Theravàda
(Thượng-tọa bộ)
Chú Giải Luật Thiện Kiến
Samantapàsàdikà Nàma
Vinayatthakathà
Hán dịch:
Tăng-già-bạt-đà-la (Sanghabhadra)
Việt dịch: Tỳ kheo Tâm-Hạnh (Caràna-citto Bhikkhu)
Phật Lịch
2543 (1999)
---
o0o
---
Quyển
thứ tư
-ooOoo-
Khi
ấy, tại vườn tháp, cùng với một ngàn vị Tỳ-kheo, đại
đức Ma-Hê-Ðà ngồi trên tọa cụ hướng về phía Nam, đại
đức A-Phiêu-Xoa ngồi trên tọa cụ hướng về phía Bắc.
Ma-Hê-Ðà thỉnh A-Phiêu-Xoa làm pháp sư. A-Phiêu-Xoa làm theo
đúng nghi thức mà đại đức Ưu-Ba-Ly ngày xưa đã làm.
Ma-Hê-Ðà cùng đại tăng
sáu mươi tám vị vây quanh pháp-tọa. Tỳ-kheo Mạt-Ða-Bà-Da
(Mattàbhaya) em vua cùng năm trăm Tỳ-kheo muốn học luật
tạng đều ngôi quanh pháp tọa của A-Phiêu-Xoa. Các Tỳ-kheo
khác cùng vua đều ngồi theo thứ tự.
Ðại đức A-Phiêu-Xoa
thuyết giảng. Khi ấy, ở dưới gốc cây Mạn-đà-là, bãi
Na-lân-la-tân, thôn Tỳ-lan-nhã (tena samayena Buddho Bhagavà
veranjàyam viharati nalerupucimandamùle), đức Phật thuyết
giảng tổng quát về luật. Sau khi Ngài giảng dạy, từ hư
không chư thiên cất tiếng ca ngợi: Lành thay, lành thay! Tự
nhiên sấm chớp nổi lên; mặt đất chấn động hiện ra các
hiện tượng kỳ lạ.
Trong chùa vườn tháp,
với sáu vạn Tỳ-kheo vây quanh Ma-Hê-Ðà và sáu mươi tám
vị ái-tận, đại đức A-Phiêu-Xoa thuyết giảng về công
đức của Như Lai: Vì thương xót chúng sinh có ba nghiệp
bất thiện nên Như Lai thuyết giảng tạng luật để chế
ngự ba nghiệp thân, miệng, ý. Lúc còn ở đời, vì chúng
đệ tử Thanh-văn, Như Lai thuyết giảng xong tạng luật
rồi Ngài mới nhập Vô dư Niết-bàn. Khi ấy, đại chúng nói
kệ:
Vượt lên trên đại
chúng,
Có sáu tám đại đức,
Cùng biết rõ luật tạng,
Thần thông, ba đạt trí,
Ðem trí tuệ vô thượng,
Giáo hóa vua Sư-tử,
Chiếu sáng nước Sư-tử,
Khắp nơi đều được thấy.
Cũng như đống lửa lớn,
Hết củi vào Niết-bàn.
Sau khi các đại đức
này vào Niết-bàn, các đệ tử thân thuộc tên là Ðế-Tu-Ðạt-Ða,
Ca-La-Tu-Mạt-Na, Tỳ-Già-Tu-Ma-Na (Tissadatta, Kàlàsumana, Dìghasumana).
Các vị đại đức này đệ tử của đại đức A-Phiêu-Xoa.
Các vị sư trưởng này kế tục truyền thừa nhau cho đến
nay. Thế nên, trong lần họp chúng thứ ba, có vị hỏi: Ai
đưa luật tạng đến nước Sư-tử?
Ðáp: - Là Ma-Hê-Ðà,
sau Ma-Hê-Ðà là A-Phiêu-Xoa, đệ tử của A-Phiêu-Xoa kế
tục nhau truyền trì. Như bình lưu ly thủy tinh đựng đầy
nước (manighata) trong ngoài trong suốt, nhưng nước không
bị rỉ chảy ra. Các vị đại đức trì luật cũng như
vậy cho đến ngày nay. Nếu có người với tín tâm, thường
biết tàm quí, ưa thích học giới luật thì Phật pháp được
trư?ng tồn. Thế nên, người nào muốn Phật pháp được trường
tồn, trước hết phải học tạng luật. Vì sao? Vì đem đến
sự lợi ích cho người thực hành. Thế nào là lợi ích? Người
thiện nam nào xuất gia với tâm niệm tốt dẹp thì tạng
luật là cha mẹ. Vì sao? Tạng luật làm cho người xuất gia
được giáo dục uy nghi đầy đủ. Nếu y chỉ vào tạng
luật, tự thân trì giới thì đoạn trừ được sự nghi
sợ của người khác. Khi vào giữ tăng chúng, không sợ hãi
gì cả. Ai bị phạm tội thì y luật phán xét, làm cho chánh
pháp được trường tồn. Các vị pháp sư nói: - Phật dạy
các Tỳ-kheo rằng: Ai thọ trì luật này, có năm điều lợi
ích. Ðó là:
1- Tự mình giữ được
giới.
2- Diệt trừ sự nghi sợ của người khác.
3- Vào giữa tăng không sợ hãi.
4- Xây dựng được Phật pháp.
5- Làm cho chánh pháp được trường tồn.
Phật dạy người trì
luật là nguồn gốc của công đức. Nhờ vào gốc này giữ
gìn trọn vẹn giáo pháp.
Pháp sư hỏi: - Ðức
Phật thuyết giảng giới luật là muốn ngăn ngừa nguyên nhân
ác. Ác được ngăn thì tâm không bị hối hận. Nhờ tâm không
hối hận nên hoan hỷ. Nhờ hoan hỷ nên được an lạc.
Nhờ an lạc nên chánh định phát sinh. Nhờ chánh định nên
phát sinh tuệ nhãn. Nhờ có tuệ nhãn nên có nhàm chán.
Nhờ nhàm chán nên được ly dục. Nhờ ly dục nên được
giải thoát. Nhờ giải thoát nên được giải thoát trí.
Nhờ trí giải thoát nên tuần tự vào Niết-bàn. Vì muốn
được nói, vì muốn được giảng thuyết, vì được y
chỉ, vì muốn nghe theo thứ tự như vậy, tâm được giải
thoát trí (Etadatthàkathà etadatthà mantanà etadatthà upanisà etàdattham
sotàvadhànam). Thế nên, phải siêng năng học tập luật.
Ðây là sự thuyết minh căn bản về luật. Pháp sư nói:
Người phải luôn
thọ trì giới luật,
Dù đến nơi nào hoặc ở đâu.
(Vuttam yena yadà yasmà
dhàritam yena càbhatamyattha ppatitthitam c’etam etam vatvà vidhim
tato).
Ðã thứ tự thuyết
minh về ý nghĩa của kệ, đến đây xin trình bày về phần
luật chính. (?)
Chữ khi ấy có nghĩa là
bắt đầu không phải một trường hợp (Pàràjika). Sau đây,
tôi xin trình bày ý nghĩa của luật. Như trong luật có nói:
Khi ấy, đức Phật ở Tỳ-lan-nhã, có nghĩa là bắt đầu.
Khi ấy, sau khi xuất định, tôn giả Xá-Lỵ-Phất thỉnh
Phật chế giới luật. Bấy giờ, đức Phật đang trú ở
Tỳ-lan-nhã. Chữ khi ấy có nghĩa bắt đầu, chữ bấy giờ
là thuyết minh về việc ấy. Vì sao? Như trong luật có
thuyết minh: Khi ấy, Tu-Ðề-Na (Sudinna) cùng vợ cũ làm
việc bất tịnh (methuna). Bấy giờ, nhân sự việc của Tu-Ðề-Na,
Phật chế giới cho Thanh-văn. Ðây là nghĩa bắt đầu. Khi
ấy, Tỳ-kheo Ðàn-Ny-Tra (Dhaniya Kumbhakàraputta) trộm gỗ
của vua. Bấy giờ, tại thành Vườn xá, Phật chế giới...
cũng như vậy. Chữ khi ấy có nghĩa là bắt đầu cũng có
nghĩa là ngyên nhân. Ý nghĩa hiệu Phật Bà-già-bà ( Thế Tôn
) sẽ được giải thoát sau. Chữ trú (ở) có nghĩa là đi
đứng nằm ngồi. Tỳ lan nhã là tên của một xứ. Na-lân-la
(Naleru) là tên của dạ xoa. Nhân vì cây này có quỉ dạ-xoa
sống nhờ vào nên gọi tên như vậy. Tân-châu-mạn-đà-la
(pucimanda) là rừng cây luyện. Dưới cây nghĩa là vùng bóng
râm dưới cây lúc ban ngày; lại có chỗ nói vùng đất dưới
cây hứng lá rụng khi không có gió.
Hỏi: - Vì sao đức
Phật ở dưới cây này?
Ðáp: - Cây này rậm
rạp nhất trong rừng, không xa thành phố, đi lại thuận
tiện.
Hỏi: - Vì sao nói Như
Lai ở Tỳ-lan-nhã, lại còn nói Như Lai ở dưới cây; Như
Lai không thể ở hai trú xứ?
Ðáp: - Ðừng thắc
mắc như vậy, Tỳ-lan-nhã là vùng để đi lại. Dưới cây
là chỗ ở.
Hỏi: - Vì sao Ưu-Ba-Ly
nói là Tỳ-lan-nhã?
Ðáp: - Vì thương tưởng
đến người thế tục bạch y.
Hỏi: - Vì sao ở dưới
gốc cây?
Ðáp: - Vì để các đệ
tử sống theo pháp xuất gia, trừ diệt tham dục.
Hỏi: - Vì sao phải
sống gần với vùng đất có người?
Ðáp: - Vì bốn đại
(sức khỏe).
Hỏi: - Câu trước là
vì thuyết pháp, câu sau là vì Như Lai muốn vào nơi yên
tịnh. Câu trước là do từ bi hướng dẫn, câu sau là từ
khổ đi vào vui. Câu trước là vì an lạc cho chúng sinh, câu
sau vì an lạc cho chính mình. Câu trước là bố thí pháp cho
chúng sinh, câu sau là tự ngăn sự sung túc về lợi dưỡng.
Câu trước là làm cầu-đò cho chúng sinh, câu sau vì chư thiên.
Câu trước là đồng với chúng sinh, câu sau là không đồng
như chúng sinh. Câu trước là chỉ có đức Phật là vị
tối tôn trong ba cõi. Nhờ vào Phật, chúng sinh được đại
an lạc nên gọi là chỉ có; câu sau nghĩa là nhân vì đức
Phật giáng sinh trong vườn nên ưa thích dưới cây.
