- NGHIÊN CỨU
VỀ
- THIỀN
UYỂN TẬP ANH
Tiến sĩ Lê Mạnh
Thát
Nhà
Xuất Bản TP.HC1999
--o0o--
PHẦN
II
BẢN
DỊCH THIỀN UYỂN TẬP ANH
--o0o--
BÀI TỰA
IN LẠI THIỀN UYỂN TẬP ANH
(1a1)
Thiền uyển tập anh, sao
dùng nghĩa đó? Xin thưa, dùng sự anh tú của nó làm nghĩa
vậy. Sao thế?
Người theo Thiền tôn cố nhiên
là nhiều, nhưng kẻ biết lẽ huyền thật ra lại hiếm: chính
như một con phụng giữa bầy gà, một cây lan trong đám cỏ.
Nếu chẳng phải phú bẩm anh dị, tri kiến siêu quần, làm
sao thấu được ý chí huyền vi, để có thể làm lãnh tụ
cho kẻ hậu học và mô thức cho người đời sau?
Ðáng tin thay! Trong vườn Thiền,
người anh kỳ là hiếm, nhân đấy trích lấy những bậc danh
công, thạc đức để làm tỏ sự tổ thuật của Thiền học.
Nên cái nghĩa của Tập anh chính do đó mà có tên.
Kể từ hỗn độn bắt đầu,
bấy giờ có Phật Uy Âm xuất thế (1), sáng làm tị tổ của
Thiền tôn. Nhưng thời ấy, tục còn thuần hậu, người nhiều
chất phác, kinh giáo ở tại hư không (1b1), không cần nói
ra để làm máy hóa độ. Kẻ nào lấy ma làm Phật kẻ đó
trá ngụy ngày càng sinh, gian dâm ngày càng dấy, nghiệp nợ
kết đầy, chướng tội thêm thẳm. Nếu chẳng dùng đến
thuyền từ cứu vớt, thì chẳng thể được.
Cho nên cha cả Thích Ca xuất
hiện ở Ta Bà (2), vì họ mà nói ra kinh kệ, dạy dỗ chúng
sanh, chín kiếp vượt tu(3), công thành quả mãn. Do thế, Phật
giáo đại hành, Thiền tôn tiếp nối, như gió thổi qua sáu
nẻo (4), để đem mát lành, tuyết rơi trên ba đường (5) để
dẹp nóng dữ. Bí quyết thành Phật làm Tổ, từ đó mới
mở được mối manh.
Nước Ðại Việt ta, lời Phật
thấm nhuần khắp cả, mưa pháp sóng gội nhiều nơi, cắt
tóc xuất gia, chứng ấn ngộ không thì cũng có người. Về
hành tích, lòng Thiền họ sáng như mặt trời, gương đạo
trong như giá băng. Có người ra đời để giúp nước an dân,
có kẻ nhập thế để đỡ ngã, vớt chìm. Có người sớm
ngộ ấn tâm, chống gậy làm thần diệu cơ mầu của Ðạt
Ma (6) (2a1). Có kẻ muộn vào cửa Thiền, chú sen (7) khiến
hiển hiện bí quyết của Ðồ Trừng. Còn những vị, chim
rừng chuộng niềm đức, nghe kinh trong cửa, dã thú mến lòng
nhân, cửa bếp dâng cơm. Ðó là lòng thành cảm cách đã hiệp,
chỗ học thần hóa được xong, há chẳng là sự mầu nhiệm
của bốn mắt nhìn nhau ư ! Thật đã đủ để làm bậc anh
tú trong vườn Thiền vậy.
Ôi ! Phật đạo chí huyền,
mà lòng lại huyền ở trong huyền (8). Phật đạo rất lớn
mà lòng lại lớn ở trong lớn. Lòng ư ! Lòng ư ! Nó là cái
chủ tể của sự tu đạo ư !
