|
.
Hoà
Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG
TẠI HOA KỲ
TT.
Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
|
|
Hỏi:
Hỏi
câu thoại cần phải chú ý mới có nghi tình, hỏi câu thoại
không chú ý không có nghi tình. Vậy phải không?
Đáp:
Tham
thiền không cần tập trung tinh thần và không cần cố gắng.
Bây giờ tôi hỏi cô: Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật,
chẳng phải vật là gì? Biết không? –Không biết.
“Không
biết” là đúng rồi, làm sao không có nghi tình? Không biết
là có nghi tình thì cú thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư
đều không biết. Nếu biết cú thứ nhất thì biết cú
thứ nhì, cú thứ ba, cú thứ tư với biết tất cả. Nếu
có cái sợ cũng là biết, nên phải vô sở đắc, vô sở cầu,
vô sở sợ, cứ giữ nghi tình miên mật thì tất cả cái gì
đều không biết.
Hỏi:
Khi
hỏi câu thoại mà trả lời không biết thì có đúng không?
Đáp:
Trả
lời “không biết” là tôi dạy như vậy để cho các vị
biết, chứ đâu cần phải trả lời! Vừa hỏi vừa nhìn,
tức là ý thức có thắc mắc không biết làm cho mình khó
chịu.
Nếu
có biết là nghịch với nghi tình, nghi tình không thể hình
dung được. Tôi muốn dạy cho biết nghi tình thì tôi mới
nói là không biết. Tôi không nói làm sao người ta hiểu nghi
tình là gì? Nhưng cái không biết này khác hơn không biết
của người ngủ mê, không biết của người chết giấc, không
biết của người bệnh tâm thần.
Có
thắc mắc không biết khó chịu là đúng, mà muốn tìm thì
không được, vì có nghi tình là chấm dứt tìm hiểu biết,
suy nghĩ biết, ghi nhớ biết. Tất cả cái biết của bộ óc
chấm dứt là do có nghi tình. Nếu có đi tìm là ý thức hoạt
động muốn biết, tuy ý thức hoạt động nhưng chỉ hoạt
động mặt không biết. Mặt biết là tu Như Lai thiền, mặt
không biết là tu Tổ Sư thiền. Bây giờ cứ giữ mặt không
biết.
Hỏi:
Mặt
không biết này có phải xác định là không biết chăng?
Đáp:
Biết
xác định hay biết không xác định thì không có cái nào xác
định được! Bây giờ mình cứ dùng thói quen từ lâu đời
để nghiên cứu tìm hiểu là sai lầm. Tham thiền là giữ nghi
tình (không biết), không phải để nghiên cứu tìm hiểu như
là khoa học hay triết học.
Hỏi:
Thế
nào là Tổ Sư thiền?
Đáp:
Tổ
Sư thiền là do Phật Thích Ca truyền Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp,
rồi sau này từ Tổ từ Tổ truyền xuống, truyền đến ngày
nay, nên gọi là Tổ Sư thiền. Mặc dầu, Phật Thích Ca truyền
nhưng không phải Phật Thích Ca bắt đầu truyền. Phật Thích
Ca tự nói là vô thỉ (chẳng có bắt đầu), nên Phật Thích
Ca nói: “Pháp của tôi thuyết là pháp bản trụ”.
Tuy
lời nói của chư Tổ có khác, nhưng ý của các Ngài không
khác, vì pháp bản trụ vốn bản lai như vậy. Cho nên, gọi
là Như Lai đúng như bản lai.
Hỏi:
Lo
lắng có phải là chấp ngã không?
Đáp:
Đó
là chấp ngã hay không tin nhân quả, nếu tin nhân quả thì
khỏi lo. Chủ yếu không tin tự tâm hoặc tin tự tâm chưa
đầy đủ. Bác sĩ của các nước Aâu Mỹ nghiên cứu các
thức ăn có ảnh hưởng đến tánh tình con người. Nếu sửa
lại thức ăn thì tâm cũng được an ổn tự chủ, nên không
bị hoàn cảnh lôi kéo thì ít lo lắng.
