|
.
KINH VÔ
NGÃ TƯỚNG
(Anattalakkhaṇa
Sutta)
Thiền
sư Mahasi Sayadaw - Phạm Kim Khánh dịch
|
|
Làm
thế nào phát triển Tuệ minh sát
Tuệ
chán nản phát triển khi thấy khổ
Tuệ
chán nản phát triển khi thấy vô ngã
Ðịnh
nghĩa Nibbinda ñāṇa
Thật
sự mong muốn Niết Bàn
Ức
đoán Niết Bàn
Sáu
đặc điểm của tuệ xả hành
Phát
triển tuệ đưa vượt lên
Từ
nhàm chán tiến đến Thánh Ðạo và Thánh Quả
Sự
mô tả trùng hợp với thực nghiệm của hành giả như thế
nào
Suy
tư của vị A La Hán
Tóm
lược
Hết
lòng thành kính đảnh lễ sáu vị A La Hán
-VIII-
THUẦN
HÓA TUỆ MINH SÁT
-ooOoo-
Bản
chánh kinh Anattalakkhaṇa Sutta, Vô Ngã Tướng, được chia làm
bốn phần. Phần đầu đề cập đến lời dạy rằng "năm
uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, có chiều hướng gây
đau khổ và, bởi vì không thể điều khiển và kiểm soát
nó, do đó không có tự ngã hay thể chất bên trong."
Phần
nhì đề cập đến câu hỏi, Ṅăm uẩn là thường còn hay
vô thường? Là đau khổ hay hạnh phúc?" và giải thích rằng
xem cái gì không thường còn, đau khổ và phải biến chuyển
là "của tôi" "tôi" "tự ngã của tôi" là không thích nghi.
Trong
phần thứ ba, năm uẩn được xếp loại và liệt kê dưới
mười một tựa đề và được dạy phải quán niệm xem là
"không phải của tôi, không phải là tôi, không phải là tự
ngã của tôi" (vô thường, khổ, vô ngã).
Trong
phần thứ tư mà giờ đây chúng ta sắp đề cập đến, Ðức
Thế Tôn dạy người hành thiền phải thực hành như thế
nào để dần dần, từng giai đoạn, trau giồi tuệ minh sát,
và bằng cách nào phát triển nibbidā ñāṇa, tuệ chán nản,
đưa đến Ðạo Tuệ và Quả Tuệ và cuối cùng đến giải
thoát cùng tột, trở thành bậc A La Hán.
Làm
Thế Nào Phát Triển Tuệ Minh Sát?
Evaṁ
passaṁ bhikkhave, sutvā ariyasāvako rūpa-smiṁpi nibbindati vedanāyapi
nibbindati saññāyapi nibbindati saṅkhāresupi nibbindati viññāṇasmiṁpi
nibbindati.
"Nầy
chư Tỳ Khưu, vị thánh đệ tử đã được thụ huấn, thấy
như vậy, nảy sanh tâm chán nản sắc, chán nản thọ, chán
nản tưởng, chán nản hành, chán nản thức."
Bằng
cách ấy Ðức Thế Tôn dạy nên phát triển tuệ chán nản,
nibbidā ñāṇa, như thế nào. Trong đoạn kinh trên cụm từ
"thấy như vậy" có nghĩa là thấy vô thường, khổ, vô ngã.
Người đã thấy như vậy trở thành vị đệ tử đã được
thụ huấn, trang bị đầy đủ trí tuệ bằng cả hai phương
cách, lắng nghe lời dạy và tự cá nhân kinh nghiệm.
