|
.
Hoà
Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG
TẠI HOA KỲ
TT.
Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
|
|
Hỏi:
Trong
kinh nói có 84.000 pháp môn để tu, sao Thầy chỉ dạy 1 pháp
môn?
Đáp:
Một
pháp môn cũng bao gồm tất cả các pháp môn, pháp môn nào
cũng đều muốn hiển bày cái Tâm. Tổ Sư thiền là pháp thiền
trực tiếp đi con đường thẳng, những pháp kia là đi con
đường gián tiếp. Nhưng cuối cùng cũng từ nghi đến ngộ.
Cho đến Tịnh Độ và các pháp thiền Đại thừa đều cũng
vậy, còn thiền Tiểu thừa chưa ngộ triệt để, vì họ ngộ
rồi còn chấp cái ngộ nên gọi là Niết Bàn Tiểu thừa.
Nói
84.000 pháp môn là ước số, chứ không phải thật nhất định
có 84.000 pháp môn. Ở Trung Quốc gồm có 5 phái (Thiền, Tịnh,
Giáo, Luật, Mật).
Tịnh
Độ phổ biến là Di Đà Tịnh Độ, nhưng có 2 thứ Tịnh
Độ khác là Dược Sư Tịnh Độ (thích hợp cho những người
cầu phước báo) và Đâu Suất Tịnh Độ, người ta còn hoằng
dương.
Quán
Sổ Tức mà người Tiểu thừa còn giữ theo đúng nguyên
thủy, còn người Đại thừa dạy Quán Sổ Tức thì không
phải, Quán Sổ Tức này không phải Đại thừa và cũng không
phải Tiểu thừa, tức là pháp thế gian thì không thể chứng
quả được. Vì lấy ý của mình thay cho ý của Phật để
dạy người, vậy làm sao cho đúng?
Pháp
của Nguyên Thủy thì đúng với thời Đức Phật, nhưng ăn
mặn lại không đúng. Aên mặn là pháp đi khất thực, người
ta cúng cái gì đều phải ăn hết.
Hỏi:
Như
Xã hội văn minh và xã hội kém văn minh thì pháp môn Tối
Thượng thừa thích hợp cho xã hội nào?
Đáp:
Phổ
biến là Tây phương tìm hiểu, nhưng Đông phương cũng tìm
hiểu. Không những nhà triết học, khoa hoa học tìm hiểu,
cho đến những người hoằng dương Tổ Sư thiền phần nhiều
dạy người ta tìm hiểu, cho nên tìm một người ngộ đạo
thật khó. Tuy thật khó có người ngộ đạo, nhưng đời nào
cũng có người ngộ đạo ở bên Thiền tông. Ở bên giáo
môn không thấy người ngộ đạo.
Giáo
Môn của Trung Quốc, Đại thừa có 4 tông: Thiên thai, Hiền
Thủ, Tam Luận, Duy Thức.
Thiên
Thai tông có Trí Giả đại sư ngộ, chính Trí Giả đại sư
nói: “Tôi chỉ ngộ được ngũ phẩm, nếu tôi không dẫn
chúng tu hành thì có thể ngộ cao hơn”. Từ Tổ thứ 3 Thiên
Thai tông là Trí Giả đại sư, sau này không thấy có ai ngộ.
Pháp sư tông Thiên Thai giảng kinh thuyết pháp bây giờ vẫn
còn, nhưng giảng giáo lý Thiên Thai, mà lại quy về Tịnh Độ.
Như Pháp sư Đế Nhàn giảng giáo lý Thiên Thai, nhưng thực
hành Tịnh Độ.
Bây
giờ ở Việt Nam cũng có Quán Tông Thiên Thai. Quán Tông Tự
của Ngài Đế Nhàn ở Tỉnh Chiết Giang Trung Quốc. Bên nay
cũng nói là Quán Tông Thiên Thai, nhưng giáo lý Thiên Thai còn
không biết.
