốt với ý
trộm, phạm Ðột-cát-la; lay động vật, phạm Thu-lan-dá; để
vật xuống vai, phạm Ba-la-dy.
Hỏi: - Thế nào là nâng
lên?
Ðáp:
- Nếu Tỳ kheo nhận vật của người khác gửi. Khi chủ
vật đến lấy lại, Tỳ kheo đáp: - Tôi không có nhận
vật ông gửi. Khi nói như vậy xong, Ðột-cát-la. Làm cho
chủ vật phân vân, phạm Thu-lan-dá. Khi chủ vật nói: - Tôi
không cần vật ấy nữa, Tỳ kheo phạm Ba-la-dy.
Hỏi: - Phân theo từng
bước là gì?
Ðáp: - Nếu Tỳ kheo
muốn trộm vật, cùng người đưa vật đi, đi bước thứ
nhất, phạm Thu-lan-dá, bước thứ hai phạm Ba-la-dy.
Hỏi: - Thế nào là
rời khỏi chỗ?
Ðáp: - Nếu nâng vật
lên khỏi mặt đất. Tỳ kheo rờ nắm vật với tâm trộm,
Ðột-cát-la. Lay động đất, phạm Thu-lan-dá, lấy vật
rời khỏi chỗ cũ, phạm Ba-la-dy.
Hỏi: - Cam kết (hẹn)
là gì?
Ðáp: - Nếu Tỳ kheo nói
lời cam kết rằng tôi đến chỗ ấy, chỗ ấy... và sẽ
lấy vật ấy đem đi. Nếu đến chỗ và lấy vật, một chân
trong cương giới của vật, một chân ngoài giới, Thu-lan-dá.
Nếu cả hai chân đều ra ngoài giới, Ba-la-dy. Qua chỗ nộp
thuế, nếu đem vật qua chỗ thu thuế mà không nộp thuế,
một chân đi qua, một chân còn lại (trong cương giới trạm
thuế), Thu-lan-dá; cả hai chân đều qua khỏi trạm thuế,
Ba-la-dy.
Pháp sư nói: - Ðây là
luận về việc dạy lấy tạp vật. Thứ ba là ném, thứ tư
là có thể lấy, thứ năm là có tâm xả bỏ.
Hỏi: - Thế nào là
tự tay lấy?
Ðáp: - Nghĩa là đích
thân dùng tay lấy vật của người. Dạy người, nghĩa là
Tỳ kheo dạy bảo người hãy lấy vật.... Ném nghĩa là ở
trong chỗ của trạm thuế, ném vật có giá trị ra bên ngoài
(để trốn thuế) thì phạm Ba-la-dy. Với câu này giống như
qua chỗ quan trọng... Có thể lấy nghĩa là dạy người
rằng ngươi có thể lấy vật... lấy không được thì thôi.
Người này tuân theo lời dạy mà đi (thi hành). Nếu lấy
trộm được vật ấy, người sai đi phạm Ba-la-dy. Không
bỏ nghĩa là tâm người chủ không bỏ vật hay vật ở
chỗ trống đều gọi là không bỏ. Lấy vật như vậy đều
gọi là trộm và người trộm phải bị tội.
Pháp sư nói: - Tôi
chỉ giải thích ý nghĩa về văn tự trong giới trộm này.
Trộm nghĩa là đoạt, dời đi, nâng, theo từng bước, rời
khỏi chỗ cũ, cùng hẹn.
Hỏi: - Thế nào là đoạt?
Ðáp: - Tỳ kheo đoạt
vườn rừng của người, khi đang tranh chấp phạm Ðột-cát-la;
làm cho chủ vườn phân vân, phạm Thu-lan-dá. Nếu chủ vườn
có ý quyết định chịu thua, phạm Ba-la-dy.
Hỏi: - Thế nào là
đưa đi?
Ðáp: - Tỳ kheo đưa
vật của người khác đội lên đầu; rờ vuốt với ý
trộm, phạm Ðột-cát-la; lay động vật, phạm Thu-lan-dá, để
vật xuống vai, phạm Ba-la-dy.
Hỏi: - Thế nào là nâng
lên?
Ðáp: - Nếu Tỳ kheo
nhận vật của người khác gửi. Khi chủ vật đến lấy
lại, Tỳ kheo đáp: - Tôi không có nhận vật ông gửi. Khi nói
như vậy xong, Ðột-cát-la. Làm cho chủ vật phân vân, phạm
Thu-lan-dá. Khi chủ vật nói: - Tôi không cần vật ấy nữa,
Tỳ kheo phạm Ba-la-dy.
Hỏi: - Phân theo từng
bước là gì?
Ðáp: - Nếu Tỳ kheo
muốn trộm vật, cùng người đưa vật đi, đi bước thứ
nhất, phạm Thu-lan-dá, bước thứ hai, phạm Ba-la-dy.
Hỏi: - Thế nào là
rời khỏi chỗ?
Ðáp: - Nếu nâng vật
lên khỏi mặt đất. Tỳ kheo rờ nắm vật với tâm trộm,
Ðột-cát-la. Lay động vật, phạm Thu-lan-dá, lấy vật rời
khỏi chỗ cũ, phạm Ba-la-dy.
Hỏi: - Cam kết (hẹn)
là gì?
Ðáp: - Nếu Tỳ kheo nói
lời cam kết rằng tôi đến chỗ ấy, chỗ ấy... và sẽ
lấy vật ấy đem đi. Nếu đến chỗ và lấy vật, một chân
trong cương giới của vật, một chân ngoài giới, Thu-lan-dá.
Nếu cả hai chân đều ra ngoài giới, Ba-la-dy. Qua chỗ nộp
thuế, nếu đem vật qua chỗ thu thuế mà không nộp thuế,
một chân đi qua, một chân còn lại (trong cương giới trạm
thuế), Thu-lan-dá; cả hai chân đều qua khỏi trạm thuế,
Ba-la-dy. Pháp sư nói: - Ðây là nói về nhiều vật.
Chú Giải Luật
Thiện Kiến.
- Quyển Thứ Tám -
--- o0o ---
Mục
Lục |
I | II
| III
|
IV
|
V
|
VI |VII
|
VIII
|
IX
| X
|
XI |
XII |
XIII |
--- o0o ---
Chân
thành
cám
ơn
Cư
sĩ Bình Anson
đã
gửi
tặng
phiên
bản
điện
tử
bộ luật
này (Trang
nhà
Quảng
Đức,
05-2002)
Trình
bày
:
Nhị
Tường
Cập
nhật
ngày:
01-05-2002