Vị
ấy được dạy rằng muốn nhận thấy bản chất vô thường,
khổ và vô ngã của năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và
thức, thì phải chuyên cần chú niệm, thận trọng ghi nhận
tất cả nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân
thức và ý thức mỗi khi thấy, nghe v.v... Vị ấy cũng nghe
dạy phải suy niệm rằng ngũ uẩn thủ, năm nhóm bám níu,
chỉ là danh pháp và sắc pháp, và sự hay biết là (cơ năng,
hay nhiệm vụ của) tâm (danh, nāma). Vị ấy cũng nghe về nhân
và quả, về bản chất không ngừng sanh diệt, vô thường
và không có thể chất. Tất cả những điều ấy là kiến
thức đã được thâu đạt nhờ học hỏi hoặc nghe thuật
lại. Hành giả đã có được những kiến thức ấy trước
khi bắt đầu hành thiền. Rồi trong khi ghi nhận phồng, xẹp,
co vào, duỗi ra, di chuyển, giãn ra, ép vào, sờ đụng biết
cứng, thô, mềm, láng, nóng, lạnh và thấy, nghe, hửi, nếm,
và sờ đụng, hành giả nhận thức rằng những đối tượng
mà mình ghi nhận là sắc pháp và sự hiểu biết những đối
tượng ấy là danh pháp và chỉ có hai: sắc pháp và danh pháp.
Trong khi ghi nhận nhãn thức, nhĩ thức, thân thức và ý thức
hành giả biết rằng thức ấy, tức sự thấy, sự nghe v.v...
là danh, và căn môn của thức là sắc, chỉ có hai, danh và
sắc ấy. Ðây là kiến thức thâu thập qua kinh nghiệm cá
nhân.
Lại
nữa, khi có ý muốn co vào, hành giả co; khi có ý muốn duỗi
ra, hành giả duỗi; khi có ý muốn đi, hành giả đi. Ghi nhận
tất cả những sự kiện ấy, hành giả nhận thức rằng mình
co vào vì có ý muốn co vào; mình duỗi ra, hoặc đi vì có
ý muốn làm vậy, không có một thực thể sống, một tự
ngã, làm cho mình co vào, duỗi ra hay đi, chỉ có nguyên nhân
tạo nên hậu quả. Ðây cũng là kiến thức được thâu thập
xuyên qua kinh nghiệm bản thân.
Nếu
hành giả không ghi nhận những hiện tượng ấy ắt không
thể nhận thấy đúng sự thật. Hành giả phát tâm ưa thích.
Từ ưa thích sanh khao khát ước mong. Bởi vì khao khát ước
mong nên phải cố gắng thành đạt cho được, do đó tạo
nghiệp -- thiện nghiệp và bất thiện nghiệp -- đưa đến
những trở thành (hữu) mới. Bằng cách ấy hành giả thấu
hiểu Ðịnh Luật Phát Sanh Tùy Thuộc, liên quan đến hiện
tượng nhân quả.
Một
lần nữa, đối tượng sắc, thọ, tưởng, hành, thức và
cái tâm hay biết các đối tượng ấy, cả hai đều liên tục
sanh khởi và hoại diệt. Như vậy hành giả hiểu biết đúng
lời dạy của Ðức Thế Tôn, rằng những hiện tượng ấy
là vô thường, khổ và vô ngã.
Như
đã nói ở phần trên, các loại kiến thức khác nhau ấy,
bắt đầu từ sự phân biệt danh pháp và sắc pháp, chí đến
kiến thức về bản chất vô thường, khổ và vô ngã, tất
cả đều được thâu đạt xuyên qua kinh nghiệm bản thân,
không phải nhờ học hỏi hay nghe thuật lại. Chúng ta dám
nói rằng trong nhóm quý vị hiện diện trong cử tọa đây
phần lớn đã có trang bị đầy đủ những kinh nghiệm cá
nhân tương tợ. Như vậy chúng ta nói rằng người đã có
thể nhận thức bản chất vô thường, khổ và vô ngã đúng
như thật, qua kinh nghiệm bản thân là người đã được giáo
huấn đầy đủ, người đã được trang bị đủ cả hai,
kiến thức qua học hỏi và kiến thức qua kinh nghiệm cá nhân,
cả pháp học lẫn pháp hành.
Khỏi
cần phải nói rằng Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu, đã là bậc Nhập
Lưu, ắt có trang bị đầy đủ cả hai loại kiến thức, do
đó là hàng đệ tử được thụ huấn đầy đủ.
