|
.
Hoà
Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG
TẠI HOA KỲ
TT.
Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
|
|
Hỏi:
Trong
giới luật từ Sa Di để thọ Tỳ Kheo, có quy định thời
gian chặt chẽ không?
Đáp:
Trong
giới luật không có quy định thời gian để thọ giới Tỳ
Kheo, lúc tôi thọ giới ở nước Mã Lai gặp Trúc Ma làm Giới
Thọ Sư cho một người vừa mới xuống tóc xuất gia thọ
giới Sa Di, Tỳ Kheo, Bồ Tát. Nhưng những vị này phải học
giới luật trong thời gian 53 ngày.
Trong
giới luật có quy định thời gian người nữ để thọ giới
Tỳ Kheo Ni là lý do để biết người nữ có thai hay không.
Mới xuất gia là Sa Di Ni, rồi phải qua 2 năm mới cho thọ
Thức Xoa Ma Na; nói 2 năm là sự thật có 12 tháng thêm một
ngày.
Tại
sao? Vì thời gian ấy thì đã biết người đó có thai hay không.
Tại họ có chồng xin đi xuất gia, nhưng không biết có thai
rồi có con thì bị người ta phê bình. Cho nên, Phật mới
chế thêm một cấp nữa là Thức Xoa Ma Ni, mới được thọ
giới Tỳ Kheo Ni.
Theo
giới luật thì Tỳ Kheo được xuất gia 7 lần, còn Tỳ Kheo
Ni chỉ được 1 lần xuất gia. Tỳ Kheo có 250 giới, có 4 giới
cực ác; Tỳ Kheo Ni có 348 giới, có 8 giới cực ác.
Hỏi:
Khi
người Tỳ Kheo hoàn tục, nếu xuất gia lại thì làm Tỳ Kheo
liền hay phải làm lại từ đầu?
Đáp:
Khi
Tỳ Kheo hoàn tục, nếu xuất gia lại thì phải làm lại từ
đầu là trước thọ giới Sa Di rồi mới thọ Tỳ Kheo. Giới
Thanh Văn gọi là tiệm giới, tức là từ cấp từ cấp lên.
Bát Quan Trai và giới Bồ Tát gọi là đốn giới, chưa có
quy y cũng có thể thọ giới Bồ Tát. Vì trước khi truyền
giới thì phải quy y.
Những
người thọ giới Tỳ Kheo mà hoàn tục, rồi xuất gia lại
làm Tỳ Kheo liền thì những người này gọi là “tặc trụ”,
nếu có Tăng đoàn sẽ đuổi ra không cho làm Tăng. Bởi vì
họ phạm tặc trụ, tức là ăn cắp Tỳ Kheo.
Hỏi:
Người
phạm giới luật thì người nào để chỉnh đốn việc này?
Đáp:
Ngày
xưa có Tăng đoàn thì mỗi nửa tháng có kiểm thảo. Một
người đại diện cho Tăng đoàn ra hỏi: “Nửa tháng nay trong
chúng Tăng có ai phạm giới không? Có thì ra tự bạch với
chúng rồi sám hối”. Nếu phạm giới mà tự mình dấu không
ra bạch trước chúng Tăng, mà người khác biết không cử
tội người đó, sau này có người phát giác thì 2 người
trước cùng một tội.
Giáo
hội bây giờ không phải Tăng đoàn ngày xưa. Tất cả chúng
Tăng ở trong Tăng đoàn đều phải y theo giới luật là khai,
giá, trì, phạm thì phải thông suốt mới phán đoán mọi người
đúng sai. Như có người trong chúng Tăng ra bạch với chúng
Tăng rằng: Bây giờ, có ai thấy tôi phạm giới không? Có
ai nghe tôi phạm giới? Có ai nghi tôi phạm giới không?
Nếu
cư sĩ thấy Tu Sĩ phạm giới thì được ra trước chúng Tăng
để chứng tỏ. Đáng lẽ cư sĩ không được nói tội của
Tu Sĩ, nhưng khi cư sĩ ra trước chúng Tăng để chứng tỏ
thì không bị tội. Vì làm như vậy là giúp cho Tỳ Kheo ấy
giữ giới có ích, chứ không có hại. Giới luật của Phật
rất chặt chẽ, nhưng vì người đời sau không y theo giới
luật thực hành.
Hỏi:
Có
phải tâm là bộ não không?
