Đáp:
Vì
tại chấp mới có, nên ngài Lâm Tế nói “gặp Phật chém
Phật, gặp ma chém ma”, tại tâm mình chấp Phật nên phải
chém tâm chấp Phật, tại tâm mình chấp ma thì phải chém
tâm chấp ma.
Hỏi:
Thường
5 giờ sáng tụng kinh Lăng Nghiêm, Đại Bi Thập Chú, rồi qua
tháng khác thì tụng kinh Pháp Hoa, Thủy Sám, Vu Lan. Bây giờ
bắt đầu tham thiền không tụng kinh nữa, vậy có lỗi không?
Đáp:
Nếu
như trước kia tụng kinh thì đã có lỗi rồi đó! Tại vì
tụng kinh là tu theo giáo môn, tụng kinh tới đâu là thiền
quán tới đó. Nếu tụng kinh mà không thiền quán, cho người
hiểu lầm tụng kinh có công đức, cũng như câu hỏi đó thì
đã có tội rồi, vì để cho người ta hiểu lầm Phật giáo.
Tham
Tổ Sư thiền phải giữ đúng vai trò hành giả tham Tổ Sư
thiền. Thiền Tịnh Độ phải giữ đúng vai trò thiền Tịnh
Độ. Thiền Tịnh Độ có 3 cách thiền có ghi trong kinh Tịnh
Độ. Nếu tu một pháp môn nào không thành thì có thể tu pháp
môn khác cũng được, chứ làm sao có lỗi?
Trước
kia tụng kinh không đúng theo vai trò tụng kinh là thiền quán
tụng kinh. Theo giáo môn tụng kinh là thiền. Như ngài Đế
Nhàn, mỗi thời kinh phải 2 giờ, một ngày 3 thời kinh. Nếu
tụng kinh không đủ 2 giờ thì ngài quở làm biếng. Vậy người
hỏi tụng kinh có thiền quán không? Nếu không thì đã có
lỗi rồi.
Hỏi:
Người
ăn con nhộng khi kéo tơ tầm hết. Vậy có bị nhân quả không?
Đáp:
Có
sát sanh thì phải đền mạng, ăn cục thịt phải trả cục
thịt, chứ không phải có tội hay không có tội! Đó là việc
nhân quả, tạo nhân nào thì chịu quả nấy. Tôi nói “nếu
không sợ người ta ăn mình thì mình cứ ăn người ta, nếu
sợ người ta ăn mình thì mình đừng ăn người ta”.
Hỏi:
Chúng
con là hành giả mới, kính xin Sư Phụ từ bi phổ biến tài
liệu khoa học và tâm linh trong Phật pháp để chúng con tăng
trưởng lòng tin và dạy lại đường lối tham Tổ Sư thiền?
Đáp:
Tâm
linh và khoa học trong Phật pháp là mục đích tôi muốn hoằng
dương người tây phương, vì người tây phương phải có bằng
chứng cụ thể thấy được họ mới chịu tin, nếu họ không
tin thì không học. Cuốn Tâm Linh và Phật Pháp không bằng
cuốn Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21, cuốn này bao gồm hết. Tôi
đã nói hơn Sinh Lý Giải Phẩu, Tâm Lý Học, Triết Học, Tự
Nhiên Khoa Học của đại học Mỹ, 4 thứ hợp lại giải thích
còn không thông. Cuốn Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 giải thích đầy
đủ trọn vẹn hơn 4 đại học hợp lại.
Hỏi:
Hành
giả tham thiền bị những thử thách đau khổ, có phải đó
là lúc trả nghiệp không?
Đáp:
Làm
sao cứ trả nghiệp trả nghiệp! Ở trong thuận cảnh tu khó
hơn ở trong nghịch cảnh. Như người ta chấp nhập thất,
tự mình nhốt trong phòng không tiếp xúc bên ngoài, nếu lấy
cái đó để tu là có hại chứ không có ích, tại vì không
có tiếp xúc thì không có cảnh để khởi tâm động niệm.