Vị
đệ tử của Ðức Thế Tôn đã được thụ huấn đầy đủ
như vậy có thể nhận thức, với sự hiểu biết của chính
mình, rằng năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, phát
hiện mỗi khi thấy, nghe, sờ đụng và hiểu biết là vô thường,
khổ và vô ngã. Vị hành giả mà nhận thức được như vậy
sẽ sớm thành đạt udayabbaya ñāṇa, tuệ sanh diệt, phân
biện rõ ràng trạng thái nhanh chóng sanh diệt của sắc pháp
và danh pháp. Theo sách Visuddhimagga, Thanh Tịnh Ðạo, khi đã
thành đạt tuệ giác nầy hành giả thấy những ánh sáng lạ
thường và hào quang, và chứng nghiệm hạnh phúc an lạc chưa
từng bao giờ được biết, chứng nghiệm tâm phỉ (pīti) và
có tình trạng thanh bình tĩnh lặng. Hành giả cũng kinh nghiệm
trạng thái an khinh, thân tâm nhẹ nhàng thơ thới, dịu dàng
và có nhiều nghị lực. Như thế ấy vị hành giả cảm nghe
thân tâm hoan hỷ thỏa thích không thể tả. Tâm chú niệm
của vị hành giả toàn hảo đến đổi có thể nói rằng
không có chi mà mình không ghi nhận, trí minh mẫn sáng suốt
và bén nhạy làm cho mình có cảm tưởng rằng không có chi
mà mình không thể hiểu biết. Tâm đạo càng tiến triển
nhiệt thành, đức tin nơi Ðức Phật, Giáo Pháp và Ðức Tăng
càng tăng trưởng mãnh liệt, rõ ràng và sáng tỏ hơn bao giờ
hết.
Tuy
nhiên tất cả những hiện tượng lạ thường ấy phải được
ghi nhận và buông bỏ, để trôi qua. Khi không nắm giữ mà
buông xả như vậy giai đoạn tuệ nầy cũng trôi qua và hành
giả tiến đến giai đoạn bhaṅga ñāṇa, tuệ diệt. Vào
lúc nầy đề mục thiền và cái tâm hành thiền được thấy
tan rã và biến mất từng cặp. Thí dụ như khi ghi nhận bụng
phồng, thấy di động phồng và tâm ghi nhận di động ấy
cùng lúc tan biến. Mỗi di động phồng lên được phân biện
tan biến trong từng những giai đoạn biến tan nhỏ riêng biệt,
liên tục tiếp nối nhau. Mỗi khi ghi nhận thì hành giả phân
biện rõ ràng điều nầy. Ðề mục thiền hình như chấm dứt
và biến mất trước, liền theo đó tâm ghi nhận đề mục
ấy cũng nhanh chóng chấm dứt. Dĩ nhiên đó là những gì thật
sự xảy diễn. Khi một ý tưởng được quán niệm, tâm quán
niệm chỉ phát sanh sau khi ý nghĩ ấy biến mất. Ðiều nầy
cũng xảy diễn trong khi ghi nhận những đối tượng khác --
sự ghi nhận chỉ đến sau khi đối tượng được ghi nhận
đã biến mất. Nhưng khi tuệ giác phát triển chưa được
đầy đủ, ta có cảm tưởng hình như đối tượng được
ghi nhận biến tan cùng lúc với tâm hiểu biết. Ðiều nầy
trùng hợp với lời dạy của bài kinh, rằng chỉ quán niệm
khoảnh khắc hiện tại.
Nhận
thức tiến trình tan biến liên tục và nhanh chóng xảy diễn
như vậy ta hiểu biết rằng cái chết có thể đến bất cứ
lúc nào, và đó là điều đáng kinh sợ. Ðây là tuệ diệt,
nhận thấy hiểm họa hay kinh sợ bhaṅga ñāṇa. Khi thấy
sự vật là hiểm nguy, hành giả hiểu biết rằng nó là độc
hại và đầy hiểm họa. Ðó là ādinava ñāṇa, tuệ giác
nhận thấy hiểm họa trong tất cả những gì không ngừng
chuyển biến, luôn luôn trở thành (tức các pháp được cấu
tạo, các hành, hay các pháp hữu vi). Hành giả không còn thấy
thích thú trong những danh uẩn và sắc uẩn đáng kinh sợ ấy
nữa, thấy đó là đáng ghê tởm và đáng chán. Ðó là nibbidā
ñāṇa, tuệ chán nản. Ðức Thế Tôn muốn nhắc đến trạng
thái tâm nầy khi Ngài tuyên ngôn rūpasmiṁpi nibbindati: Nó càng
chán ghét sắc pháp ..."