Pháp sư nói: Ý nghĩa này
rất sâu rộng, tôi sẽ nói tóm lược. Câu "cùng với
đại tăng Tỳ-kheo tập họp"; đại là vì tiểu (nhỏ)
nên có đại. Bởi vì công đức của Tỳ-kheo tăng rất
lớn nên gọi là đại. Ðại lại có nghĩa khác, vị nhỏ
nhất cũng đã chứng đạo Tu-đà-hoàn. Lại có nghĩa đại
khác, vì có đại chúng 500 vị tập họp. Tăng nghĩa là bình
đẳng về giới, tri kiến, trí tuệ, chúng, nên gọi là tăng.
Tập họp nghĩa là cùng tụ tập một nơi. Năm trăm
Tỳ-kheo, năm trăm là số lượng. Bà-la-môn Tỳ-lan-nhã là
sinh ở vùng Tỳ-lan-nhã, lấy vùng mà gọi tên. Bà-la-môn
nghĩa là tịnh hạnh. Lại nữa, Bà-la-môn là hiểu biết sách
Vi-đà của ngoại đạo; môn là lắng nghe.
Kinh Phật nói: - Bà-la-môn
là trừ diệt phiền não, môn là lắng nghe (Assosìti suni) âm
thanh đi vào tai; nhờ người khác nói nên biết được pháp.
Sa-môn Cù-đàm, sa-môn là diệt pháp ác (Samitapàpattà samano
ti veditobbo); Cù-đàm (Gotama) nghĩa là Bà-la-môn gọi (Phật)
bằng họ. Giòng họ Thích-Ca: Giòng Thích-Ca là chỉ cho họ
lớn. Từ bỏ giòng họ Thích xuất gia ... đây là trình bày
do phát sinh tín tâm mà ưa thích xuất gia. Có người vì
mắc nợ mà xuất gia; có người mất nước mà xuất gia; có
người vì bần cùng mà xuất gia; có người trốn tránh
lệnh vua mà xuất gia, đức Như Lai xuất gia không phải như
vậy nên gọi là có tiếng khen tốt. Câu đầy đủ như
vậy nghĩa là hoàn hảo. Hội đủ với các thiện là nói lên
sự tối thượng. Tiếng khen nghĩa là tên được khen ngợi,
lại có ý nói làm cho ngưòi khác biết. Bà-già nghĩa là
hiệu đứng đầu trong mười hiệu của Như Lai.
Ðể cho chúng sinh có tín
tâm với Phật, thế nên pháp sư giảng thuyết về công đức
của Như Lai.
A-la (ara) nghĩa là căm
xe của ba cõi. Hán (hata) nghĩa là phá tan căm xe ba cõi. Bởi
vì Như Lai đập phá tan nát căm xe ba cõi nên gọi là bậc
A-la-hán. Lại nữa, A-la có nghĩa là giết giặc. Bởi vì Như
Lai giết giặc phiền não, nên gọi là A-la-hán. Lại nữa,
A-la có nghĩa là tất cả nghiệp ác; hán là cách xa chiếc
xe ba cõi mà vô minh và ái duyên hành là căm, già và chết là
vành xe, thọ sinh là ổ trục xe, các phiền não là trục xe,
chạy mãi không ngừng khắp các thế giới từ vô thủy. Dưới
cây Bồ đề , đức Phật đứng vững trên mặt đất giới
bằng chân tinh tấn, bằng tay chí thành với búa rìu trí
tuệ, chặt gãy nát căm xe ba cõi. Lại nói: Thế giới từ vô
thủy là xe, vô minh là ổ trục xe, già chết là vành xe, mười
chi xấu ác còn lại (trong 12 nhân duyên) là căm xe.
Vì sao? Vì (vô minh nên)
không biết pháp khổ. Nếu sinh vào dục giới, do vô minh làm
nhân nên tạo ra cả ba nghiệp. Nếu sinh vào sắc-giới, thì
vô minh tạo ra nghiệp sắc-giới. Nếu sinh vào vô sắc
giới thì vô minh tạo ra nghiệp vô-sắc giới. Trong dục
giới, do vô minh làm duyên nên có thọ thức. Trong
sắc-giới và vô sắc giới duyên với vô minh cũng (có
thức) vậy. Lại nữa, đối với danh sắc trong dục giới,
thì duyên vô minh nên sinh ra sáu nhập. Danh sắc ở dục
giới duyên với ba nhập ở sắc giới. Vô minh trong vô sắc
giới duyên với một nhập trong sắc giới. Trong dục giới,
sáu nhập duyên sáu xúc. Trong sắc giới, ba nhập duyên ba xúc.
Trong vô sắc giới chỉ có một nhập duyên một xúc (thọ).
Trong dục giới, sáu xúc duyên sáu thọ (vedanà - thọ sáu căn).
Trong sắc giới, ba xúc duyên ba thọ. Trong vô sắc giới,
một xúc duyên một thọ. Trong dục giới, sáu thọ sinh ra sáu
ái. Trong sắc giới, ba thọ sinh ra ba ái. Trong vô sắc
giới, một thọ sinh ra một ái (tanhà). Ái duyên đến cõi nào
thì sinh đến đời sống ấy (Tattha tattha sà sà tanhà).
Với năm dục, ai có ý
nghĩ: Với dục của ta, ta sẽ hành dục để hưởng thụ
dục; và do hoàn tất những hành động bất thiện của thân,
miệng, ý thì đọa vào địa ngục (apàya). Trong địa
ngục, do nghiệp làm nhân nên thọ sinh rồi thọ sinh; đấy
là sinh do nghiệp. Nhân vào nghiệp nên sinh ra năm ấm...
rồi năm ấm già. Già tức là chín mùi các uẩn. Năm ấm
tan rã nghĩa là chết. Trong ba cõi, ta muốn hưởng thụ dục
ở cõi trời mà xây dựng những việc thiện, hay chịu khó
làm việc thiện nên có sự sinh lên trời. Ðây là nhân
thiện nghiệp nên tái sinh. Có người muốn ta hưởng thụ
thú vui ở phạm thiên, nhân vào lạc thọ nên chánh niệm đến
bốn pháp. Ðó là: tâm từ bi hỷ xả. Chánh niệm đầy đủ
thì vị ấy được sinh vào cõi Phạm thiên. Ðược sinh vào
cõi Phạm thiên lấy nghiệp làm nhân; đây gọi là sinh do
nghiệp.
Lại có người với
ham muốn sinh vào cõi Vô-sắc, sau đó ta sẽ sinh lên trời
phi-tưởng -phi-phi-tưởng, nên thường thiền định tư duy nên
sinh vào cõi này. Ðây là nhờ nghiệp nên được sinh đến.
Ngoài ra, theo thứ tự... như trên, hãy tự biết lấy. Từ
quá khứ đưa đến tương lai, cả ba đời (yathàbhùtam natvà)
đều do vô minh làm duyên cho hành. Tôi sẽ nói lược, ngoài
ra ông tự khai triển rộng. Vô minh duyên hành đây là một
nhóm. Sáu thức, danh sắc, sáu nhập, sáu xúc, sáu thọ là
một nhóm. Ái, thủ, sinh (hữu?) là một nhóm. Hữu (sinh?), lão
tử là một nhóm. Nhóm đầu tiên thuộc đời quá khứ. Hai
nhóm giữa là đời hiện tại. Nhóm cuối lão tử là đời
tương lai. Vô minh duyên với hành thì bao trùm cả ái thọ và
thủ, chúng không thể rời nhau; nên năm pháp này thuộc đời
quá khứ. Trong phẩm giữa, có sáu nhập (từ thức đến
thọ) năm pháp này là quả báo. Thức (bắt đầu) với
thủ, ái, thọ liên kết với vô minh, năm pháp này tạo ra
nghiệp trong đời hiện tại này. Già, chết được biểu
hiện với năm pháp mà bắt đầu là thức (danh sắc, lục
nhập, xúc, thọ) cũng là đời sống tương lai (như vậy
bốn phần đoạn trên, thức đều có mặt). Nếu phân tích
ra thì có 20 (24?) loại.
Ở đây hai chi hành
nối với sáu thức là một nhóm; hai chi ái nối với thọ là
một nhóm; hai chi sinh nối với hữu là một nhóm, hợp thành
ba nhóm. Bốn phân đoạn, với nhóm làm nhân nên sinh ra hai mươi
(bốn đoạn x 5 chi) loại làm cơ sở phát sinh (luân hồi).
Như Lai đã thấy, quán sát, vượt qua. Biết như thật (yathàbhutamnatva)
nghĩa là biết bằng trí tuệ chân thật nên gọi là biết
như thật. Thấy có nghĩa là thấu suốt nên gọi là thấy.
Quán sát nghĩa là biết khắp tất cả. Vì biết rõ, quán sát,
thấy, vượt qua nên Như Lai biết rõ như thật, sinh ý tưởng
nhàm chán, sinh tâm xa lìa dục, được giải thoát, trước
tiên phá tan trục xe ba cõi nên gọi là A-la-hán.
Lại nữa, A-la-hán còn có nghĩa là Ứng-cúng.
Hỏi: - Ứng-cúng nghĩa
là gì?
Hưởng thụ sự cúng dường
của trời người nên được gọi là Ứng-cúng. Xưa kia, có
vị Phạm vương (Brahman Sahampati) cúng dường vật báu
nhiều như núi Tu-di (sineru) đến Thế Tôn, nên Ngài được
gọi là Ứng-cúng. Khi Phật còn tại thế, các vị đại vương
Bình-sa (Bimbisàrakosalaràjan), vua nước Câu-sa-la... cúng dường
các loại, nên gọi Ngài là Ứng cúng. Sau khi Phật niết-bàn,
vua A-Dục đại vương (Asokamahàrajan) cõi Diêm-phù-lỵ đem
chín mươi sáu ức tiền vàng xây dựng tám vạn bốn ngàn
bảo tháp, tổ chức các đại hội cúng dường, nên gọi Ngài
là Ứng cúng. Ngoài ra, có vô số đại chúng cúng dường Ngài
không thể kể hết. Lại nữa, A-la-hán, la-hán có nghĩa là
che dấu, A có nghĩa là không, nên gọi là không che dấu. Không
che giấu nghĩa là như người đời gây tội thì thường che
giấu, Như Lai không có sự việc ấy.
