|
.
Hoà
Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG
TẠI HOA KỲ
TT.
Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
|
|
Hỏi:
Có
phải Sư Phụ nói kiến tánh rồi tập khí dễ dứt hơn không?
Đáp:
Phải,
kiến tánh rồi dứt tập khí gọi là bảo nhậm, bảo nhậm
là chỉ bớt tập khí, chứ không có thêm tập khí.
Hỏi:
Người
giải ngộ có dễ dứt được tập khí không?
Đáp:
Không,
họ có thể tăng thêm tập khí, tại chấp cái giải ngộ.
Người giải ngộ tinh tấn tham thiền miên mật thì mau kiến
tánh, còn không tham thiền thì sẽ mắc kẹt tri giải. Người
chứng quả khỏi cần qua sự giải ngộ cũng được.
Giải
ngộ là cái ngộ của bộ não tức là nhận biết của bộ
não, còn chứng ngộ là dẹp hết cái biết của bộ não.
Hỏi:
Nếu
bộ não chỉ biết những gì tương đối thì còn ở trong tương
đối, sao gọi là giải ngộ?
Đáp:
Giải
ngộ là hiểu biết hơn người thường, cũng như đọc kinh
không hiểu, rồi thình lình hiểu gọi là giải ngộ. Nhưng
hiểu này là hiểu của bộ não, còn chứng ngộ thì không
có hiểu, do chơn tâm hiện lên không phải hiểu và cũng không
phải không hiểu.
Hỏi:
Trên
vũ trụ này có loài người trước hay có thực vật và các
động vật khác trước?
Đáp:
Không
có cái nào trước, vừa rồi tôi có nói định lý của toán
học đã chứng minh là không có trước, Phật đã nói là không
có bắt đầu; nếu có trước tức là có bắt đầu, nên bây
giờ muốn chỉ cái nào bắt đầu cũng không được. Như nhà
khoa học hỏi con gà có trước hay trứng gà có trước? Nhưng
ông cũng không giải đáp được, đó là muốn tìm bắt đầu
của sanh mạng.
Nếu
cho con gà có trước được không? Không được. Vì không có
trứng gà làm sao ấp ra con gà? Rồi nói trứng gà có trước
được không? Không được, không có con gà làm sao sanh ra trứng
gà? Hai cái đều không thể có trước, nên nói là không có
bắt đầu, cũng là nghĩa vô sanh, nếu có sanh khởi thì phải
có bắt đầu. Vậy người ngộ đạo là ngộ pháp vô sanh,
ngộ pháp vô sanh là liễu thoát sanh tử, tại không có sanh
thì không có sanh tử để liễu thoát.
Ngài
Long Thọ phá chấp sanh tử trong Trung Quán Luận: Ai cũng cho
sanh có trước, chết là sau. Thí dụ sanh có trước, khỏi
cần tử mà có sanh thì sanh mới có trước được; nếu khỏi
cần tử mà có sanh thì cái sanh đó phải lìa tử độc lập,
sanh đó lìa tử độc lập thì cái sanh đó không có tử.
Nhưng
sự thật chứng tỏ không được, tất cả hiện tượng mình
biết được đều có sanh phải có tử. Động vật, thực
vật đều có sanh cũng phải có tử, chứ không có sanh mà
có tử được. Thực tế đã chứng tỏ, nên nói sanh có trước
là sai lầm. Sanh không thể có trước, vì sanh với tử không
có lìa nhau được, đó là tương đối mới có.
Hỏi:
Trong
tháng vừa rồi có 3 trận động đất. Có phải là nhân quả
của loài người không?
Đáp:
Phải,
theo kinh nói là cộng nghiệp với biệt nghiệp, như động
đất thì bị cộng nghiệp; động đất có người chết và
có người không chết, nên mỗi người có nghiệp khác nhau.
Như 50 người cùng đi trên một chiếc xe, khi xảy tai nạn
thì 49 người chết còn lại một người không chết, người
không chết là biệt nghiệp.
Cho
nên, Phật nói: “Trong cộng nghiệp có biệt nghiệp, trong
biệt nghiệp cũng có cộng nghiệp”.
Hỏi:
Mình
đã tin nhân quả, nếu có chuyện gì xảy ra cho mình trong cuộc
đời như bị động đất, tai nạn xe hay bị ăn cướp,…
mình không oán trách ai được. Như vậy có phải không?
Đáp:
Phải
rồi, không oán trách ai. Nói đúng là do cái nghiệp mình làm
ra, mình gieo nhân thì phải chịu quả, nếu mình không gieo
nhân làm sao có quả? Vừa rồi nói 49 người kia chết vì có
gieo nhân chết, còn một người kia không chết là không gieo
nhân chết.
