|
.
Hoà
Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG
TẠI VIỆT NAM
TT.
Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
|
|
Hỏi:
Hằng
ngày vì công việc làm ăn nên bị dãi đãi rất nhiều, nhưng
lúc con đi xe thì có công phu, đôi lúc xẩy ra tai nạn con bị
té xe, con còn chưa biết là con bị té, đến chừng con đứng
dậy thì mới biết bị thương. Con không biết con có chấp
ngồi hay không?
Đáp:
Đi
xe đâu phải ngồi!
-Nhưng
công phu có đúng không?
-Nếu
giữ được cái không biết thì đúng, mà dùng cái biết thì
không đúng.
- Như
hằng ngày sao lúc dãi đãi có khi tham?
- Biết
dãi đãi thì không đúng.
- Vì
sao có lúc không có thấy câu thoại đầu, có khi vọng tưởng
đến, có khi lại buông?
-Tại
vì đang tập nên cái biết nhiều hơn cái không biết.
-Như
ngày xưa con đi xe gặp người ta lạng lách, bị quẹt xe thì
con rất sợ. Từ khi con tham thiền thì con không còn sợ, như
vậv có đúng công phu không?
-Trương
Quốc Anh tham thiền thì không biết thật nên không có bị
thương. Y được chị bảo lãnh qua Pháp, khi đến phi trường
đi một khoảng đường thì bị lật xe, mọi người ở trên
xe đều bị thương. Lúc nhân viên Hồng Thập Tự kéo y ra,
y còn hỏi làm gì vậy? Vì y hoàn toàn không biết, nên không
có bị thương. Không biết thì tâm không có tạo, tại ‘tất
cả do tâm tạo’, biết thì mới tạo, không biết thì không
có tạo.
Khi
chở đi bệnh viện để khám rọi kiến, Trương Quốc Anh nói:
Khỏi khám, tôi không có bị thương.
Người
ta nói: Tuy ở ngoài không có, nhưng ở trong thân làm sao biết?
Phải rọi kiến rồi mới biết!
Rọi
kiến rồi chứng tỏ hoàn toàn không có bị thương. Tại do
không biết thật. Còn cô còn biết nên mới bị thương.
Tất
cả ngồi chung trong xe đều có cộng nghiệp, người nào cũng
phải bị thương, nhưng Trương Quốc Anh ở trong cộng nghiệp
cũng là tai nạn xe hơi, mà có biệt nghiệp y không có bị
thương, khác hơn những người ngồi chung trong xe. Ở trong
cộng nghiệp có biệt nghiệp, trong biệt nghiệp có cộng nghiệp.
Vũ
Trụ Quan Thế Kỷ 21 nói: “Chuyện đi đầu thai tức là thần
thức đầu thai”. Tại sao muôn ngàn cha mẹ không đầu thai
nơi đó, mà lại đầu thai ở cha mẹ này? Vì cùng với
cha mẹ này có cộng nghiệp, cho nên nó có sức hút, sức hút
đó gọi là từ lực.
Hỏi:
Thế
nào là vãng sanh Cực Lạc?
Đáp:
Tu
Tịnh Độ cũng có chỗ không cần vãng sanh. Tịnh độ có
ba cách tu:
-
Thật tướng niệm Phật khỏi cần vãng sanh, tức tâm tịnh
là Phật độ tịnh, nên cách này khỏi cần vãng sanh gần
giống như Thiền tông vậy.
- Quán
tưởng niệm Phật có 16 thiền quán ghi ở trong Kinh Quán Vô
Lượng Thọ.
- Trì
Danh Niệm Phật thì có cầu vãng sanh. Nhưng phải biết Tín,
Nguyện, Hạnh tức là phải phát đại nguyện và thực hành
phát đại nguyện của mình phát thì mới được vãng sanh.
Như đới nghiệp vãng sanh mà nói lâm chung 10 niệm cũng được
vãng sanh, nếu không đúng tông chỉ của Tịnh Độ thì 10
triệu niệm cũng không được vãng sanh. Tu đúng tông chỉ
Tịnh Độ chỉ cần 1 niệm cũng được vãng sanh, chứ khỏi
cần 10 niệm.
