Đáp:
Tham
thoại đầu là hỏi câu thoại để kích thích niệm không
biết, khán thoại đầu là nhìn chỗ niệm không biết, cứ
hỏi và nhìn 2 cái đi song song là đủ rồi.
Tụng
kinh đến đâu quán tưởng đến đó là cách tu của giáo môn,
không phải tham Tổ Sư thiền. Đó là Đại thừa thiền có
Sa ma tha, Tam ma bát đề và Thiền na.
Hỏi:
Người
phụ nữ tu thiền chỉ ngồi bán già, không ngồi kiết già,
vì có bệnh của người nữ. Vậy như thế nào?
Đáp:
Tôi
đã nói “không cần nhất định phải ngồi bán già hay kiết
già”, Lục Tổ nói: “Đạo do tâm ngộ bất tại tọa”,
còn nói: “Ngồi lâu trói thân có ích lợi gì!”. Trong Pháp
Bảo Đàn có kệ phá chấp ngồi:
Lúc sống ngồi chẳng nằm,
Khi chết nằm chẳng ngồi.
Vốn là đống xương thúi,
Đâu thể lập công phu?
Vậy
tại sao còn hỏi toàn già, bán già nữa?
Bệnh
của phụ nữ là do sinh lý, đâu phải do cái ngồi! Người
phụ nữ có kinh nghiệm đó, cũng như có kinh nguyệt đều
đều mỗi tháng, nhưng có người trước khi có kinh hay hết
kinh, họ cũng có tâm lý bất thường, như nổi giận, buồn
rầu.
Hôm
trước có người hỏi “tại sao người nam được xuất gia
7 lần, mà người nữ chỉ được xuất gia 1 lần”? Đó cũng
tại sinh lý, như có 5 chúng xuất gia: Bên nam thì Sa Di lên
Tỳ Kheo, chỉ có 2 bực. Còn bên nữ phải có 3 bực: Sa Di
Ni lên Thức Xoa rồi đến Tỳ Kheo Ni.
Ban
đầu Phật cũng chế Sa Di Ni lên Tỳ Kheo Ni, nhưng sau này phát
hiện Tỳ Kheo Ni sanh con, bị người thế gian phê bình công
kích, vì người đó có chồng rồi có thai mà không biết lại
xuất gia, tuy chồng có đồng ý cho xuất gia.
Vì
vậy, Phật mới chế thêm một cấp nữa là Thức Xoa. Thức
Xoa nghĩa là học pháp của Tỳ Kheo Ni, quy định 2 năm mới
được thọ giới Tỳ Kheo Ni. Mặc dầu quy định 2 năm, thật
ra chỉ 12 tháng và thêm một ngày, nhưng cũng tính 2 năm,
cũng như tuổi âm lịch vậy.
Vì
người đàn bà có thai 9 tháng 10 ngày thì đã sanh con rồi,
12 tháng là đủ kiểm tra có thai hay không. Nếu không có thai
thì được thọ giới Tỳ Kheo Ni, ấy là người nữ có sinh
lý khác nên Phật mới chế giới thêm.
Theo
đây mình biết, nếu người nữ hoàn tục một lần có thể
sanh thêm một đứa con, hoàn tục hai lần có thể sanh ra 2
đứa con,… cứ như thế nhiều lần, vậy làm sao xuất gia
thêm được? Cho nên, Phật chỉ cho người nữ xuất gia một
lần thôi.
Hỏi:
Có
người lấy trộm đồ vật của người khác, rồi đem cho
người nghèo để sống. Vậy người lấy trộm có được
phước không?
Đáp:
Họ
không phải tự mình làm ra vật đó, mà lại trộm cướp đem
cho người khác. Vậy làm sao có phước được? Vì đã hại
người mất đồ bị khổ. Cho nên, người trộm cướp đó
bị tội chứ không có phước.
Hỏi:
Hư
Vân lão Hòa thượng thuộc dòng phái nào?
Đáp:
Hư
Vân lão Hòa thượng thuộc dòng phái Lâm Tế. Ở Trung Quốc
có 5 phái thiền là: “Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn,
Quy Ngưỡng”. Hai phái Lâm Tế, Tào Động thì còn tiếp tục
đến ngày nay, còn ba phái kia tuyệt truyền. Ngài Hư Vân muốn
ba phái kia tiếp tục truyền, nhưng rồi cũng không thành.
Hỏi:
Lời
của Phật không có nghĩa thật. Tại sao Hòa thượng dùng lời
của Phật để dẫn chứng? Vậy có phải dùng thuốc giả
để trị bệnh giả có đúng không?
Đáp:
Lời
của Phật gọi là bất định pháp, chỉ là công cụ để
phá chấp. Lời của tôi cũng vậy, tôi cũng bắt chước lời
của Phật Thích Ca dùng công cụ để phá chấp thôi. Nếu
chấp công cụ đó thì Phật không thể giáo hóa.
-Trung
Quán Luận: Phẩm Phá “Hành”.
Hỏi:
Như kinh Phật sở thuyết,
Hư vọng chấp lấy tướng.
Vì vọng chấp chư hành,
Nên gọi là hư vọng.
Đáp:
Kẻ hư vọng chấp lấy,
Trong đó lấy cái gì?
Phật thuyết những việc này,
Muốn hiển bày nghĩa không.
Vì các pháp khác nhau,
Biết đều là “vô tính”.
Tính
vô pháp cũng vô,
Vì
tất cả pháp không.
Đại
Thánh chuyển pháp không,
Vì
lìa chư kiến chấp.
Nếu
lại thấy có không,
Phật
chẳng thể giáo hóa.
Lược
giải:
“Hành” là sự hành vi biến hóa, hành vi biến hóa là sát
na sanh diệt, nên Phật nói chư hành vô thường, vô thường
thì chẳng thật, chẳng thật nên hư vọng. Hư vọng thì chẳng
thể chấp lấy, Phật nói hư vọng chẳng thể chấp lấy là
muốn hiển bày nghĩa không vậy.