Hiền
Thủ là Tổ thứ 3 của Hoa Nghiêm tông, vì đến Tổ thứ 3
mới hoàn thành tông Hoa Nghiêm, nên người ta gọi là Hiền
Thủ tông. Thiên Thai tông cũng vậy, do Trí Giả đại sư ở
núi Thiên Thai hoàn thành Pháp Hoa tông, nên người ta gọi là
Thiên Thai tông.
Duy
Thức là do Đường Tam Tạng (Huyền Trang) từ Ấn Độ truyền
qua, dịch kinh thì nhiều, nhưng không có nghe ai chứng quả.
Tổ
của Tam Luận tông là Ngài Long Thọ, sau này không nghe ai chứng
quả nữa.
Thiền
tông trong lịch sử Thiền tông Trung Hoa có 7.000 Tổ đều có
ghi tên họ và nói sự truyền thừa từ Tổ từ Tổ, làm sao
mà được ngộ? Như có người thấy con khỉ leo cây mà ngộ,
có người thấy hoa đào nở mà ngộ, có người đi bị vấp
té mà ngộ, có người bị bạt tai mà ngộ, có người nghe
hát mà ngộ,…
Như
Hòa Thượng Thủy Liêu là một cao Tăng đến yết kiến Mã
Tổ. Mã Tổ bảo đảnh lễ, Thủy Liêu vừa quỳ xuống thì
bị Mã Tổ đá nhào xuống đất liền ngộ.
Đệ
tử của Đạo Lam Thiền sư muốn từ giả đi chỗ khác, Đạo
Lam hỏi: Ông muốn đi chỗ nào?
Đệ
tử nói: Thầy không dạy Phật pháp, con xuất gia là muốn
giải thoát, mà không có Phật pháp làm sao giải thoát?
Thầy
nói: Nếu Phật pháp thì ở đây tôi cũng có chút đỉnh vậy.
Đệ
tử hỏi: Thế nào là Phật pháp của Hòa Thượng?
Đạo
Lam nhổ lông áo dài thổi trước mặt Thị Giả, Thị Giả
liền ngộ. Thị Giả tên là Hội Thông.
Công
án giống như vậy ở trong Thiền tông rất nhiều. Những người
thông giáo lý mà ngộ cũng có, như Nam Tuyền,… người không
biết giáo lý ngộ cũng có.
Tiểu
thừa cho là người nữ không thể ngộ được, nên các nước
Tiểu thừa không cho người nữ xuất gia. Còn trong Thiền tông
có nhiều người nữ ngộ đạo. Trong Đường Lối Thực Hành
Tham Thiền đề ra 3 đứa bé gái (8 tuổi, 13 tuổi, 15 tuổi)
ngộ đạo.
Phật
muốn mình ngộ, chứ không phải muốn mình hiểu. Nếu đuổi
theo cái hiểu đó thì không bao giờ ngộ được.
Cô
Trịnh 13, lúc 12 tuổi theo Sư Cô đi tham vấn Quy Sơn. Sư Cô
ấy đuổi theo lời nói, Trịnh 13 ngộ mà tự mình không biết.
Trưởng
lão Bảo Phước hỏi: Có phải Trịnh 13 gặp Quy Sơn không?
Trịnh
13 đáp: Phải.
Bảo
Phước hỏi: Quy Sơn đã tịch rồi sẽ đi về đâu?
Trịnh
13 không trả lời, đứng một bên thiền sàng.
Trưởng
lão khác hỏi: Ngày bình thường miệng nói như suối chảy,
nhưng hôm nay lại không nói?
Trịnh
13 nói: Nhúc nhích hai miếng da này làm được gì?
Trưởng
lão nói: Vậy không dùng hai miếng da thì làm được cái gì?
Trịnh
13 nói: Bịt miệng con chó lại.
Trịnh
13 theo đến Quy Sơn lễ bái rồi đứng dậy, Quy Sơn hỏi:
Sư Cô này ở đâu?
Sư
Cô nói: Ở bờ sông Nam Đài.
