|
.
Hoà
Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG
TẠI HOA KỲ
TT.
Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
|
|
Thoại
đầu là trước khi chưa có lời nói, nghĩa là chưa khởi niệm
muốn nói gọi là thoại đầu, nếu khởi ý niệm lên là thoại
vỉ; tham là hỏi câu thoại để kích thích lên niệm không
hiểu không biết, khán là nhìn chỗ không biết, muốn biết
chỗ không biết đó là gì? Chỗ không biết đó thì không
có chỗ, không có chỗ nên không có mục tiêu để nhìn, nhìn
mãi không biết gì thì chỗ không biết đó là nghi tình.
Hành
giả tham thiền hỏi câu thoại và nhìn thoại đầu, 2 cái
đi song song để giữ nghi tình, nghi tình này sẽ đưa hành
giả đến thoại đầu, thoại đầu là vô thỉ vô minh, cũng
gọi là đầu sào trăm thước, cũng là nguồn gốc ý thức,
từ đầu sào trăm thước bước thêm một bước là sát na
lìa ý thức gọi là kiến tánh.
Hỏi:
Thế
nào là vạn pháp quy tâm?
Đáp:
Vạn
pháp quy tâm là người có tư tưởng chấp thật mới nói như
vậy. Vạn pháp là tâm, tâm là vạn pháp thì mới đúng, vạn
pháp với tâm không có hai. Nếu tâm là tâm, vạn pháp là vạn
pháp, tức có hai là tương đối.
Bản
lai diện mục của bản tâm không có tương đối, tức vạn
pháp là tâm, tâm là vạn pháp, chứ không phải hai cái.
Cho nên, tất cả đều do tâm tạo, năng lượng đều phát
từ tâm. Vật chất là do nhiều nguyên tử tổ chức thành,
như cái bàn này yên tịnh, nhà khoa học biết cái bàn có hai
thứ lay động:
1.
Lay động xoay theo quả đất, quả đất xoay xung quanh mặt
trời, vận tốc 180.000 km/giờ.
2.
Mỗi hạt nguyên tử ở giữa có một trung tử, chu vi có nhiều
điện tử cũng đang xoay, ngày đêm xoay hoài không bao giờ
ngưng; bây giờ đem cái bàn này chặt tan nát, nhưng mỗi hạt
nguyên tử vẫn còn xoay không bao giờ ngưng, vận tốc là ½
ánh sáng, vận tốc ánh sáng 300.000 km/giây. Chiếc xe hơi chạy
vận tốc 100 miles/giờ đã thấy nhanh quá rồi. Còn vận tốc
điện tử chớp mắt là 150.000 km/giây. Nhà khoa học mang kính
hiển vi thấy rõ ràng.
Sức
xoay phải có năng lượng, vậy năng lượng của nó từ đâu
mà có? Tốc độ nó xoay nhanh như vậy, có năng lượng cung
cấp nó xoay không? Theo mình thấy rõ ràng không có năng lượng.
Không có năng lượng tại sao có sức xoay vậy? Không có ai
giải đáp được.
Phật
đã nói: “Tất cả do tâm tạo”, tức năng lượng là tâm;
Lục Tổ nói rõ trong Pháp Bảo Đàn: “Chẳng phải gió động,
chẳng phải phướn động, mà tâm của các ông động”, tức
là năng lượng từ tâm, tâm động thì gió mới động, tâm
động thì phướn mới động. Nhưng người ta tin không nổi,
nên phải ngộ mới được.
Mình
ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh có được tự chứng
phần thì tự mình mới chứng tỏ, còn bây giờ Phật nói
mình không tin, vì chưa được tự chứng phần nên tin không
nổi. Vậy, Phật muốn mình được tự chứng phần rồi tự
mình chứng tỏ. Phật nói: “49 năm thuyết pháp, tôi chưa
từng nói một chữ và ai nói Phật có thuyết pháp, người
ấy phỉ báng Phật”.
Sự
thật, mình đang dùng cái tâm này, tâm như hư không vô
sở hữu. Nếu không có hư không vô sở hữu thì mình không
thể thấy nhau, không thể nói chuyện với nhau được, hàng
ngày nói năng tiếp khách, ăn uống đều không được. Cho
nên, Phật pháp nói không là dụng của tâm, không cũng là
cái thể của tâm, vạn pháp cũng là thể của tâm, cũng là
dụng của tâm.
Vì
tâm khắp không gian khắp thời gian thì vạn pháp đều ở
trong tâm, không có cái nào ở ngoài tâm. Nên nói: “Ngoài
tâm không có pháp”, tại sao còn nói ‘vạn pháp quy tâm’?
Vậy những người nói ‘vạn pháp quy tâm’ là tư tưởng
chấp thật thì còn nằm trong tương đối.
Hỏi:
Có
phải trách nhiệm và vô trách nhiệm đều không có chăng?
Đáp:
Vì
chấp thật nên mới có trách nhiệm hay vô trách nhiệm, cái
đó là tương đối. Nếu hiện được bản lai diện mục của
tâm thì không còn tương đối, cái dụng đặt tên là bát
nhã luôn luôn khắp không gian khắp thời gian. Vậy đâu có
ngoài trách nhiệm? Khỏi cần dùng nhưng nó vẫn dùng.
Cảm
giác của lớp da gọi là xúc giác khắp không gian và khắp
thời gian của cơ thể, nếu tiếp xúc nó thì nó biết, nhưng
không có tiếp xúc nó, vậy nó có biết không? Nó cũng biết.
Vì cái dụng của nó sẵn sàng tự động, đánh mạnh nó cũng
biết đau, đánh nhẹ nó cũng biết không đau, ngứa nó
cũng biết, không ngứa nó cũng biết, nửa đêm mình ngủ bị
muỗi cắn thì tay tự động gãi chỗ đó; tức là 24/24 ngày
đêm cảm giác không gián đoạn, không phải qua bộ óc suy
nghĩ rồi mới dùng, dụng của nó tự động khắp không gian
khắp thời gian.
Bát
Nhã của tâm mình dùng luôn luôn khắp không gian khắp thời
gian, làm sao có trách nhiệm hay vô trách nhiệm? Như nói cảm
giác của lớp da là trách nhiệm hay vô trách nhiệm thì không
đúng. Vì nó luôn luôn dùng, mình có trách nhiệm nó cũng dùng,
không có trách nhiệm nó cũng dùng, nó đâu có liên quan đến
trách nhiệm hay vô trách nhiệm! Nó không khi nào bỏ trách
nhiệm, mà nó không khi nào nói là có trách nhiệm. Bản lai
diện mục cũng như vậy, kiến tánh là hiện bản lai diện
mục của tâm.
Chấp
thật mới có tương đối, tranh biện, thị phi, tốt xấu,
yêu ghét,… Có kiến lập lý hay không lý thì phải có sở
hữu nên bị hạn chế cái dụng. Bởi vì, hư không trống
rỗng thì không có nghĩa lý, rồi đem hư không hạn chế lại
đủ thứ nghĩa lý giảng ra cũng rất hay. Nếu mình tin được
tự tâm thì tất cả không có cái nào ở ngoài tâm.
Tâm
có tánh giác ngộ nên gọi là Phật tánh, tâm cùng khắp hư
không chẳng có khứ lai nên gọi là Như Lai, tâm khắp thời
gian không gián đoạn, không sanh diệt nên gọi là Niết Bàn;
cái dụng gọi là Bát Nhã, vì không cần tác ý, khỏi cần
dùng mà tự động dùng. Như cảm giác của lớp da không cần
dùng nó vẫn dùng.
Luân
hồi là do chấp tâm mới có, tức là tâm mình hoạt động,
như thân mình xoay mới thấy căn nhà xoay, nhưng căn nhà không
có xoay. Căn nhà xoay dụ cho sanh tử luân hồi, tại tâm mình
hoạt động nên mới thấy sanh tử luân hồi.
Tiểu
thừa tu khổ, tập, diệt, đạo (Tứ Diệu Đế), tức là pháp
thiền là Ngũ Đình Tâm Quán (5 thứ thiền quán) để đình
chỉ hoạt động cái tâm. Bây giờ phần nhiều người ta thực
hành Sổ Tức Quán là đếm hơi thở từ 1 đến 10, rồi ngược
lại từ 10 lui về 1, có một số ít tu Bất Tịnh Quán, còn
3 thứ quán kia (Lục Thức Quán, Nhân Duyên Quán, Từ Bi Quán)
ít thấy người ta tu. Đó là 5 thiền quán của thừa Thanh
Văn.
