c
c
C
MỤC LỤC
Lời Nói Ðầu
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN
101 Tiểu Sử Tác Gỉa
102 Duyên Khởi
103 Cụ duyên
104 Trách dục
105 Xả cái
106 Ðiều hòa
107 Hành phương tiện
108 Chánh tu
109 Tướng thiện căn khai phát
110 Hiểu biết ma sư
111 Trị bệnh
112 Chứng quả
TỌA THIỀN TAM-MUỘI
201 Lời dịch gia
202 Tổng Khởi
203 Khảo Sát Tâm Bệnh
Tuỳ Bệnh Ðối Trị
204 Pháp môn trị đa dục
205 Pháp môn trị nóng giận
206 Pháp môn trị ngu si
207 Pháp môn trị lo nghĩ
208 Pháp môn trị đẳng phần
209 Tướng Tu Chứng
Tứ thiền
Tứ không
Tứ vô lượng tâm
Ngũ thông
Tứ niệm chỉ
Tứ đế
Tứ gia hạnh
Tứ quả Thanh văn
Quả Bích Chi Phật
210 Bồ Tát Tu Ngũ Pháp
Bồ-tát niệm Phật tam-muội
Bồ-tát quán Bất tịnh tam-muội
Bồ-tát quán Từ tam-muội
Bồ-tát quán nhân duyên tam-muội
Bồ-tát quán A-na-ban-na
211Tổng Kết
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
301 Lời dịch giả
302 Sơ dẫn
303 đối các pháp Thiền
304 thứ lớp cùng sanh
305 Tùy tiện nghi 
306 Tùy đối trị 
307 Lục diệu môn nhiếp nhau
308 Lục diệu môn chung và riêng
309 Lục diệu môn triển chuyển
310 Quán tâm Lục diệu môn
311 Viên quán Lục diệu môn
312 Tướng chứng của Lục diệu môn
c
c

 

c
THIỀN CĂN BẢN
Ðại Sư Trí Khải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch - Nhà Xuất Bản Tri Thức

Phần thứ nhất
PHÁP YẾU TU TẬP 
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN


IV. ÐIỀU HÒA 

Hành giả mới học tọa thiền muốn tu theo giáo pháp của mười phương chư Phật, trước phải phát đại thệ nguyện, độ thoát tất cả chúng sanh, nguyện cầu Phật đạo vô thượng, tâm kiên cố như kim cang, tinh tấn dũng mãnh không tiếc thân mạng. Nếu thành tựu tất cả Phật pháp, hoàn toàn không thối chuyển rồi, nhiên hậu trong khi tọa thiền chánh niệm suy nghĩ tướng chân thật của các pháp. Nghĩ rằng : Pháp thiện, ác, vô ký, trong, ngoài, căn, trần, thức, tất cả pháp phiền não hữu lậu, pháp hữu vi, nhân quả, sanh tử trong tam giới đều nhân tâm mà có. Cho nên kinh Thập Ðịa chép : "Tam giới không riêng có, chỉ do nhất tâm tạo tác. Nếu biết tâm không tánh thì các pháp không thật, tâm không nhiễm trước thì tất cả hạnh nghiệp sanh tử đều dứt". Quán như thế rồi, kế nên theo thứ lớp khởi hạnh tu tập. 

Thế nào là điều hòa ? Dùng thí dụ để so sánh cho dễ hiểu. Ví như người thợ gốm khéo trộn nước, đất nhồi thành mềm dẻo, sau mới để lên khuôn mà nặn. Như cây đàn cầm, trước phải điều hòa dây, không dùn, không thẳng, sau mới khảy ra những bản nhạc âm thanh vi diệu. Hành giả tu tâm cũng như vậy, khéo điều năm việc khiến được hòa thích thì chánh định dễ sanh. Nếu có việc không điều thì sanh nhiều chướng nạn, căn lành khó phát sanh. Ðiều năm việc :

1.Ðiều hòa sự ăn uống : Sự ăn uống cốt để nuôi thân tiến tu đạo nghiệp. Nếu ăn no quá thì bao tử đầy, hơi thở gấp, trăm mạch không thông, tâm bị bế tắc, ngồi niệm không yên. Nếu ăn quá ít thì thân gầy, bao tử lỏng lẻo, ý lao lự xao động, không vững. Hai việc này đều không được định. Nếu ăn những vật trược uế khiến tâm thức phải hôn mê. Nếu ăn những vật không thích nghi hay khơi bệnh cũ, khiến tứ đại chống nghịch nhau. Người mới tập tu thiền định phải dè dặt tránh những điều này. Cho nên kinh chép: "Thân yên thì đạo đầy đủ, ăn uống có tiết độ, thường ưa ở chỗ vắng vẻ, tâm lặng ưa tinh tấn, ấy là lời dạy của chư Phật".

