Phật
tử tại gia tu thiền cần trường trai không?
Đáp:
Có
cần trường trai hay không cần trường trai là tương đối,
cho nên không nói cần hay không cần, vì việc này là nhân
quả. Như ăn một cục thịt thì phải trả một cục thịt,
giết một mạng thì phải trả một mạng. Nếu mình sẵn sàng
để cho người ta ăn thì cứ ăn người ta. Nếu mình sợ người
ta ăn mình thì mình đừng ăn người ta. Kinh Lăng Nghiêm nói:
Kiếp này làm người ăn thịt dê, kiếp sau mình đầu thai
dê, dê đầu thai người thì nó ăn lại. Tức là thay phiên
ăn lẫn nhau, cũng như mình ăn thân của mình vậy.
Hỏi:
Mấy
mươi năm thực hành thiền, Hoà thượng có tâm đắc điều
gì của mình và có suy nghĩ gì sự truyền bá trong giai đoạn
phát triển của xã hội, có thuận nghịch gì không?
Đáp:
Vì
sự hoằng pháp cũng làm sự chướng ngại việc tu của tôi.
Tại sao? Vì bắt đầu ra hoằng Tổ Sư thiền, người ta hỏi
tôi thì tôi phải biết. Nếu tôi không biết thì sao người
ta tin tôi được! Bất cứ người ta hỏi cái gì thì tôi phải
biết. Bây giờ, tình hình xã hội kinh tế… tôi phải biết,
chính cái đó làm chướng ngại việc tu. Đã dùng cái không
biết để tu, mà lại dùng cái biết mãi, vậy làm sao không
bị chướng ngại?
Nhưng
tôi hy vọng các vị kiến tánh trước tôi, như trong Thiền
tông có: Ngài Thần Tán kiến tánh, mà thầy của ngài chưa
kiến tánh. Nên thầy của ngài xin làm đệ tử ngài.
Hỏi:
Kính
xin Hòa Thượng dạy cho phương pháp tham thiền, để ứng dụng
trong đời sống hằng ngày khỏi bị chướng ngại với nhau?
Đáp:
Khoảng
4, 5 năm trước, tôi ở Mỹ được mời đi Canada dạy Tổ
Sư Thiền, ở Mỹ có 10 Phật tử đi theo; trong đó có 2 mẹ
con, người mẹ tên là Nguyệt Anh, có đứa con mới 3 tuổi
tây, cũng được mẹ nó dạy nó tham thiền 4 tháng, tham câu
“khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Khi đến tới thành
phố Toronto, có quán khoa học, trong đó có máy vi tính đo hoạt
động bộ não, cái máy chia ra làm ba mươi mấy cấp. Khi để
tay trên máy thì đèn báo sáng ở trên, mọi người đi trong
đoàn đều có tham thiền, mỗi người đều đo thì đèn báo
ở trên sáng từ từ xuống rồi tự tắt.
Tôi
thường thuyết pháp, người già 70, 80 tuổi đều tham thiền
được, con nít 7, 8 tuổi cũng tham thiền được. Nhưng đứa
bé mới 3 tuổi tôi không tin nó tham thiền được. Sẵn có
máy thử, tôi ẩm nó để trên đầu gối tôi, tôi cầm tay
nó để trên cái máy. Ban đầu đèn báo cũng sáng, tôi bảo
nó tham thiền đi, nó liền tham thiền, đèn báo cũng từ trên
xuống, rồi tự tắt đèn.
Cái
máy đo thì không có gạt ai. Bên cạnh các người Canada đang
đứng nhìn, mà họ đã đo qua máy. Họ nói: Ai đo, đèn báo
đều tắt và luôn đứa bé cũng vậy, còn chúng tôi tại sao
không được?
Tôi
nói với họ: Hãy bớt suy nghĩ thì đèn báo mới xuống và
tắt được.
Họ
nói: Tôi không suy nghĩ, nhưng đèn báo không xuống được.
