|
.
Hoà
Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG
TẠI HOA KỲ
TT.
Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
|
|
Hỏi:
Tối
Thượng thừa thiền bao gồm tất cả thiền, trừ ra thiền
ngoại đạo, có phải vậy không?
Đáp:
Không
phải vậy, Tổ Sư thiền là pháp thiền trực tiếp không có
cấp bậc, còn tất cả thiền kia (Tiểu thừa, Trung thừa,
Đại thừa) đều có cấp bậc và có giáo lý, theo giáo lý
để thực hành pháp thiền.
Tứ
Niệm Xứ ở trong 37 phẩm trợ đạo của Tiểu thừa, Tiểu
thừa có thiền quán là Ngũ Đình Tâm quán, Tứ Niệm Xứ là
giúp cho thiền quán để được thành tựu, chứ không phải
pháp tu chánh, pháp tu chánh là Ngũ Đình Tâm Quán. Bây giờ
người ta lấy tên Tứ Niệm Xứ để tu, nhưng không phải
Tứ niệm Xứ của Phật. Tứ Niệm Xứ của Phật đều dùng
để phá chấp, còn Tứ Niệm Xứ của người ta thì lại chấp
thêm.
Hỏi:
Có
phải pháp thoại đầu của Ngài Lâm Tế không?
Đáp:
Pháp
tham thoại đầu, công án không phải chỉ thuộc về phái Lâm
Tế hay phái Tào Động, tức là 5 phái (Lâm Tế, Tào Động,
Vân Môn, Pháp Nhãn, Quy Ngưỡng) đều tham thoại đầu, công
án. Từ đời nhà Tống Trung Hoa, bộ Truyền Đăng Lục (lịch
sử Phật giáo đầu tiên) ra đời, lúc ấy niên hiệu Cảnh
Đức đời nhà Tống, nên gọi là Cảnh Đức Truyền Đăng
Lục, tất cả cơ xảo của chư Tổ đều ghi trong đó; hành
giả tham thiền coi rồi, nên cơ xảo của Chư Tổ không dùng
được nữa. Như Tổ đánh, hét cách mấy, nhưng người ta
không phát nghi lên được, vì họ đã biết là cơ xảo. Bất
đắc dĩ chư Tổ mới dạy tham thoại đầu, công án.
Hỏi:
Ngoài
pháp tham thoại đầu, công án, còn có pháp Tối Thượng Thừa
thiền nào khác không?
Đáp:
Không
có pháp Tối Thượng Thừa thiền nào khác, các pháp môn khác
đều cũng có thiền, nhưng chỉ Tổ Sư thiền mới gọi là
Thiền tông, còn các phái kia không được gọi là Thiền tông.
Tối
Thượng thừa thiền là do Lục Tổ nói, kỳ thật không phải
là Tối Thượng Thừa, vì đó là pháp thiền trực tiếp, các
thiền kia là pháp thiền gián tiếp. Nên mới gọi pháp thiền
trực tiếp là Tối Thượng Thừa thiền. Vì không qua giai cấp,
không cần học giáo lý.
Bây
giờ Tổ Sư thiền không có nhiều phái và không có cơ xảo
khác biệt. Hồi đó có nhiều phái là do có nhiều cơ xảo
khác biệt, như Lâm Tế hét, Đức Sơn phản có cơ xảo khác
biệt. Tổ Sư thiền thời này đều tham thoại đầu, công
án.
Hiện
nay tham công án, thoại đầu truyền qua Nhật Bản, Đại Hàn
lại khác. Vì muốn cho bậc trí thức thỏa mãn tìm hiểu,
các Thiền Sư giải đáp công án làm lấp bít cửa ngộ của
người tham thiền, nên người tham thiền không bao giờ ngộ
được nữa.
Nhưng
không cho tìm hiểu công án, vì tác dụng công án là để
ngộ, nếu ngộ không được thì không hiểu nên phải nghi,
giữ cái nghi đó sau này mới được ngộ.
Hỏi:
Trung
thừa dùng kinh nào để tu?
Đáp:
Trung
thừa dùng Thập Nhị Nhân Duyên, nên gọi là Duyên Giác, vì
do nhân duyên mà được ngộ đạo. Lúc không có Phật mà họ
ngộ đạo thì gọi là Độc Giác, họ không cần kinh điển,
họ quán vũ trụ vạn hữu có thành, trụ, hoại, không hay
sanh, trụ, dị, diệt.
-
Thập Nhị Nhân Duyên ở trong kinh nào?