Trước
khi nibbidā ñāṇa, tuệ chán nản, nầy phát triển ta còn khá
bằng lòng và vui vẻ thỏa thích với hình sắc của cơ thể
hiện thời, và vui vẻ thỏa thích ước mong một thân hình
đẹp đẻ xinh tươi trong tương lai ở cảnh người hay cảnh
trời. Ta khao khát trông chờ một thân hình mạnh khoẻ, xinh
đẹp ở cảnh người hoặc cảnh trời. Với sự phát sanh
của tuệ giác nầy ta không còn cảm nghe hạnh phúc, không
còn vui vẻ sống trong tình trạng mong chờ. Cái mà được
gọi là hạnh phúc trong cảnh người chỉ là sự kết hợp
của sắc pháp và danh pháp luôn luôn nhanh chóng sanh rồi diệt.
Hành giả cũng nhận thức rằng cái mà được gọi là hạnh
phúc ở cõi trời cũng cùng thế ấy, là sự kết hợp phù
du tạm bợ của sắc và danh pháp mà mình đã chán chê ghét
bỏ và mệt mỏi ghê tởm. Cũng tựa hồ như người thợ chày,
bắt nắm trong tay một con rắn độc mà trong khi đó nghĩ rằng
nó là con lươn; một khi nhận ra rằng mình chỉ cầm trong
tay một con rắn độc, không phải con lươn, thì vội vả muốn
vứt bỏ đi càng sớm càng tốt. Hình ảnh thí dụ nầy đã
được mô tả đầy đủ trong bài giảng của Sư về kinh Sīlavanta
Sutta.
Lại
nữa, trước khi thành đạt tuệ chán nản, nibbidā ñāṇa,
hành giả thỏa thích với tất cả những cảm thọ đang hưởng,
và mong mỏi sẽ còn được thoả thích hưởng thọ những
niềm hạnh phúc của cảnh người và cảnh trời trong những
kiếp sống tương lai. Trong hiện tại vị ấy thỏa thích hồi
nhớ những kỷ niệm (tưởng, saññā) êm đềm vui vẻ của
thời xưa, và mong mỏi sẽ còn thỏa thích hưởng thọ những
kỷ niệm tốt đẹp trong kiếp sống tương lai. Vị ấy thỏa
thích với những tư tưởng và hành động trong hiện tại
và những tư tưởng và hành động trong những kiếp sống
vị lai. Vài người còn van vái nguyện cầu sẽ được những
gì mình muốn làm, sau khi tái sanh vào kiếp tới. Vài người
lợi dưỡng và thỏa thích ước mơ tưởng tượng trong hiện
tại, trông chờ sẽ được như thế trong những kiếp sống
tương lai. Nhưng khi tuệ chán nản, nibbidā ñāṇa, phát triển,
thấy đúng sự thật là thọ, tưởng, hành và thức mãi mãi
nhanh chóng sanh diệt thì đâm ra ghê tởm chán chê. Cũng như
trong hiện tại nó nhanh chóng hoại diệt, dầu ta có tái sanh
trong cảnh người hay cảnh trời thì những thọ, tưởng, hành,
thức ấy cũng sẽ không ngừng tan biến. Nhận xét như thế
hành giả cảm nghe không còn ham muốn những uẩn ấy nữa
và bất mãn với nó.
