|
.
Hoà
Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG
TẠI VIỆT NAM
TT.
Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
|
|
Hỏi:
Mẹ
con bán chim phóng sanh, có một số chim bị chết, con nhổ lông
đem bán để khỏi bị lỗ. Như vậy con có bị phạm vào nhân
quả hay không?
Đáp:
Mua
chim về rồi tụng kinh để phóng sanh, mà nhiều con đã bị
chết. Việc làm này không đúng, phóng sanh không có ý để
mua; tức là gặp chỗ nào thì mua phóng sanh chỗ ấy liền.
Chứ không đến chỗ bán chim để mua, người ta đem vào chùa
bán cũng không được mua.
Người
ta đem chim vào chùa bán mà mình mua để phóng sanh, là mình
mướn người ta đi bắt chim. Chứ không phải phóng sanh.
Nếu
mua chim về để bán thì bị tội nhân quả. Vì họ mua bán
sinh mạng để kiếm lời, dù chim không bị chết nhưng nó
cũng đau khổ, vì vậy người bán chim phải bị nhân quả.
Hỏi:
Những
đứa con ngỗ nghịch bất hiếu, có phải cha mẹ bị mắc
nợ ở kiếp trước không?
Đáp:
Cũng
có người sanh 2 đứa con, người con có hiếu thì đến trả
nợ, người con bất hiếu thì đến đòi nợ.
Hỏi:
Tự
tánh vốn sẵn có, sao bộ não xen vào Tự tánh?
Đáp:
Bộ
não là nghiệp tạo thành, do chủng tử thiện ác kiếp trước
của thức thứ 8 đem theo đầu thai. Vì ngã chấp của thức
thứ 7 khiến cho lục thức lục căn hợp tác nghe theo lệnh
của bộ não. Bộ não là hệ thống thần kinh theo ngã chấp
mà tạo nghiệp nhân thì phải chịu nghiệp quả, chứ không
phải Tự tánh bất nhị không có tương đối. Khi chuyển bát
thức thành tứ trí thì mới hiện Tự tánh bất nhị. Còn
bây giờ Tự tánh bị che khuất, nên lục căn và lục thức
theo lệnh của bộ não.
Hỏi:
Tại
sao tâm ma ở trong thì khó trị, còn tâm ma ở ngoài thì dễ
trị?
Đáp:
Ở
ngoài thì không phải tâm ma, tự tâm của mình sanh mới gọi
là tâm ma. Tâm ma ở trong ra thì khó trị, vì mình không biết;
còn tâm ma ở ngoài vô thì dễ trị. Nếu mình giữ được
chánh niệm nên ma không thể có. Thực hành được 9 chữ “vô
sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ” thì ma cũng không đến
được.
Hỏi:
Người
cư sĩ thọ tam quy ngũ giới có bắt buộc phải ăn chay không?
Đáp:
Nên
ăn chay, vì giới thứ nhất là cấm sát sanh; nếu không sát
sanh thì sao có thịt để ăn! Có người nói “tôi đi mua thịt
của người ta làm sẵn”. Thí dụ: Người ta làm sẵn 10 con
gà để bán thì phải có người mua, nếu 10 con gà được
bán hết thì ngày mai họ lại làm thêm 12 con, 12 con bán hết
thì bửa sau làm 15 con. Nếu 10 con gà bán không được thì
ngày mai họ phải nghĩ bán, không giết hại nữa. Cho nên người
mua là thúc đẩy cho họ giết thêm. Trong kinh Lăng Già nói:
“Mình dùng tiền bắt họ đi giết”.
Hỏi:
Tại
sao chúng con ngồi tham thiền bị hôn trầm, trạo cử lắc
lư cựa quậy?
Đáp:
Lúc
bớt vọng niệm thì tự nhiên sinh lý bị hôn trầm, còn vọng
niệm nhiều thì bì bị trạo cử. Khi hôn trầm phải mở mắt,
mở mắt còn hôn trầm thì lấy nước lạnh rửa mặt. Nếu
rửa mặt mà còn hôn trầm, nên đứng dậy đi kinh hành và
kiếm công việc để làm. Còn vọng niệm nổi lên thì nhắm
mắt lại, hỏi và nhìn liên tiếp.
Hỏi:
Phật
tử tại gia tham thiền có những giai đoạn thử thách đau
khổ trong cuộc sống, vậy có phải trả nghiệp không?
Đáp:
Có
thử thách mới gọi là tu, nếu không có thử thách giống
như người ta nhập thất tự nhốt trong phòng, việc ấy không
phải tu, mà lại có hại nữa, vì không có tiếp xúc cảnh
vật bên ngoài. Chuyện đó trong Thiền tông có công án:
Thiền
sư ở trên núi một mình, có lần xuống núi gặp đứa bé
bị bỏ, rồi đem về núi để nuôi. Nuôi bé được 20 tuổi,
ở trên núi chỉ có 2 thầy trò, không có người khác ở.
Đứa bé chỉ thấy chim cá cọp beo.
Một
hôm, Thiền sư dắt đứa bé xuống chợ. Đứa bé thấy cái
này cái kia không biết nên gặp cái nào cũng hỏi thầy.
Bé
hỏi thầy: Cái này là gì?
Thầy
nói: Cái bình.
Bé
hỏi thầy: Cái này là gì?
Thầy
nói: Cái tách.
Bé
gặp cái nào cũng hỏi, rồi gặp người nữ lại hỏi:
Cái này là gì?
Thầy
nói: Con cọp chợ. Cọp ở trên núi mày đã biết rồi phải
không? Cọp chợ lợi hại hơn cọp ở núi! Đừng có gần
nó nghe không?
Bé
nghe như vậy thôi. Khi trở về núi thầy mới hỏi bé: Lúc
mày xuống núi chơi có thích nhất cái gì không?
Bé
nói: Con không thấy cái gì thích, nhưng trong lòng con thích
nhất cọp ở chợ.
Từ
nhỏ bé đâu gặp cọp chợ, nhưng khi gặp lại thích. Cho nên
bé ở trên núi như nhập thất 20 năm, đâu có ích lợi gì!
Hỏi:
Chúng
con sơ cơ tham thiền chưa rõ cách nhìn. Kính xin Sư Phụ khai
thị?
Đáp:
|