c
c
C
MỤC LỤC
Lời Nói Ðầu
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN
101 Tiểu Sử Tác Gỉa
102 Duyên Khởi
103 Cụ duyên
104 Trách dục
105 Xả cái
106 Ðiều hòa
107 Hành phương tiện
108 Chánh tu
109 Tướng thiện căn khai phát
110 Hiểu biết ma sư
111 Trị bệnh
112 Chứng quả
TỌA THIỀN TAM-MUỘI
201 Lời dịch gia
202 Tổng Khởi
203 Khảo Sát Tâm Bệnh
204 Pháp môn trị đa dục
205 Pháp môn trị nóng giận
206 Pháp môn trị ngu si
207 Pháp môn trị lo nghĩ
208 Pháp môn trị đẳng phần
209 Tướng Tu Chứng
Tứ thiền
Tứ không
Tứ vô lượng tâm
Ngũ thông
Tứ niệm chỉ
Tứ đế
Tứ gia hạnh
Tứ quả Thanh văn
Quả Bích Chi Phật
210 Bồ Tát Tu Ngũ Pháp
Bồ-tát niệm Phật tam-muội
Bồ-tát quán Bất tịnh tam-muội
Bồ-tát quán Từ tam-muội
Bồ-tát quán nhân duyên tam-muội
Bồ-tát quán A-na-ban-na
211Tổng Kết
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
301 Lời dịch giả
302 Sơ dẫn
303 đối các pháp Thiền
304 thứ lớp cùng sanh
305 Tùy tiện nghi 
306 Tùy đối trị 
307 Lục diệu môn nhiếp nhau
308 Lục diệu môn chung và riêng
309 Lục diệu môn triển chuyển
310 Quán tâm Lục diệu môn
311 Viên quán Lục diệu môn
312 Tướng chứng của Lục diệu môn
c
c

 

c
THIỀN CĂN BẢN
Ðại Sư Trí Khải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch - Nhà Xuất Bản Tri Thức

Phần thứ ba
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
 Nguyên tác ÐẠI SƯ TRÍ KHẢI-Dịch giả THÍCH THANH TỪ


Chương II
LỤC DIỆU MÔN 

THỨ LỚP CÙNG SANH

Thứ lớp cùng sanh là thềm thang vào đạo. Nếu ở cõi Dục giới khéo thực hành sáu pháp mà chỉ riêng thành tựu pháp Tịnh tâm thứ sáu cũng được giải thoát của bậc Tam thừa, huống chi được đủ các thiền Tam-muội. Phần này với phần trước có khác. Vì cớ sao ? 

Như Sổ tức có hai : 

1.- Tu Sổ tức.- Hành giả điều hòa hơi thở không mạnh, không gấp, yên ổn thong thả đếm từ một đến mười, nhiếp tâm tại số, không cho dong ruổi, gọi là tu Sổ tức. 

2.- Chứng Sổ tức.- Hành giả biết tâm vận chuyển tự nhiên từ một đến mười không cần gia công. Tâm trụ duyên nơi hơi thở, biết hơi thở rỗng nhẹ, tướng tâm lần lần tế nhị. Ngại hơi thở là thô không muốn đếm, khi ấy hành giả nên bỏ Sổ tức tu Tùy tức. 

Tùy tức có hai : 

1.- Tu Tùy tức - Xả pháp đếm hơi thở trước, nhất tâm nương theo hơi thở ra, vào; nhiếp tâm duyên hơi thở, biết hơi thở vào, ra, tâm trụ dứt các duyên, ý không phân tán, gọi là tu Tùy tức.

2.- Chứng Tùy tức- Tâm đã vi tế an tịnh không có loạn, biết hơi thở dài, ngắn, khắp thân ra, vào. Tâm và hơi thở nương nhau vận động một cách tự nhiên, ý nghĩ lóng đứng lặng lẽ. Biết theo hơi thở là thô, tâm chán muốn bỏ, như người mệt nhọc muốn ngủ không ưa làm các việc, khi ấy hành giả nên xả Tùy tức tu Chỉ. 

Chỉ cũng có hai : 

1- Tu Chỉ - Dứt các duyên lự không nhớ đếm hơi thở hay theo hơi thở, tâm ngưng lặng, gọi là tu Chỉ. 

2- Chứng Chỉ - Biết thân tâm đứng lặng vào định, không thấy tướng mạo trong ngoài, pháp định giữ tâm thầm chuyển không động. Hành giả khi ấy liền khởi nghĩ :Tam-muội này tuy là vô vi tịch tịnh, an ổn khoái lạc, mà không có trí tuệ phương tiện thì không thể phá hoại sanh tử.Lại khởi nghĩ : Ðịnh này thuộc về nhân duyên, do pháp ấm, giới, nhập hòa hợp mà có, hư dối không thật, ta nay không thấy, không biết, cần phải chiếu soi. Khởi nghĩ thế rồi, không đắm nơi Chỉ, mà khởi Quán. 

Quán có hai : 

1.- Tu Quán - Tâm ở trong định dùng tuệ phân biệt quán tướng hơi thở ra vào vi tế như gió trong hư không; da, thịt, gân, xương v.v. ba mươi sáu vật trong thân không thật như bẹ cây chuối; tâm thức vô thường sanh diệt từng sát-na, không thật có ta và người; thân tâm và sự nhận chịu đều không tự tánh; đã không có người thì định nương vào đâu ? Ấy gọi là tu Quán. 