Miệng
họ nói không suy nghĩ, nhưng bộ óc đâu chịu nghe lời. Vì
họ chưa có tập thì làm sao khống chế bộ óc được. Những
người này đều có tập tham thiền rồi, nên khống chế bộ
óc rất dễ. Nhưng đứa bé này đặc biệt, chắc là kiếp
trước nó có tham thiền. Nó sẵn có cái không biết nên đèn
báo xuống mau hơn những người lớn. Người lớn đã tập
tham thiền mười mấy năm, lại đèn xuống chậm hơn nó. Vì
người lớn đã biết nhiều, muốn dẹp cái biết, phải trải
qua thời gian lâu.
Sau
khi về Mỹ, nó dạy tham thiền cho mấy đứa 7, 8 tuổi.
Hỏi
nó: Sao không dạy cho mấy đứa bằng mầy?
Nó
nói: Mấy đứa đó không biết.
Vì
vậy, dùng cái không hiểu không biết để tu thì dễ hơn dùng
cái biết để tu. Tham thiền dùng cái không hiểu không biết
chấm dứt tất cả biết như gió thổi tan mây đen, nếu thổi
trống được lỗ nhỏ thì ánh sáng mặt trời ngay chỗ đó
xuyên qua, dùng liền chứ không phải đợi tới kiến tánh
mới dùng được. Lúc đó bộ não không biết, nhưng công việc
của bộ não đều được hoàn thành. Có nhiều Phật tử cũng
đạt đến mức độ này, nhưng chỉ được chút ít. Nếu
ngưng tham thiền như mây đen che lại thì không dùng được
nữa. Nếu gió thổi tan mây đen được lỗ lớn hơn thì cái
dùng nhiều hơn.
Hỏi:
Tổ
Sư thiền và Như Lai thiền khác nhau như thế nào ?
Đáp:
Như
Lai thiền là dùng cái biết để tu, có giai cấp: Thập Tín,
Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Trụ, Đẳng
Giác và Diệu Giác, tổng cộng gồm có 52 cấp.
Còn
Tổ Sư thiền không có cấp bậc, nhưng có tam quan: Sơ Quan,
Trùng Quan và Mạt Hậu Lao Quan. Kỳ thật, có người khỏi
cần phải qua Sơ Quan, Trùng Quan, có khi thẳng đến Mạt Hậu
Lao Quan.
Cho
nên giáo môn tụng kinh là tu. Quán Tông Tự của Ngài Đế
Nhàn, mỗi thời tụng kinh phải 2 giờ, mỗi ngày 3 thời. Nếu
tụng không đủ 2 giờ thì Ngài quở cho là làm biếng. Vì
tụng kinh đến đâu là quán tưởng đến đó, gọi là tùy
văn quán tưởng, tức là đang tụng kinh là đang tu thiền quán,
chứ không phải tụng cho Phật nghe.
Khai
thị Thiền thất ngày 16-4 =>22-4-1999 tại chùa Hưng Phước.
Hỏi:
Ngài
Bác Sơn trong Tham Thiền Cảnh Ngữ dạy: Người tham thiền
nếu chưa triệt ngộ, trước hết phải lo giải quyết bổn
phận của mình phải kiến tánh, chứ không được dạy người
khác, ý như vậy là thế nào?
Đáp:
Muốn
dạy người khác phải biết phương tiện, nếu không
biết phương tiện mà dạy người thì có thể làm hại người,
nên chư Tổ phải nói như vậy.
Hỏi:
Con
có đọc tiểu truyện của Ngài Đại Am Tĩnh Sư là một thiền
sư kiến tánh, sau này sao Ngài lại tu Tịnh Độ? Khi Ngài
sắp lâm chung thì được vãng sanh cực lạc. Như vậy con không
hiểu rõ, kính xin Sư Phụ khai thị?
Đáp:
Kiến
tánh rồi đi hoằng Tịnh Độ thì có thể được, chứ kiến
tánh rồi đâu có thể tu Tịnh Độ! Ông ấy không có biết.
Người tu Tịnh Độ không tin pháp môn Tổ Sư thiền, không
tin tự tâm, nên họ phải đi đường xa, khi được vãng sanh
rồi thì Phật A Di Đà mới dạy pháp môn tham thiền là từ
nghi đến ngộ. Đó là được ghi từ kinh Đại A Di Đà.
Người
tu Tịnh Độ không biết, cho thiền không phải Tịnh Độ.