Chánh-đẳng-giác (Sammàsambuddha)
nghĩa là biết trọn vẹn tất cả các pháp. Phật đà nghĩa
là ngài biết rõ pháp cần phải biết rõ, đoạn trừ pháp
cần phải đoạn trừ, xuất ly pháp cần phải xuất ly.
Phật - đà còn có những ý nghĩa như tự mình thấy rõ (các
pháp) theo trình tự, bằng mắt trí tuệ thấy rõ khổ,
tập, diệt, đạo-đế. Ðối với các pháp như sắc, thanh,
hương, vị, xúc, pháp, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức,
thiệt thức, thân thức, ý thức; nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc,
thiệt xúc, thân xúc, ý xúc; nhãn thọ (ký), nhĩ thọ, tỷ
thọ, thiệt thọ, thân thọ, ý thọ; nhãn (tư) niệm, nhĩ
niệm, tỷ niệm, thiệt niệm, thân niệm, ý niệm; nhãn ái,
nhĩ ái, tỷ ái, thiệt ái, thân ái, ý ái; nhãn tư, nhĩ tư,
tỷ tư, thiệt tư, thân tư, ý tư ; năm uẩn, mười pháp quán,
mười tư, mười niệm, bắt đầu là sình trương với mười
giai đoạn của ba mươi hai chi phần của thân thể, mười
hai nhập, mười tám giới, dục hữu đứng đầu chín hữu,
sơ thiền đứng đầu bốn thiền, từ vô lượng đứng đầu
bốn vô lượng tâm, lại có bốn thiền vô sắc, bốn định
vô sắc (Pancakkhandhà, dasakasinàni, Dasaannussatiyo, Uddhumàtakasannàdivasena
dasasannà, kesàdayo dvattimsàkàrà - 32 loại - dvàdasàyatanàni,
atthàrasadhàtuyo, kàmabhavàdayo navabhavà - dục-hữu đứng đầu
chín hữu - pathamàdìni cattàri jhànàni - bốn thiền với sơ
thiền là đứng đầu - mettàbhàvanadayo catasso appamannà - quán
từ là bắt đầu bốn vô lượng tâm - catasso arùpasamàpattiyo),
12 nhân duyên, nghịch quán (vãng quan) từ già, chết- ưu- bi
cho đến vô minh, thuận quán (hoàn quan) tuần tự từ vô
minh đến già bệnh chết khổ não.
Già bệnh là khổ-đế.
Có sinh (Jàti) là Tập-đế. Thoát khỏi khổ tập là Diệt-đế.
Biết rõ phương pháp diệt khổ là Ðạo-đế. Ðức Như Lai
đã biết rõ hoàn toàn tất cả các pháp trên nên gọi là
Chánh-đẳng-giác.
Biết rõ (minh) nghĩa là
có ba cái biết, cũng có tám cái biết (vijjà ti tisso vijjà
attha pi vijjà) như trong kinh Tam-giới (Bhayabherava-sutta - M.i,
22) nói có ba cái biết, các vị hãy tự tra cứu và trong
kinh Am-la-thọ (Ambattha-sutta - D.i, 100) nói có tám cái biết,
gồm biết rõ tam muội, biết rõ thần thông và biết về sáu
thông là tám (cha abhinnà). Hạnh túc (carana) là giữ giới,
phòng hộ sáu thức, biết đủ về ăn uống (pannarasadhammà),
tỉnh giác với thùy miên, đủ bảy chánh pháp (bảy thánh tài)
và bốn thiền sắc giới. Ngài biết rõ mười lăm pháp này
(Bhojane mattannutà). Với những pháp hành này, Như Lai được
gọi là Minh-hạnh-túc (Vijjàcaranasampanna). Bằng
pháp hành này, Như Lai đạt đến Niết-bàn nên gọi là
Minh-hạnh-túc. Không chỉ có Như Lai, Thanh-văn cũng vậy. Như
Lai viên mãn cả biết và hành động nên gọi là
Minh-hạnh-túc.
Vì biết rõ tướng nên
Như Lai đắc nhất-thiết-trí. Vì có hành động nên Như Lai
được gọi là Ðại từ-bi. Tất cả chúng sinh vì tập nên
đưa đến khổ não, Như Lai đều biết rõ. Với đại
từ-bi, Ngài biết rõ khổ não của chúng sinh nên khéo
thuyết giảng làm cho chúng thoát khổ đạt đến an lạc. Ngài
cũng được gọi là Thiện Thệ (khéo đi qua
một cách tốt đẹp - Sugata) vì thiện thệ về lời nói nên
đưa đến thiện thệ về hành động chứ không phải là ác
thiện thệ. Lại nữa, đi đến chỗ toàn thiện nên gọi là
Thiện Thệ. Lại nữa, Ngài đi đứng đàng hoàng, đầy đủ
uy nghi không lỗi lầm nên gọi là Thiện Thệ. Lại nữa, Ngài
đi qua luôn, không còn trở lại nên gọi là Thiện Thệ.
Bằng A-la-hán đạo, Ngài vượt lên nên gọi là Thiện
Thệ. Từ khi được Phật Ðĩnh-Quang (Dìpankara - Nhiên Ðăng)
thọ ký, Ngài thương yêu chúng sinh làm cho chúng được an
lạc, cho đến khi giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề
(bodhimanda), với hành động toàn thiện như vậy nên gọi là
Thiện Thệ. Ngài không theo đoạn kiến (uccheda), không theo
thường kiến (sassata), không khổ hạnh ép xác, không chấp
vào đoạn thường, nên gọi là Thiện Thệ. Ngài thuyết pháp
cho tất cả chúng sinh luôn luôn hợp thời, nên gọi là
Thiện Thệ. Ngài chỉ thuyết pháp cho những chúng sinh nào
muốn nghe, bằng không thì thôi nên gọi là Thiện Thệ.
Lời Ngài thuyết giảng có ý nghĩa chân thật, không có nghĩa
hư vọng, làm cho chúng sinh nào được nghe đều rất hoan
hỷ, nên gọi là Thiện Thệ. Ngài không nói lời vô nghĩa,
lời nói có ý nghĩa lợi ích (atthasamhita) nên gọi là
Thiện Thệ.
Thế gian giải (Lokavidù)
nghĩa là Ngài biết rõ tất cả các pháp thế gian. Ngài
biết rõ về tập đế, về diệt-đế, về phương pháp đưa
đến diệt-đế, hiểu rõ về thế gian như vậy nên gọi là
thế gian giải. Như trong kinh dạy: Có nơi không sinh, không
già, không chết, không rơi xuống, không đứng lại, nhưng
Ta không cho rằng bằng cách đi lại mà có thể đến thế
giới giải thoát ấy; nên gọi là thế gian giải. Phật
bảo các Tỳ-kheo: Nếu Ta không đi đến chỗ tận cùng thế
giới thì Ta không tuyên bố về chấm dứt khổ. Này các
Tỳ-kheo! Ngay trong cái thân chừng một tầm (vyàmamatta) được
gọi là sa-môn này, có cả sự tập khởi của thế gian,
sự diệt tận thế gian, phương pháp đưa đến diệt tận
thế gian, nhưng Ta không cho rằng không có sự việc không
cần đi (đến chỗ tận cùng thế giới) mà đến được
chỗ chưa đến để thoát khỏi khổ. Lại nữa, thế giới
có ba; đó là: thế giới các hành (Sankhàraloka), thế giới
của chúng sinh (sattaloka); thế giới của xứ sở (okàsaloka).
Hỏi: - Thế giới các
hành là gì?
Ðáp: - Tất cả chúng
sinh nhờ ăn uống mà sống còn, đó là thế giới của các
hành.
Hỏi: - Thế giới của
chúng sinh là gì?
Ðáp: - Thế giới là
thường còn hay thế giới là vô thường, là chỉ cho thế
giới của chúng sinh.
Hỏi: - Thế giới của
xứ sở là gì?
Ðáp: - Kệ như sau:
Nhật nguyệt vận hành,
Ánh sáng vô cùng,
Chiếu khắp thế gian,
Không bị chướng ngại.
Ðó là thế giới của
xứ sở. Lại nói về một thế giới, hai thế giới, ba,
bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười... cho đến mười tám
thế giới.
Hỏi: - Một thế giới
là gì?
Ðáp: - Tất cả chúng
sinh nhờ ăn uống mà sống còn, nên gọi là một thế
giới.
Hỏi: - Hai thế giới là
gì?
Ðáp: - Danh sắc là hai
thế giới.
Hỏi: - Ba thế giới là
gì?
Ðáp: - Khổ, vui và
trung tính là ba thế giới.
Hỏi: - Bốn thế giới
là gì?
Ðáp: - Bốn cách ăn là
bốn thế giới.
Hỏi: - Năm thế giới
là gì?
Ðáp: - Năm ấm.
Hỏi: - Sáu thế giới
là gì?
Ðáp: - Sáu nhập.
Hỏi: - Bảy thế giới
là gì?
Ðáp: - Bảy thức.
Hỏi: - Tám thế giới
là gì?
Ðáp: - Tám pháp thế
giới.
Hỏi: - Chín thế giới
là gì?
Ðáp: - Chín chỗ ở
của chúng sinh.
Hỏi: - Mười thế
giới là gì?
Ðáp: - Mười nhập.
Hỏi: - Mười hai thế
giới là gì?
Ðáp: - Mười hai
nhập.
Hỏi: - Mười tám thế
giới là gì?
Ðáp: - Mười tám
giới.
Như Lai biết rõ tất
cả thế giới với các hành này, nên gọi là Thế gian
giải.
Ngài biết rõ phiền não
của chúng sinh, các hành của chúng sinh, ý tưởng của chúng
sinh, phiền não nhỏ và lớn của chúng sinh, biết kẻ thông
minh, biết kẻ chậm hiểu, biết kẻ có thiện duyên, biết
kẻ có ác duyên, biết kẻ dễ dạy bảo, biết kẻ khó
dạy bảo, biết rõ kẻ có sinh (hiểu biết hay không), Ngài
biết rõ tất cả vềâ các chúng sinh của thế giới nên
gọi là Thế gian giải.
Hỏi: - Thế giới của
xứ sở là gì?
Ðáp: - Núi Thiết-vi
(cakkàvàla) ngang dọc hai vạn ba ngàn bốn trăm năm mươi
do-tuần, chu vi ba mươi bảy vạn ba trăm năm mươi do tuần,
nền đất dày bốn na-do-tha hai vạn do tuần ở trên nước.