Ðiều
chánh yếu là thật sự bất mãn và mệt mỏi nhàm chán. Chỉ
khi hành giả thật sự chán nản với tình trạng đau khổ
và bấp bênh của đời sống mới mạnh mẽ phát triển ý
muốn tách rời, thoát ra khỏi, xa lìa nó, và do đó mới phát
tâm chuyên cần cố gắng để buông bỏ. Chỉ đến chừng
đó tuệ xả hành (saṅkhārupekkhā ñāṇa) sẽ phát hiện và
tuệ minh sát phát triển đầy đủ, và hành giả chứng ngộ
Niết Bàn (Nibbāna) qua Ðạo Tuệ và Quả Tuệ, trở thành Nhập
Lưu, Nhứt Lai, Bất Lai hay một vị A La Hán. Như vậy điều
quan trọng chánh yếu là phải tận lực tinh tấn trau giồi
nibbidā ñāṇa, tuệ chán nản. Vì lẽ ấy Ðức Bổn Sư dạy:
Sabbe
saṅkhāra aniccā'ti
yadā
paññaya passati
atha
nibbindati dukhe
esa
maggo visuddhiyā.
"Tất
cả các hành (tức các pháp hữu vi, saṅkhāra, hay các pháp
được cấu tạo), do nghiệp, tâm, điều kiện thời tiết
và vật thực tạo duyên, là vô thường. Khi đã thấu triệt
chân lý ấy qua vipassanā ñāṇa (tuệ minh sát) ta càng bất
mãn và mệt mỏi chán ghét tất cả những khổ đau ấy (của
tất cả sắc pháp và danh pháp). Tâm bất toại nguyện và
chán nản ấy thật sự là con đường chân chánh của trạng
thái trong sạch (Thanh Tịnh Ðạo) dẫn đến Niết Bàn, vượt
thoát ra khỏi mọi ô nhiễm và đau khổ."
Vị
hành giả đã ghi nhận mỗi khi thấy, nghe, nếm, sờ đụng
và suy tư khi nó vừa sanh khởi, nhận thức rằng đó chỉ
là những hiện tượng nhanh chóng phát sanh và hoại diệt.
Do đó vị nầy hiểu biết đúng thực tướng của sự vật
-- tất cả đều vô thường. Với tuệ giác thông hiểu tận
tường đặc tướng vô thường hành giả chứng ngộ rằng
không có chi là vui thú và thỏa thích trong thân và tâm hiện
tại nầy; những trạng thái thân và tâm trong tương lai cũng
cùng một bản chất như vậy, sẽ không có chi đáng vui thích
và hoan hỷ trong đó. Do đó hành giả phát sanh tâm nhàm chán
và mệt mỏi với tất cả mọi sắc pháp và danh pháp, và
hết lòng muốn thoát ra khỏi thân và tâm nầy, tận lực chuyên
cần hành thiền nhắm đến giải thoát. Do đó saṅkhārupekkha
ñāṇa, tuệ xả hành, phát sanh và hành giả chứng ngộ Niết
Bàn, Nibbāna, qua Thánh Ðạo. Vì lẽ ấy Ðức Thế Tôn dạy
rằng tuệ minh sát nhìn thấy chỉ có bất toại nguyện và
chán chê là con đường thật sự đến Niết Bàn.
Tuệ
Chán Nản Phát Triển Khi Thấy Khổ
Sabbe
saṅkhāra dukkhā'ti
yadā
paññāya passati
atha
nibbindati dukhe
esa
maggo visuddhiyā.
"Tất
cả các hành (saṅkhāra, tức các pháp hữu vi), được tạo
duyên do nghiệp, tâm, điều kiện thời tiết và vật thực
là vô thường. Khi thông hiểu được chân lý nầy ..."
Một
vị đạo sư đã phiên dịch danh từ "saṅkhāra" trong câu nầy
là "tác ý" (cetanā), tức là nguyên nhân tạo nghiệp, thiện
hay bất thiện. Như vậy theo vị nầy: Ṅhững hành động
tạo thiện nghiệp như bố thí, trì giới, tất cả đều là
saṅkhāra, hành, và do đó là khổ. Cùng thế ấy thực hành
thiền vắng lặng hay thiền minh sát cũng là saṅkhāra, hành.
Tất cả các hành ấy đều tạo nghiệp đau khổ. Muốn thành
đạt trạng thái vắng lặng Niết Bàn (Nibbāna), không nên
có bất luận hành động nào. Hãy giữ tâm như nguyên khởi
nó là vậy." Nói như thế ấy, vị đạo sư nầy giảng sai
lệch đi giáo huấn của Ðức Phật để được thích hợp
với mục tiêu của mình và của hàng đệ tử đã chấp nhận
quan kiến của mình, và như thế, quảng bá một giáo huấn
sai lầm.