Thức
ăn có quan hệ đến bệnh hay tánh tình, chỉ cần đổi thức
ăn thì những bệnh ung thư, tiểu đường cũng có thể hết.
Nhưng không phải lâu hết bệnh, mà chỉ vài tuần hay một
hai tháng bệnh hết. Những bệnh đó mà các bác sĩ đã chạy,
chỉ cần đổi thức ăn là trị hết bệnh.
Hỏi:
Nếu
làm vườn có giết những côn trùng như con giun con dế, nhưng
lúc đó tâm tham thiền không có nghĩ giết hay không giết thì
nhân quả như thế nào?
Đáp:
Tham
thiền có nghi tình ngày đêm 24/24 giờ thì mới khống chế
tâm, còn biết thì phải có nhân quả. Những người theo tôi
học thiền đã lâu năm, nghe tôi nói nặng một câu cũng còn
không chịu nổi, làm sao khống chế tâm được? Nếu khống
chế tâm không được thì không khỏi bị cảnh lôi kéo.
Sức
tâm của con người nói theo khoa học là từ trường, tức
là năng lượng của tâm thì hơn năng lượng thực vật. Tâm
mình chuyển xuôi thì nó xuôi, muốn ngược thì nó ngược.
Vì sức thực vật yếu hơn tâm mình thì nó phải theo tâm
mình. Khi nào khống chế tâm mình được là không nổi niệm
thì mới tùy theo sức thực vật.
Người
chứng sơ quả thì sâu bọ tự tránh xa, cuốc đất không bị
sát sanh. Nhưng người tham thiền hiện nay chưa làm được
đến mức đó, rõ ràng sự thật đã chứng minh.
Hỏi:
Nghi
tình chưa đầy đủ thì tâm chấp thật vẫn còn, kính xin
Sư Phụ khai thị thêm?
Đáp:
Tham
Tổ Sư thiền không cần tập trung tinh thần, không cần cố
gắng, chỉ cần miên mật. Tôi thí dụ: Bắt đầu 1 phút nghi
tình, mà mỗi ngày tăng thêm 1 phút nghi tình thì 1 tháng tăng
được ½ giờ nghi tình, 1 năm tăng được 6 giờ nghi tình,
4 năm tăng 24 giờ trong ngày đêm là đến thoại đầu, đến
thoại đầu là sắp kiến tánh.
Nếu
mỗi ngày tăng ½ phút nghi tình thì 8 năm đến thoại đầu
sẽ kiến tánh. Nếu mỗi ngày tăng ¼ phút nghi tình thì 16
năm đến thoại đầu sẽ kiến tánh. Các thiền khác tập
trung tinh thần cố gắng, còn Tham Tổ Sư thiền khỏi cần
tập trung tinh thần cố gắng, chỉ tiếp tục kéo dài nghi
tình không cho gián đoạn.
Nhưng
bây giờ tham thiền hay gián đoạn nghi tình, vì ban đầu mình
mới tập tham là do tập khí lâu đời nổi lên thì vọng tưởng
và nghi tình xen lộn lẫn nhau, chỉ thấy vọng tưởng mà không
thấy nghi tình, dần dần vọng tưởng bớt mới thấy nghi
tình. Lúc thấy có nghi tình hay buồn ngủ, trải qua giai đoạn
buồn ngủ có thể vài tháng hoặc một năm được tiến lên.
Vì quá trình tham thiền đều phải qua con đường này.
Hỏi:
Kính
xin Sư Phụ ví dụ trong động có tịnh?
Đáp:
Cái
bàn này có 2 thứ động:
-
Quả đất xoay xung quanh mặt trời mỗi giờ là 180.000 km.
-
Mỗi hạt nguyên tử ở giữa có một trung tử, chu vi có nhiều
điện tử đang xoay, tốc độ rất nhanh, nhà khoa học tính
ra tốc độ nó xoay 1/3 cho đến ½ tốc độ ánh sáng.