Nước sâu tám na-do-tha bốn vạn do tuần ở trên gió. Gió dày
sáu mươi chín vạn do tuần; đó là thế giới của xứ
sở. Lại nữa, chân núi Tu di chìm sâu vào biển đến tám
vạn bốn ngàn do tuần. Núi Tu di (Sineru) cũng cao như thế, có
bảy vòng núi bằng bảy báu vây chung quanh, với bài kệ:
Do-kiền-đà-la,
(yugandhara)
Y-sa-đà-la, (Isadhara)
Ca-la-tỳ-câu, (karavìka)
Tu-đà-tô-na, (sudassana)
Ny-thị-đà-na, (Nemindhara)
Tỳ-na-đa-ca, (Vinataka)
A-sa-thiên-na, (asskanna)
Là bảy núi lớn.
Bao quanh Tu di,
Cõi bốn Thiên vương,
Cõi trời Dạ-ma,
Cao trăm do-tuần,
NúiÐại-Tuyết-Sơn(Himavant)
Lớn ngàn do-tuần,
Cao, rộng bằng nhau,
Ðỉnh có tám vạn,
Bốn ngàn ngọn đẹp,
Trang trí cho nhau.
Có cây Diêm-phù,
Cao hai ngàn dặm,
Chu vi hai trăm,
Ðường kính tàng cây,
Che trăm do-tuần
Vì có cây này,
Gọi cõi Diêm-phù (jambudipa)
Núi Ðại Thiết vi,
Chân chìm trong biển,
Sâu đến tám vạn,
Hai ngàn do-tuần,
Cao cũng như vậy,
Thường trú bền vững.
Ði khắp thế giới,
Trăng chúa các sao,
Ðường kính bốn mươi,
Và chín do-tuần,
Mặt trời tròn chiếu,
Năm mươi do-tuần.
Lại nữa, cung điện
Thiên Ðế-Thích ngang dọc đến vạn do-tuần. Cung điện
của A-tu-la (asurabhavana), địa ngục A-tỳ (avìcimahànitaya),
mặt đất ở Diêm-phù-đề cũng như vậy. Tây Cu-da-ny
(aparagoyàna) ngang dọc bảy ngàn do-tuần. Ðông Phất-vu-đãi
(pubbavideha) cũng vậy. Bắc Uất-đan-việt (uttarakuru) ngang
dọc tám ngàn do-tuần. Mỗi châu đều có 500 châu nhỏ vây
quanh; khoảng cách giữa các núi Thiết vi ở trung tâm và các
núi sắt bao vây bên ngoài, có vô số địa ngục bằng sắt
vây quanh, nên có rất nhiều thế giới. Với mắt tuệ vô
hạn, đức Phật thấy rõ tất cả nên gọi Ngài là thế
gian giải.
Vô-thượng-sĩ
(Anuttara): Ngài có công
đức hơn cả trời người nên gọi là Vô-thượng-sĩ. Ngài
viên mãn cả giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri
kiến nên gọi là Vô-thượng-sĩ. Về sự vô thượng và
ngang bằng với vô thượng, đức Phật bảo các Tỳ-kheo: -
Ta không thấy có một phạm, ma, sa-môn, Bà-la-môn trong thế
gian mà có giới, định, tuệ ngang bằng với bậc Giác
ngộ. Lại nữa, không có ai làm thầy ta nữa; nên gọi là Vô
thượng.
Ðiều-ngự-trượng-phu
(purisadammasàrathin): Ngài
điều phục những người đáng được điều phục. Vì sao?
Ví như voi ngựa ngang bướng thì dùng roi đánh rồi sau đó
huấn luyện; Như Lai cũng vậy, có khả năng điều phục
tất cả chúng sinh nên gọi là Ðiều-ngự. Ngày xưa, đức
Phật hàng phục súc sinh là Long vương giống đực tên
A-Ba-La-Lưu (Apalàla), voi đực tên Thuần-Chữ, Ma-hủ-đà-bỉ,
A-kỳ-tử, Khu-thu-ma-tử-khu-tử, Khu-đà-na (Cùludara, Mahodara,
Aggisikha, Dhùmasikha, Dhanapàla, các con đực ấy đều được
Thế Tôn điều phục bằng thiện pháp, làm cho đi vào chánh
pháp, thọ trì tam qui ngũ giới. Người đàn ông tên Xà-bạt
con trai của Ny-Kiền-Ðà (Saccakaniganthaputta), Bà-la-môn
Bốc-Kha-La-Bà, Ương-Quật-Ma-La... (Pokkharasàti, Angulimàlà),
có vô số người như vậy. Lại có dạ-xoa nam tên A-La-Bà-Ca
(Àlavaka), các dạ-xoa nam khác như Tu-chí-lệ, Ma-kha-la
(Suciloma, Kharaloma). Lại có Thích-Ðề-Hoàn-Nhân (Sakkadevaràjan)...
với vô số chư thiên. Chúng đều được Ngài điều phục
bằng chánh pháp. Trong kinh có nói: Phật bảo Kỳ-Tu (Kesi) (Hán
dịch là người điều voi) rằng Ta là bậc điều ngự kẻ
trượng phu (nam), dùng pháp nhu hòa giáo hóa tất cả chúng
sinh. Nếu chúng không tùy thuận, Ta sẽ dùng pháp cứng rắn
để giáo hóa. Nếu chúng không tùy thuận, Ta sẽ dùng pháp
vừa nhu hòa vừa cứng rắn để giáo hóa. Nếu chúng cũng
không tùy thuận thì Ta tránh xa. Pháp sư nói: Theo kinh này nói
đúng pháp đầy đủ là Vô-thượng Ðiều-ngự-trượng-phu
Thiên-nhân-sư. Sư (satthà) cũng như đoàn người đi
buôn (satthavàha) có một người lãnh đạo biết rõ những
hiểm nạn (kantàra).
Hỏi: - Hiểm nạn là gì?
Ðáp: - Một là nạn
giặc (corakantàra), hai là nạn cọp, sói, sư tử (vàlakantàra),
ba là nạn đói (dubbhikkhankantara), bốn là nạn thiếu nước
(nirùdakakantàra). Ðối với những nạn này, người lãnh đạo
làm cho vượt qua hết để đến nơi an vui, nên gọi là sư
(thầy). Như Lai cũng vậy, vì sao? Như Lai đưa chúng sinh vượt
qua các hiểm nạn. Những hiểm nạn gì? Ðó là nạn sinh,
nạn bệnh, nạn già, nạn chết; Như Lai làm cho vượt qua
hết những nạn như vậy, đạt đến chỗ an vui nên gọi là
sư.
Hỏi: Tại sao Phật
chỉ là thầy của trời người mà không gọi là thầy của
súc sinh? Khi còn tại thế, Như Lai cũng có thuyết pháp cho súc
sinh, vì sao chỉ gọi Ngài là thầy của trời người? Kinh có
nói: Bấy giờ, tại nước Chiêm bà (Campànagara), bên bờ
hồ Ca-la (gaggarà), đức Phật thuyết pháp cho người Chiêm-bà.
Trong hồ nước có một con cóc (manduka). Nghe tiếng Phật
thuyết pháp, nó vui mừng đi lên khỏi ao, đi vào dưới
bụi cỏ.
Thấy mọi người vây
quanh nghe Phật thuyết pháp, mục đồng nọ (vacchapàlaka)
liền đi đến chỗ Phật. Vì muốn nghe pháp nên người này
chống gậy xuống đất và trúng nhằm đầu con cóc kia. Cóc
bị chết và sinh lên cõi trời Ðao-lỵ (Tàvatimsabhavana) làm
vị thiên ở đó. Nhờ quả của phước báo ấy nên vị này
ở trong cung điện cao rộng 12 do tuần. Như vừa tỉnh
giấc, thấy các thiên nữ vui vẻ với âm nhạc nên vị thiên
cóc ấy suy nghĩ: Trước đây ta là súc sinh, nhờ đâu mà
sinh vào thiên cung này? Vị này dùng thiên nhãn xem xét,
thấy trước đây ở bên hồ nước mình nghe tiếng Phật
thuyết pháp, nhờ công đức ấy nên được quả báo này.
Vị thiên cóc này liền cỡi cung điện đi đến gặp Phật
, lạy sát chân Ngài.
Biết rõ, nhưng Phật
vẫn hỏi: - Ngươi là ai mà có tướng mạo xinh đẹp vô cùng
với thần thông chiếu sáng rực rỡ khắp nơi này, lại
bỗng nhiên lễ sát chân Ta?
Vị thiên cóc nói kệ:
Xưa con là thân cóc,
Kiếm ăn trong ao nước
Nghe tiếng Phật thuyết pháp,
Con vào dưới bụi cỏ,
Có một người chăn bò,
Chống gậy đến nghe pháp
Chống nhằm vào đầu con,
Bị chết sinh lên trời.
Ðem bài kệ của vị
thiên cóc nói, Phật thuyết pháp cho bốn chúng. Khi ấy,
trong chúng có tám vạn bốn ngàn người đắc đạo tích
(dhammàbhisamaya), vị thiên cóc chứng quả Tu-đà-hoàn (sotàpattiphala).
Sau khi đắc đạo quả, vị thiên cóc hoan hỉ mỉm cười
từ giã. Vì sự việc này nên tôn xưng Ngài là thầy trời
người.
Phật, Thế Tôn
(Bhagavant): Phật nghĩa là
tự giác và giác ngộ cho kẻ khác nên gọi là Phật. Lại
nữa, còn gọi Ngài là Bậc biết (tri); biết nghĩa là biết
rõ sự thật nên gọi là Phật. Lại nữa, Ngài giác ngộ
thế gian với chính sự hiểu biết của mình bằng ba đạt
trí nên gọi là Phật. Bà-già-bà (Thế Tôn ) có những nghĩa:
1- Lợi ích.
2- Vô thượng.
3- Cung kính.
4- Tôn trọng.
Vì sao gọi là cung kính
tôn trọng? - Vì xứng đáng được thế gian cung kính tôn
trọng. Thế gian có bốn cách gọi tên là tùy, chí, nhân,
hiệu (Avatthika, linggika, nemittika, adhiccasamuppanna).
Hỏi: - Tùy nghĩa là gì?
Ðáp: - Như người đời
gọi bò nhỏ là con nghé, lớn hơn gọi là bò tơ, lớn hơn
gọi bò già; tên gọi này không nhất định, được gọi tùy
theo thời gian.
Hỏi: - Chí (ghi nhận)
nghĩa là gì?
Ðáp: - Như người
cầm lọng, cầm gậy thì được gọi là người có lọng,
người có gậy; nên gọi là chí.
Hỏi: - Nhân nghĩa là gì?
Ðáp: - Như người nghèo
nhờ làm nô tỳ mà được vật báu, tên người nô tỳ này
được gọi là nhiều báu.