-
Thập Nhị Nhân Duyên không ở trong kinh nào ghi, nhưng tất
cả kinh nào cũng có cái đó. Vì đó là nhân duyên, Phật pháp
là do nhân duyên hợp nên sanh, nhân duyên tan thì diệt. Phật
pháp nói đến nhân duyên, nhưng nhân duyên là tánh không để
phá chấp của ngoại đạo, phá chấp của Tiểu thừa.
Ngưỡng
Sơn thí dụ: Lục căn như cái nhà có 6 cửa sổ, giữa nhà
thắp một cây đèn, ánh sáng rọi ra 6 cửa sổ ra ngoài. Tiểu
thừa đem màng đen che 6 cửa sổ, để cho ánh sáng khỏi tiếp
xúc cảnh ngoài, có khi cũng có thể ánh sáng lọt ra ngoài.
Tối Thượng thừa khỏi cần che cửa sổ, chỉ cần tắt cây
đèn là xong thì đâu còn ánh sáng để tiếp xúc bên ngoài.
Cửa sổ vẫn y nguyên và ánh sáng trong nhà và ánh sáng ngoài
nhà đều giống nhau.
Hỏi:
Nói
là từ không chỗ bắt đầu, rồi đến chỗ không cuối cùng.
Nhưng Phật Giáo chia ra nhiều thừa (Tiểu thừa, Trung thừa,
Đại thừa, Tối Thượng thừa). Như vậy việc ấy như thế
nào?
Đáp:
Phật
thuyết pháp vừa xong liền phủ định không có thừa nào cả.
Thiền Sư Bổn Tịnh nói: “Phật còn không có, Tâm cũng không
có”. Giáo pháp là để hiển bày tâm, nếu tâm còn không
có thì hiển bày cái gì?
Hỏi:
Sư
Phụ nói: Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, chỉ có Tối
Thượng thừa tham thoại đầu, công án. Như vậy con thấy
cái nào cũng giống nhau phải không?
Đáp:
Phải,
cuối cùng cái nào cũng đều giống nhau. Vì hỏi sự khác
biệt của các thừa, nên Phật dùng phương tiện để giải
thích, cuối cùng Phật đã phủ định. Nếu đến chỗ cuối
cùng thì chẳng có cái gì, như hư không vô sở hữu dung nạp
tất cả, dùng hư không để thí dụ tâm mình cũng vô sở
hữu. Tâm đã vô sở hữu thì lấy cái gì để lập ra giai
cấp?
Ông
đã có tư tưởng chấp thật, tôi giải thích chỗ cuối cùng
là vô tu vô chứng, Bồ Đề viên mãn thì không tu không chứng.
Không tu làm sao có giai cấp, có bậc Trung thừa, Đại thừa?
Làm sao có tu chứng?
Hỏi:
Vì
các pháp đều giả huyễn, nên chẳng có cấp bậc nào. Vậy
có đúng không?
Đáp:
Nói
giả huyễn cũng không đúng, vì có thật nên mới nói giả
huyễn. Thật không thể thành lập thì giả huyễn làm sao thành
lập? Cho nên, kinh Lăng Nghiêm nói: “Phi huyễn (chẳng phải
huyễn) không thành lập được, vậy pháp huyễn làm sao có?”
Bởi vậy, kinh nói: “Phàm có lời nói đều chẳng có nghĩa
thật”.
Hỏi:
Nếu
đời này tham câu thoại đầu để phát nghi, nhưng đời này
chưa ngộ và nhiều đời sau cũng không ngộ. Vậy người tham
thoại đầu đó sẽ đi về đâu?
Đáp:
Đừng
nói đâu xa, gần đây như: Ngài Lai Quả, Ngài Hư Vân đều
có hình. Ngài Lai Quả mới tịch năm 1953 là người đã ngộ,
Ngài Hư Vân đã tịch năm 1960 là người đã ngộ. Chứ không
phải không có người nào ngộ! Nhưng theo ông nói thì kiếp
này qua kiếp kia không thể ngộ.
Còn
Ngài Nguyệt Khê đã ngộ và tịch năm 1965, nhục thân hiện
nay để thờ tại chùa Vạn Phật ở Cửu Long, Hồng Kông.
Ở đây cũng có đến đó thăm nhục thân của Ngài Nguyệt
Khê. Nếu theo ông hiểu thì những vị này không ngộ! Phật
pháp không phải nói suông là sự chân thật phải có thực
dụng.
Hỏi:
Thế
nào 4 bài kệ chữ TRI của Ngài Vĩnh Gia?
