c
c
C
MỤC LỤC
Lời Nói Ðầu
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN
101 Tiểu Sử Tác Gỉa
102 Duyên Khởi
103 Cụ duyên
104 Trách dục
105 Xả cái
106 Ðiều hòa
107 Hành phương tiện
108 Chánh tu
109 Tướng thiện căn khai phát
110 Hiểu biết ma sư
111 Trị bệnh
112 Chứng quả
TỌA THIỀN TAM-MUỘI
201 Lời dịch gia
202 Tổng Khởi
203 Khảo Sát Tâm Bệnh
Tuỳ Bệnh Ðối Trị
204 Pháp môn trị đa dục
205 Pháp môn trị nóng giận
206 Pháp môn trị ngu si
207 Pháp môn trị lo nghĩ
208 Pháp môn trị đẳng phần
209 Tướng Tu Chứng
Tứ thiền
Tứ không
Tứ vô lượng tâm
Ngũ thông
Tứ niệm chỉ
Tứ đế
Tứ gia hạnh
Tứ quả Thanh văn
Quả Bích Chi Phật
210 Bồ Tát Tu Ngũ Pháp
Bồ-tát niệm Phật tam-muội
Bồ-tát quán Bất tịnh tam-muội
Bồ-tát quán Từ tam-muội
Bồ-tát quán nhân duyên tam-muội
Bồ-tát quán A-na-ban-na
211Tổng Kết
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
301 Lời dịch giả
302 Sơ dẫn
303 đối các pháp Thiền
304 thứ lớp cùng sanh
305 Tùy tiện nghi 
306 Tùy đối trị 
307 Lục diệu môn nhiếp nhau
308 Lục diệu môn chung và riêng
309 Lục diệu môn triển chuyển
310 Quán tâm Lục diệu môn
311 Viên quán Lục diệu môn
312 Tướng chứng của Lục diệu môn
c
c

 

c
THIỀN CĂN BẢN
Ðại Sư Trí Khải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch - Nhà Xuất Bản Tri Thức

Phần thứ nhất
PHÁP YẾU TU TẬP 
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN


NGUYÊN DO PHÁP CHỈ QUÁN

Ðại Sư Trí Khải có người anh tên Trần Châm làm Tham tướng trong quân đội. Trần Châm được bốn mươi tuổi, một hôm đi đường gặp vị tiên tên Trương Quả Lão. Lão thấy tướng ông liền kêu lại bảo : "Ta xem tướng ông dương thọ đã hết, chỉ trong một tháng thì chết". Trần Châm nghe qua kinh hãi, đến hỏi kế với Ðại sư, Ðại sư bảo : "Anh nghe theo tôi dạy tu trì, chắc chắn sẽ qua khỏi". Trần Châm hứa vâng theo. Ngài bèn thuật pháp Tiểu Chỉ Quán đơn giản yếu lược này, bảo dụng công tu tập. Trần Châm y theo phương pháp tha thiết tu trì. 

Hơn một năm, Châm gặp lại Trương Quả Lão, Lão thấy kinh ngạc, hỏi : "Ông không chết, có phải tại uống thuốc trường sanh chăng ?". Châm đáp : "Không phải. Do em tôi là Trí Khải dạy tôi tu tập Chỉ, Quán tọa thiền nên được như vầy". Lão khen : "Phật pháp không thể nghĩ bàn, hay phản tử hoàn sanh, thật là hy hữu !". 

Mấy năm sau, Trần Châm mộng thấy đến Thiên cung. Trong ấy có đề : "Nhà của Trần Châm, mười lăm năm sau sẽ sanh lên đây". Ðúng mười lăm năm sau, Trần Châm từ biệt quyến thuộc, ngồi kiết già yên ổn mà tịch. 

Ðây là nguyên do Ðại Sư Trí Khải thuật bộ Chỉ Quán này.
 

TIỂU SỬ TÁC GIẢ 

ÐẠI SƯ TRÍ KHẢI ( 538 - 597 )




Ngài Sa môn Ðại Sư Trí Khải ở chùa Tu Thiền núi Thiên Thai thuật : 

Ðại Sư Trí Khải sanh thời Ngũ Ðại vào đời Trần và đời Tùy năm Ðại Ðồng thứ 4 (538), đời nhà Lương. Ngài tên Trần Ðức An, pháp danh Trí Khải, người ở gần sông Dĩnh tỉnh Hồ Bắc. Thân phụ là Trần Khởi Tổ, đời vua Nguyên Ðế nhà Lương được phong Ích Dương Hầu. Thân mẫu Ngài là họ Từ. 

