4.Dứt
các sự ràng buộc.
5.Gần
gũi thiện tri thức.
1.
Giữ giới thanh tịnh :
Như
trong kinh dạy: "Nương nơi giới luật được sanh các thứ
thiền định và trí tuệ diệt khổ. Thế nên, Tỳ-kheo phải
giữ giới thanh tịnh". Nhưng người giữ giới chia ba hạng
:
a)Người
khi chưa làm đệ tử Phật, không tạo tội ngũ nghịch, sau
gặp thầy lành dạy thọ Tam quy, Ngũ giới làm đệ tử Phật,
hoặc được xuất gia thọ mười giới làm Sa-di, kế thọ
Cụ túc giới làm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni. Từ khi thọ giới về
sau gìn giữ thanh tịnh không có hủy phạm, ấy gọi là người
trì giới bậc thượng. Người ấy tu hành Chỉ, Quán ắt chứng
được Phật pháp, ví như cái áo trắng dễ nhuộm màu.
b)
Nếu người thọ giới rồi, tuy không phạm giới trọng, phần
nhiều phạm các giới khinh, vì tu thiền định nên theo đúng
pháp sám hối. Người ấy cũng gọi là trì giới thanh tịnh,
phát sanh trí tuệ. Ví như cái áo đã dơ, nay đem giặt sạch,
nhuộm cũng có thể được.
c)
Hoặc người thọ giới rồi, không kiên tâm gìn giư? các
giới khinh, giới trọng phần nhiều đều phạm. Nếu y theo
giáo lý Tiểu thừa thì phạm tứ trọng không thể sám hối.
Nếu y theo giáo lý Ðại thừa thì có thể trừ diệt được.
Cho nên kinh chép : "Trong Phật pháp có hai hạng người mạnh
mẽ : 1. Người không làm ác. 2. Người làm rồi biết sám
hối".
Người
muốn sám hối phải đủ mười pháp trợ lực mới thành tựu
:
1.Tin
chắc nhân quả.
2.Sanh
tâm kinh sợ.
3.Khởi
lòng hổ thẹn.
4.Cầu
phương pháp diệt tội. Như trong kinh Ðại thừa dạy các phương
pháp thực hành phải đúng như vậy màtu tập.
5.Phát
lồ các tội trước.
6.Ðoạn
tâm tương tục.
7.Khởi
tâm hộ trì Phật pháp.
8.Phát
đại thệ nguyện, độ thoát chúng sanh.
9.Thường
tưởng nhớ mười phương chư Phật.
10.Quán
tội tánh vốn không sanh.
Nếu
đã đủ mười duyên, hành giả trang nghiêm đạo tràng, tẩy
rửa sạch sẽ, đắp y thanh tịnh, đốt hương và tán hoa,
ở trước Tam bảo như pháp sám hối. Hoặc bảy ngày, hai mươi
mốt ngày, một tháng, ba tháng, cho đến nhiều năm, hành giả
chuyên tâm sám hối tội trọng đã phạm, khi nào diệt được
mới thôi.
Thế
nào là tướng tội trọng diệt ? Nếu hành giả khi chí tâm
sám hối như thế, tự biết thân tâm nhẹ nhàng, thấy mộng
tốt, hoặc thấy điềm linh tướng lạ, hoặc biết thiện
tâm khai phát, hoặc tại chỗ ngồi biết thân như mây, như
bóng, nhân đó lần lần chứng được các cảnh giới thiền.
Hoặc tâm hiểu ngộ, rỗng suốt, hay biết pháp tướng, tùy
nghe kinh liền thấu đạt nghĩa lý, nhân đó được pháp hỷ,
tâm không lo rầu hối hận. Những tướng trạng ấy tức là
tướng tội phá giới được tiêu diệt. Từ đây về sau kiên
trì giới cấm, cũng gọi là trì giới thanh tịnh có thể tu
thiền định được. Ví như cái áo rách và dơ, nếu vá lành
lại, đem giặt sạch sẽ cũng có thể nhuộm được.