Đáp:
Phải
rồi, bộ não là ý thức (thức thứ 6), bây giờ nói tâm đều
là bộ não. Tâm này thì sanh diệt, khi chết đem đốt biến
thành tro, đem chôn biến thành đất. Người ta chỉ có tin
tâm sanh diệt, vì thường ngày họ sống với nó. Chơn tâm
là vô thỉ vô chung, khắp không gian không có khứ lai nên gọi
là Như Lai, khắp thời gian không sanh diệt nên gọi là Niết
Bàn.
-
Có phải Chơn tâm là không phải ở trong, không phải ở ngoài,
cũng không phải ở giữa không?
-
Phải rồi, vì Chơn tâm khắp không gian thì sao ở trong bộ
não được! Nếu ở trong bộ não là ở trong rồi, như vậy
thì không cùng khắp.
Hỏi:
Trong
thời gian đả thiền thất, Ngài Lai Quả nói: “Ai phạm quy
cũ thì bị đánh chết bỏ xuống dưới quãng đơn”. Như
vậy việc đó có không?
Đáp:
Trong
thời kỳ đả thiền thất không có ai phải bị đánh chết,
nhưng có bị đánh hương bảng. Quy định ngày thường người
tham thiền muốn ra ngoài thiền đường để đi tiểu tiện
thì phải bị đánh 6 cây hương bảng rồi mới cho ra cửa.
Còn giờ đả thiền thất, người tham thiền xin ra ngoài để
tiểu tiện hay có bệnh cũng không cho ra. Việc này để khích
lệ người tham thiền tinh tấn dụng công phu.
Hỏi:
Thế
nào là nghi tình?
Đáp:
Hỏi
câu thoại là kích thích niệm không biết, mục đích mình
muốn đến thoại đầu nên mới nói tham thoại đầu, nhưng
sự thật cách thoại đầu còn rất xa. Hỏi cảm thấy không
biết thì cái không biết đó cũng chưa phải là nghi tình.
Phải nhìn chỗ không biết, tuy nói chỗ không biết nhưng chỗ
không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục
tiêu để nhìn, không có mục tiêu để nhìn thì nhìn mãi muốn
biết mà biết không nổi, vì không có mục tiêu.
Những
người muốn có mục tiêu để nhìn, mặc dầu tìm có mục
tiêu thì sai. Giữ chỗ muốn biết mà biết không nổi, nhưng
chỗ đó không có gì. Cho nên, Ngài Long Thọ nói là: “Tâm
như hư không vô sở hữu”, vì vô sở hữu là trống rỗng,
nếu mình nhìn thấy có cái gì là có sở hữu rồi, chứ không
phải vô sở hữu. Thật tế, vô sở hữu hiển bày cái dụng,
tức là tất cả cái gì cũng đều ở trong cái vô sở hữu
này. Nếu kiến lập sở hữu thì cái dụng bị chướng ngại.
Tâm
pháp là biết, chính cái biết là chướng ngại, nên 4 bài
kệ của Ngài Vĩnh gia dùng cái tay thí dụ cái biết chướng
ngại. Như dùng cái tri để biết tịch lặng (tịch lặng là
người có thiền định cao mới có sở tri tịch lặng), nhưng
lấy tịch lặng làm sở tri thì không phải cái tri của Bát
Nhã không có đối đãi, tức là không phải vô duyên tri.
Ví
dụ cái tay cho tâm của mình, nếu tay cầm cây như ý không
phải là tay không cầm cây như ý. Tay không cầm cây như ý
là hoạt bát vạn năng muốn lấy cái gì cũng được, còn
cái tay cầm cây như ý là có sở trụ thì bị mắc kẹt nên
không lấy được cái gì. Tham thiền dùng nghi tình là cây
chổi automatic quét cái biết của bộ não mới khôi phục cái
hoạt bát vạn năng của bản tâm.
Không
lấy cây như ý làm sở tri ở ngoài, mà tự mình biết mình
có cái tri (năng tri) không có sở tri để đối đãi, nhưng
chẳng phải là vô duyên tri. Như tay không cầm đồ vật, nhưng
lại tự làm nắm tay thì chẳng phải tay không làm nắm tay.
Vì đã kiến lập cái biết (tri) thì cái tri này làm chướng
ngại, nên dụng hoạt bát vạn năng tự tánh không hiện ra.
Không
biết tịch lặng và không tự có cái biết, chẳng phải không
biết, vì cái biết của tự tánh rõ ràng khắp không gian khắp
thời gian, Giáo môn gọi là chánh biến tri, nên không giống
như gỗ đá chẳng biết gì.