Một sách Thiền uyển này,
bắt đầu từ Thiền sư Vô Ngôn Thông truyền đạo, đèn đèn
nối nhau, ánh ánh huy hoàng, song rút gọn lời dài, làm ngắn
chuyện rộng thì cũng đều cái lòng ấy là Chánh giác vô
thượng vậy. Xét nguyên do nó, nếu chẳng phải gột rửa
sáu trần, rời bỏ bốn tướng (9) mà có thể được như
thế sao?
Tôi ròng học sách Nho, xem(2b1)
thêm kinh Phật, xét về lý hữu vô của chúng, tuy nói là hai
đường, nhưng khảo về chỗ quy kỉnh thì tợ cùng một lẽ.
Nhân khi rảnh rỗi giảng dạy ở trường (10), gặp một bạn
thiền đến bàn lời Phật, đối thoại hồi lâu, là những
vấn đề lông rùa sừng thỏ. Ông nhân đó lấy ra từ trong
tay áo, có Tập anh một tập nhờ tôi chỉnh cú, để tiện
in lại, nhằm khỏi sai lầm. Tôi xem trong sách ấy có nhiều
cao thiền, danh tổ, học tu hết sức, chứng ngộ rất thiêng
bất giác ttrong lòng vừa kính vừa phục. Họ bàn không, nói
giác, đấy đương nhiên không phải nằm trong phần việc của
tôi.
Nhưng kinh Dịch có nói: "Trẻ
nhỏ cầu ta"(11). Cho nên, tôi không thể không theo lời xin
của ông để sửa lại những chữ thiếu và mất, thêm vào
những chỗ sót và thoát lạc. Trong khoảng tuần nhật, lời
văn nghĩa lý của sách này rõ ràng trở lại như xưa, không
kém gì ánh trăng thêm sáng. Ông nhân đó xin tôi một bài tựa
dùng để khắc vào đầu sách, nhằm hiển dương Phật giáo
(3a1). Tôi không tiếc công, cho gọi đứa ở đến trước mặt,
bảo lấy bút giấy, chuẩn bị viết lách, rồi thảo một
thiên lời quê. Ông nhân đó vái chào mà nhận. Cẩn tự.
In lại vào ngày tốt tháng
tư năm Lê Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715).
(3b1) Thác tích của Thiền tôn:
Thích tử Như Trí
Môn đồ: Sa di Tính Nhu
Tính Xuyến
Tính Trung
Tính Huy
Tính Kiến
Tính Bổn
Thiện nam tử Tính Phận
Tính Thành
Tính Từ
Tính Hưng
Tính Minh
Tính Băng
Thiện nữ nhân hiệu Diệu
Tặng
hiệu Diệu Ðạo
Tính Phụng
(4a1)
THIỀN UYỂN TẬP ANH
NGỮ LỤC
QUYỂN
THƯỢNG
1. THIỀN SƯ VÔ NGÔN THÔNG (1)
(759 – 826)
Chùa Kiến sơ, làng Phù đổng,
Tiên du (2). Sư vốn người Quảng châu, họ Trịnh, nhỏ đã
mộ đạo, không màng gia sản, đến thọ nghiệp tại chùa
Song lâm ở Vũ châu (3). Tính tình trầm hậu, ít nói, im lặng
mà biết, rõ hiểu mọi việc một cách tổng quát. Cho nên,
người đương thời gọi là Vô Ngôn Thông {Truyền đăng gọi
Bất Ngữ Thông}.
Một hôm vào lúc Sư lễ Phật,
có một Thiền khách đến hỏi: "Tọa chủ lễ cái gì đó?"
Sư đáp: "Lễ Phật"
Thiền khách chỉ tượng Phật
hỏi: "Cái này là cái gì?" Sư không đáp được.
Ðêm đó Sư y phục nghiêm chỉnh
đến lạy thiền khách, thưa rằng: "Ðiều ngài hỏi khi nãy
tôi chưa biết ý chỉ như thế nào?"
Thiền khách hỏi: "Tọa chủ
xuất gia đến nay trải được mấy hạ?"
Sư thưa: "Mười hạ".
Thiền khách hỏi: "Lại từng
xuất gia chưa?"