Nghĩa
chữ “Phật” là giác ngộ, muốn giác ngộ thì phải từ
chỗ nghi mới đến ngộ, nên tất cả muốn ngộ thì phải
nghi, không những Phật pháp mà pháp thế gian cũng vậy. Như
Newton thấy trái bôm trên cây rơi xuống đất, ông phát nghi,
nhưng ông dùng bộ não đi nghiên cứu tìm hiểu gọi là hồ
nghi thì mới ngộ sức hấp dẫn lực vạn hữu.
Thiền
tông phát nghi thì không cho tìm hiểu, mà lại phải chấm dứt
tìm hiểu gọi là chánh nghi (không biết), dùng cái không biết
mới chấm dứt tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết,
nên mới ngộ được bản tâm. Ngộ được bản tâm thì biết
không có sanh tử.
Tịnh
Độ còn chấp có sanh tử và Tiểu thừa cũng chấp có sanh
tử, vì có sanh tử mới có Niết Bàn.
Tâm
như hư không vô sở hữu thì không có trói buộc gọi là giải
thoát, chứ không phải trói buộc rồi mở trói mới giải
thoát.
Người
trì danh niệm Phật có trói buộc, có sanh tử, tưởng có Phật
để thành. Những người tin tự tâm và tin pháp môn rồi tham
thiền. Còn không tin tự tâm, khi được vãng sanh nhờ Phật
Di Đà dạy cách tham thiền, rồi cũng từ nghi đến ngộ. Việc
này có ghi trong Kinh Tịnh Độ mà người ta không biết. Như
thiền quán có ghi trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ mà người
ta cũng không để ý tới, cứ cho Tịnh Độ không phải Thiền,
nhưng sự thật Tịnh Độ là Thiền.
Tất
cả các pháp môn của Phật dạy đều lấy Thiền làm chủ
yếu, có thiền mới có tu. Tà ma ngoại đạo cũng đều lấy
thiền là chủ yếu để tu, tà ma ngoại đạo không phá ngã
chấp nên không được giải thoát. Còn chánh pháp phá ngã
chấp thì mới giải thoát. Tịnh Độ không phá ngã chấp triệt
để, khi được vãng sanh Cực Lạc thì Phật Di Đà dạy phá
ngã chấp triệt để rồi mới thành Phật. Tức là dạy từ
nghi đến ngộ.
Hỏi:
Con
tham thoại đầu khi đến ngày sám hối thì con có tụng kinh
sám hối không?
Đáp:
Sám
hối theo giới luật nhà Phật thì phải đối người sám hối,
chứ không phải ở trước bàn thờ Phật mà sám hối. Như
người đã thọ ngũ giới muốn sám hối thì ở trước mặt
người đã thọ ngũ giới mà sám hối. Còn người đã thọ
giới Bồ Tát muốn sám hối thì phải ở trước người đã
thọ giới Bồ Tát mà sám hối. Sa Di cũng phải ở trước
Sa Di mà sám hối, Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni cũng như vậy. Cấp
dưới thì sám hối cấp trên. Nếu ở trước bàn thờ Phật
sám hối thì không có ai chứng minh, sau này cũng có thể phạm
lại, vì không có ai biết. Còn trước mặt người sám hối
có người đó chứng minh thì người ấy sợ biết nên không
phạm nữa.
Sám
hối triệt để có bài kệ:
Tội
từ tâm khởi đem tâm sám,
Tâm
nếu diệt rồi, tội cũng tiêu.
Tội
tiêu tâm diệt cả đều không,
Ấy
mới gọi là chân sám hối.
Vì
tất cả đều do tâm tạo, nên phải từ tâm mà sám hối.
Nói đến tâm là vọng tâm cũng là bộ não. Tâm làm thì tâm
sám hối, nếu tâm đã diệt rồi, tự nhiên tội cũng tiêu.
Tại có tâm nên mới có tội, nếu không có tâm thì tội dựa
ở chỗ nào? Cho nên, tâm diệt thì tội cũng tiêu. Tâm đã
diệt và tội tiêu, cả hai đều không có, ấy mới là chân
sám hối.
|