Trong
thực tế, danh từ "saṅkhāra", hành, trong câu nầy không có
nghĩa là hành động tạo thiện hay bất thiện nghiệp có tác
ý (kusala, akusala saṅkhāra) phát sanh do vô minh. Nơi đây saṅkhāra,
hành, giản dị có nghĩa là danh pháp và sắc pháp phát sanh
do nghiệp, tâm, điều kiện thời tiết và vật thực. Một
lần nữa, danh pháp và sắc pháp ở đây không bao gồm những
thức của Ðạo và Quả siêu thế, hoặc những tâm sở làm
đối tượng cho thiền minh sát (vipassanā bhāvanā). Chỉ có
những hình thức tại thế của danh pháp và sắc pháp được
đề cập đến ở đây. Danh từ "saṅkhāra" ở câu trước
cũng phải được hiểu cùng một thế ấy. Như vậy, tất
cả những danh pháp và sắc pháp, phát hiện mỗi khi thấy,
nghe, hửi, nếm, sờ đụng và suy tư đều không ngừng nhanh
chóng sanh khởi và hoại diệt và do đó, là vô thường. Bởi
vì là vô thường, luôn luôn chuyển biến, nên nó là đau khổ.
Ðó là ý nghĩa nên được hiểu ở đây.
"Tất
cả các hành (tức các pháp hữu vi, hay các pháp được cấu
tạo) phát sanh do nghiệp, tâm, điều kiện thời tiết và vật
thực đều đau khổ. Khi do tuệ diệt (bhaṅga ñāṇa), ta trở
thành bất mãn và nhàm chán mệt mỏi với tất cả đau khổ
ấy. Bất toại nguyện và chán nản nầy thật sự là con đường
trong sạch chân chánh (Thanh Tịnh Ðạo), dẫn đến Niết Bàn
(Nibbāna) vượt thoát ra khỏi mọi ô nhiễm và khổ đau."
Hành
giả nhận thức rằng tất cả những danh pháp và sắc pháp
phát hiện vào lúc hay biết cảm thọ phải nhanh chóng tan rã,
và do đó là vô thường. Bởi vì nó vô thường nên phải
chịu luôn luôn tan rã, người hành thiền nhận thức rằng
nó là đáng kinh sợ và là một nguồn đau khổ. Ðối với
vài vị hành giả, những cảm giác khó chịu như gồng cứng,
nóng, đau nhức và ngứa ngái không ngừng phát sanh ở nhiều
nơi khác nhau trong thân. Mỗi khi những cảm giác ấy phát sanh
thì hành giả ghi nhận, và do đó nhận chân rõ ràng toàn thể
châu thân là một khối đau khổ. Ðiều nầy hợp với lời
dạy dukkha maddhakkhi sallato: tuệ minh sát, vipassanā ñāṇa,
nhận thấy thân nầy như một khối đau khổ vì bị gai góc
hay mũi nhọn đâm chích.
Một
câu hỏi có thể nêu lên, "Có chăng khác biệt nào giữa những
khổ đau mà người thường kinh nghiệm và khổ đau mà người
có hành thiền kinh nghiệm?" Sự khác biệt là khi cảm nghe
đau nhức thì người thường thấy là, "cơn đau của tôi,
tôi đang đau khổ", nhưng vị hành giả hiểu biết thọ khổ
mà không dính mắc, vị ấy nhận thức rằng đó chỉ là những
hiện tượng khởi sanh và tức khắc hoại diệt. Ðây là vipassanā
ñāṇa, một đối tượng của tuệ minh sát, không chấp vào
một cái ta.
