c
c
C
MỤC LỤC
Lời Nói Ðầu
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN
101 Tiểu Sử Tác Gỉa
102 Duyên Khởi
103 Cụ duyên
104 Trách dục
105 Xả cái
106 Ðiều hòa
107 Hành phương tiện
108 Chánh tu
109 Tướng thiện căn khai phát
110 Hiểu biết ma sư
111 Trị bệnh
112 Chứng quả
TỌA THIỀN TAM-MUỘI
201 Lời dịch gia
202 Tổng Khởi
203 Khảo Sát Tâm Bệnh
204 Pháp môn trị đa dục
205 Pháp môn trị nóng giận
206 Pháp môn trị ngu si
207 Pháp môn trị lo nghĩ
208 Pháp môn trị đẳng phần
209 Tướng Tu Chứng
Tứ thiền
Tứ không
Tứ vô lượng tâm
Ngũ thông
Tứ niệm chỉ
Tứ đế
Tứ gia hạnh
Tứ quả Thanh văn
Quả Bích Chi Phật
210 Bồ Tát Tu Ngũ Pháp
Bồ-tát niệm Phật tam-muội
Bồ-tát quán Bất tịnh tam-muội
Bồ-tát quán Từ tam-muội
Bồ-tát quán nhân duyên tam-muội
Bồ-tát quán A-na-ban-na
211Tổng Kết
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
301 Lời dịch giả
302 Sơ dẫn
303 đối các pháp Thiền
304 thứ lớp cùng sanh
305 Tùy tiện nghi 
306 Tùy đối trị 
307 Lục diệu môn nhiếp nhau
308 Lục diệu môn chung và riêng
309 Lục diệu môn triển chuyển
310 Quán tâm Lục diệu môn
311 Viên quán Lục diệu môn
312 Tướng chứng của Lục diệu môn
c
c

 

c
THIỀN CĂN BẢN
Ðại Sư Trí Khải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch - Nhà Xuất Bản Tri Thức

Phần thứ ba
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
 Nguyên tác ÐẠI SƯ TRÍ KHẢI-Dịch giả THÍCH THANH TỪ


Chương VII

LỤC DIỆU MÔN TRIỂN CHUYỂN

Từ trước đến đây đã nói Lục diệu môn đồng chung thực hành, Bồ-tát cùng với phàm phu, Nhị thừa chung. Phần Lục diệu môn triển chuyển này chỉ riêng Bồ-tát thực hành, không chung với Thanh văn, Duyên giác, huống nữa là phàm phu. Vì sao ? Vì phần thứ sáu "Lục diệu môn chung và riêng" trước trong phần pháp quán, là quán từ Giả nhập Không được tuệ nhãn, nhất thiết trí. Tuệ nhãn, nhất thiết trí là pháp chung của Nhị thừa, Bồ-tát. Phần này là quán từ Không ra Giả triển chuyển Lục diệu môn được pháp nhãn, đạo chủng trí. Pháp nhãn, đạo chủng trí không cùng với Thanh văn, Bích Chi Phật chung. 

Thế nào là Bồ-tát Sổ tức trung đạo, quán từ Không ra Giả lần lượt khởi xuất tất cả các hạnh công đức ? 

Hành giả Bồ-tát chính khi Sổ tức phát đại thệ nguyện, thương xót chúng sanh, tuy biết chúng sanh cứu kính là không, mà muốn làm thành tựu cho chúng sanh, làm thanh tịnh cõi Phật cùng tột vị lai. Khởi nguyện ấy rồi, phải biết rõ hơi thở không sanh không diệt, tánh của nó là không tịch. Chính hơi thở là không, không phải hơi diệt mới không, hơi thở tánh tự không; hơi thở tức là không, không tức là hơi thở, lìa hơi thở không có không, tất cả pháp cũng như thế. Vì hơi thở là không, chẳng phải chân chẳng phải giả, chẳng phải thế gian, chẳng phải xuất thế gian, tìm hơi thở cùng phi hơi thở không thể được, mà thành tựu niệm hơi thở. Thành tựu niệm hơi thở ấy, như mộng như huyễn, như vang, như hóa, tuy sự thật không có mà cũng phân biệt làm việc huyễn hóa. Bồ-tát rõ hơi thở như thế, tuy hơi thở không thật có tự tánh mà thành tựu niệm hơi thở từ một đến mười rành rõ phân minh, thâm tâm phân biệt tướng hơi thở như huyễn. Bởi có hơi thở không tánh như huyễn nên có pháp thế gian, xuất thế gian không tánh. Vì sao ?