Vừa lọt lòng mẹ, Ngài có cặp lông mày hiện tám sắc, đôi mắt sáng lóng lánh. Cha mẹ yêu quí Ngài như châu ngọc. Còn nằm trong nôi mà Ngài đã biết chắp tay, khi ngồi thì xây mặt về hướng Tây. Lên bảy tuổi, Ngài theo mẹ đi viếng chùa, được thầy Trụ trì dạy tụng phẩm Phổ Môn, chỉ dạy qua một lượt, Ngài đọc thuộc làu. Ðến mười bảy tuổi Ngài phát tâm xuất gia, nhưng xin cha mẹ không cho. Một hôm, Ngài nằm mộng thấy đến dưới một hòn núi cao, chân núi nằm tận bể cả; trên đảnh có vị Sư vẫy tay gọi Ngài, rồi duỗi tay xuống tận chân núi kéo Ngài lên một ngôi chùa. Vị Tăng bảo:"Ông sau sẽ ở nơi này và cũng tịch tại đây. Hòn núi này tên Thiên Thai". 

Ðược mười tám tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời, Ngài liền từ biệt anh là Trần Châm đi xuất gia. Ngài xuất gia với người cậu họ, hiệu Pháp Chữ ở chùa Quả Nguyện, xứ Hành Châu. Ðến hai mươi tuổi, Ngài thọ giới Cụ túc và chuyên học giới luật. Những giới phẩm vi tế nào khai, giá, trì, phạm, Ngài đều thấu suốt. Ngài cũng thông cả kinh điển Ðại thừa Phương Ðẳng. Về sau, Ngài tụng kinh Pháp Hoa, kinh Vô Lượng Nghĩa, kinh Phổ Hiền Quán, chỉ trải qua hai mươi ngày thông cả ba bộ. Tiến lên, Ngài trì Phương Ðẳng thắng tướng được hiện tiền. Một đêm, Ngài nằm mộng thấy kinh điển ngổn ngang đầy cả thất, biết thân hiện ngồi trên tòa cao, chân đạp trên giường dây, miệng tụng kinh Pháp Hoa, tay sắp đặt lại kinh điển. 

Sau nghe Tổ Nam Nhạc (Huệ Tư) ở tại núi Ðại Tô xứ Quảng Châu, Ngài liền đến lễ bái xin thọ giáo. Tổ bảo : "Ông xưa cùng ta đồng dự hội Linh Sơn nghe kinh Pháp Hoa, duyên xưa đeo đuổi, nay lại gặp đây". Tổ dạy Ngài tụng kinh Pháp Hoa, Ngài tinh tấn trì tụng không phút nào biếng trễ, tâm không khởi vọng niệm. Ngài chuyên tụng kinh Pháp Hoa trải qua mười bốn ngày, đến câu : "Thị chân tinh tấn, thị danh chân pháp cúng dường Như Lai", trong phẩm Dược Vương Bồ-tát Bổn Sự, thoạt nhiên nhập định. Trong định, Ngài thấy Phật thuyết pháp tại hội Linh Sơn chưa tan. Xuất định, Ngài đem chỗ sở đắc ấy thuật lại cho Tổ nghe. Tổ Nam Nhạc khen : "Duy ông chứng được, chỉ ta mới biết !". Về sau, Tổ lại bảo Ngài gia công tinh tấn. Ngài gia công dụng hạnh, tinh tấn trong bốn đêm vượt hơn công phu tu cả trăm năm. Khi ấy, Tổ Nam Nhạc bảo : "Chỗ sở đắc của ông mới là tiền phương tiện Pháp Hoa Tam-muội, chỗ phát trì mới được Sơ triền Ðà-la-ni. Ông được bốn món biện tài, dù có muôn ngàn nhà luận lý đến biện luận cùng ông cũng không thắng được, trong số người thuyết pháp, ông là bậc nhất". 