Tốc độ ánh sáng mỗi giây đi 300.000 km. Nhưng mình thấy
cái bàn đang tịnh, mà lại cũng đang động, nó đang động
nhưng cũng đang tịnh. Bây giờ không thể nói nó đang tịnh
hay động đều cũng không được, vì động tịnh là tương
đối.
Tất
cả bản lai của pháp bản trụ vốn như thế, chứ không phải
có ai sai khiến làm như vậy. Nhà khoa học nói thiên nhiên,
tự nhiên; thiên nhiên, tự nhiên đó là chế tạo, chứ không
phải là thiên nhiên thật, tự nhiên thật, chỉ có Phật giáo
hay Phật Thích Ca mới biết thiên nhiên thật, tự nhiên thật.
Kinh
Lăng Nghiên Nói: Không phải nhân duyên, cũng không phải tự
nhiên”, còn tự nhiên của bản lai là pháp bản trụ, không
có bắt đầu và không có cuối cùng, nên không có sanh khởi.
Cho nên, người chứng quả ngộ pháp vô sanh, chứng vô sanh
pháp nhẫn.
Nhưng
nhà khoa học lại muốn tìm sự bắt đầu của vũ trụ và
sanh mạng! Còn Phật biết các pháp không có thể bắt đầu
và cuối cùng. Vì lý do bắt đầu không thể thành lập là
do không có nhân đầu tiên. Nhà khoa học tìm nhân đầu tiên
không ra rồi cho là tự nhiên.
Nhưng
sự thật chứng tỏ tự nhiên không được, nếu tự nhiên
thì không cần nhân duyên. Như con gà không cần trứng nở
ra, trứng gà khỏi cần con gà sanh ra. Sự thật trứng gà là
do con gà sanh ra, con gà thì trứng gà nở ra. Tất cả đã chứng
tỏ không phải tự nhiên.
Hỏi:
Khi
nghi tình khởi lên là mình biết có nghi tình, vậy có được
không?
Đáp:
Không
được, đang tập tham thiền thì được; nhưng sự thật cái
biết là không phải nghi tình, nghi tình là không biết.
-
Khi mình khởi câu thoại lên thì mình biết rồi phải không?
-
Phải rồi, bây giờ mình đang tập thì biết khởi lên câu
thoại, đến chừng miên mật thì quên cái biết.
-
Nếu quên cái biết làm sao mình biết nghi tình?
-
Đâu cần biết nó! Như cô Hằng Thiền không cần biết nghi
tình, lại cắt xong cái áo. Nhưng ban đầu, người ta đến
may, cô phải biết đo thước tấc rồi ghi vô sổ. Khi đang
cắt vải thì nổi lên nghi tình cô không biết, mà làm xong
công việc dùng óc.
-
Trong sở con tham thiền và làm việc từ sáng đến chiều,
đến chừng nhớ thì công việc vẫn xong. Vậy có nghi tình
phải không?
-
Phải rồi, làm như vậy là có nghi tình, đến chừng nhớ
lại mới biết, lúc đang tham thiền thì không biết, không
biết mới làm xong công việc.
-
Ngồi thiền biết mình ngồi thiền phải không?
-
Phải rồi, ban đầu mình phải biết, như cô Hằng Thiền
ban đầu cũng phải biết đo thước tấc rồi ghi vào sổ,
đến chừng cắt nửa chừng nổi lên nghi tình mà cô cũng
không biết, vì cô đã tập tham lâu năm, nên nghi tình đã
tự động thì làm việc không qua bộ óc.
-
Như mỗi ngày con đến đây ngồi thiền, con biết con đang
ngồi khởi nghi tình lên, cần làm như vậy hay để tự nhiên?
-
Mình để tự nhiên không cần biết gì hết, vọng tưởng
nổi lên cũng không biết, nghi tình có hay không cũng không
biết, cứ hỏi và nhìn đi song song là được thì nó sẽ tự
nhiên. Nếu dùng tâm để ý để biết là nghịch với tham
thiền.
-
Nhiều khi con làm không biết đúng hay sai?