Hỏi:
Có
Tu Sĩ ở Việt Nam nói: “Hội Long Hoa sắp tới, trời gạn
người chết 7 còn 3, chết 2 còn 1”. Vậy như thế nào?
Đáp:
Đó
là nói bậy, Tu Sĩ dạy người ta như vậy thì phải bị tội
địa ngục, vì không biết mà tự mình đoán bậy bạ.
-
Còn có chỗ khác nói là tận thế thì sao?
-
Như mình đang ở Cali, người ta đồn sẽ sụp đất, có người
dời đi tiểu bang khác để tị nạn, tôi coi trong cuốn sách
có người nói: “Chỗ nào sụp thì đến chỗ đó ở”, nhưng
thật sự không có sụp. Nếu tin nhân quả thì khỏi cần lo
những việc đó. Mình không có gieo nhân thì quả không thể
đến được. Khi đã gieo nhân rồi, có muốn tránh cũng không
thể tránh được.
Trong
tạng kinh có một công án dạy người ta tin nhân quả: Bà
Thái hậu ở trong cung mất một hạt châu, hạt châu này có
tiền không mua được. Vua bắt mọi người trong cung khám xét
để coi ai lấy.
Thái
hạâu nói: Khỏi khám xét, mấy chục kiếp trước đến nay
tôi không lấy đồ của người khác thì đồ của tôi không
thể mất được, nó sẽ trở về.
Vài
ngày sau Tôn giả A Nan lượm được biết của Thái hậu nên
đưa cho vua, vua đưa lại cho Thái hậu.
Thái
hậu nói với vua: Phải không! Tôi nói nó sẽ trở về mà!
Vua
cười và nói: Tôn giả A Nan lượm thì nó trở về lại
được, nếu người khác lượm làm sao nó lại trở về?
Thái
hậu nói: Vua không tin sao? Vua đem đi liệng bất cứ ở chỗ
nào rồi nó sẽ trở về.
Vua
lấy hạt châu bỏ chỗ ngã tư đường mọi người thường
qua lại, rồi sai người ngày đêm coi chừng, qua nhiều ngày
có người thấy mà không lượm.
Vua
tự mình đem hạt châu liệng xuống biển, nhưng vài ngày sau,
nhà bếp của hoàng cung làm thịt một con cá thấy hạt châu
của Thái hậu trong bụng con cá, rồi rửa sạch đem cho vua,
vua đem cho Thái hậu.
Thái
hậu nói: Phải không! Nó phải trở về mà!
Phật
Thích Ca không có kiến lập chân lý. Tại sao? Vì chơn lý thì
không có cái nào hơn cái lý này nữa mới là chơn lý. Vì
không dùng cái nào để so sánh cao thấp hay dài ngắn hoặc
lớn nhỏ, nếu so sánh được thì phải có số lượng.
Có
số nào cao nhất không? Toán học không có số lớn nhất,
thí dụ một người nói con số của tôi là tỷ tỷ, nhưng
có thể lớn hơn con số đó 10 lần, vì sau cùng số đó chỉ
thêm con số 0. Cứ thêm số 0 hoài từ một vòng địa cầu,
hai vòng địa cầu, đến trăm ngàn triệu vòng địa cầu mà
không có cuối cùng, nên không có cái nào lớn nhất được.
Chứng
tỏ không có cái nào lớn, cao hơn hết. Vì không có con số
nào lớn nhất, vì tất cả muốn so sánh thì phải có con số,
nhưng không có con số lớn nhất làm sao tìm chơn lý cao hơn
hết không ai bằng! Cho nên, tất cả tôn giáo kiến lập chơn
lý đều bị người ta lật đổ.
Hỏi:
Trước
kia con chưa biết tu có đối xử tệ với một người, sau
này con biết tu thì con thấy điều đó là quấy. Vậy làm
sao hết cái nhân quả đó?
Đáp:
Nhân
quả là ở trong chiêm bao, nếu ở trong chiêm bao thức tỉnh
thì nhân quả đó hết, còn không thức tỉnh thì phải đi
đầu thai mãi, tức là từ chiêm bao này qua chiêm bao khác không
bao giờ hết.
Đang
mở mắt chiêm bao không thể phán đoán được, nhắm mắt
chiêm bao thì ai cũng có kinh nghiệm. Hai người tranh cải trong
chiêm bao, người này cho mình nói đúng, người kia cũng cho
mình nói đúng; ở trong đó thì một người nói đúng
một người nói sai, dẫu cho tranh cải thắng được,
nhưng khi thức tỉnh thì đâu còn đúng sai.
Hỏi:
Chúng
con bây giờ chưa ra khỏi chiêm bao, phải làm cách nào để
không còn tranh cải nữa?