Sư trở thành hoang mang.
Thiền khách bảo: "Nếu không
hiểu điều đó, thì dù có trăm hạ cũng chẳng ích gì !"
Rồi đem Sư cùng đến tham
vấn Mã Tổ (5). Ði tới Giang tây (6), thì Tổ đã tịch (4b1),
bèn đến yết kiến Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (7).
Bấy giờ có vị tăng hỏi:
"Thế nào là pháp môn đốn ngộ của Ðại thừa?"
Bách Trượng đáp: "Ðất lòng
nếu không,
Trời tuệ tự chiếu (8).
Nghe xong Sư tỉnh ngộ.
Trở về Quảng châu, trụ trì
chùa Hoà an. Có người hỏi: "Thầy phải là Thiền sư chăng?"
Sư đáp: "Bần đạo không từng
học thiền"
Im lặng giây lâu, Sư gọi,
Người đó đáp: "Dạ".
Sư chỉ cây soan. Người đó
không trả lời.
Thiền sư Ngưỡng Sơn (9), khi
còn là sa di, có lần Sư gọi: "Tịnh con, đem cái giường lại
đây cho ta". Nguỡng Sơn đem giường đến. Sư bảo: "mang lại
chỗ cũ". Nguỡng Sơn vâng theo.
Sư lại hỏi: "Tịch, bên này
có cái gì?"
"Không vật".
"Còn bên kia?"
"Không vật".
Sư lại hỏi: "Tịch con !"
Nguỡng Sơn thưa: "Dạ".
Sư bảo: "Ði đi".
Tháng chín mùa thu năm Canh tý
Ðường Nguyên Hoà thứ 15 (820), Sư đến trác tích chùa đấy
(10). Ngoài việc cơm cháo, vui cái vui thiền, thường ngồi
quay mặt vào vách, không bao giờ nói năng, suốt mấy năm mà
không ai biết. Chỉ có thầy Cảm Thành chùa đó (5a1) lòng
càng tôn kính, hầu hạ hai bên, âm thầm rõ thấu huyền cơ,
được hết yếu chỉ.
Một hôm Sư không bệnh, tắm
rửa thay y phục, gọi Cảm Thành đến dạy rằng: "Ngày xưa,
Tổ ta là Nam Nhạc Nhượng Thiền sư (11), khi ngài sắp tịch,
có dạy:
"Tất cả các pháp
Ðều từ tâm sinh
Tâm không chỗ sinh
Pháp không chỗ trụ
Nếu đạt đất lòng
Chỗ làm không ngại
Không gặp thiện căn
Cẩn thận chớ nói" (12)
Dạy xong, Sư chắp tay mà mất.Cảm
Thành làm lễ trà tì thu xá lợi (13), dựng tháp thờ Sư tại
núi Tiên du, bấy giờ là nhằm ngày12 tháng giêng năm Bính
ngọ Ðường Bảo Lịch thứ 2 (826), Sư thọ sáu mươi tám
tuổi" (14)
Ðến năm Khai Hựu Ðinh sửu
(1337) phàm có năm trăm mười hai năm (15). Thiền học nước
Việt ta bắt đầu từ Sư vậy(16).
Pháp tự của Thiền sư (Vô
Ngôn) Thông ở Kiến sơ.
THẾ HỆ THỨ NHẤT (MỘT NGƯỜI)
2. THIỀN SƯ CẢM THÀNH (? –
860)
Chùa Kiến sơ, đời thứ 2.
Người Tiên du, họ Thị (1). Ban đầu Sư (5b1) xuất gia, tên
đạo là Lập Ðức, ở tại núi Tiên du (2) của quận mình.
Sư lấy việc đọc kinh làm sự nghiệp. Có hương hào họ
Nguyễn mến Sư đức hạnh cao cả, muốn đổi nhà làm chùa
mời Sư tới ở, bèn đến lấy tình mời Sư, Sư chẳng chịu
nhận. Ban đêm mộng thấy thần nhân mách: "Nếu theo ý của
Nguyễn, thì chẳng mấy năm sẽ được điều lành lớn", bèn
đáp lại lời mời. {Nay là chùa Kiến sơ ở Phù đổng}.