Vì vô minh điên đảo không biết tánh hơi thở là không, nên vọng chấp có hơi thở liền khởi chấp trước ngã, pháp, ái kiến, các hạnh, nên gọi là thế gian. Bởi có hơi thở nên có ấm, giới, nhập v.v. quả khổ, lạc ở thế gian.Do đó, hơi thở tuy không mà hay thành tựu tất cả nhân quả thiện ác ở thế gian và các việc sanh tử trong hai mươi lăm cõi. 

Trong tướng hơi thở không ấy, tuy không có tướng xuất thế gian mà khéo nhân hơi thở phân biệt pháp xuất thế gian. Vì sao ? Do không biết tướng hơi thở không, nên mờ mịt không rõ biết, tạo nghiệp thế gian. Vì biết tướng hơi thở là không, nên không có vô minh vọng chấp, tất cả thứ kiết phược phiền não không từ đâu mà sanh, gọi là nhân xuất thế gian. Vì nhân thế gian diệt nên lìa quả hai mươi lăm cõi v.v. ở đời sau, gọi là quả xuất thế gian. Vì khéo vượt nhân quả điên đảo thế gian nên gọi là pháp xuất thế gian. Ở trong pháp xuất thế gian chân chánh này cũng có nhân quả. Biết hơi thở là không, được chánh trí tuệ là nhân xuất thế gian. Vọng chấp hơi thở có nhân, ngã vô minh điên đảo và khổ quả đều diệt, gọi là quả xuất thế gian. Cho nên Bồ-tát quán hơi thở không phải hơi thở, tuy không được pháp thế gian và xuất thế gian mà hay thành tựu pháp thế gian và xuất thế gian. 

Bồ-tát khi quán hơi thở tánh không, tuy không được Tứ đế mà cũng thông đạt Tứ đế. Vì sao ? Như trước đã nói quả thế gian là Khổ đế, nhân thế gian là Tập đế, quả xuất thế gian là Diệt đế, nhân xuất thế gian là Ðạo đế. Cho nên tuy quán tướng hơi thở không thấy Tứ đế mà hay rõ ràng phân biệt Tứ đế, vì chúng Thanh văn rộng diễn bày phân biệt.

Bồ-tát trong khi rõ biết hơi thở là không, tuy không thấy Mười hai nhân duyên mà cũng thông đạt Mười hai nhân duyên. Vì sao ? Quá khứ hơi thở tánh không, vọng thấy có thật hơi thở tánh không, vọng thấy có thật hơi thở nên sanh các thứ điên đảo phân biệt, khởi các phiền não, gọi là Vô minh. Nhân duyên Vô minh nên có Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái , Thủ, Hữu, Sanh, Lão tử ưu bi khổ não v.v. luân chuyển không dứt. Thế đều do không rõ hơi thở như hư không, không có. Nếu biết hơi thở là không tịch tức là phá Vô minh, vì Vô minh diệt nên Mười hai nhân duyên đều diệt. Bồ-tát rõ biết hơi thở không phải hơi thở như thế, tuy không được Mười hai nhân duyên mà hay rõ ràng thông đạt Mười hai nhân duyên, vì người cầu Duyên giác thừa rộng nói phân biệt. 

Bồ-tát rõ biết hơi thở không tánh, khi ấy còn không thấy có hơi thở, huống nữa ở trong hơi thở mà có pháp Lục tệ và Lục độ. Tuy trong hơi thở không thấy pháp Lục tệ và Lục độ mà cũng rõ ràng thông đạt Lục tệ và Lục độ. Vì sao? Hành giả chính khi Sổ tức tự rõ biết, nếu nơi không phải hơi thở mà thấy có hơi thở thì quyết định thành tựu tệ pháp xan tham. Xan tham có bốn thứ : 

1-Xan tham tài vật, thấy hơi thở có ta, vì ta sanh xan tham. 

2-Xan tham thân, nơi hơi thở khởi chấp thân. 