Đáp:
Phật
Thích Ca dạy tham thiền là ở trong mở mắt chiêm bao thức
tỉnh thì hết tranh cải, vì bây giờ mình không chịu thực
hành để mau thức tỉnh. Tham thiền là dẹp hết những che
khuất để cho mau được thức tỉnh, che khuất là tìm hiểu,
suy nghĩ, ghi nhớ.
Cho
nên, phải dùng cái không biết để dẹp cái đầu tiên là
tìm hiểu, nhưng nhiều người tham thiền không chịu chấm
dứt, còn muốn tìm hiểu thêm, nhất là tìm hiểu nghi tình,
tưởng là đúng, tìm hiểu nghi tình được đại nghi hay tiểu
nghi! Như thế là tìm hiểu rồi, chứ đâu phải chấm dứt
tìm hiểu? Vì vậy mới nghịch tham thiền của Phật Thích
Ca truyền dạy.
Trong
xã hội, người nào hiểu biết nhiều chừng nào thì cao chừng
nấy, cho là bậc trí thức. Ở trong Phật pháp người hiểu
biết nhiều chừng nào thì sở tri chướng nhiều chừng nấy.
Thành ra làm sao chấm dứt được tìm hiểu? Nếu không chấm
dứt thì không thể ngộ được, tức là không thể ở trong
mở mắt chiêm bao được thức tỉnh.
Nên
cứ chiêm bao này qua chiêm bao khác không thể chấm dứt. Như
bây giờ mình chiêm bao con người, sau này có thể chiêm bao
con chó, con mèo, con chuột,…
Hỏi:
Như
kiếp này tham thiền không ra khỏi chiêm bao có thể đầu thai
chó hay heo. Nếu còn nhớ tham thoại đầu thì sao?
Đáp:
Nếu
còn nhớ tham thoại đầu thì giữ được thân người, chứ
không đầu thai heo hay chó. Tại không nhớ tham thoại đầu
(thoại đầu là chưa ý niệm khởi lên) thì ý niệm khởi
lên hoài, làm sao đến thoại đầu? Không có ý niệm nổi
lên mới gọi là nhớ tham thoại đầu.
Nếu
không có ý niệm nổi lên thì thình lình ở trong mở mắt
chiêm bao thức tỉnh, gọi là kiến tánh thành Phật. Vậy làm
sao bị mất thân người được! Người giữ được 5 giới
(không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng
ngữ, không uống rượu) cũng duy trì được thân người.
Hỏi:
Chúng
con gặp Tổ Sư thiền để tham thì cũng có duyên lành nhiều
kiếp, nhưng hiện tiền 30 năm mà chưa biết đạo thì đã
sống bao nhiêu thứ điên đảo, vậy phải tham bao lâu mới
được?
Đáp:
Gặp
Tổ Sư thiền để tham tức là đã gieo trồng hạt giống Thiền
tông đã nhiều kiếp rồi. Chỉ cần giây phút chấm dứt cái
biết và không biết của bộ não thì sẽ được ngộ. Vì
mình muốn tìm hiểu lo cho mình, lo cho con, cháu, chắt,… cứ
lo hoài làm sao chấm dứt được? Vậy làm sao đến thoại
đầu?
Nói
là không lo nữa, nhưng điện thoại gọi đến không lo cũng
không được! Có lo là có ý niệm nổi lên rồi, sao không
khởi niệm được?
Hỏi:
Giữ
một niệm không sanh khởi suốt ngày đã miên mật rồi có
phải không?
Đáp:
Phải
rồi.
-
Chúng con sao khó giữ quá?
-
Vì phải lo cho con cháu, điện thoại đến cũng phải lo. Nếu
giữ được không biết thì không biết lo, tại giữ không
biết không được thì phải lo. Phật dạy giữ cái không biết
là để kéo dài cái không biết đó.
Nếu
mình kéo dài không biết một chút xíu, như tôi nói mỗi ngày
mình kéo dài không biết được nửa phút thì hai ngày được
một phút, một tháng được 15 phút, bốn tháng được 1 giờ,
một năm được 3 giờ,…
Cha
mẹ lo cho con thì nhiều, còn con lo cho cha mẹ thì ít. Lúc trước
tôi làm thầy thuốc ở Cà Mau, mấy ông già bà già mời tôi
lại coi chừng nào chết? Vì bệnh lâu nên quá ngán.
Có
ông chủ Quảng Hưng Long bình thường cầm chìa khóa tủ sắt
tức là tiền cầm trên tay, khi bảo con cháu, người nào cũng
đều tuân lời. Đến chừng ông bệnh nặng thì con giựt chìa
khóa lại, không cho nó cũng giựt. Ông thưa cảnh sát.
Cảnh
sát nói: Con ruột của ông mà sao lại thưa? Không giao chìa
khóa cho con, vậy giao cho ai?
Ông
ấy không có cách nào nói được, vì con không còn nghe lời
nữa.
|