Chẳng bao lâu thì Thiền sư
Vô Ngôn Thông đến. Sư biết Thông là người phi thường,
sớm hôm phục dịch, chưa từng biếng nhác. Thông cảm động
trước lòng thành của Sư, bèn đặt tên là Cảm Thành. Một
hôm, Thông gọi Sư đến dạy: "Xưa, Ðức Thế Tôn vì một
nhân duyên lớn , mà xuất hiện ở đời (3), hóa duyên xong
xuôi, ngài vào Niết bàn. Chân tâm vi diệu như thế gọi là
Chánh pháp nhãn tạng, thật tướng vô tướng, tam muội pháp
môn, chính ngài tự thân trao cho đệ tử là tôn giả Ma Ha
Ca Diếp làm Sư tổ (4), đời đời truyền nhau, đến Ðại
sư Ðạt Ma từ Ấn Ðộ sang, trải bao hiểm nguy, để truyền
pháp này cho đến Lục tổ Tào Khê, đắc pháp với Ngũ tổ.
Khi Ðạt Ma (6a1) mới đến, vì người đời chưa biết tin,
nên lấy sự truyền y để làm rõ việc đắc pháp. Nay đức
tin đã chín muồi, thì y bát là đầu mối của tranh chấp,
phải dừng lại ở nơi ông, không nên truyền nữa (5). Từ
đó, lấy tâm truyền tâm, không truyền y bát. Bấy giờ Nam
Nhạc Nhượng đầu tiên được tâm truyền, rồi Nhượng trao
cho Mã Tổ Nhất, Nhất lại trao cho Bách Trượng Hải (6). Ta
nhờ ở Bách Trượng mà được tâm pháp đó. Lâu nghe phương
này, hâm mộ Ðại thừa cũng nhiếu, nên ta xuôi Nam để tìm
thiện tri thức. Nay gặp được ngươi, ấy bởi duyên xưa.
Hãy lắng nghe ta nói kệ:
"Các nơi đồn đãi
Dối tự rao truyền
Rằng thủy tổ ta
Gốc tự Tây thiên
Truyền pháp nhãn tạng
Gọi đấy là Thiền
Một hoa năm lá (7)
Hạt giống liên miên
Ngầm hợp mật ngữ
Muôn ngàn có duyên (8)
Tam tông đều gọi
Thanh tịnh bản nhiên
Tây Thiên cõi này
Cõi này Tây Thiên
Xưa nay nhật nguyệt
Xưa nay sơn xuyên
Ðụng đâu cũng vướng (9)
Phật tổ thành oan
Sai một mảy may
Ði mất trăm ngàn
Ngươi khéo quan sát
Chớ lửa cháu con
Dẫu có hỏi ta
Ta vốn Vô Ngôn (10)
(6b1) Nghe xong lời đó, Sư liền
tỉnh ngộ.
Một lần có vị Tăng đến
hỏi: "Thế nào là Phật?"
Sư đáp: "Khắp hết mọi nơi."
Lại hỏi: "Thế nào là tâm
Phật?"
Sư đáp: "Chẳng từng che dấu"
Lại thưa: "Người học không
hiểu".
Sư bảo: "Ði quá xa rồi"
Về sau, Sư không bệnh mà mất.
Bấy giờ là năm Canh thìn Ðường Hàm Thống thứ nhất (860).
THẾ HỆ THỨ HAI (MỘT NGƯỜI)
3. THIỀN SƯ THIỆN HỘI (? –
900)
Chùa Ðịnh thiền (1) làng Siêu
loại (2). Người Ðiển lãnh (3). Lúc nhỏ xuất gia với sư
Tiệm Nguyên chùa Ðông lâm (4) cùng làng, tự gọi là Tổ Phong.