Dầu
nhận thức rằng đó là đau khổ vì đặc tướng vô thường
của nó, hay xem đó là một khối khổ đau không thể chịu
đựng, không có thỏa thích nào trong các hành, chỉ có nhàm
chán. Có tình trạng bất toại nguyện và mệt mỏi chán chê
đối với danh pháp và sắc pháp trong hiện tại và vị lai,
một tình trạng hoàn toàn chán ghét đối với tất cả danh
pháp và sắc pháp. Ðó là sự phát triển của nibbidā ñāṇa,
tuệ chán nản. Khi tuệ giác (ñāṇa) phát triển ắt có ý
muốn tách rời, xa lìa khỏi danh pháp và sắc pháp, muốn thoát
ly ra khỏi đó. Hành giả tiếp tục công phu thực hành thiền
tập nhằm vượt đến tình trạng giải thoát ấy. Liên tục
chuyên cần tinh tấn như thế, đến một lúc saṅkhārupekkhā
ñāṇa, tuệ xả hành sanh khởi và hành giả chứng ngộ Niết
Bàn qua Ðạo Tuệ và Quả Tuệ. Do đó Ðức Thế Tôn mô tả
tuệ giác xem tất cả các hành (saṅkhāra) là khổ, là đối
tượng của sự chán nản, là Con Ðường Niết Bàn.
Cùng
một thế ấy Ðức Thế Tôn dạy quán chiếu như thế nào
để nhận thức rằng các hành là vô ngã và chán chê muốn
tách rời ra khỏi đó.
Tuệ
Chán Nản Phát Triển Khi Thấy Vô Ngã
Sabbe
dhammā anattā'ti
yadā
paññaya passati
atha
nibbindati dukkhe
esa
maggo visuddhiyā.
Danh
từ dhamma trong câu nầy cũng cùng một ý nghĩa với chữ saṅkhāra
của hai câu trước, là danh pháp và sắc pháp, theo nhận thức
của tuệ minh sát. Anattā (vô ngã) là dhamma (pháp), và dhamma
là những hiện tượng, như vậy cũng là anattā. Nơi đây danh
từ dhamma được dùng nhằm làm tỏ rạng hơn ý nghĩa vô ngã
của saṅkhāra. Ðó là lối giải thích của Bản Chú Giải,
và chúng tôi tin rằng giải thích như vậy là thích nghi và
có thể chấp nhận. Nhưng cũng có những quan điểm khác chủ
trương rằng danh từ dhamma cố ý được xử dụng ở đây
để bao gồm Ðạo và Quả siêu thế và luôn cả những pháp
vô lậu, Niết Bàn, Nibbāna. Chúng tôi nghĩ rằng lối diễn
dịch nầy không vững lắm. Người thường nhận thấy rằng
saṅkhāra, hành, như sự thấy và sự nghe là thường còn và
lạc, trong khi người hành thiền thấy là vô thường và khổ.
Cùng thế ấy, cái mà người thường xem là tự ngã, cũng
danh và sắc tại thế ấy, vị hành giả thấy là vô ngã,
anattā. Người hành thiền không cần và cũng không thể ghi
nhận (niệm) những sự vật siêu thế. Những vật vô lậu
ấy không thể là đối tượng suy niệm cho người tại thế
và những người nầy không thể bám vào những đối tượng
ấy. Như vậy phải nhận định rằng dhamma ở đây chỉ là
saṅkhāra tại thế, tức danh và sắc, vốn có thể làm đề
mục quán chiếu của thiền minh sát (vipassanā bhāvanā).
"Tất
cả những sắc pháp và danh pháp tại thế, như sự thấy và
sự nghe, không phải là tự ngã, không phải thực thể sống.
Xuyên qua thiền minh sát, khi đến tầng tuệ diệt (bhaṅga
ñāṇa), ta thấu triệt chân lý nầy, và càng bất mãn, chán
chê tất cả những đau khổ nầy. Chán ghét là con đường
chân chánh thật sự dẫn đến trong sạch (Thanh Tịnh Ðạo)
Niết Bàn, vượt thoát khỏi mọi ô nhiễm và khổ đau."