Nhưng 3 cách tu của Tịnh Độ đều là thiền (Thật tướng
niệm Phật gần bằng như Tổ Sư thiền, quán tưởng niệm
Phật có 16 pháp thiền quán ở trong kinh Quán Vô Lượng Thọ,
còn trì danh niệm Phật mục đích là đến nhất tâm bất
loạn cũng là thiền). Tất cả các pháp môn của Phật dạy
đều lấy thiền làm căn bản, không có thiền thì không thể
tu được. Không những Phật giáo là vậy, mà tà ma ngoại
đạo đều cũng có thiền.
Nhưng
tà ma ngoại đạo thì không có phá ngã chấp, nên không được
giải thoát. Chánh pháp thì phá ngã chấp, cũng như người
tu Tịnh Độ phát đại nguyện, rồi thực hành đại nguyện
của mình phát, tức là phá ngã chấp. Còn ông này thì ngã
chấp chưa phá được, vậy làm sao giải thoát hay nói vãng
sanh cũng chưa chắc được. Việc như thế, làm cho người
ta hiểu lầm tức là hại người. Nếu làm cho người
ta hiểu lầm và bị hại thì phải đọa địa ngục.
Hỏi:
Cụ
Để Hòa thượng được ngộ đạo do Thiên Long Thiền sư khai
thị giơ một ngón tay, sau này đệ tử cũng bắt chước giơ
một ngón tay thì mới lập phương tiện mài con dao thật bén
để trong túi áo. Một hôm hầu trà, Hòa thượng hỏi thì
giơ ngón tay lên, Hòa thượng chặt đứt. Như vậy Hòa thượng
có lỗi không?
Đáp:
Cụ
Để Hòa thượng chưa ngộ mà tưởng mình đã ngộ, một hôm
ngồi ở thiền sàng gặp cô Ni Thật Tế từ ngoài bước vô
chùa không chịu bỏ nón xuống. Cụ Để mới nói: Xin cô lấy
nón xuống.
Ni
Cô đi 3 vòng rồi nói 3 lần: Nói được thì ta bỏ nón xuống.
Cụ
Để nói không được, cảm thấy mắc cỡ, biết Ni Cô rất
hay. Ni Cô định đi ra, Cụ Để nói: Trời gần tối, mời
Ni Cô ở lại một đêm (để thỉnh giáo).
Ni
Cô nói 3 lần: Nói được thì ta ở lại.
Cụ
Để vẫn không nói được, Ni Cô bỏ đi. Sau khi Ni Cô đi rồi,
Cụ Để cảm thấy hổ thẹn, mình là đại trượng phu mà
không bằng người nữ. Trong Phật pháp Tỳ Kheo Ni có bát kỉnh
đối với Tỳ Kheo tức là Tỳ Kheo Ni 100 tuổi hạ cũng phải
đảnh lễ Tỳ Kheo mới thọ giới. Nhưng Tỳ Kheo Ni kiến tánh
thì Tỳ Kheo phải đảnh lễ Tỳ Kheo Ni.
Cụ
Để định bỏ chùa đi tham học, nhưng đêm đó chiêm bao thấy
Hộ Pháp thần cho biết: “Ông khỏi đi, ngày mai sẽ có thiện
tri thức đến”. Đúng ngày mai có Thiên Long thiền sư đến,
cụ Để tiếp đãi tử tế, rồi đem chuyện Ni Cô Thật Tế
kể cho Thiên Long thiền sư nghe và nhờ thiền sư chỉ dạy.
Thiên Long thiền sư không nói, chỉ đưa một ngón tay lên thì
cụ Để liền ngộ.
Về
sau có người đến hỏi pháp, cụ Để cũng đưa một ngón
tay lên, thị giả thấy và bắt chước, có ai hỏi thì thị
giả cũng đưa ngón tay lên. Người ta lại nói với cụ
Để, thị giả của ngài thuyết pháp cũng hay vậy. Cụ Để
hỏi: Thuyết pháp như thế nào?
Người
ấy nói: Có ai hỏi pháp thì thị giả cũng đưa ngón tay lên.