Như
tay không cầm như ý và không tự làm nắm tay, chẳng phải
không có tay, vì tay vẫn bình yên đâu mất! Chỉ là tay không
trụ vật ở ngoài và không tự trụ. Vậy đâu đồng như
sừng thỏ, vì sừng thỏ chỉ có tên, mà thỏ không có sừng.
Cái
tay có hình tướng mà người ta dễ hiểu, nên Ngài Vĩnh Gia
dùng cái tay để thí dụ cái biết thức thứ 6 (tâm).
Hỏi:
Thầy
đã giải thích cái vô sở hữu rồi! Đây hỏi cách thức
để giác ngộ?
Đáp:
Tất
cả kiến lập thì không đúng, muốn giác ngộ thì phải hiểu
cái này. Cái nghi tình là tâm pháp, không có cái gì cho mình
làm mục tiêu để hiểu. Ngài Vĩnh Gia dùng phương tiện cái
tay để làm mục tiêu thí dụ, tức là dùng cái hình tướng
để thí dụ cái không hình tướng cho người ta dễ hiểu.
Cho nên, không kiến lập cái tri.
-
Hỏi câu thoại để trả lời câu ấy là như thế nào?
-
Hỏi câu thoại là khởi lên niệm không biết, rồi nhìn chỗ
không biết, nhưng chỗ không biết thì không có chỗ, không
có mục tiêu để nhìn, cho nên nhìn mãi vẫn còn không biết
thì vẫn còn không biết mới gọi là nghi tình, chứ mới hỏi
không biết chẳng phải nghi tình.
-
Chỗ không biết là do cái tri của mình không biết chứ?
-
Chỗ này là đường đi của ý thức (thức thứ 6), mặt biết
là lối tu của Như Lai thiền, mặt không biết là lối tu của
Tổ Sư thiền. Mặt biết và không biết đều là nhất niệm
vô minh, tất cả ở trong tương đối. Cho nên, cuối cùng phải
lìa mặt không biết mới được kiến tánh.
Dùng
mặt không biết để quét sạch mặt biết (tìm hiểu biết,
suy nghĩ biết, ghi nhớ biết), sau cùng còn nghi tình thắc mắc
hoài rồi đến thoại đầu (vô thỉ vô minh). Thoại đầu
là còn dính líu ý thức, tuy cảnh giới này thanh thanh tịnh
tịnh không có gì. Từ thoại đầu tiến thêm một bước thì
lìa ý thức, sát na lìa ý thức gọi là kiến tánh.
Nếu
chưa lìa ý thức mà giữ nghi tình cũng gọi là nhất niệm
vô minh. Đến thoại đầu cũng gọi là hang ổ của vô thỉ
vô minh. Muốn dùng phương tiện thì chỉ giải thích được
đến đây, mình phải có công phu kinh nghiệm mới được.
Hỏi:
Dùng
nghi tình để cho tâm vắng lặng, theo con nghĩ không phải Tổ
Sư thiền đâu? Có rất nhiều phương pháp để làm tâm vắng
lặng, chứ không phải dùng nghi tình để làm cho tâm vắng
lặng. Như vậy có đúng không?
Đáp:
Nghi
tình là tự động làm tâm vắng lặng, nhưng mục đích không
phải vậy!
Hỏi:
Phương
pháp của Tào Sơn như thế nào?
Đáp:
Tào
Sơn là đệ tử của Động Sơn, hai người hợp lại thành
tông Tào Động. Cơ xảo của Tào Động tông mà người ta
nói như người nông phu ôn hòa, tông Lâm Tế như tướng quân
đánh hét. Có người hỏi vị kiến tánh (không phải tông
phái Tào Động): Thế nào gia phong tông phái Tào Động?
Vị
kiến tánh trả lời: Thì phải hỏi con cháu Tào Động.
Hỏi:
Đạo
Nguyên nói với Thầy là Nghĩa Tịnh: “Con nay buông xả được
thân tâm”, hai thầy trò đối đáp nhau, cuối cùng Nghĩa Tịnh
ấn chứng cho Đạo Nguyên được kiến tánh. Vậy như thế
nào?
Đáp:
Đại
Huệ làm cho những người đó được kiến tánh triệt để,
nhưng trước chưa gặp Đại Huệ, chính những người đó
tự cho mình đã kiến tánh, rồi ra hoằng pháp cũng được
nhiều người ấn chứng. Ban đầu những người đó không
phục Đại Huệ, sau này mới phục nên được kiến tánh.