Sư rảo khắp cõi ngoài, cầu học Thiền chỉ. Sau gặp Cảm
Thành chùa Kiến sơ, bèn xin ở lại hầu hạhơn mười năm,
mà hoàn toàn không mỏi mệt. Một hôm Sư vào thất hỏi: "Trong
kinh (5) nói: "Ðức Thích Ca Như Lai, nhân địa tu hành trải
qua ba a tăng kỳ kiếp mới được thành Phật"(6). Nay Ðại
đức lại luôn luôn bảo: "Tức tâm tức Phật". Tôi thật
chưa hiểu, xin một phen khai thị cho".
(7a1) Thành hỏi: "Trong kinh đó
là do ai nói?"
Sư thưa: "Há chẳng phải Phật
nói sao?"
Thành hỏi: "Nếu là Phật nói
thì tại sao trong kinh Văn Thù bảo: "Ta ở đời 49 năm, chưa
từng nói một chữ cho ai" (7). Vả lại cổ đức nói: "Người
tìm văn lấy chứng, thì thêm vướng mắc. Người khổ hạnh
cầu Phật thì đều lầm mê. Người lìa tâm cầu Phật là
ngoại đạo. Người chấp tâm tức Phật là ma". (8)
Sư hỏi: "Như vậy tâm này
là cái gì? Cái chẳng phải Phật là cái gì?"
Sư tiếp: "Như vậy tâm này
là Phật gì?"
Thành đáp: "Xưa có người
hỏi Mã Tổ: "Tâm tức là Phật, cái nào là Phật?" Mã Tổ
dạy: "Ông nghĩ cái nào không phải là Phật chỉ ra xem?". Người
ấy không trả lời. Tổ dạy"Hiểu được khắp nơi có, không
hiểu mãi xa sai" (9)
Chỉ một câu thoại đầu nầy,
ngươi lại hiểu chưa?"
Nghe lời đó xong, Sư thưa:
"Con đã hiểu rồi".
Thành hỏi: "Ngươi hiểu như
thế nào?"
Sư thưa: "Khắp cả mọi nơi,
không chỗ nào là chẳng phải tâm Phật".
Sư liền sụp xuống lạy.
Thành bảo: "Cần (7b1)phải
làm thế a?"
Nhân đó đặt tên là Thiện
Hội. Về sau, Sư mất tại chùa mình, tức năm Canh thân Ðường
Quang Hoá thứ 3 (900).
THẾ HỆ THỨ BA (MỘT NGƯỜI)
4. THIỀN SƯ VÂN PHONG *{Một
tên nữa là Chủ Phong} (? – 956)
Chùa Khai quốc (1), kinh đô
Thăng Long, người Từ liêm, quận Vĩnh Khương (2), họ Nguyễn.
Khi mẹ mang thai, bà thường ăn chay, tụng kinh, lúc sinh có
ánh sáng lạ chiếu khắp nhà. Cha mẹ thấy điềm lạ, nên
cho Sư đi xuất gia. Lớn lên, Sư theo hầu sư Thiện Hội ở
Siêu loại làm đệ tử nhập thất (3), lặng nắm huyền chỉ,
thiền học ngày thêm càng tiến triển. Hội có lần bảo Sư:
"Sống chết là việc lớn, cần phải giải quyết ngay".
Sư hỏi: "Khi sống chết đến,
làm sao tránh khỏi?"
Hội đáp: "Hãy nắm lấy chỗ
không sống chết mà tránh".
Sư hỏi: "Thế nào là chỗ
không sống chết?"
Hội đáp: "Ngay trong sống chết
nắm lấy nó mới được".
Sư hỏi: "Làm sao mà hiểu?"
Hội đáp: "Ngươi hãy đi, chiều
nay sẽ đến".
Chiều Sư (8a1) lại vào, như
đã hẹn, Hội bảo: "Ðợi đến sáng mai đông đủ, sẽ chứng
minh cho ngươi".
Sư hoát nhiên tỉnh ngộ, liền
sụp lạy.
Hội hỏi: "Ngươi thấy đạo
lý gì?"
Sư thưa: "Con đã lĩnh hội".