Cụ
Để mài con dao thật bén để trong túi áo, có một hôm thị
giả bưng trà đến cụ Để, rồi cụ Để hỏi thị giả:
Thế nào là Phật?
Thị
giả liền đưa ngón tay lên, cụ Để lấy dao chặt ngón tay,
thị giả hoảng sợ bỏ chạy, cụ Để rượt theo và nói
“đứng lại!”, thị giả đứng lại nhìn. Cụ Để hỏi:
Thế nào là Phật? Thị giả giơ tay lên không thấy ngón tay
rồi liền ngộ.
Hỏi:
Con
đã tham Tổ Sư thiền, nhưng có người nhờ con dâng hương
lễ sám, việc này có nên làm không?
Đáp:
Theo
giáo môn, tụng kinh là tu. Giáo môn của Thiên Thai tông
ở Trung Quốc tên là Quán Tông tự (Ninh Ba), Pháp sư Đế Nhàn
trụ trì ở đây, ngài là đời thứ 42 của tông Thiên Thai
dạy người ta tu thiền giáo môn, mỗi ngày 3 thời tụng kinh,
mỗi thời phải 2 giờ. Tụng kinh là thiền quán, tức là tụng
đến đâu quán đến đó gọi là tùy văn quán tưởng.
Nếu
tụng không đủ 2 giờ thì ngài Đế Nhàn quở là làm biếng.
Bây giờ các chùa cũng tụng bao nhiêu đó, thường thường
chỉ có 40 phút là xong. Sự thật tụng kinh là tu, chứ không
phải tụng kinh để cho Phật nghe. Vì lời của Phật dạy
cho người ta tu, chứ Phật đâu cần nghe, mà cho Phật nghe
là có công đức, như thếø lừa gạt mình và lừa gạt người
.
Hỏi:
Thông
thường các thầy dạy Phật tử niệm Phật khi chết thì Phật
rước về Tây Phương, tụng kinh thì rất nhiều, niệm Phật
có ghi 108 biến, nhưng họ niệm có 10 biến, ra ngoài ngồi
nói chuyện sàm. Con nhân cơ hội họ thích niệm Phật, con
hướng dẫn họ niệm Phật đi kinh hành ở chánh điện có
được không?
Đáp:
Họ
niệm Phật mà không phải niệm Phật của Tịnh Độ, giáo
môn thì không đúng tông chỉ của giáo môn. Niệm Phật thuộc
tông Tịnh Độ, thực hành tín, hạnh, nguyện mới là tông
chỉ Tịnh Độ. Chỉ có niệm Phật thì cũng không phải Tịnh
Độ, vì không thực hành đúng theo tông chỉ Tịnh Độ. Giáo
môn ở Trung Quốc có 4 tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Tam Luận,
Duy Thức.
Thiên
Thai tông là giáo môn, vừa tụng tới đâu thì thiền quán
tới đó. Tông chỉ Tịnh Độ gồm có: “Tín, hạnh, nguyện”.
Tín là có 3 thứ tin, nguyện có 2 thứ nguyện, hạnh tức là
niệm Phật cũng có 2 thứ: Nhất tâm niệm Phật và tán tâm
niệm Phật. Chỉ hạnh thì không thể vãng sanh được, vãng
sanh được hay không là do cái nguyện.
Nếu
phát tiểu nguyện thì không được vãng sanh, mà phát đại
nguyện lại không thực hành đại nguyện của mình phát cũng
thành nguyện suông nguyện giả cũng không được vãng sanh.
Nhưng bây giờ chưa thấy người nào tu đúng tông chỉ Tịnh
Độ, không đúng thì làm sao được vãng sanh!
Đại
nguyện của Phật A Di Đà giống như tổng đài phát thanh,
nếu mình có radio nhỏ ở bất cứ chỗ nào, xa cách mấy cũng
thâu được; muốn thâu được thì phải tương ưng với tổng
đài, nếu mình vặn tầng số sai một chút cũng thâu không
được.
Bây
giờ, những người tu Tịnh Độ không những thực hành xê
xích một sợi tóc, mà xê xích không biết bao nhiêu dặm thì
làm sao tương ưng với đại nguyện Phật A Di Đà!
Hỏi: