|
.
Hoà
Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG
TẠI VIỆT NAM
TT.
Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
|
|
Hỏi:
Con
bị áp huyết cao, thần kinh căng thẳng, con tiếp tục tham
hay ngưng rồi uống thuốc cho hết mới được tham?
Đáp:
Nếu
vậy thì đã kể trên không phải thật rồi, nếu thật quên
làm sao còn nhớ áp huyết cao mà sợ? Người ta chưa quên mà
còn phải vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ. Nếu còn
nhớ cái sợ, tức là còn nhớ cái ngã, làm sao gọi là quên?
Hỏi:
Nếu
vừa hỏi vừa nhìn song song, hỏi đến đâu thì nhìn đến
đó, phải vậy không?
Đáp:
Đó
là dùng cái “biết”, chứ không phải dùng cái “không biết”.
Tổ Sư thiền là dùng cái không biết của bộ não, để chấm
dứt cái biết của bộ não, tức là ngưng hoạt động của
bộ não. Vì cái biết của bộ não che khuất cái biết của
chơn tâm. Cho nên phải dẹp những cái che khuất, rồi chơn
tâm mới hiện ra, gọi là kiến tánh thành Phật.
Bây
giờ không những không chịu dẹp, mà lại dùng cái biết để
tìm hiểu, vì có tìm hiểu nên biết mình có áp huyết cao,
rồi sợ áp huyết cao, sợ chết, làm sao mà không biết được?
Nếu đã quên làm sao biết áp huyết cao và sợ chết?
Hỏi
và nhìn đi song song thì đâu có trước sau! Đâu có hỏi trước
nhìn sau, rồi nói hỏi đến đâu rồi nhìn đến đó! Vậy
hỏi trước nhìn sau rồi, tức là nhìn theo cái hỏi; hỏi
và nhìn cùng một lượt, đâu có phải nhìn theo cái hỏi,
cái hỏi theo cái nhìn! Như vậy người đó nghịch với Tổ
Sư thiền, vì tìm hiểu cái không biết.
Cái
“không biết” là từ câu hỏi để kích thích lên niệm
không biết, nhìn là kéo dài niệm không biết. Nhưng không
chịu dùng cái “không biết” để ngưng cái “biết”, mà
dùng cái biết để tìm hiểu, để đuổi theo câu hỏi, nên
mới nói là hỏi tới đâu nhìn tới đó.
Nếu
đã không biết thì đâu có hỏi tới đâu! Làm sao có chỗ
để nhìn tới đó? Vì không biết thì không có chỗ, không
có chỗ thì không có mục tiêu. Vậy làm sao biết hỏi tới
đâu nhìn tới đó được? Tức là câu hỏi mâu thuẩn vì
dùng cái biết. Dùng cái biết là không phải tham thiền, tham
thiền là dùng cái “không biết”.
Tìm
hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết, 3 cái biết này chấm
dứt thì đến thoại đầu. Bây giờ không những không chịu
chấm dứt, lại còn kéo dài tìm hiểu, dùng tìm hiểu để
tìm hiểu nghi tình, cho nghi tình tới đâu thì tìm hiểu tới
đó, tức là có chỗ rồi. Đã không biết thì không có chỗ,
không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, nhìn mãi không
thấy gì vẫn còn không biết, nên gọi là nghi tình.
Hỏi
thì không biết nên làm sao có chỗ? Vô sở hữu thì không
có, không có nên trống rỗng, trống rỗng thì khắp không
gian, khắp không gian tự nhiên không có chỗ. Vì có chỗ nên
không cùng khắp không gian. Cùng khắp không gian thì không có
khứ lai nên gọi là Như lai.
Vì
trống rỗng cùng khắp không gian tự nhiên cùng khắp thời
gian, tại không gian và thời gian thì không thể rời nhau được.
Cùng khắp thời gian không có sanh diệt gọi là Niết Bàn.
Tôi
không phải có dạy giáo lý cao siêu, là muốn giải tỏa 5
thứ nghi của quý vị để tăng cường lòng tin tự tâm.
Năm
thứ nghi là gì? Là nghi lý, nghi sự, nghi pháp, nghi thầy, nghi
mình.
Tại
sao nghi mình? Nghi mình nghiệp chướng nặng; nhiều người
cho mình là nghiệp chướng nặng, đó là sai lầm.
Tại
sao nghi thầy? Như tôi dạy quý vị, mà quý vị nghi không biết
thầy dạy có đúng không? Nên mới hỏi thì tôi mới giải
tỏa cái nghi đó. Như nghi mình nghiệp chướng thì tôi giải
tỏa nghiệp chướng không có nặng, không có nghiệp chướng
gì hết.