3- Xan tham mạng, nơi hơi thở không rõ chấp có mạng.

4-Xan tham pháp, nơi hơi thở không rõ liền khởi tâm kiến chấp pháp. 

Hành giả vì phá hoại pháp xan tham tệ ác ấy, tu bốn món bố thí Ba-la-mật: 

a)- Biết hơi thở không, phi ngã, nhóm chứa tài vật để làm gì ? Khi ấy tâm xan tham tài vật liền tự dứt, xả trân bảo như nhổ đàm dãi. Cho nên thông đạt được hơi thở không, tức là tài thí Ba-la-mật. 

b)- Bồ-tát biết không thân, hơi thở v.v. các pháp không gọi là thân, lìa hơi thở v.v. cũng không riêng có thân. Khi ấy biết thân, phi thân liền phá hoại xan tham chấp thân. Ðã không xan tham thân tức hay lấy thân làm tôi tớ cho người sai khiến, như pháp thí cho mọi người. Rõ biết hơi thở không phải hơi thở, hay thành tựu đầy đủ xả thân bố thí Ba-la-mật. 

c)- Hành giả nếu hay rõ biết hơi thở không, không thấy tức hơi thở là mạng hay lìa hơi thở có mạng. Ðã không thấy có mạng là phá tâm xan tham mạng. Khi ấy liền hay xả mạng thí cho chúng sanh tâm không kinh sợ. Rõ suốt hơi thở không, hay đầy đủ xả mạng bố thí Ba-la-mật. 

d)- Hành giả nếu thông đạt hơi thở không, không thấy các pháp ấm, giới, nhập v.v. cũng không thấy tướng các pháp thế gian, xuất thế gian. Vì phá các thứ chấp tướng của chúng sanh, do mê chấp các pháp mà luân hồi lục thú, cho nên có nói ra, mà thật không nói không chỉ bày, vì thính giả không nghe, không được vậy. Khi ấy tuy hành pháp thí mà không chấp pháp thí; tuy có ân đối với mọi người mà hay làm lợi ích tất cả. Thí như quả đất, hư không, mặt trời, mặt trăng làm lợi ích khắp thế gian mà vô tâm đối với vạn vật, không mong sự báo ân; Bồ-tát đạt được hơi thở tánh không, thực hành pháp thí bình đẳng Ba-la-mật lợi ích chúng sanh cũng như thế. Thế nên, Bồ-tát biết hơi thở tánh không, tuy không được bố thí độ xan tham mà hay rõ ràng phân biệt xan tham bố thí, vì không thấy thật có vậy. 

Biết hơi thở tánh không, đầy đủ trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ ba-la-mật cũng như phần bố thí. Trong ấy mỗi mỗi rộng triển chuyển các tướng Ba-la-mật, vì thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo mở bày phân biệt. Ðây là lược nói trong Sổ tức môn tu triển chuyển Ðà-la-ni, Bồ-tát thực hành vô ngại phương tiện. Bồ-tát nếu nhập môn này thẳng tới Sổ tức điều tâm cùng kiếp không hết, huống là được Tùy, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh các thứ thiền định, trí tuệ, thần thông, tứ biện tài, thập lực, tứ vô sở úy, các địa, hạnh nguyện, nhất thế chủng trí, tất cả công đức vô tận, triển chuyển phân biệt mà có thể cùng được sao ?

 

 
 
 
 
 
[

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Háu 大乘教 à Š簡単便利戒名授与水戸 描写家乡的桥的句子 彌åäçŸç 栃木県寺院数 Bùa 烹佛祖 ะกะพ ถ พ 护法 ç¼½ç åœ å æ³ 塩谷八幡宮 niết bàn xưng Âó 每天都能聽到同行善友的善行 心经 Tuyệt 僧人心態 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 明月几时有 八卦山圖書館 穿普拉达的女王观后感 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay nhÃƒÆ 6 å žå æ 教师节的对联 là i 生日快乐 Phật dạy 曹洞宗盛岡多い理由 chiều 永代 墓 VÃƒÆ 천수경듣기 สโตร ส รา æˆ å šæ 位牌 文字入れ gioi PhÃp GiÃi 印顺法师关于大般涅槃经 七五三 小山