2.Ðiều hòa sự ngủ nghỉ: Ngủ là bị vô minh che đậy, không nên ngủ nhiều. Nếu người ngủ nhiều quá, không những bỏ bê sự tu hành, lại mất hết những công phu, khiến tâm ám muội, căn lành tan mất. Phải giác ngộ lý vô thường, điều phục sự ngủ nghỉ để tinh thần trong sáng, tâm niệm minh tịnh. Ðược thế mới có thể gá tâm nơi thánh cảnh, chánh định hiện tiền. Cho nên kinh chép: "Ðầu hôm và buổi khuya cũng chớ bỏ phế, không do nhân duyên ngủ nghỉ để một đời luống trôi qua, không được gì cả. Phải nghĩ rằng ngọn lửa vô thường thiêu cả thế gian, sớm cầu tự độ chớ nên ngủ nghỉ".

Phương pháp điều thân, điều hơi thở, điều tâm, ba việc này phải hợp nhau dùng, không thể nói riêng. Nhưng pháp hành có trước, giữa và sau không đồng. Do đó tướng nhập, trụ và xuất cũng có khác nhau. 

3.Ðiều thân : Hành giả muốn nhập chánh định phải áp dụng phương pháp điều thân. Khi ở ngoài định đi, đứng, nằm, ngồi và mọi hành động thảy đều nhẹ nhàng thư thả; nếu hành động gấp gáp, nặng nề thì hơi thở hào hển, hơi thở hào hển thì tâm tán loạn khó kềm chế, đến khi ngồi bức rức tâm không thư thới. Do đó tuy chưa nhập định hành giả vẫn phải dụng ý, sớm tìm phương tiện hạn chế nó dần. Lúc nhập định phải khéo an thân cho được định.

Khi đến chỗ ngồi thiền, trước phải ngồi yên, mỗi bộ phận đều nghe yên ổn, lâu lâu thấy không có gì chướng ngại, mới bắt đầu sửa soạn chân. Nếu ngồi bán già thì lấy chân trái để trên đùi mặt, kéo sát vào thân, để bàn chân trái bằng với đùi mặt, bàn chân mặt bằng với đùi trái. Nếu ngồi toàn già phải kéo chân mặt để lên chân trái. Nới rộng dây lưng và cổ áo, sửa cho ngay thẳng. Lấy bàn tay trái để lên lòng bàn tay mặt và các ngón tay chồng lên nhau, trừ ngón cái, rồi đặt trên bàn chân, kéo sát vào thân. Thân ngay thẳng, chuyển động thân và các chi tiết bảy lần, giống như pháp xoa bóp, không cho tay chân xê dịch. Như thế rồi giữ xương sống cho thẳng không để cong vẹo. Cổ sửa cho ngay, đầu cúi hơi, giữ chót mũi ngay rún không chinh không vạy, không ngước không cúi, gương mặt bình thản ngồi yên.(1) Kế dùng miệng thở hơi ô trược ra, khi thở há miệng cho hơi ra, đừng mạnh cũng đừng gấp, phải đều đều nhẹ nhẹ, hơi vô tưởng không khí trong sạch vô khắp trong thân những chỗ không thông đều theo hơi thở mà được lưu thông, rồi há miệng thở hơi ra sạch hết. Thở như thế đến ba lần, nếu khi thân và hơi thở đã điều hòa thì thở một lần cũng được. Thở xong ngậm miệng lại môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để lên ổ gà. Con mắt nhắm vừa khuất ánh sáng bên ngoài thôi. Thân ngồi phải ngay thẳng như tấm vách đá. Thân và chân tay không được cử động. Ðó là phương pháp ban đầu khi nhập thiền định điều thân. Tóm lại, không hoãn mà cũng không gấp, đó là tướng trạng thân điều hòa. 