Tại
sao nghi pháp? Không biết pháp này có đúng hay sai, nên tôi
giải tỏa cái nghi đó.
Nghi
sự và nghi lý cũng như nghĩa này, không biết đúng hay không
đúng, sanh ra cái nghi nên đề ra câu hỏi để tôi giải đáp
cho hết nghi.
Quý
vị có hỏi đều ở trong 5 thứ nghi này, qua sự giải đáp
thì hết nghi. Vì 5 thứ nghi này làm chướng ngại lòng tin
tự tâm. Tham thiền là muốn hiện tự tâm của mình, nếu
không tin tự tâm thì tham thiền không hiện tự tâm ra được.
Hỏi:
Thế
nào tránh trong thoại đầu? (Ẩn dấu trong thoại đầu).
Đáp:
Khi
những cái che khuất bị dẹp thì ánh sáng mặt trời hiện
ra. Như mặt trời mới mọc thì mình nhìn được, đến chừng
ánh sáng mạnh thì nhìn không được. Ánh sáng Phật tánh hiện
ra thì ma quỷ và Thiên thần đều không thể thấy được.
Nên không thể nói là tránh!
Bây
giờ, người nào đều cũng có hào quang, người nào có tu
thì hào quang sáng hơn, không tu thì hào quang tối hơn. Với
người kiến tánh thì hào quang rất mạnh.
Sơ
Tổ luật tông là Đạo Tuyên luật sư trì giới rất trang
nghiêm, cảm ứng Thiên thần trên trời. Vì trì luật nên ăn
ngọ (chỉ ăn một bữa trưa, quá 12 giờ không ăn), mỗi bữa
trưa trước giờ ngọ, Thiên thần đem cơm xuống cúng dường
cho Đạo Tuyên, ngày nào cũng như mọi ngày, tiếng tăm truyền
khắp các nơi.
Một
Thiền sư nghe vậy, muốn biết Thiên thần như thế nào? Nên
mới đến thăm Đạo Tuyên để gặp thiên thần. Nhưng hôm
đó đợi mãi qua 12 giờ không thấy Thiên thần, ông nghĩ rằng
Thiên thần hôm nay bận việc nên không đến, rồi từ giã
Đạo Tuyên đi về.
Sau
khi Thiền sư đi về, Thiên thần mới vào. Đạo Tuyên hỏi:
Tại sao hôm nay ông đến trễ? Bây giờ quá ngọ thì đâu
có ăn được!
Thiên
thần nói: Không phải tôi đến trễ, 11 giờ tôi đã đến
rồi, nhưng tòa nhà của ông có hào quang che lấp nên tôi vào
không được, lúc hào quang tan hết thì tôi mới vào nhà được.
Vậy
chứng tỏ Thiền sư ngồi đây có hào quang sáng che khắp tòa
nhà này, nên Thiên thần không vào được. Thiên thần còn
vào không được, huống là quỷ sứ của Diêm La Vương có
nhằm gì! Vậy sao mà cần dấu? Nếu mình tu đến kiến tánh
thì hào quang cũng mạnh vậy.
Kim
Bích Phong có hào quang mạnh nên quỷ sứ của Diêm La Vương
không thấy được. Ông đâu có ẩn dấu! Aån dấu thì không
thể được.
Người
ta nói tụng chú có linh nghiệm, tại sao người này tụng chú
linh nghiệm, mà người kia tụng chú không linh nghiệm? Linh
nghiệm là tâm người tụng, chứ đâu phải do chú ấy! Chú
ấy chỉ là công cụ, làm sao có sức dụng? Sức dụng là
do tâm.
Cho
nên, người tâm lực mạnh tụng chú thì linh nghiệm, người
tâm lực yếu tụng chú thì không linh nghiệm. Chứng tỏ chú
ấy không có linh nghiêm gì hết, có linh nghiệm hay không là
tâm người tụng, chứ không phải do chú. Hỏi câu thoại đầu
cũng vậy, câu thoại chỉ kích thích niệm không biết, chứ
đâu có sức che dấu!
Hỏi:
Người
tham thoại đầu, khi nghi tình thành khối thì Diêm La Vương
có bắt được người ấy không?
Đáp:
Nếu
dẹp hết che khuất thì hào quang hiện ra, tức là được tâm
lực mạnh thì nghiệp lực sẽ sửa đổi. Như lúc mình tạo
ác nghiệp, kiếp trước làm cho người ta chết đói, nhưng
tâm lực chỉ 1 độ. Kiếp này mình không tu thì tâm lực cũng
chỉ 1 độ, nên phải chịu quả chết đói.
|