Quy
Sơn liền hét đuổi ra, rồi hỏi: Bà sau lưng Sư Cô ở đâu?
Trịnh
13 lại gần.
Quy
Sơn hỏi lại lần nữa.
Trịnh
13 nói: Đã trình cho Hòa Thượng rồi!
Quy
Sơn bảo Trịnh 13 và Sư Cô đi xuống Pháp Đường. Sư Cô
nói: Bình thường Trịnh 13 nói chuyện như kiếm bén, tại
sao Đại Sư hỏi không trả lời được?
Trịnh
13 nói: Khổ thay! Khổ thay! Uổng công lâu nay phải đi hành
cước, nên cởi áo xuất gia cho tôi mặc đi!
Sau
này đem chuyện kể cho La Sơn Thiền Sư (Thiền Sư đã ngộ
có danh tiếng): Tôi tham kiến Quy Sơn và trả lời như vậy
được không?
La
Sơn nói: Chẳng những không lỗi.
Sư
Cô nói: Lỗi ở chỗ nào?
La
Sơn nạt một tiếng.
Trịnh
13 nói: Cảnh thượng thiên hoa.
(Người
ngộ thì khác, nếu chưa ngộ hiểu theo bộ óc, như Sư Cô
đó).
Hỏi:
Thầy
đã nói trong sách lịch sử Thiền Tông Trung Hoa có 7.000 người
đã ngộ, khi một người được ghi là ngộ do chính người
đó nói là tôi ngộ hay do người khác xác nhận người đó
ngộ mới được ghi vào sử. Ví dụ nhớ lại Phật Thích
Ca thì Phật Thích Ca tự nói ta ngộ, chứ đâu có ai xác nhận
Phật đã ngộ?
Những
quyển sách của người Trung Hoa hay của người Nhật Bản
nói: Các đệ tử tham thoại đầu hay tham công án, rồi vô
gặp Thầy trình sở đắc của mình. Đầu tiên, Thầy nói
chưa ngộ gì hết. Lần thứ hai có thể gần, lần thứ ba
cũng chưa, lần thứ tư nói là ngộ. Vậy chuyện trong sách
do ông Thầy nói đã ngộ hay người đệ tử nói chính tôi
ngộ rồi?
Đáp:
Không
phải ai nói, trong Pháp Bảo Đàn, có người hỏi Lục Tổ:
Ngài ngộ chưa?
Lục
Tổ nói: Tôi chưa ngộ.
Trong
Nam Tuyền ngữ lục kể công án có Ông Quan hỏi Ngũ Tổ: Tại
sao 500 Tăng chỉ có Lục Tổ được truyền y bát, còn những
người kia không được truyền?
Ngũ
Tổ nói: 499 người kia đều biết Phật pháp, chỉ có Huệ
Năng là siêu việt nên mới được truyền.
Hỏi:
Sở
dĩ có câu hỏi là Thầy đã nói lịch sử Thiền tông có ghi
7.000 Tổ đã ngộ rồi. Vậy ai xác nhận những người ấy
đã ngộ?
Đáp:
Ai
xác nhận đâu! Ngày xưa, lời nói của chư Tổ không cho đệ
tử ghi, nhưng do tánh con người ham biết ghi lén, mới thành
Truyền Đăng Lục, lúc ấy vua niên hiệu là Cảnh Đức, còn
gọi là Cảnh Đức Truyền Đăng Lục. Trong này ghi 1700 công
án, những người ngộ này có thầy ấn chứng, nhưng sự ấn
chứng không nói ra. Như Quy Sơn và La Sơn ấn chứng Trịnh
13 đã ngộ, nhưng không có nói đã ngộ.
Có
chỗ ấn chứng là phần ít, còn phần nhiều không có ấn
chứng. Ngày xưa có người ra hoằng pháp không nói là được
truyền pháp của ai. Đến khi người ta mời trụ trì hoằng
pháp, đốt cây nhang đầu tiên mới nói “tôi được nhờ
thầy… mà được ngộ đạo”. Chính thầy ấy còn chưa biết,
khi gởi thư đến thầy nói rằng: “Con nối pháp của thầy”
thì thầy xem thư mới biết mình có đệ tử này sao! Vì lâu
quá nên quên. Có đệ tử gởi thư tới thì thầy đã tịch.