Ngài y chỉ với Tổ Nam Nhạc độ bảy năm, Tổ khai đàn giảng kinh Bát-nhã, bảo Ngài thay Tổ giảng giải. Ngài vâng lời lên tòa giảng giải. Tổ nghe qua khen ngợi khôn cùng ! Tổ kêu Ngài bảo : "Ta tuổi đã già, lâu nay hâm mộ núi Nam Nhạc, sẽ đến đó tu trì, ông ở lại hoằng dương đại pháp chớ khiến đoạn giống Phật pháp nơi người". Vâng lời dạy, không được theo lên núi Nam Nhạc, Ngài bèn hợp với các ông Mao Hỷ v.v... hai mươi bảy người đến Kim Lăng. Lúc đầu chưa ai biết Ngài nên không có người thỉnh pháp. Khi ấy có vị tăng hiệu Pháp Tế, tự khoe Thiền học, gặp Ngài đến, nằm dựa ghế hỏi : "Có người ở trong định nghe đất núi rúng động, biết có vị tăng quán lý vô thường, ấy là định gì ?". Ngài đáp : "Là biên định chưa sâu, là tà chứng ám nhập. Nếu chấp, nếu nói thì định ấy chắc chắn phải mất". Pháp Tế nghe nói kinh hãi đứng dậy thưa : "Tôi thường được cái định này, vì nói cho người nghe nên đã mất". Từ đây, tiếng tăm Ngài đồn khắp, vua quan, cho đến dân dã đều rần rộ tìm đến cầu pháp qui y.

Ngài đã ba mươi tám tuổi, một hôm gọi đại chúng đến bảo rằng : "Ta lần đầu lên tòa giảng kinh, thính giả tuy ít mà người hiểu đạo nhiều; hội thứ hai giảng kinh thính giả ba bốn trăm mà người hiểu đạo lại ít; hội thứ ba giảng kinh thính giả mấy ngàn người mà người hiểu đạo lại càng ít. Như vậy đủ thấy Phật pháp không phải dễ đạt. Hoằng pháp như vầy, e không được lợi mấy cho đời, ta sắp lên núi Thiên Thai ẩn tu". 

Ðến núi Thiên Thai, Ngài thấy có vị sư ở trong am Ðịnh Quang, mường tượng đã quen. Vị sư hỏi : "Ông nhận được ta chăng ?". Ngài sực nhớ, đó là vị sư đã gặp trong mộng khi trước. Vị sư bảo : "Chỗ này là kim địa, chỗ của ta ở; phía Bắc là ngân địa, chỗ của ông ở". Ngài bèn đến phía Bắc sáng lập ngôi già lam. Ðêm ấy tự nhiên tiếng chuông trống vang rền, điềm chứng tỏ nơi đây thích hợp với Ngài. Phía Bắc ngôi già lam có một chót riêng tên Hoa Ðảnh, Ngài đến đó ngồi tu. Ðến quá nửa đêm chợt có tiếng sấm nổ, mưa gió ào đến, bọn yêu ma quỉ mị hiện ra nhiều hình dáng dễ sợ. Nhưng Ngài vẫn yên tâm lắng lặng, các loài ma túng thế rút lui. Sau chúng lại hiện hình cha mẹ, anh em đến nhiễu loạn Ngài, Ngài chỉ thầm niệm thật tướng, rõ suốt các pháp như huyễn hóa vốn không thể thấy. Liền đó, có vị thần tăng đến bảo : "Chế ngự được địch, thắng các ma oán, mới đáng gọi là dũng". Ở đây, Ngài thường cổ động việc phóng sanh. 

Sau Ngài đến núi Ngọc Tuyền đất Kinh Châu kiến lập ngôi đạo tràng, đây là chỗ Ngài hoằng truyền giáo pháp cũng như Tông Thiên Thai. Về sau Ngài biên soạn bộ Ma-ha Chỉ Quán, Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Pháp Hoa Văn Cú... đều tại đây. 

Ngài thọ sáu mươi tuổi.

 

 
 
 
 
 
[

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

生日祝福语 tức 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 履职总结 Dễ Háu 大乘教 à Š簡単便利戒名授与水戸 描写家乡的桥的句子 彌åäçŸç 栃木県寺院数 Bùa 烹佛祖 ะกะพ ถ พ 护法 ç¼½ç åœ å æ³ 塩谷八幡宮 niết bàn xưng Âó 每天都能聽到同行善友的善行 心经 Tuyệt 僧人心態 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 明月几时有 八卦山圖書館 穿普拉达的女王观后感 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay nhÃƒÆ 6 å žå æ 教师节的对联 là i 生日快乐 Phật dạy 曹洞宗盛岡多い理由 chiều 永代 墓 VÃƒÆ 천수경듣기 สโตร ส รา æˆ å šæ 位牌 文字入れ