Đáp:
Bốn
bài kệ chữ “tri” của Ngài Huyền Giác Vĩnh Gia đại sư
dùng cánh tay để thí dụ vô duyên tri của Phật tánh, cũng
gọi là Chánh Biến Tri, cũng là Trí Bát Nhã. Kinh Lăng Nghiêm
nói: “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn”. Nay Ngài Vĩnh
Gia dùng cánh tay để thí dụ sự tri chẳng kiến lập, vì
có kiến lập thì có nhân duyên đối đãi, chẳng thể gọi
là Vô Duyên Tri. Nói “Vô Duyên” là không có nhân duyên đối
đãi.
Bài
kệ thứ nhất:
Nếu
dùng Tri tri Tịch,
Chẳng phải vô duyên tri.
Như tay cầm Như ý,
Phi tay chẳng như ý.
(Chẳng
phải tay không cầm như ý)
Nếu
kiến lập sở tri, dù sở tri là tịch lặng, những người
tu đến mức độ tịch lặng, cảm thấy thanh thanh tịnh tịnh,
tự cho là mức độ cao lắm mà chẳng biết, hễ kiến lập
sở tri thì có năng sở đối đãi, chướng ngại sự dụng
hoạt bát vạn năng của bản tri (vô duyên tri).
Như
tay cầm như ý thì trụ nơi ngoại cảnh, đánh mất sự dụng
hoạt bát vạn năng của tay. Tay chẳng cầm cây như ý thì
muốn lấy gì cũng được, hễ tay cầm cây như ý rồi thì
lấy gì cũng chẳng được vậy.
Bài
kệ thứ hai:
Nếu
dùng Tri tri Tri,
Chẳng
phải vô duyên tri.
Như
tay chẳng tác quyền,
Phi
tay chẳng tác quyền.
Bài
kệ thứ hai là tiến thêm một bước, dù chẳng lập sở tri,
nhưng biết mình có năng tri, vẫn là kiến lập sự tri. Có
tri thì có bất tri đối đãi, nên chẳng phải vô duyên tri.
Như
tay chẳng cầm vật bên ngoài, mà tự tác quyền (tự làm nắm
tay), tác quyền rồi (tức là trụ nơi cái tri của tự mình
kiến lập) thì mất hết sự dụng hoạt bát vạn năng của
tay, nên chẳng cầm được đồ vật nào cả.
Bài
kệ thứ ba:
Chẳng
dùng Tri tri tịch,
Cũng
chẳng tự tri tri.
Chẳng
phải là vô tri,
Vì
tự tánh rõ ràng,
Chẳng
đồng như gỗ đá.
Vậy
chẳng biết ngoại cảnh, cũng chẳng tự có biết. Người
ta cho như thế là lọt vào vô tri như gỗ đá chẳng biết
gì cả, nên có bài kệ thứ ba: Vì tự tánh rõ ràng, chẳng
đồng như gỗ đá. Thế thì làm sao chứng minh được?
Bài
kệ thứ tư:
Tay
chẳng cầm như ý,
Cũng
chẳng tự tác quyền,
Chẳng
phải là không tay,
Vì
tay vẫn an nhiên,
Chẳng
đồng như sừng thỏ.
Dùng
cánh tay để chứng tỏ: Như tay chẳng cầm vật ngoài, cũng
chẳng tự tác quyền, chẳng phải là không tay. Vì tay vẫn
an nhiên chẳng hề bị mất, nên chẳng đồng như sừng thỏ.
Tại sừng thỏ chỉ có tên gọi, mà chẳng có vật thật vậy.
-
Tham thiền là quét sạch năng sở, nếu có năng tri thì thành
sở tri ngu, mặc dầu có sở tri cao tột.
Lấy
tịch lặng làm sở tri còn không được, huống là lấy cái
vọng làm sở tri!
Nam
Tuyền ngữ lục
Trích
dịch trong Chỉ Nguyệt Lục.
-
o 0 o -
Trì
Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư, người quê Tân Trịnh,
Trịnh Châu, họ Vương theo Đại Huệ Thiền Sư xuất gia, đến
Ung Nhạn thọ giới Cụ Túc, ban sơ theo Pháp Tướng Tông học
giáo lý và giới luật. Sư đi các nơi nghe giảng kinh pháp,
như kinh Lăng Già, kinh Lăng Nghiêm,… rồi đi sâu vào Trung
Quán Luận, Bách Môn Luận. Sư thấu suốt diệu nghĩa tất
cả kinh luận, sau cùng đến Mã Tổ Đạo Nhất Thiền Sư tham
vấn bỗng nhiên được khai ngộ đắc du hí tam muội. Sư làm
hành đơn (làm việc trong phòng ăn).
Nơi
thiền hội của Mã Tổ, sư đang dọn cháo cho Tăng. Mã Tổ
hỏi: Trong thùng đựng (cháo) là cái gì?
|