2.- Chứng Quán - Khi quán như trên, biết hơi thở ra, vào khắp các lỗ chân lông, tâm nhãn mở sáng thấy ba mươi sáu vật và các loài trùng trong thân, toàn thân trong ngoài đều bất tịnh, biến đổi từng sát-na, tâm sanh buồn mừng được Tứ niệm xứ, phá tứ điên đảo, gọi là chứng Quán. Quán tướng đã phát, tâm duyên quán cảnh phân biệt phá dẹp, biết niệm lưu động không phải đạo chân thật; khi ấy nên xả Quán, tu Hoàn. 

Hoàn có hai : 

1.- Tu Hoàn - Ðã biết Quán từ tâm sanh, hoặc từ phân tích cảnh sanh đều không hợp bản nguyên, phải phản quán, quán lại tâm năng quán. Tâm quán này từ đâu mà sanh ? Là từ quán tâm sanh hay từ không quán tâm sanh ? Nếu từ quán tâm sanh tức đã có quán, nay thật không phải thế. Vì sao ? Vì ba pháp Sổ Tức, Tùy Tức, Chỉ trước chưa có pháp nào là Quán. Nếu từ không quán tâm sanh, cái không quán tâm diệt rồi mới sanh hay không diệt mà sanh ? Nếu không diệt mà sanh tức hai tâm đồng có. Nếu diệt rồi mới sanh, nó đã diệt mất thì không thể sanh quán tâm được. Nếu chấp cũng diệt cũng không diệt sanh, cho đến không diệt không không diệt sanh đều không thể được. Phải biết quán tâm vốn tự không sanh, bởi không sanh cho nên không có, không có nên tức là không, không nên không có quán tâm. Nếu không có quán tâm thì đâu có quán cảnh. Cảnh và trí cả hai đều mất là lối trọng yếu để trở về nguồn vậy. Ðó gọi là tu Hoàn. 

2.- Chứng Hoàn - Tâm tuệ khai phát, không gia công lực mà tự thầm vận chuyển hay phá dẹp phản bổn hoàn nguyên, gọi là chứng Hoàn. Hành giả phải biết, nếu rời cảnh trí muốn về không cảnh trí, không khỏi sự trói buộc của cảnh trí, vì còn theo hai bên vậy. Khi ấy, nên xả Hoàn an tâm nơi Tịnh đạo. 

Tịnh có hai : 

1.- Tu Tịnh - Vì biết sắc ấm tịnh không khởi vọng tưởng phân biệt, thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế. Dứt vọng tưởng cấu gọi là tu Tịnh. Dứt phân biệt cấu gọi là tu Tịnh. Dứt chấp ngã cấu gọi là tu Tịnh. Tóm lại, nếu tâm như bản tịnh gọi là tu Tịnh. Cũng không thể có năng tu, sở tu và tịnh, bất tịnh, gọi là tu Tịnh. 

2.- Chứng Tịnh - Khi tu như trên, bỗng suốt thông tâm tuệ tương ưng, vô ngại phương tiện tự nhiên dần dần khai phát, được Tam tịnh muội chánh thọ, tâm không còn nương tựa. 

Chứng có hai : 

1)Tương tợ chứng : Năm thứ phương tiện tương tợ, đạo tuệ vô lậu phát hiện. 

2)Chân thật chứng : Ðược khổ pháp nhẫn, cho đến vô ngại đạo thứ chín v.v. tuệ vô lậu chân thật phát hiện. Những phiền não cấu trong tam giới hết, gọi là chứng Tịnh. 

Lại nữa, quán chúng sanh không gọi là Quán; quán thật pháp không gọi là Hoàn; quán bình đẳng không gọi là Tịnh. Không Tam-muội tương ưng gọi là Quán; Vô tướng Tam-muội tương ưng gọi là Hoàn; Vô tác Tam-muội tương ưng gọi là Tịnh. Tất cả ngoại quán gọi là Quán; tất cả nội quán gọi là Hoàn; tất cả phi nội, phi ngoại quán, gọi là Tịnh. Cho nên Tiên ni Phạm Chí nói : "Phi nội quán cho nên được trí tuệ ấy, phi ngoại quán cho nên được trí tuệ ấy, phi nội ngoại quán cho nên được trí tuệ ấy, cũng chẳng phải không quán cho nên được trí tuệ ấy".

 

 
 
 
 
 
[

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

履职总结 Dễ Háu 大乘教 à Š簡単便利戒名授与水戸 描写家乡的桥的句子 彌åäçŸç 栃木県寺院数 Bùa 烹佛祖 ะกะพ ถ พ 护法 ç¼½ç åœ å æ³ 塩谷八幡宮 niết bàn xưng Âó 每天都能聽到同行善友的善行 心经 Tuyệt 僧人心態 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 明月几时有 八卦山圖書館 穿普拉达的女王观后感 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay nhÃƒÆ 6 å žå æ 教师节的对联 là i 生日快乐 Phật dạy 曹洞宗盛岡多い理由 chiều 永代 墓 VÃƒÆ 천수경듣기 สโตร ส รา æˆ å šæ 位牌 文字入れ gioi PhÃp GiÃi