Tôi có kể thằng bé ở trên núi 20 năm, vì không tiếp xúc
thì không khởi tâm động niệm, có tiếp xúc mới gọi là
tu, không tiếp xúc sao gọi là tu? Rồi người ta nói là thử
thách, nói là trả nghiệp! Đó là nói bậy. Vậy như thằng
bé xuống núi thấy người nữ gọi là trả nghiệp sao?
Hỏi:
Chúng
con tham thiền đã lâu, nhưng vẫn thấy những tập khí vẫn
còn nhiều, chỉ bớt chút đỉnh chứ không bỏ hẳn được.
Vậy chúng con phải làm thế nào?
Đáp:
Phải
hỏi và nhìn thì lâu ngày thấy như khờ ngốc, nên tập khí
sẽ bớt dần dần. Nhưng người ta không biết coi người đó
như người khờ ngốc, vì cái gì đều cũng không biết.
Hỏi:
Khi
thiền thì tâm tịnh trở thành không, khi nào nhận biết được
bản lai của mình hiện ra?
Đáp:
Nếu
nói như vậy thì người đó không có tham thiền. Vì tham thiền
là giữ cái không biết. Người đó dùng cái biết để tìm
hiểu tâm tịnh, không những không chấm dứt mà còn kéo dài
phát triển tìm hiểu, như thế là nghịch với tham thiền.
Hỏi:
Khi
thiền tâm tịnh thì cảnh giới Phật được ra, như vậy cảnh
giới Phật thật hay giả? Nếu cảnh thật thì người ngồi
thiền có tiếp nhận được cảnh giới đó không?
Đáp:
Người
đó có thể tẩu hỏa nhập ma, tức là giống ma. Tham thiền
thì không biết, làm sao biết những cái đó? Sao còn đi tìm
hiểu mấy cái đó?
Tâm
tịnh Phật độ tịnh là Tịnh Độ, tức là thật tướng
niệm Phật không cần vãng sanh. Còn Thiền chỉ cần hỏi và
nhìn để giữ nghi tình.
Hỏi:
Tâm
từ đâu ra?
Đáp:
Bây
giờ ông tự hỏi để mà tham! Tâm là một danh từ ai cũng
nói được, nhưng Tâm là cái gì thì ai cũng không biết! Luôn
cả Phật Thích Ca cũng không biết. Nếu tâm bị Phật Thích
Ca biết thì nó thành sở biết. Có sở biết và có năng biết
là nhị. Còn chân tâm bất nhị hay còn gọi là tự tánh bất
nhị. Cho nên, tự tánh không cho ai biết được, tự tánh tự
biết.
Nếu
ông muốn ngộ phải nghi, còn dùng bộ não để tìm hiểu thì
một trăm năm, một kiếp hay hai kiếp, muôn ngàn triệu kiếp
cũng không thể tìm được. Vì bộ não không thể biết được
tự tánh, tại bộ não là vật chất, còn tự tánh không phải
vật chất. Như lục thức phối hợp với lục căn nghe lệnh
của bộ não, đó là vọng tâm tức là bộ não.
Hỏi:
Tu
theo pháp môn Tổ Sư thiền được giác ngộ rồi sẽ trừ
tập khí, sau người ấy chết có đầu thai làm người để
độ chúng sanh không?
Đáp:
Bây
giờ tự lo cho mình được giác ngộ rồi tự biết, nếu dùng
bộ não để đoán mò bậy bạ chỉ là chướng ngại thôi!
Người hỏi có đọc Bát Nhã Tâm kinh: “Vô vô minh diệc vô
vô minh tận, vô lão tử diệc vô lão tử tận”, không có
già không có chết tức là không có sanh tử, đã ngộ không
có sanh tử làm sao đi đầu thai? Nếu còn đi đầu thai thì
chưa ngộ. Ngộ là vốn không có sanh tử gọi là liễu thoát
sanh tử, mà còn hỏi kiến tánh rồi còn đi đầu thai không?
Hỏi gì kỳ vậy!
Hỏi:
Con
chưa hiểu 2 chữ “năng, sở”, kính xin Sư Phụ giải thích?
Đáp:
Ông
có ăn cơm không?