Hội hỏi: "Ngươi hiểu như
thế nào?".
Sư đưa nắm tay lên, thưa:
"Bất tiếu là cái này đây".
Hội liền bảo thôi.
Về sau, Sư mất vào năm Bính
thìn Hậu Chu Hiển Ðức thứ 3 (956).
THẾ HỆ THỨ TƯ (HAI NGƯỜI,
MỘT NGƯỜI KHUYẾT)
5. ÐẠI SƯ KHUÔNG VIỆT * {Trước
tên là Chân Lưu}(933 - 1011)
Chùa Phật đà, làng Cát lợi,
Thường lạc(1). Người Cát lợi, họ Ngô, thuộc dòng dõi
Ngô Thuận Ðế. Sư tướng mạo khôi ngô, tính tình phóng khoáng,
nhỏ theo học Nho, lớn lên quy y Phật. Sư cùng bạn học Trụ
Trì đến Thiền Sư Vân Phong chùa Khai quốc, thọ giới Cụ
túc(2).từ đó, Sư đọc khắp sách Phật, tìm hiểu yếu chỉ
của Thiền. Năm bốn mươi tuổi, danh Sư vang tới triều đình.
Vua Ðinh Tiên Hoàng mời đến, Sư đối đáp hiệp chỉ, bènphong
làm Tăng thống (3). Năm Thái Bình thứ hai (917). Vua ban hiệu
Khuông Việt đại sư(4).
Hoàng đế Lê Ðại Hành càng
kính trọng Sư hơn, phàm việc quân, việc nước ở triều
đình, Sư dều dự vào.
Một lần Sư đi chơi núi Vệ
linh(5) ở quận Bình lỗ,(6) thích phong cảnh vắng đẹp, bèn
muốn lập am để ở. Ðêm xuống nằm mộng thấy một vị
thần, mình mặc áo giáp vàng, tay trái cầm thương vàng, tay
phải đỡ bảo tháp, hơn mười người theo hầu, hình tướng
dễ sợ, đến nói rằng: "Ta là Tỳ Sa Môn thiên vương(7),
những người theo ta là Dạ xoa(7). Thiên đế(7) có sắc sai
ta đến nước này để giữ gìn biên giới, khiến cho Phật
pháp thịnh hành. Ta có duyên với ngươi, nên đến đây báo
cho ngươi biết". Sư kinh hãi thức dậy, nghe trong núi có tiếng
kêu la ầm ĩ, lòng rất lấy làm lạ. Ðến sáng Sư vào núi,
thấy một cây to, cao khoảng mười trượng, cành lá sum sê,
bên trên lại có mây xanh bao phủ, nhân đó sai thợ đến chặt.
Ðem về, khắc tượng như đã thấy trong mộng, để thờ.
Năm Thiên Phúc thứ 1 (981),
binh Tống đến quấy nước ta. Vua biết rõ việc đó, liền
sai Sư đến bàn thờ cầu đảo. Quân giặc kinh hãi, rút về
giữ sông Hữu ninh(8), lại thấy sóng gió nổi lên, giao long
nhảy nhót, giặc bèn (9a1) tan vỡ(9).
Năm Thiên Phúc thứ 7 (986),
người Tống là Nguyễn Giác sang sứ nước ta. Bấy giờ pháp
sư Ðỗ Thuận cũng có tiếng tăm lừng lẫy. Vua sai Pháp sư
cải trang làm người lái đò để nghinh đón Giác ở Giang
khúc. Giác thấy Pháp sư giỏi bàn văn chương, bèn đem thơ
tặng, có câu: "Ngoài trời lại có trời soi rạng". Vua đưa
hỏi Sư. Sư thưa rằng: "Ðây nó muốn tôn kính Bệ hạ cùng
với chúa nó không khác ". Khi Giác trở về, Sư làm một bài
thơ nhan đề
Vương lang qui(10) để tiễn đưa. Bài từ
như sau:
Trời lành gió thuận, gấm
buồm dương
Thần tiên về để hương
Muôn trùng vạn dặm biển mênh
mang
Trời xanh xa dặm trường
Tình ray rứt chén lên đường
Bịn rịn sứ tinh lang
Nguyện đem thâm ý vì Nam
bang
Phân minh tâu Thượng hoàng(11).