Bà-già-bà là danh
hiệu. Vì sao? Hiệu này không do vua Tịnh Phạn (Suddhodana) đặt,
chẳng phải do tám vạn thân quyến đặt, chẳng phải do Thiên
đế, Ðâu-suất-thiên (Tusita), phạm, ma đặt cho... Vì sao?
Phật bảo Xá-Lỵ-Phất rằng: Danh hiệu của Ta, không phải
do cha mẹ hay tám vạn thân quyến, Thiên đế-thích, Ðâu-suất-thiên,
phạm, ma, thiên... đặt cho... (tuần tự giải thích đến)...
do chứng Nhất-thiết-trí bằng sự quán sát chân thật dưới
gốc cây Bồ đề nên được gọi là Thế Tôn. Thế nên,
danh hiệu này do chính Phật gọi, chứ không có ai dám đặt
cho Ngài. Vì sao? - Phật tự quán sát thân Phật có uy đức,
trí tuệ muốn làm cho chúng sinh biết rõ nên gọi bằng
hiệu này. Bà-già-bà (Bhagava, Thế Tôn): Bà-già nghĩa là vượt
hơn, Bà nghĩa là có. Có hơn hết nên gọi là Bà-già-bà.
Lại nữa, tham, sân
nhuế, si, tâm điên đảo, không xấu hổ (tàm), không e sợ
(quí), phẫn nộ, không hoan hỷ, tham của người, đố kỵ,
lừa dối, gian lận, che dấu, kiêu ngạo, ngã mạn, say mê, lười
biếng, khát ái, vô minh, bất thiện căn, hành động bất
thiện, cấu uế, bất tịnh, ghi nhận và tư duy không đúng,
bốn điên đảo, bộc lưu, kiết sử, say đắm, năm chi tranh
đấu, năm cái, ghi nhớ, gốc của sáu đấu tranh (căn), nhóm
khát ái, phiền não của chúng sinh, tám tà kiến, chín gốc
ái, mười bất thiện đạo, sáu mươi hai tà kiến, 108
phiền não, vạn phiền não do rất khát ái, lược nói về năm
nhóm phiền não này (Lobha, dosa, moha, viparitamanasikàra, ahirikànottappakodhùpanahà,
makkhapa, làsa, issàmacchariya, màya, sàtheyya, thambhasarambha, mànàtimàna,
madappamàda, tanhàvijjàtividhàkusalamùla, duccaritasankilesamala,
visamasannà, vitakkapapanca, catubbidhavipariyesa, àsavagantha, oghàyogagati,
tanhuppàdupàdàca, pancacetokhila, vinibandhani, varanàbhinandàna,
chavivàdamùla, tanhàkàya, sattànusaya, atthamicchata, navatanhàmùlaka,
dasàkusalakammapatha, dvàsatthiditthigata, atthasatatanhàvicaritappabheda,
sabbadarathaparilàhakilesasatasahassàni, sankhepato và panca
ki’esakhandha) của những chúng sinh như trời, người, ma,
phạm... không thể phá hoại được Như Lai, nên gọi Ngài là
Bà-già-bà.
Lại nữa, Như Lai phá
hoại được dòng nước dục, sân, nhuế, các ngu si, phiền
não và ác pháp... nên gọi là Bà-già-bà. Lại nữa, Như Lai
có 32 tướng bậc đại nhân, 80 vẻ đẹp, hùng vĩ vô cùng,
xa lìa các phiền não, trời người luôn luôn muốn đến
gặp. Khi họ đến, đức Phật quán sát tâm họ rồi tùy
theo sở thích mà thuyết pháp nên gọi là Bà-già-bà. Lại
nữa, theo thế gian Bà-già-bà có sáu loại là lãnh đạo, pháp,
danh tiếng, xinh đẹp, mong muốn, nghĩ đến.
Hỏi: - Lãnh đạo là gì?
Ðáp: - Ngài đã lãnh
đạo chính tâmmình.
Hỏi: - Pháp là gì?
Ðáp: - Pháp thân
(dhammakàyasampatti) của Như Lai có đầy đủ tất cả.
Hỏi: - Danh tiếng là gì?
Ðáp: - Danh tiếng thanh
tịnh của Phật truyền khắp nơi.
Hỏi: - Xinh đẹp là gì?
Ðáp: - Thân Phật có
đầy đủ các vẻ đẹp, nhìn không chán.
Hỏi: - Mong muốn là gì?
Ðáp: - Phật muốn gì
thì tùy tâm mà đạt được, như muốn tự lợi và muốn
lợi tha.
Hỏi: - Nghĩ đến là gì?
Ðáp: - Tất cả chúng
sinh đều nghĩ đến sự cúng dường Ngài, nên gọi là Bà-già-bà.
Lại nữa, Bà-già-bà có nghĩa là phân biệt.
Hỏi: - Phân biệt là gì?
Ðáp: - Ngài đứng đầu
về công đức (năng lực) phân biệt các pháp, năm ấm, 12
nhập, 18 giới, 4 đế, 6 thức, 12 nhân duyên, Ngài biết rõ
phân biệt về từng pháp như khổ-đế là bức bách, thay đổi...đó
là khổ-đế; chấp trước không xả bỏ, tích tụ là tập-đế;
diệt sự đau khổ là diệt-đế; những phương pháp để
thoát khổ gọi là đạo-đế; Ngài phân biệt như vậy nên
gọi là Bà-già-bà (bhagava). Lại nữa, Bà-già-bà, "bà-già"
có nghĩa là ba cõi, "già" (V: và) nghĩa là nhả bỏ.
Ngài nhả bỏ phiền não ba cõi nên gọi là Bà-già-bà. Thế
gian, vì có trời, người, phạm, ma, Sa-môn, Bà-la-môn nên
gọi là thế gian. Trời, người là trời trong sáu cõi dục,
ma là sáu cõi trời, phạm là phú-lầu-thiên; Sa-môn, Bà-la-môn
là kẻ đối nghịch lại Phật pháp. Lại nữa, trời, người,
các vua chúa thế gian cũng thuộc về người trời.
Lại nữa, trời người
bao gồm cả trời người trong dục-giới. Ma, bao gồm cả
thiên ma giới. Phạm, phạm thiên giới thuộc vô sắc. Sa-môn,
Bà-la-môn bao gồm cả bốn bộ chúng trong thế gian. Vì sao?
Với năng lực công đức của mình, Như Lai nắm rõ từ trên
xuống dưới và thông đạt tất cả các cảnh giới ấy để
tự biết cách thuyết pháp, biết xử dụng các phương
tiện, nên gọi là tự biết (Sayam abhinnà), từ dùng mắt
tuệ mà thấy nên gọi là biết. Lại nói: biết nghĩa là
biết rõ không bị chướng ngại nên gọi là biết. Thuyết
(nói) nghĩa là hiểu rõ nên (nói) cho biết, gọi đó là
thuyết. Lại nữa, trình bày về tất cả các pháp nên gọi
là thuyết.
Hỏi: - Vì sao Phật
thuyết cho tất cả chúng sinh?
Ðáp: - Vì có đại
từ bi đối với tất cả chúng sinh nên Ngài đạt đến Vô
thượng an lạc để thuyết pháp cho chúng bằng một câu,
hoặc một bài kệ, hoặc nhiều hay ít hơn. Thế nên gọi là
thuyết với đầu, giữa, cuối đều toàn thiện, ý nghĩa
hay đẹp, thuần nhất, không tạp với đầy đủ tất cả,
chỉ có một vị. Lại nói, phần đầu là thiện ở đầu,
phần giữa là thiện giữa, phần cuối là thiện cuối.
Lại nói: Giới là thiện ở đầu, định đắc đạo là
thiện giữa, Niết-bàn là thiện cuối. Lại nói: giới và
định là thiện đầu, thiền định và đạo là thiện
giữa, quả và Niết-bàn là thiện cuối. Phật là giác ngộ
hoàn toàn, gọi là thiện đầu; Pháp là thiện pháp, gọi là
thiện giữa; Tăng là tùy thuận thiện, gọi là thiện
cuối.
Hỏi: - Vì sao gọi chúng
Tăng là thiện cuối?
Ðáp: - Vị nào được
nghe (pháp) rồi mà không bị lay động thì được lợi ích
của bậc thánh nên gọi là thiện sau. Sự giác ngộ cao thượng
của Phật (Abhisambodhi) là thiện đầu. Sự giác ngộ cao thượng
của Bích-Chi (Paccekabodhi) là thiện giữa. Sự giác ngộ cao
thượng của Thanh-văn (Sàvakabodhi) là thiện cuối. Hạng
vừa nghe nói các thiện pháp xong, liền thoát ly ngay năm
triền cái là bậc thiện đầu; nghe rồi làm theo là bậc
thiện giữa; làm rồi tuần tự đắc đạo là bậc thiện
sau. Theo như vậy, đức Như Lai thuyết pháp nhiều hay ít thì
trong pháp nhiều ít này cũng có thiện đầu, giữa và
cuối, toàn thiện về ý nghĩa, về văn tự.
Vì sao? Như Lai thuyết
giảng về pháp phạm hạnh về đạo phạm hạnh, bằng
nhiều phương pháp làm cho chúng sinh hiểu rõ. Lời thuyết
giảng này có ý nghĩa nên gọi là nghĩa toàn thiện. Lại
nữa, lời nói thiện có nghĩa là có câu cú, cũng gọi là
chỉ dẫn, cũng gọi là phân tích, cũng gọi là không che
dấu, các câu kế tục nhau không rời nên gọi là nghĩa
thiện. Thiện về chữ, là có nghĩa sâu xa và chỉ bày ý
nghĩa sâu xa nên gọi toàn thiện về văn tự. Lại nữa,
lời nói đầy đủ về giáo pháp, về ý nghĩa, về từ
ngữ, về lời nói, chỉ có người có trí mới hiểu được
nghĩa lý này, kẻ ngu phu không thể hiểu được; ý nghĩa
ấy sâu xa, chỉ có người trí mới có thể phân biệt được,
nên gọi là thiện về chữ. Ðầy đủ mỹ mãn
(kevalaparipunna), mỹ mãn là ý nghĩa mỹ mãn; đầy đủ là
nghĩa đã mỹ mãn mà không vay mượn thiếu sót nên gọi là
đầy đủ.
Hỏi: - Trong mệnh đề
chỉ dẫn về phạm hạnh (Brahmacariya) thì phạm hạnh là gì?