4.Ðiều hơi thở :

Hơi thở có bốn tướng : 

a) Tướng phong. 

b) Tướng suyễn. 

c) Tướng khí. 

d) Tướng tức. 

Ba tướng trước không điều hòa, tướng sau mới điều hòa. Thế nào là tướng phong, tướng suyễn v.v... ? 

- Khi ngồi thiền, hơi thở ra vào trong mũi nghe có tiếng, là tướng phong; hơi thở tuy không có tiếng mà ra vào ngăn trệ không thông, là tướng suyễn; hơi thở tuy không có tiếng, không ngăn trệ mà ra vào không nhẹ nhàng, là tướng khí; hơi thở không có tiếng, không bị ngăn và không thô, ra vào nhẹ nhẹ như còn như mất, tinh thần an ổn, thư thới, ấy là tướng tức. Nếu bị bệnh phong thì tán loạn; bị bệnh suyễn thì ngăn trệ; bị bệnh khí thì nhọc nhằn; chỉ được tướng tức là an định. Khi ngồi thiền có ba tướng phong, suyễn, khí gọi là không điều hòa; khi ấy nếu dụng tâm thì hại tâm, tâm khó được định. 

Nếu muốn điều hòa phải y ba pháp : 

1. Chuyên tưởng tâm ở tại rún. 

2. Buông thả thân thể một cách tự tại. 

3. Tưởng khắp lỗ chân lông hơi thở ra vào thông đồng không ngăn ngại. 

Nếu tâm được vi tế thì hơi thở nhẹ nhàng. Hơi thở điều hòa thì các bệnh không sanh, tâm dễ được định. Ấy gọi là phương pháp điều hòa hơi thở, khi hành giả mới tập ngồi thiền. Tóm lại, hơi thở nhẹ nhẹ, dài và đều là tướng điều hòa.

5. Ðiều tâm :

Ðiều tâm có ba cách : Nhập, Trụ và Xuất. 

a) Nhập : Nhập có hai lối : 

1)Ðiều phục loạn tưởng không cho buông lung. 

2)Phải điều hòa giữa phù, trầm, khoan, cấp. 

Thế nào là tướng Trầm ? Nếu trong khi ngồi tâm mờ mịt, không ghi nhớ chi cả, đầu ưa gục xuống, ấy là tướng trầm. Khi ấy phải chú tâm tại chót mũi, khiến tâm duyên trong một cảnh, không cho ý phân tán, đây là trị bệnh Trầm.

Thế nào là tướng Phù ? Nếu khi ngồi tâm ưa phóng túng loạn động, thân cũng không yên, nhớ những việc đâu đâu, đó là tướng phù. Khi ấy nên tưởng tâm tại rún, ngăn các loạn niệm, tâm liền dừng trụ, dễ được an tịnh. Tóm lại, không trầm, không phù là tướng điều hòa. 

Tâm định ấy cũng có tướng Khoan, Cấp. Tướng bệnh định tâm cấp, do trong khi ngồi dụng niệm nhiếp tâm mà được vào định. Thế nên hơi xông lên trên hông, ngực đau nhói, phải buông xả tâm ấy, tưởng hơi đều dồn xuống, bệnh liền được lành. Nếu tâm mắc bệnh Khoan thì tâm chí tản mác, thân ưa xiêu vẹo, hoặc trong miệng chảy nước miếng, hoặc khi ấy mờ mịt. Bấy giờ phải thúc liễm thân và tâm chuyên niệm, khiến tâm trụ trong một chỗ, thân thể kềm giữ nhau, lấy đó mà trị bệnh. Tâm có tướng thô phù hay trầm lặng, cứ xét nơi đó có thể biết. Ấy là phương pháp điều tâm khi mới vào định. 

Phàm nhập định là từ thô vào tế, thân là thô, hơi thở là trung bình, tâm là tế nhị, nên điều từ thô đến tế khiến tâm được an tịnh, đó là phương tiện ban đầu vào định. Ðây gọi là khi nhập định điều hòa được hai việc. 

b) Trụ : Hành giả trong thời gian tọa thiền tùy dài hay ngắn, hoặc một đến hai ba giờ trong mười hai giờ nhiếp niệm dụng tâm. Trong ấy phải khéo biết thân, hơi thở, tâm được điều hòa hay không điều hòa. Nếu khi ngồi tuy điều thân xong, nhưng thân hoặc buông thả, hoặc kềm thúc, hoặc nghiêng, cong, cúi, ngước không ngay thẳng, biết rồi liền sửa cho thẳng khiến được an ổn. Sửa thân bậc trung không kềm, không thả, bình thường ngay thẳng an trụ. 