-
Nếu biết đúng biết sai cũng là biết, vì đúng với sai là
tương đối. Pháp thì vô thỉ vô sanh, làm sao có đúng sai!
Hỏi:
Phật
pháp là một đạo đi ngược dòng phải không?
Đáp:
Phật
pháp không có đi ngược dòng hay xuôi dòng gì cả! Vì Phật
pháp là pháp bản trụ, vốn là vậy. Tất cả do tâm tạo,
vì tâm tạo nên có khác. Nếu tâm mình không tạo thì bản
trụ không có khác, cho nên gọi là bất nhị.
Bây
giờ mới phát minh cách chụp hình, như cái tách này, khi lấy
ra xem thì không có cái tách, nó chỉ có những lằn ngang. Qua
ánh sáng phản xạ của khoa học thì mới hiện ra cái tách,
rồi đem cái phim này cắt thành hai thì hai bên đều có cái
tách này, rồi cắt thành bốn thì bốn miếng đều có cái
tách,… chứng tỏ nó không có vị trí nhất định.
Cho
nên, bản thể của tâm khắp không gian khắp thời gian, không
có chỗ để chỉ. Nếu có vị trí nhất định, đem phim của
cái tách cắt thành hai thì mỗi bên chỉ có nửa cái tách
hay đem cái phim cắt làm bốn thì mỗi miếng phim chỉ có ¼
cái tách. Chứng tỏ là không có vị trí nhất định.
Hỏi:
Khi
tu Tổ Sư thiền có bị gió nghiệp thổi không?
Đáp:
Hòa
Thượng Phật Ấn và Tô Đông Pha là bạn với nhau, Tô Đông
Pha giải ngộ làm bài thơ “Tám ngọn gió thổi không lay động”,
nghĩa là 8 thứ (lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc)
không làm lay động tâm. Hai người ở cách nhau sông Dương
Tử, khi Tô Đông Pha làm bài thơ ấy xong gởi cho Hòa thượng
Phật Ấn xem. Hòa Thượng Phật Ấn xem xong rồi viết trong
thư đó: “địt địt” gởi lại cho Tô đông Pha.
Tô
đông Pha đọc thư trong lòng thấy rất giận, muốn qua Hòa
Thượng Phật Ấn hỏi tại sao có ý khi dễ? Khi qua đến cửa
phòng của Hòa Thượng Phật Ấn thấy hai hàng chữ dán trên
vách:
Tám
ngọn gió thổi chẳng lay động,
Chỉ
hai chữ địt bay qua sông.
Tô
Đông Pha thấy vậy mắc cở âm thầm ra về. Cho nên, thật
tế thì khác, khi nói được nhưng không làm được.
Lời
khai thị:
Tất
cả kinh của Phật để hiển bày cái tâm, nhưng tâm là danh
từ không thể nói được và tâm là cái gì không ai biết,
không những phàm phu đã không biết, luôn cả Phật Thích Ca
cũng không biết. Tại sao Phật đã chứng chơn tâm rồi còn
không biết? Vì chơn tâm là bất nhị, không có đối đãi,
tức là không có năng biết và sở biết.
Biết
là chơn tâm tự biết, không có người khác biết nó. Nếu
Phật Thích Ca biết thì nó thành sở biết, có sở biết thì
không phải chơn tâm. Phật Thích Ca tức là chơn tâm, chơn
tâm tức là Phật Thích Ca. Cho nên, không kiến lập cái biết,
vì cái biết đó sẵn sàng.
Hệ
thống thần kinh (bộ não) gồm có 2 mặt: Dùng mặt biết để
tu gọi là Như Lai thiền, dùng mặt không biết để tu gọi
là Tổ Sư thiền. Hiện nay tôi hoằng dương Tổ Sư thiền,
ví dụ như trên đầu cây viết là thoại đầu, ở dưới
cùng cây viết là thoại vỉ. Khi bắt đầu tham thiền là từ
thoại vỉ đi đến thoại đầu, tức là đã rời thoại vỉ,
đang đi ở giữa đường.
|