Ðáp: - Phạm thiên hành
trì pháp này nên gọi là phạm hạnh. Vì sao? Chỉ dẫn
phạm hạnh (Brahmacariyam pakàseti) là thiện đầu, có nhân
duyên là thiện giữa, ý nghĩa không điên đảo là thiện
cuối. Người nghe hoan hỷ làm theo, gọi là chĩ dẫn phạm
hạnh.
Hỏi: - Mỹ mãn là gì?
Ðáp: - Giới đứng đầu
năm pháp-tụ (uẩn) nên gọi là mỹ mãn. Ý nghĩa của nó
thuần nhất nên gọi là tịnh (Parisuddha). Thuyết pháp cho chúng
sinh, Như Lai không vì tham sự cúng dường nên gọi là tịnh
phạm hạnh. Hành động của Phật, Bích-chi và Thanh-văn
(Buddha, Paccekabuddha, Buddhasàvaka) gọi là phạm hạnh. Lành
thay (sàdhu), biểu hiện hành tướng như vậy là nên đi đến
thăm hỏi.
Hỏi: - Lành thay là gì?
Ðáp: - Ðưa đến các
điều lành nên gọi là lành thay. Cũng nói là đưa đến
sự an lạc nên gọi là lành thay. Như vậy là câu tóm gọn.
Hành tướng, hành nghĩa là hành động vượt hơn người, tướng
là đầy đủ tướng mạo. Nên đi đến thăm hỏi nghĩa là
nên đến gặp Phật.
Hỏi: - Thế nào là
gặp (quán - dassanamhoti)?
Ðáp: - Xem kỹ bằng
hai mắt nên gọi là quán.
-ooOoo-
Khi Bà-la-môn
Tỳ-lan-nhã suy nghĩ như vậy xong, đi đến gặp Phật cung kính
thăm hỏi rằng thân thể Ngài có khỏe không, các Thanh-văn
đệ tử ít bệnh hoạn, thân thể thoải mái không, sống an
lạc không... nên gọi là thăm hỏi sức khỏe. Ðích thân
Phật cùng Bà-la-môn thăm hỏi nhau theo thứ tự và có ý nghĩa,
trong tâm hoan hỷ ghi nhớ không quên. Sau khi thăm hỏi, lui
qua ngồi một bên, lui qua nghĩa là như mặt trời di chuyển.
Ngồi là thân ổn định trên đất. Một bên nghĩa là ở
một phía. Người có trí tuệ đến gặp bậc tôn đức, khi
muốn ngồi không phạm vào sáu lỗi thì mới ngồi. Sáu
lỗi là: Quá xa, quá gần, trên gió (uparivàta), chỗ cao, ngay
trước mắt, sau lưng.
Hỏi: - Ngồi quá xa có
lỗi gì?
Ðáp: - Nếu muốn nói
chuyện thì không nghe tiếng.
Hỏi: - Gần quá có
lỗi gì?
Ðáp: - Tiếp xúc vô
lễ với bậc cao đức.
Hỏi: - Trên gió có
lỗi gì?
Ðáp: - Do mùi hôi của
thân thể.
Hỏi: - Cao hơn có lỗi
gì?
Ðáp: - Không cung kính.
Hỏi: - Ở trước có
lỗi gì?
Ðáp: - Bị nạn nhìn
chăm chú mãi.
Hỏi: - Ngồi sau có
lỗi gì?
Ðáp: - Nói chuyện
với mình, vị cao đức phải quay đầu lại.
Khi ngồi, vị Bà-la-môn
tránh sáu lỗi trên nên trong luật có nói ngồi lui qua một
bên. Sa-môn (samana) là vị hàng phục phiền não, còn gọi là
dẹp bỏ phiền não, còn gọi là ngăn tâm. Theo thế gian, Bà-la-môn
hoàn hảo là người mà cả cha và mẹ đều cùng một đẳng
cấp Bà-la-môn. Trưởng giả (mahallaka) nghĩa là người thân
thể to lớn và lớn tuổi. Người có uy đức hay giàu có cũng
gọi trưởng giả. Già cả nghĩa là đầu tóc bạc rụng, có
khi gọi người là đã có con cháu nội ngoại. Suy tàn nghĩa
là da dẻ khô nhăn, lời nói nhầm lẫn. Tuổi cao nghĩa là
đã trải qua hai, ba đời vua mà vẫn còn sống. Sống lâu
nghĩa là đã sống hơn trăm tuổi. Ðến năm (vayo anuppatta)
nghĩa là vào năm cuối đời. Này Cù-đàm (Bho Gotama), sa-môn
sao có hành động như vậy? Ðây là lời của Bà-la-môn.
Ðến gặp Phật, thấy
Ngài không đứng dậy làm lễ và không trải chỗ ngồi
mời nên ông ta nói rằng đúng như tôi được nghe, nay mới
thấy Như Lai chỉ muốn đề cao mình và xem thường người
khác. Với tâm từ bi, đức Phật trả lời cho Bà-la-môn: Ta
không thấy rằng ngay từ khi Phật đản sinh trong vườn cây,
xuống đất đi bảy bước về hướng Bắc và quán sát cả
trăm ức vạn thiên, nhân, phạm, ma, sa-môn, Bà-la-môn, có ai
đáng để cho Ta làm lễ cả. Sau khi quán sát như vậy rồi,
Ta tuyên bố to lên: "Trên trời dưới trời chỉ có Ta là
tối tôn (Aggo’ham asmi lokassa, jettho’ham asmi lokasa,
settho’ham asmi lokassa - Thiên thượng thiên hạ duy Ngã độc
tôn)". Nghe Bồ-tát tuyên bố như vậy rồi, thượng đế,
phạm thiên liền chắp tay nói: Trong ba cõi, Bồ tát là tối
tôn, không ai bằng được. Nghe như vậy, với tiếng rống Sư-tử,
Bồ tát tuyên bố: Chỉ có ta tối tôn.
Phật bảo Bà-la-môn: -
Trong khi Ta chưa đắc đạo thì đã tối tôn trong ba cõi,
huống chi hiện nay với các công đức toàn thiện, đạt đến
giác ngộ, tại sao Ta lại làm lễ ông? Ai nhận sự lễ bái
của Ta thì đầu họ bị rơi xuống đất. Thế nên, ông đừng
hy vọng được Phật lễ bái mình.
Do mê mờ, không biết
nên Bà-la-môn mới nói với Phật như vậy. Bà-la-môn lại nói:
- Nếu thế, có khi chỉ là sắc-không-vị, không thật chất
(arasarùpa - vật chất không có mùi vị). Vì sao? Vì chỉ có
sắc mà không có thật vị.
Muốn giáo hóa Bà-la-môn,
đức Phật đáp: - Ông nói không có vị, đúng là không có
vị. Vì sao? Như người đời lấy sắc, thanh, hương, vị, xúc
làm vị. Như Lai đã đoạn trừ những thứ ấy như chặt đầu
cây Ða-la thì không còn mọc lại (vị) nữa.
Bà-la-môn đáp: - Người
như vậy thì thật cao ngạo.
Phật nói: - Chính ông
cho việc ấy là cao ngạo, sao lại bảo Ta là cao ngạo! Ba đời
chư Phật không làm lễ người đời, Ta cũng như vậy nên
cao ngạo à!
Bà-la-môn nói: - Nếu
như vậy, thì không có làm gì cả (Akiriya).
Phật nói: - Ðúng như
lời ông nói, Ta thật không làm? Ta không làm những việc
trộm cắp, nói dối, lừa đảo, dâm dục... các nghiệp ác
của thân, miệng, và ý. Ta hoàn toàn không làm những việc
ấy nên gọi là không làm.
Bà-la-môn nói: - Người
này tự mình tiêu diệt (uccheda) chủng tộc của họ phải
không?
Phật đáp: - Ðúng
vậy! Vì sao? Ta đã tiêu diệt tất cả các loại phiền não
trong ba cõi nên được gọi là diệt chủng tộc.
Nghe nói, Bà-la-môn ngơ
ngác rầu rĩ, không biết đáp thế nào nên cãi bướng: -
Vậy người này đáng khinh, bất tịnh.
Phật đáp: - Theo ý Ta,
thật có kẻ bất tịnh. Người nào phóng túng thân miệng làm
ác, kẻ ấy thật đáng khinh, bất tịnh.
Bà-la-môn giận nói: -
Người này nghe lời ta, rồi tùy theo từng việc mà phá
diệt.
Phật đáp: - Ta đã
diệt sạch các phiền não trong ba cõi rồi.
Bà-la-môn: - Nên nhớ
người này để không nên nói chuyện với họ.
Phật đáp: - Nếu có
người như vậy, Ta cũng ghi nhớ, với những kẻ ngu si,
thật đáng thương xót vì thường làm việc ác không nghĩ
đến việc tu thiện.
Nỗi giận, Bà-la-môn
mắng nhiếc: - Người này sẽ bị thức suốt ngày đêm, để
suy nghĩ tìm cầu sự tốt đẹp cho người khắp thế gian.
Phật đáp: - Ðúng
vậy! Vì sao? Ta không vào ngủ trong thai cũng không vào ngủ
ở cõi trời, nên gọi là không ngủ.
Sau khi Bà-la-môn đem tám
việc chê Phật, Ðức Pháp-Vương Như Lai với tâm thương xót
muốn trị mắt bệnh cho ông ta bằng pháp vị cam lộ nên Ngài
thuyết pháp.
Ðược nghe pháp, tâm Bà-la-môn
được thanh tịnh như hư không bị mây che, như ánh sáng
nhật nguyệt phá tan bóng tối. Bằng các phương pháp, Như
Lai giáo hóa làm cho ông hiểu rõ. Ngài tự tuyên bố Ta đã
đắc trí tuệ vô thượng thường an trú ở Niết-bàn và nói
với Bà-la-môn: - Ông đã già cả gần chết, nếu gặp Ta và
đã thu hoạch được kết quả. Vì sao? Ví như có tám hoặc
mười hoặc mười hai trứng.
Hỏi: - Vì sao số lượng
được phân làm ba?
Ðáp: - Ðây là câu nói
đầy đủ, cũng làm cho văn tự được hoa mỹ.
Gà mẹ ấp, tùy lúc di
chuyển vị trí số trứng này.
Ấp nghĩa là dùng hai cánh
phủ lên trứng cho đến khi sắp nở. Khi thấy ánh sáng thì
gà con dùng mỏ mổ vỏ trứng, khi ra khỏi lại vẫy cánh và
kêu vang. Gà con ra khỏi vỏ trước là lớn mạnh hay nhỏ?
Bà-la-môn đáp: - Con ra
trước là lớn mạnh.