Lại nữa, trong thời gian ngồi thiền thân tuy điều hòa, mà hơi thở không điều hòa. Tướng hơi thở không điều hòa như trước đã nói, hoặc phong, suyễn, khí, hoặc trong thân đầy hơi, phải dùng những phương pháp ở trước tùy bệnh mà trị khiến hơi thở êm, dài như có như không. 

Thứ đến, trong thời gian ngồi thiền, thân, hơi thở tuy điều hòa, mà tâm hoặc phù, trầm, khoan, cấp không định. Khi ấy, nếu biết nên dùng những phương pháp ở trước điều hòa khiến được thích ứng bậc thường. 

Ba việc này không nhất định trước sau, tùy cái nào không điều hòa sửa cho được điều hòa, khiến thời gian ngồi, thân, hơi thở và tâm, ba cái đều điều hòa thích ứng, không để trái nhau, dung hòa không hai. Thế là hay trừ được bệnh trước, những chướng ngại không sanh, pháp thiền định quyết định được. 

c) Xuất : Hành giả nếu tọa thiền sắp xong khi muốn xuất định, nên trước phóng tâm duyên cảnh khác, tụng bài hồi hướng, dùng mũi hít hơi vô đầy khắp thân, tưởng khắp trăm mạch máu đều theo hơi thở mà lưu chuyển.(2) Thở ra bằng miệng, tưởng tất cả phiền não bệnh hoạn và hơi xú uế đều ra ngoài hết. Nhiên hậu nhẹ nhẹ động thân, kế động vai, bắp tay (chỗ con chuột); lần lượt đến tay, đầu, cổ và sau động hai chân, tất cả đều phải êm ái, rốt sau lấy tay xoa khắp lỗ chân lông, rồi hai tay xoa nhau cho nóng áp lên hai con mắt, sau mới mở mắt, đợi sức nóng trong người tan hết mới tùy ý ra đi. Nếu không đúng như vậy, khi ngồi được trụ tâm, mà khi xuất buông xả mau quá thì phần vi tế chưa tan, trụ lại trong thân khiến người nhức đầu, trăm lóng xương cứng đờ như mắc chứng phong lao; về sau trong khi tọa thiền bức rức không yên. Thế nên muốn xuất định, mỗi việc đều phải lưu ý. Ðây là phương pháp điều thân, hơi thở và tâm, từ tế đến thô. 

Thế gọi là khéo Nhập, Trụ và Xuất, như bài kệ : 

Tiến dừng có thứ tự,

Thô tế không trái nhau,

Ví như khéo tập ngựa,

Tùy ý muốn đứng đi. 

Kinh Pháp Hoa chép : "Ðại chúng và chư Bồ-tát v.v... ở hội này, đã trong vô lượng ức kiếp chỉ vì Phật đạo, siêng tu tinh tấn, khéo nhập, trụ, xuất được vô lượng trăm ngàn muôn ức chánh định, được đại thần thông, đã lâu tu hạnh thanh tịnh, khéo hay thứ tự tập các pháp lành".  


(1) Phần này đã được sửa đổi theo kinh nghiệm tu tập của dịch giả. (2) Phần này có sửa đổi theo kinh nghiệm tu tập của dịch giả.
 

 
 
 
 
 
[

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tức 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 履职总结 Dễ Háu 大乘教 à Š簡単便利戒名授与水戸 描写家乡的桥的句子 彌åäçŸç 栃木県寺院数 Bùa 烹佛祖 ะกะพ ถ พ 护法 ç¼½ç åœ å æ³ 塩谷八幡宮 niết bàn xưng Âó 每天都能聽到同行善友的善行 心经 Tuyệt 僧人心態 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 明月几时有 八卦山圖書館 穿普拉达的女王观后感 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay nhÃƒÆ 6 å žå æ 教师节的对联 là i 生日快乐 Phật dạy 曹洞宗盛岡多い理由 chiều 永代 墓 VÃƒÆ 천수경듣기 สโตร ส รา æˆ å šæ 位牌 文字入れ gioi