Đại
Huệ ngộ đến mấy lần, cách ngộ rất khó khăn. Viên Ngộ
ấn chứng cho Đại Huệ và nói: “Ông ngộ đến mức này
cũng hiếm có, nhưng chưa rốt ráo”. Ngài phải qua mấy lần
rồi mới ngộ triệt để. Khi chưa qua những giai đoạn đó,
cũng có nhiều Thiền sư ấn chứng Ngài đã kiến tánh, nhưng
Ngài cũng còn có cái nghi.
Ngài
nghĩ: “Nếu gặp Thiền sư Viên Ngộ ấn chứng mình kiến
tánh giống như các Thiền sư kia thì sẽ về viết bài: “Vô
Thiền Luận”.
Viên
Ngộ nói với Đại Huệ rằng: Ông nói cũng được, làm bài
tụng cũng được, nhưng ông còn thiếu một tiếng ồ!
Lúc
ấy, Đại Huệ mới theo Viên Ngộ, như ban đầu nghe: “Gió
mát từ phương nam” cho là ngộ, rồi gặp Viên Ngộ ấn chứng
Ngài được ngộ, nhưng chưa đến chỗ rốt ráo.
Ngài
phải qua mấy lần ngộ cực khổ, Viên Ngộ nói: Khi vô phòng
của tôi thì được, nhưng ra thì không được; lúc ông ngồi
giải đáp cho người ta được, nhưng đứng dậy thì không
được.
Tại
sao? Vì Ngài ngộ chưa triệt để. Lúc Ngài ngộ triệt để
rồi, Ngài nói: Nếu có thật ngộ cũng không được lấy sở
ngộ của mình để dạy người. Ngộ rồi phải rõ đại pháp
mới có sức đại cơ đại dụng để khiến cho người khác
ngộ, còn lấy sở ngộ của mình để dạy người là thiền
ngâm nước chết.
Hỏi:
Lấy
cảnh giới làm sở chứng cho Tổ Sư thiền có phải không?
Đáp:
Thấy
cảnh giới là vọng không phải Tổ Sư thiền. Vì cuối cùng
là vô tu vô chứng, nếu có sở đắc là không phải. Chứng
ngộ là bản tâm của mình hiện lên, không có sự bắt đầu,
nên gọi là vô thỉ cũng là nghĩa vô sanh. Nếu có bắt đầu
thì phải có cuối cùng, có sanh thì phải có diệt.
Dùng
sự hiểu biết của mình để nghiên cứu lý sanh khởi bất
cứ cái gì đều không được. Cho nên, Phật nói trắng ra
là: “Không có sự bắt đầu”, nếu có bắt đầu thì phải
có kiến lập. Nhà khoa học biết vật chất và năng lượng
bất diệt (không hết) thì tự nhiên không sanh, không có bắt
đầu.
Nhưng
nhà khoa học tìm sự bắt đầu vũ trụ và sanh mạng thì tự
nghịch lại với sự hiểu biết của mình. Vì vậy, họ có
ra sức tìm sự bắt đầu của vũ trụ và sanh mạng thì không
bao giờ được. Cho nên, người chứng quả là ngộ pháp vô
sanh hay là chứng vô sanh pháp nhẫn.
Hỏi:
Bây
giờ, khoa học phối thai vô tính làm ra con người hay con vật,
việc này như thế nào?
Đáp:
Nhân
đầu tiên cơ nhân là vô thỉ, họ không thể sáng tạo được.
Vì có cơ nhân nên họ theo cái này để sửa đổi. Họ chỉ
sửa được cái hiện tượng, hiện tượng thì không phải
bản thể. Bản thể là vô thỉ vô sanh thì không có ai tạo
ra được cả! Hiện tượng là sanh diệt, còn bản thể thì
không sanh diệt.
Nếu
hỏi Phật Thích Ca: Bản thể là cái gì? Phật Thích Ca cũng
không thể trả lời được. Khi kiến tánh thì tất cả kiến
thức của thế gian đều dẹp hết, cái biết Phật tánh hiện
lên, không phải là cái biết của bộ óc. Nếu dùng cái biết
bộ óc để nghiên cứu tìm hiểu là sản phẩm của bộ óc
thì cũng nằm trong tương đối.
Hỏi:
Khi
ngộ rồi, những tập khí làm sao sạch được hết?
|