Phật đáp: - Ta cũng như
vậy. Vì sao? Vỏ vô minh che kín cả ba cõi, Ta dùng mỏ trí
tuệ mổ vỡ vỏ vô minh, thoát ra ba cõi trước, vậy ai
lớn mạnh, ai nhỏ yếu?
Ðáp: - Cù-đàm là
lớn mạnh.
Những câu sau không có
nghĩa khác, hãy tự biết lấy. Ðệ nhất trong thế gian, nghĩa
là không có thứ nhì, chỉ cho bậc Chánh-đẳng-giác, Vô-thượng-giác.
Hỏi: - Vô-thượng-giác
là gì?
Ðáp: - Người nào đang
ở địa vị Tu-đà-hoàn đạo mà hỏi Tu-đà-hoàn quả thì
được Ngài đáp ngay... cho đến vị A-la-hán đạo hỏi về
A-la-hán quả cũng được Ngài đáp ngay, đối với Thanh-văn
đạo, Bích-chi đạo, Phật đạo cũng được đáp ngay theo câu
hỏi, nên gọi là giác ngộ Vô thượng. Thế nên Ngài rất
vĩ đại.
Khi ấp, gà mẹ tùy lúc
di chuyển trứng, ví như khi dưới gốc cây Bồ đề, đức
Phật quán sát pháp bốn Thánh đế, khổ, không, vô thường.
Phật bảo Bà-la-môn: - Với chánh cần, tinh tấn, mà Ta
chứng đắc quả vị tối thượng, không phải do tâm biếng
nhác, phóng dật. Bằng sự dũng mãnh, chánh cần, tinh tấn,
dưới gốc cây Bồ đề, Ta dùng bốn pháp tinh tấn là ngay
thẳng, không gấp, không hoãn, không ngừng lại mà đắc đạo
quả Vô thượng.
Không nhu nhược là không
ngừng lại. Tâm hoạt động là tu tập theo đối tượng quán
sát. Không lui là không mệt mỏi. Tâm định (samàhitam
cittam) là nhất tâm. Lại nói rằng khéo đặt tâm vào định
thì thành tựu nhất tâm thì không lỗi lầm, phóng dật.
Ðây là thiện pháp đầu tiên. Nhờ vào pháp này chứng đắc
sơ thiền. Từ sơ thiền tuần tự chứng đắc ba đạt trí
là cùng cực. Thoát dục mà Phật chứng pháp Vô-thượng, nên
trong luật có nói: Phật nói rằng này Bà-la-môn, đối với
dục, Ta đã thanh tịnh nên đối với ác Ta cũng thanh tịnh.
Hỏi: - Dục (kàma) là
gì?
Ðáp: - Dục tham theo
trần, dục theo tình dục, dục tư duy về dục (channa kàma,
ràga kàma, chandaràga kàma); đây gọi là dục.
Hỏi: - Ác pháp là gì?
Ðáp: - Dục, nghi ngờ
là ác pháp. Ðối với hai pháp này, Như Lai đã hoàn toàn
tịch tịnh.
Hỏi: - Thế nào là
thanh tịnh trong dục?
Ðáp: - Cách ly dục cũng
gọi là từ bỏ dục. Vì sao? Khi người mới vào sơ thiền,
vô minh là bạn với dục, dục là kẻ thù (patipakkhabhùta?)
của thiền định, vứt bỏ d?c thì đắc thiền định nên
gọi nói là kẻ thù. Khi cách ly dục và ác thì thiền định
có mặt. Diệt dục, ác thì thiền định phát sinh ngay. Hai câu
này nên hiểu ý nghĩa như vậy. Lại có ba tịch tịnh là thân
tịnh, tâm tịnh, xả ly tịnh (kàyaviveka, cittaviveka,
vikkhambhanaviveka). Ba loại tịnh này cũng thuộc vào hai loại
tịnh nói ở trước.
Hỏi: - Thế nào là
dục?
Ðáp: - Dục có là hai
dục xứ (vatthukàma), dục phiền não (kiselakàma).
Hỏi: - Dục xứ, dục
phiền não là gì?
Ðáp: - Dục xứ là tâm
đắm theo sắc trần; dục phiền não khiến cho người tìm
đến dục.
Giải về hai câu sau, câu
đầu là vứt bỏ lạc dục, câu sau là thoát khỏi phiền não
dục; thế nên tâm hoàn toàn thanh tịnh đối với hai loại
dục trên. Lại nữa, câu đầu là trừ dục xứ, câu sau là
trừ bỏ phiền não dục. Câu đầu là trừ bỏ nhân duyên
dao động; câu sau là trừ bỏ tướng si mê. Câu đầu là
nhờ vào thanh tịnh; câu sau là chấm dứt dục, nên biết
thứ tự như vậy.
Hỏi: - Với tham dục
thì tham là dục hay khác dục?
Ðáp: - Cùng qui về
một chỗ, vì sao? Theo lý thì tất cả ác pháp đều huớng
về một chỗ nhưng phân biệt có khác nhau. Lại trong luật
có nói rằng tham là phiền não, dục là dục xứ. Như tham
dục là kẻ thù của thiền định. Hoan hỷ là kẻ thù của
sân hận. Tư duy là kẻ thù của hôn trầm. An lạc là kẻ
thù của động nghi ( trạo hối). Tư luờng (vicàra - tứ) là
kẻ thù của hoài nghi. Như tham dục là kẻ thù của sơ
thiền. Tham dục thuộc về năm triền cái (panca nivàranàni),
các ác pháp cũng thuộc về các triền cái.
Hỏi: - Các triền cái
là gì?
Ðáp: - Là ba độc căn
bản (tham, sân, si), năm dục về năm trần, tà tham. Câu sau
nghĩa là tham đắm vào cảnh giới vì phân biệt các trần
rồi phát sinh sân, nhuế, si. Câu đầu là dục lưu, dục trước,
dục tuyền, dục thủ, tâm sát hại, kết dục. Câu sau là
những bộc lưu, dòng nước, chấp thủ, tham trước. Câu đầu
là các ái... Câu sau là vô minh... Câu đầu là tham... tám tâm
thọ. Câu sau phát sinh bốn tâm bất thiện. Như vậy là
thanh tịnh đối với dục và ác pháp.
Hỏi: - Niệm và tư là
gì?
Ðáp: - Niệm
(vitakka-tầm) nghĩa là chuyển động, là hướng tâm thẳng
đến đối tượng quán sát. Tư (vicàra-tứ) nghĩa là người
hành thiền đặt tâm vào đối tượng quán sát, tập trung và
bám vào đối tượng quán sát. Lại nữa, tư nghĩa là tâm
gom lại, dính vào, liên tục như là tiếng chuông, ban đầu
lớn sau nhỏ dần. Ban đầu tiếng lớn ví như niệm; sau
nhỏ dần như tư. Như chim bay, ban đầu cánh chuyển động,
sau đó ổn định. Chuyển động như là niệm, ổn định như
là tư. Như con ong tìm hoa, mới đến hoa như là niệm, chọn
được hoa như là tư. Sơ thiền có năm chi là niệm, tư,
hỷ, lạc, định (tầm, từ, hỷ, lạc, nhất tâm). Như từ
cây mà có hoa và trái, cũng vậy sơ thiền có niệm, có tư
đều được sinh ra từ an tịnh.
Hỏi: - Thế nào là an
tịnh?
Ðáp: - Xa lìa năm
triền cái là an tịnh.
Hỷ (pìti) nghĩa là tràn
đầy. Tràn đầy nghĩa là thân tâm tràn đầy sự hoan hỷ,
sự vui vẻ tràn ra. Lạc là diệt hết khổ của thân và tâm.
Lạc là bám vào vị ngọt của tưởng.
Hỏi: - Hỷ (sukha) là gì?
Ðáp: - Tâm chứa đầy
ý tưởng tốt đẹp. Lạc do cảm thọ về hỷ mà có. Lại
nữa, hai pháp này không rời nhau, có hỷ thì có lạc và ngược
lại. Hỷ thuộc về hành ấm; lạc thuộc về thọ ấm. Như
người đi đường đang khát nước, nghe có nước liền sinh
tâm sung sướng, gọi là hỷ. Ðến nơi, được uống nước
và tắm rửa, gọi là lạc. Ðịnh sơ thiền, sơ là thiền
thứ nhất, định là đốt cháy hoàn toàn (paccannikadhammme jhàpètìti
jhànam) cũng gọi là đối tượng quán sát của thiền sư.
Hỏi: - Ðốt cháy hoàn
toàn là gì?
Ðáp: - Năng lực đốt
cháy hết triền cái; cũng gọi đoạn trừ phiền não. Cũng
gọi là thấy. Thấy nghĩa là quán sát thấy pháp tướng,
nắm rõ biểu tượng của tám loại định. Vì sao? Tướng
của Ca-sư-na-a-lãm-ma-na (Hán dịch là 38 loại định - kasinàrammana
- biến xứ). Quán sát về các tướng này gọi là thiền định.
Ðây là quả kiến đạo. Vì sao? Vì quán sát về tướng. Quán
sát về tướng nghĩa là quán vềâ sự vô thường, nhờ quán
nên được đạo, dùng kết quả này mà quán sát diệt đế.
Thế nên gọi thiền định là quán sát về tướng.
Hỏi: - Sơ thiền là gì?
Ðáp: - Nghĩa là sự có
mặt của niệm, tư, hỷ, lạc, định. Như gọi là người có
tài sản, có thân quyến, nếu bỏ tài sản và thân quyến
đi thì còn có tên gọi ấy không? Ðáp: - Không còn. Thiền
định cũng vậy, nếu bỏ niệm, tư, hỷ, lạc, định đi thì
không còn tên gọi ấy. Như gọi quân trận là có người,
binh, voi, ngựa, chiến cụ nên gọi là quân. Nếu bỏ hết
người, binh, voi, ngựa, chiến cụ, thì không còn gọi là quân.
Thiền định cũng vậy, nếu bỏ năm pháp trên thì không có
tên thiền định. Nhập là đạt đến, cũng gọi là thành
tựu. Trú nghĩa là an trú bằng thiền định dưới gốc cây
Bồ đề (bodhimanda).
Hỏi: - Dưới gốc cây
Bồ đề, đức Phật quán sát điều gì?
Ðáp: - Quán sát hơi
thở vào, hơi thở ra.
Hỏi: - Có thiền gì
nữa không?
Ðáp: - Cũng có.
Pháp-sư nói: - Pháp
thiền định theo trong sách Thanh tịnh đạo (visuddhimagga),
nếu ta nói rộng thì ý nghĩa của nó rất sâu rộng, rất
phiền phức, hãy tự nghiên cứu trong A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa.