Sau Sư lấy cớ già yếu, xin
từ về núi Du hí ở quận mình(12), lập chùa trụ trì; người
học tìm tới đông đảo. Một hôm, đệ tử nhập thất là
Ða Bảo hỏi: "Thế nào là chung thủy của sự học đạo".
Sư đáp: "Thủy chung không vật,
diệu hư không
Hiểu được chân hư, thể
tự đồng".
Bảo tiếp: "Làm sao đảm bảo
được?".
Sư đáp: "Không có chỗ cho
nguời xuống tay".
(9b1) Bảo nói: "Hòa thượng
nói xong rồi".
Sư lại hỏi: "Ngươi hiểu
gì".
Bảo bèn hét lên.
Ngày 15 tháng hai năm Thuận
Thiên thứ 2 (1011) triều Lý, khi sắp cáo tịch, Sư dạy Ða
Bảo kệ rằng:
Trong cây vốn có lửa
Có lửa, lủa mới bừng
Nếu bảo cây không lửa
Cọ xát do đâu bùng.
Nói kệ xong, sư ngồi kiết
già mà mất, thọ 82 tuổi*{Có nơi nói thọ 79 tuổi} (13).
THẾ HỆ THỨ NĂM (HAI NGƯỜI,
KHUYẾT MỘT)
6. THIỀN SƯ ÐA BẢO
Chùa Kiến sơ, làng Phù đổng,
Tiên du. Khôngbiết người đâu, và cũng không biết họ gì.
Khi Ðại sư KhuôngViệt giảng dạy tại chùa Khai quốc, Sư
đến tham học. Ðại sư khen là người gặp việc thì chóng
hiểu, xử sự cẩn thận, nên riêng cho thập thất.
Sau khi đắc pháp, Sư chỉ một
mình một bát, tiêu dao ngoại vật. Sau được chùa Kiến sơ,
bèn đến ở đó.Lý Thái Tổ lúc chưa lên ngôi, Sư thấy tướng
mạo đẹp đẽ khác thường, bèn bảo: "Chú này cốt tướng
khác phàm, ngày kia làm vua ắt là nó đây". Vua cả kinh, thưa:
"Hiện nay(10a1) đức Thánh thượng anh minh còn đó, trong ngoài
cả nước yên vui, thầy ta sao lại nói lời phải tội tru
di này?".
Sư bảo: "Mệnh trời đã định,
người dù muốn trốn cũng chẳng được nào. Giả như lời
này mà đúng, thì mong chớ bỏ nhau".
Khi Vua lên ngôi, nhiều lần
triệu Sư vào cung, hỏi bàn yếu chỉ của Thiền và lễ Sư
rất hậu. Cả đến công việc chính trị của triều đình,
Sư đều dự phần giải quyết. Vua xuống chiếu trùng tu chùa
Sư (1). Sau không biết Sư tịch ở đâu.
THẾ HỆ THỨ SÁU (BA NGƯỜI,
MỘT NGƯỜI KHUYẾT LỤC)
7. TRƯỞNG LÃO ÐỊNH HƯƠNG
(?- 1075)
Chùa Cảm ứng, Ba sơn(1), phủ
Thiên đức(2), Sư họ Lã, người Châu minh(3), gia thế dòng
tịnh hạnh. Thuở nhỏ thọ giáo với Thiền sư Ða Bảo tại
chùa Kiến sơ. Trải qua 24 năm, môn đồ của Bảo có hơn trăm
người , chỉ có Sư cùng với Quốc Bảo Hòa được chọn
làm thủ lãnh, nhưng Sư thấu rõ nhất tôn chỉ của Bảo.
Một hôm Sư hỏi Bảo: "Làm
thế nào để thấy được chân tâm?"
Bảo dạy: "Chính ngươi tự
phát hiện".