Hỏi:
Nếu
người đã kiến tánh mà không có thầy ấn chứng thì người
đó có thể tự biết không?
Đáp:
Thì
người đó tự biết, tức là cái biết đó không phải là
cái biết của bộ óc. Như Trịnh 13 đã ngộ thì tự biết,
còn Sư Cô chẳng biết gì. Vì hiểu biết thế gian cần có
cái để chứng minh, nhất là dùng logic để chứng minh. Logic
thì những việc tương đối mới chứng minh được. Kiến
tánh là phủ nhận tương đối, logic không thể chứng minh
được và người thường cũng không thể lấy cái gì để
chứng minh, tức là người ngộ với người ngộ tự biết.
Nhưng nói với người chưa ngộ thì không được.
Trong
lịch Thiền tông có Thị giả đã ngộ và có một Tăng đối
với Phật pháp cũng có giải ngộ cao, mà chưa kiến tánh,
nhưng ông cứ tưởng là mình đã ngộ. Hai vị cùng đi chung
nói chuyện với nhau, Thị giả biết ông đó chưa ngộ.
Đường
lên núi được nửa đường, Thị giả lượm một cục đá
để trên tảng đá, nói: Xin mời Sư huynh nói cho một chuyển
ngữ?
Tăng
ấy nhìn đi nhìn lại nói không được.
Nếu
người đã ngộ đâu cần phải nhìn đi nhìn lại! Như chuyện
Quy Sơn: Lúc ấy Quy Sơn đã ngộ làm Điển Tọa (coi nhà bếp)
trong thiền hội Bá Trượng.
Một
hôm, Bá Trượng đưa Quy Sơn trụ trì nơi núi Đại Quy, có
Thủ Tọa (chức dưới quyền trụ trì) không phục nói: Con
là Thủ Tọa không đi trụ trì, sao lại Quy Sơn được đi
trụ trì?
Bá
Trượng nói bây giờ thử: Không cho gọi là bình nước, vậy
gọi là cái gì?
Thủ
Tọa nói: Không được gọi là nút chai. (Tức là ông không
gọi bằng bình).
Rồi
hỏi Quy Sơn: Không được gọi bằng bình, vậy gọi cái gì?
Quy
Sơn đá ngả bình rồi đi ra.
Bá
Trượng nói: Phải không! Khác mà!
Người
chưa ngộ thì khác, lại đuổi theo lời nói, như không gọi
bằng bình thì gọi cái khác, còn Quy Sơn đá ngả bình đi
ra. Vừa rồi, Trịnh 13 đâu cần mở miệng! Trịnh 13 đã ngộ
được Quy Sơn ấn chứng, nhưng Sư cô cùng đi không biết
gì, còn trách Trịnh 13 bình thường nói chuyện hay mà nay không
trả lời được.
Bây
giờ, thiền Nhật Bản và thiền Đại Hàn, vì muốn chìu hàng
trí thức tìm hiểu, thành ra cho công án để tìm hiểu đáp
án. Công án là để cho ngộ là chấm dứt sự tìm hiểu, trái
lại tìm hiểu làm sao ngộ được? Mọi người đi học thiền
Nhật Bản, rồi về cũng dạy người ta đáp án! Cho nên, Tổ
Sư thiền hiện nay muốn chấm dứt.
Kim
Sơn và Cao Mân là 2 Thiền Đường nổi tiếng, ngày xưa Ngài
Lai Quả ở Thiền Đường Kim Sơn kiến tánh, bây giờ chỉ
còn một ông già ở đó tham thiền; Ngài Lai Quả ở Thiền
Đường Cao Mân không cho giảng công án. Lúc tôi ở Thiền
Đường Cao Mân một tháng, thấy đêm nào cũng có giảng công
án.
|