Sự trình bày ở trước đây là căn cứ theo Chánh-luận
Tỳ-ny Tỳ-bà-sa, các phần khác là nói lược. Ðây là
thiền thứ nhất.
Diệt hết tư và niệm
(vitakkavicàrànam vùpasamà), vượt qua hai pháp này là vào
thiền thứ hai. Khi phát sinh thiền thứ hai thì hai pháp trên
không còn nữa; Vì sao? Vì vượt qua hai chi lớn ấy nên
gọi là thiền định thứ hai. Lại nữa, trong thiền định
thứ hai không còn pháp của thiền thứ nhất nhưng lại có
pháp khác. Trong thiền định thứ nhất bắt đầu với pháp
xúc; nhị thiền đã vượt qua hai pháp trước thì nhập vào
pháp của nhị thiền. Thế nên trong luật có nói rằng
diệt hết niệm và tư thì vào thiền định thứ hai, pháp bên
trong (ajjhatta) xuất hiện ra.
Hỏi: - Thế nào là
xuất hiện?
Ðáp: - Xuất hiện là
từ thân phát sinh. Thanh tịnh (sampasàdana) nghĩa là không
cấu uế. Thiền cũng gọi là tịnh. Vì sao? Như cái áo vì có
màu xanh nên gọi là áo xanh. Thiền cũng vậy, vì có pháp
thanh tịnh nên gọi là thanh tịnh thiền.
Hỏi: - Sao gọi là định
thanh tịnh?
Ðáp: - Niệm và tư là
gốc của dao động, không còn niệm và tư nên gọi là thanh
tịnh, phát sinh tướng một pháp (ekodibhàva).
Hỏi: - Một pháp phát
sinh ấy là gì?
Ðáp: - Hoàn toàn không
còn để ý đến niệm và tư nên gọi là tướng một pháp,
cũng gọi là vô thượng cũng gọi là một tướng. Ðã rời
xa niệm và tư, gọi là không hai, là một tướng.
Hỏi: - Sao gọi là tướng
một pháp?
Ðáp: - Là chánh định.
Hỏi: - Chánh định là
gì?
Ðáp: - Nhất tâm không
hai, cũng gọi là định, là bất động; đó là một tướng
của thiền thứ hai.
Hỏi: - Sao gọi là
danh?
Ðáp: - Chẳng phải ngã
cũng chẳng phải sự sống nên gọi là danh.
Hỏi: - Sơ thiền không
có thanh tịnh hay sao?
Ðáp: - Có chứ.
Hỏi: - Nếu vậy sơ
thiền cũng gọi là một tướng, sao chỉ gọi nhị thiền là
một tướng?
Ðáp: - Niệm và tư
giao động nước làm cho nổi sóng nên không thấy được rõ
mặt; cũng như sơ thiền có niệm và tư làm tâm không thanh
tịnh, nên không gọi là một tướng. Vì sao? Chánh định không
được sáng rõ.
Hỏi: - Vì sao chỉ có
định của nhị thiền là sáng tỏ?
Ðáp: - Vì tâm tịnh.
Từ định sinh hỷ lạc nghĩa là từ định của sơ thiền
sinh ra hỷ lạc; đó là thiền thứ hai. Hai chỉ cho số thứ
tự. Sơ thiền có năm chi, nhị thiền có bốn chi là thanh
tịnh, hỷ, lạc, nhất tâm. Nói rộng có bốn, nói lược có
ba như trong kinh đã nói.
Hỏi: - Ba chi hỷ,
lạc, nhất tâm cùng phát sinh khi nào?
Pháp sư đáp: - Ta xác
định là trong một lược, những phần khác hãy tự biết
lấy. Ðây là hết nhị thiền.
Viễn ly hỷ. Hỏi: -
Viễn ly hỷ là gì?
Ðáp: - Làm cạn hỷ, cũng
gọi vượt qua hỷ, cũng gọi diệt hỷ. Vì hỷ phát sinh sau
khi diệt niệm và tư (nên chỉ cần diệt hỷ).
Hỏi: - Theo trong luận
thì ở nhị thiền, sau khi diệt niệm và tư thì có hỷ; vì
sao niệm được lặp lại?
Ðáp: - Vì muốn khen đệ
tam thiền nên nói như vậy. Vì sao? Như đường vào tam
thiền tà kiến chưa bị diệt, khi đắc Tu-đà-hoàn đạo
mới diệt. Nay, được nói lại trong đường thứ ba này.
Sao gọi là khen? Là đường thứ ba vậy. Trong này cũng như
vậy, xả mà trú (upekkhako ca vihàsin).
Hỏi: - Xả là gì?
Ðáp: - Xả là nhìn
một cách bình đẳng không thiên lệch, không bè đảng, luôn
ổn định là thiền thứ ba. Lại nữa, xả có mười loại:
Một, xả thuộc sáu căn; hai, xả thuộc bốn phạm ma (từ,
bi, hỷ, xả); ba, xả thuộc Bồ đề phần; bốn, xả thuộc
tinh tấn; năm, xả thuộc hành uẩn; sáu, xả thuộc thọ
uẩn; bảy, xả thuộc minh sát; tám, xả thuộc trung tính; chín,
xả thuộc thiền; mười xả thuộc thanh tịnh (chalangupekkhà,brahmihàrupekkhà,
bojjhangupekkhà, viriyupekkhà, sankharupekkhà, vedanupekkhà,
vipassanupekkhà, majjhattupekkhà, jhànupekkhà, pàríuddhiupekkhà).
Mười xả này, do tâm quán sát một tướng về những vị
trí sai biệt nhau nơi người khác. Ðây là nói lược, trong
Sa-lỵ-da (Atthasàlini), Ðàm-ma-tăng-già-ha-ny-da
(Dhammassangahatthakathà), thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) nói rõ,
hãy tự tìm hiểu. Trong luật này, nếu tôi trình bày quá
nhiều thì rắc rối thêm.
Hỏi: - Mười xả này,
lấy những xả gì?
Ðáp: - Lấy xả thuộc
trung tính.
Hỏi: - Xả thuộc trung
tính là gì?
Ðáp: - Không quan tâm
đến sự việc do hỷ phát sinh.
Hỏi: - Sơ thiền và
nhị thiền có xả thuộc trung tính không, hay chỉ có ở tam
thiền.
Ðáp: - Hai thiền trước
cũng có nhưng vi tế nên không hiện rõ. Vì sao? Vì bị
niệm, tư và hỷ che lấp. Trong tam thiền, đã viễn ly
niệm, tư và hỷ nên xả hiện rõ. Nói về chánh tư tri (chánh
niệm tỉnh giác).
Hỏi: - Tư là gì?
Ðáp: - Tâm có nhiều tư
tưởng nên gọi là tư. Tri nghĩa là thông suốt.
Hỏi: - Chánh tư là gì?
Ðáp: - Chánh tư là không
quên, cũng gọi là thức, còn gọi là biết rõ sự phát sinh
tướng.
Hỏi: - Thế nào là
tri?
Ðáp: - Là chọn lựa,
gom lại, rộng lớn. Ðây là nói lược, xem lại phần thứ
tám xả thuộc trung tính thì biết rõ.
Hỏi: - Thiền định thứ nhất có tư tri không?
Ðáp: - Có chứ, tại
sao? Nếu không có thì pháp thứ nhất nhờ đâu mà có.
Hỏi: - Vì sao trong sơ
thiền không có tư tri xuất hiện?
Ðáp: - Có nhưng quá thô.
Như mài dao, trước cùn sau bén, tư tri cũng vậy, trong
thiền thứ nhất nó còn quá thô nên không xuất hiện, cũng
như người lấy sữa đuổi con nghé đi, nhưng không bao lâu
nó vẫn trở lại. Cũng vậy, thiền lạc thứ ba, cách ly
hỷ nhưng không bao lâu nếu chẳng có tư tri giữ gìn thì nó
liền hợp với hỷ ngay, nhờ có tư tri mạnh mẽ giữ lại
nên nó rời xa. Lạc này là vô thượng lạc, cực lạc. Vì
sao? Do tư tri giữ gìn. Ý nghĩa của văn này như vậy, hãy
tự hiểu lấy.
Hỏi: - Thế nào là thân?
Ðáp: - Thân là danh
sắc. Nhờ thân danh sắc nên biết lạc. Vì sao? Lạc kết
hợp với thân danh sắc, hai bên kết hợp tối đa tạo ra
mỹ vị, biết và mỹ vị hợp nhau, nên biết cảm giác,
thế nên nhờ thân mà biết lạc. Người thiện nói: - Có
xả có chánh tư thì an trú vào lạc.
Hỏi: - Người thiện nói
là ai?
Ðáp: - Là Phật, Bích-Chi-Phật,
Thanh-văn, người đắc thiền thứ ba nói về nhân duyên
của thiền này, nên gọi là người thiện nói.
Hỏi: - Thế nào là nói?
Ðáp: - Chỉ dẫn là nói,
là phân tích cũng gọi là khen ngợi.
Hỏi: - Vì sao gọi là
có xả và tư thì trú lạc?
Ðáp: - Vì sắp vào
thiền thứ ba.
Hỏi: - Vào thế nào?
Ðáp: - Là cực lạc, vì
cực lạc nên mỹ mãn. Trong thiền thứ ba, vì xả (lạc) nên
hỷ không sinh nữa, gọi là có tư. Vì sao? Vì niệm và lạc
của bậc thiện nhân là lạc thuần nhất không tạp nên
được thiện nhân khen ngợi. Ðây là ý nghĩa của câu có
xả, tư thì trú lạc và được thiện nhân khen ngợi. Trú vào
thiền thứ ba cũng như vào thiền thứ nhất và thứ hai nhưng
có điểm khác là thiền thứ nhất có đủ năm chi, thứ hai
có bốn chi, thứ ba có hai chi, như trong kinh đã dẫn nói.
Hỏi: - Hai chi nào
xuất hiện trong thiền thứ ba?
Ðáp: - Lạc và nhất tâm.
Ðây là chấm dứt thiền thứ ba.
Luật Thiện Kiến
Tỳ-Bà-Sa
- Quyển Thứ Tư -
--- o0o ---
Mục
Lục |
I | II
| III
|
IV
|
V
|
VI |VII
|
VIII
|
IX
| X
|
XI |
XII |
XIII |
--- o0o ---
Chân
thành
cám
ơn
Cư
sĩ Bình Anson
đã
gửi
tặng
phiên
bản
điện
tử
bộ luật
này (Trang
nhà
Quảng
Đức,
05-2002)
Trình
bày
:
Nhị
Tường
Cập
nhật
ngày:
01-05-2002