Mục
đích của thừa Thanh Văn là muốn dứt lục căn, vì họ chấp
thật lục căn thì phải đối với lục trần, cho nên
theo triết lý gọi là Chủ Quan Duy Vật Luận.
Trung
thừa là thừa Duyên Giác tu Thập Nhị Nhân Duyên (quán từ
vô minh đến lão tử, 12 nhân duyên tuần hoàn).
Mục
đích thừa Duyên Giác muốn dứt nhất niệm vô minh, tức là
cuộc sống hàng ngày mình đều dùng nhất niệm vô minh, từ
niệm này qua niệm khác liên tiếp không ngưng, so với Thanh
Văn thì tiến hơn một bước, nhưng vẫn còn nằm ở trong
tương đối. Thừa Thanh Văn chỉ phá nhân ngã chấp, tới Duyên
Giác thì phá luôn pháp chấp, nên gọi là Chủ Quan Duy Tâm
Luận.
Đại
thừa là Bồ Tát thừa tu 6 Ba La Mật (bố thí, trì giới, nhẫn
nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ), có 3 thứ thiền quán
ghi ở trong kinh Lăng Nghiêm, kinh Viên Giác, mà người dịch
không dịch nghĩa, chỉ có dịch âm, gọi là: Sa Ma Tha, Tam Ma
Bát Đề, Thiền Na. Trong kinh Viên Giác đem 3 thứ thiền quán
này đảo đi đảo lại thành 25 thứ, ở kinh Lăng Nghiêm chỉ
nói 3 thứ này. Trong kinh Viên Giác diễn tả kỹ hơn. Đáng
lẽ, tâm pháp không thí dụ, nhưng Phật miễn cưỡng
ở trong kinh này mà thí dụ:
- Sa
Ma Tha như gương soi các tướng, là cực tịnh nhưng nó đang
dùng, như người nam đến hiện người nam, người nữ đến
hiện người nữ, bất cứ cái gì đến đều hiện.
-
Tam Ma Bát Đề còn gọi là Tam Ma Đề, như lúa mạ dần dần
tăng trưởng, vì cái này biến hóa. Biến hóa từng sát na
nhưng mình không thấy biến hóa, thực tế mình thấy lúa mạ
tăng trưởng. Đó gọi là thiền quán Tam Ma Bát Đề.
-
Thiền Na thí dụ âm thanh trong chuông trống, chuông trống có
âm thanh, nhưng mình không thấy nghe được, khi đánh thì âm
thanh ra, đánh mạnh thì tiếng lớn, đánh nhẹ thì tiếng nhỏ,
mà lại không bị chuông trống hạn chế, vượt ra ngoài xa
chuông trống.
Đại
thừa của Trung Quốc có 4 tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Tam Luận,
Duy Thức.
Tam
quán của tông Thiên Thai giống như 3 thiền quán kinh Lăng Nghiêm,
giống chứ không phải thay thế được. Sa Ma Tha giống như
Không Quán (quán không), Tam Ma Bát Đề giống như Giả Quán,
Thiền Na giống như Trung Quán. Vì thực tế không có danh từ
để dịch, nên người ta chỉ dịch âm. Sắc pháp thì có danh
từ mới có thể dịch, còn tâm pháp không hình tướng không
có số lượng nên rất khó dịch.
Từ
tiếng Phạn dịch sang qua tiếng Trung Hoa còn dễ, vì thời
xưa có Lão Tử, Trang Tử cũng có nhiều danh từ tâm pháp,
nếu bây giờ dịch sang tiếng Anh rất khó. Vì khoa học là
những thứ có hình tướng, về danh từ tâm pháp rất ít.
Vừa
rồi nói Tiểu thừa là Duy Vật, Trung thừa là Duy Tâm, Đại
thừa là Tâm và vật hợp một. Lục Tổ nói Thiền tông (Tối
Thượng thừa) là phi Tâm phi vật, tức là siêu việt tâm và
vật, cách tu là tham công án, tham thoại đầu.
Hỏi:
Tham
Tổ Sư thiền không còn đọc kinh phải không?
Đáp:
|