Nếu
người phạm trọng giới rồi, e chướng ngại thiền định,
tuy không y các kinh tu các hạnh pháp, chỉ sanh tâm rất hổ
thẹn, đối trước Tam bảo phát lồ tội trước, đoạn tâm
tương tục, thân thường ngồi ngay thẳng, quán tội tánh vốn
không, niệm mười phương chư Phật; hoặc khi xuất thiền,
chí tâm thắp hương lễ bái, sám hối, tụng giới và tụng
các kinh Ðại thừa, trọng tội chướng đạo lần lần tiêu
diệt, nhân đây giới được thanh tịnh, thiền định khai
phát. Cho nên kinh Diệu Thắng Ðịnh chép : "Nếu người đã
phạm tội trọng, sanh tâm kinh sợ, muốn tìm cách trừ diệt,
nếu ngoài thiền định không có pháp nào diệt được. Người
ấy nên ở chỗ vắng vẻ thường ngồi nhiếp tâm và tụng
kinh Ðại thừa, tất cả tội trọng thảy đều tiêu diệt,
các thiền tam-muội tự nhiên hiện tiền".
2.
Ăn mặc đầy đủ :
A.
Sự mặc có ba thứ :
a)Như
vị Ðại sĩ núi Tuyết - đức Thích-ca - chỉ cần một chiếc
y rách che thân là đủ, vì không dạo trong xóm làng, sức kham
nhẫn được thành tựu.
b)Như
Ngài Ðại Ca-diếp thường tu hạnh Ðầu đà, chỉ chứa ba
cái y phấn tảo, không chứa các y khác.
c)Nếu
ở xứ lạnh nhiều và nhẫn lực chưa thành, ngoài ba y, Như
Lai cũng cho chứa các vật khác; nhưng cần phải thuyết tịnh,
biết lượng sức mình và biết đủ, nếu tham cầu cốt chứa
nhiều thì loạn tâm, chướng ngại đạo.
B.
Sự ăn có bốn :
a)Nếu
là bậc Thượng nhân Ðại sĩ vào nơi thâm sơn, xa hẳn thế
tục, chỉ tùy thời dùng rau quả nuôi thân.
b)
Thường hành đầu-đà thọ pháp khất thực, phá bốn thứ
tà mạng, sống theo chánh mạng hay sanh thánh đạo.
Bốn
thứ tà mạng là :
Trồng
trọt nuôi sống.
Xem
thiên văn.
Tìm
cách mưu sinh.
Dong
ruỗi bốn phương mong cầu sự sống hoặc coi bói, thuốc thang...
Tướng
tà mạng như Ngài Xá-lợi-phất vì Thanh Mục Nữ nói.
c)Ở
chỗ vắng vẻ nhờ đàn việt đem đến cúng.
d)Ở
trong chúng tăng ăn uống đúng pháp.
Bởi
có những duyên này, nên gọi ăn mặc đầy đủ. Vì cớ sao
? Vì không có những duyên này thì tâm không an ổn, chướng
ngại trên đường đạo.
3.
Yên ở chỗ vắng vẻ :
Không
làm các việc gọi là yên. Chỗ không ồn náo gọi là vắng
vẻ. Có ba chỗ có thể tu thiền định :
a)Chỗ
núi sâu không có người đến.
b)Chỗ
vắng vẻ hành đầu-đà, cách xa làng xóm ít nữa cũng ba bốn
dặm, bặt tiếng mục đồng không còn các tiếng ồn.
c)Ở
trong ngôi già lam thanh tịnh, cách xa kẻ thế tục.
Ở
những nơi ấy đều gọi là "yên ở chỗ vắng vẻ".
4.
Dứt các sự ràng buộc :
Có
bốn thứ :
a)Dứt
việc làm nuôi sống : Tức là không tạo sự nghiệp thế gian.
b)Dứt
việc kết giao với nhân gian : Không kết bạn thân với người
thế tục.
c)Dứt
các kỹ thuật khéo léo : Không làm thợ khéo, thầy thuốc,
thầy bùa, thầy bói, thầy tướng, thầy số...
d)Dứt
sự học vấn : Những việc đọc sách, học hỏi đều bỏ.
Tại
sao bỏ các việc này ? Vì còn nhiều việc ràng buộc thì việc
hành đạo phải bê trễ, tâm loạn động khó nhiếp phục.
5.
Gần gũi thiện tri thức :
Thiện
tri thức có :
a)Ngoại
hộ thiện tri thức :Là người hay kinh doanh, cúng dường ủng
hộ người tu, để cho người tu khỏi lo phiền rối loạn.
b)Ðồng
hạnh thiện tri thức : Người đồng đạo tu hành, nhắc nhở
cảnh giác lẫn nhau, không nhiễu loạn nhau.
c)Giáo
thọ thiện tri thức : Bậc thầy chỉ đạo, lấy những pháp
môn thiền định phương tiện điều phục nội ngoại, chỉ
dạy cho được lợi hỷ.
[