Bởi
vì người thường chấp sắc pháp và danh pháp là tự ngã,
thực thể sống, nên họ hoan hỷ thỏa thích trong đó và cảm
nghe hạnh phúc. Nhưng vị hành giả chỉ thấy đó là những
hiện tượng không ngừng sanh diệt và do vậy nhận thức rằng
đó không phải tự ngã. Như được giải thích trong bài kinh
nầy, bởi vì những hiện tượng ấy có chiều hướng gây
đau khổ nên được thấy không phải là tự ngã và ta không
thể điều khiển hay kiểm soát theo ý mình. Như vậy người
hành thiền không còn thỏa thích hay hoan hỷ trong danh và sắc
pháp. Ý muốn tách rời, thoát ra khỏi những danh pháp và sắc
pháp ấy, phát sanh đến hành giả. Vị nầy tiếp tục chuyên
cần hành thiền nhằm thành tựu mục tiêu giải thoát ra khỏi
danh và sắc pháp ấy. Ðúng lúc, saṅkhārupekkhā ñāṇa, tuệ
xả hành, phát sanh và hành giả chứng ngộ Niết Bàn do Ðạo
Tuệ. Do đó Ðức Thế Tôn mô tả tuệ minh sát, xem tất cả
sắc pháp và danh pháp là vô ngã, và dẫn đến tình trạng
nhàm chán mệt mỏi với sắc pháp và danh pháp ấy, là Con
Ðường Niết Bàn.
Như
vậy phải thận trọng ghi chú ba câu kệ trên. Cho đến khi,
bằng kinh nghiệm của chính mình, hành giả nhận thấy rằng
các hành, saṅkhāra, tức danh pháp và sắc pháp, luôn luôn
nhanh chóng sanh diệt, tuệ minh sát thật sự mới phát triển
đầy đủ để thấy vô thường, khổ và vô ngã. Và nếu
không thật sự chứng nghiệm vô thường, khổ, vô ngã, nibbidā
ñāṇa, tuệ chán nản, nhàm chán những đau khổ của danh
pháp và sắc pháp, sẽ không phát sanh. Và không có nibbidā
ñāṇa, tuệ chán nản, không thể chứng ngộ Niết Bàn. Chỉ
khi tự mình chứng nghiệm bản chất vô thường, khổ và vô
ngã của các hành, saṅkhāra, tâm nhàm chán mệt mỏi mới
phát triển, và nibbidā ñāṇa, tuệ chán nản, khởi hiện.
Chỉ khi tiến đạt đến nibbidā ñāṇa nầy Ðạo Tuệ, Quả
Tuệ và sau đó là Niết Bàn, sẽ đến. Vì lẽ ấy trong bài
kinh Ðức Thế Tôn tuyên ngôn: Evaṁ passaṁ bhikkhave, sutvā
ariyasāvako, rūpasmiṁpi nibbindati ...:
"Nầy
chư tỳ khưu, vị Thánh Ðệ Tử thấy như thế (tức thấy
sắc, thọ, tưởng, hành, thức 'không phải của ta, không phải
là ta, không phải là tự ngã của ta') càng phát tâm nhàm chán
sắc, nhàm chán thọ, tưởng, hành, thức."
Ðịnh
Nghĩa Nibbinda Ñāṇa
Trong
đoạn kinh Pāli trên, mấy chữ "Thấy như thế " tóm lược
lời tuyên ngôn về tiến trình phát triển tuệ minh sát đến
giai đoạn bhaṅga ñāṇa, tuệ diệt. Và với những chữ "nhàm
chán..." tóm lược tiến trình phát triển vipassanā ñāṇa,
tuệ minh sát, từ bhaṅga, ādinava, và nibbidā (diệt, thấy
hiểm họa, và chán nản) chí đến vuṭṭhānagāminī, tuệ
đưa vượt lên, được mô tả một cách chính xác. Như vậy
trong Chú Giải kinh Mūlapaṇṇāsa có đoạn:
Nibbindatīti
ukkanthati. Ettha ca nibbindāti vuṭṭhānagāminī vipassanā adhippeta.
Ṅibbindati
... cảm nghe nhàm chán mệt mỏi, có nghĩa là buồn chán, bất
mãn, không bằng lòng. Nghĩa rộng của danh từ 'Nibbindati ...
là tuệ minh sát đạt đến Thánh Ðạo, được gọi là vuṭṭhāna,
đưa vượt lên'."
|