|
.
Hoà
Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG
TẠI VIỆT NAM
TT.
Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
|
|
Hỏi:
Ngài
Mục Kiền Liên là người đã chứng ngộ, tại sao còn bị
nhân quả? Nhân quả là ở trong chiêm bao, nhưng ngài Mục Kiền
Liên đã thoát ra khỏi chiêm bao mà vẫn bị chiêm bao chi phối?
Đáp:
Phật
Thích Ca muốn cho người ta tin nhân quả nên mới dùng phương
tiện. Như trong Hư Vân Niên Phổ nói: “Tiền thân của Phật
là đứa bé đánh con cá lớn 3 cái, mà bây giờ Phật bị
nhức đầu”. Theo lẽ thường người ta nói chân thật chưa
chắc tin, còn Phật nói là “lời của tôi không phải thật”,
đừng có chấp thật mà muốn người ta tin. Vì Phật nói xong
là phủ nhận liền, như Phật nói: “49 năm thuyết pháp, tôi
chưa từng nói một chữ”, kinh Kim Cang nói: “Ai nói Phật
có thuyết pháp là phỉ báng Phật”, như thế có phải mâu
thuẩn không?
Chẳng
có pháp để thuyết mới gọi là thuyết pháp. Phật rất sợ
người ta chấp vào lời của Phật, nên Phật vừa nói xong
thì phủ nhận liền. Như mình cho có vô minh có sanh tử, đến
chừng kiến tánh thấy rõ ràng không có sanh tử. Nhân quả
trong chiêm bao, ra khỏi chiêm bao thì hết nhân quả. Tổ Đạt
Ma nói trong Pháp Môn An Tâm: “Kiến tánh triệt để thì nhân
quả đều hết”.
-Pháp
môn an tâm của Tổ Đạt Ma:
Lúc
mê thì người đuổi theo pháp (còn pháp chấp), lúc ngộ thì
pháp thuận theo người (pháp chấp đã dứt sạch); lúc mê
thì sắc thân làm chủ của tâm, lúc ngộ thì tâm làm chủ
sắc thân. Hễ khởi tâm phân biệt đo lường thì hiện lượng
tâm thức đều như mộng huyễn chẳng thật. Nếu tâm thức
tịch diệt, chẳng còn chỗ niệm khởi, ấy gọi là chánh
giác.
Hỏi:
Thế
nào là hiện lượng của tâm thức?
Đáp:
Thấy
tất cả pháp có, có chẳng tự có, do tự tâm chấp thật
thành có; thấy tất cả pháp không, không chẳng tự không,
do tự tâm chấp thật thành không. Bất cứ pháp nào cũng thế,
đều do tự tâm chấp có chấp không mà thành.
Nếu
tạo tất cả tội, mà người ấy tự kiến Pháp Vương (kiến
tính triệt để, từ mở mắt chiêm bao thức tỉnh) thì liền
được giải thoát. Hễ từ nơi ấy “sự” ngộ được thì
sức dụng mạnh, nơi tự kiến pháp tính, bất cứ lúc nào
cũng chẳng mất chánh niệm. Còn nơi văn tự ngộ được thì
sức dụng yếu kém vậy.
“Sự”
tức là “pháp”, pháp tức là sự, sự và pháp chẳng hai
chẳng khác, mặc cho ông nhảy nhót nhào lộn, đủ thứ tạo
tác đều chẳng ra ngoài phạm vi của pháp giới. Muốn đem
pháp giới dung nạp pháp giới ấy là ngu si, vì bất cứ làm
việc gì cũng chẳng thể ra ngoài pháp giới tâm được. Tại
sao? Vì tâm thể và sự vật tức là pháp giới, cũng gọi
là “hiện lượng” của tâm (hiện lượng tức là thật
tướng, chẳng phải hiển hiện số lượng vậy).
Hỏi:
Người
thế gian đủ thứ tu học, tại sao chẳng đắc đạo?
Đáp:
Vì
thấy có “ta” nên chẳng đắc đạo. Bậc Thánh gặp khổ
chẳng lo, gặp vui chẳng mừng, ấy là do chẳng thấy có “ta”
nên chẳng màng khổ vui. Do quên hẳn cái “ta” nên đến
được chỗ vô vi. “Ta” còn tự quên thì còn việc
gì mà chẳng quên ư!
Hỏi:
Pháp
tức là Không thì còn ai tu đạo ư?
Đáp:
Có
“ai” mới cần tu đạo, nếu chẳng có “ai” thì chẳng
cần tu đạo. Cái “ai” này tức là “ta”, nếu không chấp
ngã, gặp bất cứ sự vật gì cũng chẳng sanh tâm thị phi.
“Thị” do ta tự thị mà sự vật chẳng thị, “phi” cũng
do ta tự phi mà sự vật chẳng phi, nơi tâm vô tâm, ấy gọi
là thông đạt Phật đạo; đối cảnh chẳng khởi tri kiến
gọi là đạt đạo. Hễ gặp sự vật nào cũng liễu đạt
nguồn gốc của nó thì có thể khai mở huệ nhãn.
Người
trí tùy thuận sự vật chẳng tùy thuận bản ngã (ngã chấp
đã dứt sạch) nên không có thuận nghịch lấy bỏ; kẻ ngu
tùy thuận bản ngã (ngã chấp còn) mà chẳng tùy thuận sự
vật nên có thuận nghịch lấy bỏ.
Chẳng
thấy một vật gọi là kiến đạo (thấy vật chẳng chấp
thật, thấy đồng như chẳng thấy); chẳng hành một vật
gọi là hành đạo. Nơi tất cả xứ sở mà quên xứ sở (chẳng
chấp thật có xứ sở đồng như không có xứ sở). Đang lúc
tạo tác chẳng có năng tác, sở tác, tức là thấy Phật;
lúc thấy tất cả tướng tức là có cái kiến chấp để
chấp tướng, nên đọa địa ngục, do quán chiếu thấu triệt
Pháp tính nên được giải thoát. Hễ có ghi nhớ phân biệt
đều thuộc về chảo dầu sôi, lò lửa than, liền hiện tướng
sanh tử. Nếu thấy được Pháp giới tính (tính Niết Bàn)
tức là kiến tánh, chẳng ghi nhớ phân biệt tức là Pháp
tính vậy.
Do
tâm chẳng phải là sắc (vật chất) nên phi hữu, thường
dụng chẳng gián đoạn nên phi vô; dụng mà thường Không
nên phi hữu, không mà thường dụng nên phi vô (Tâm như hư
không vô sở hữu mà dung nạp vạn vật nên Không mà thường
dụng, dụng mà thường Không vậy).
Tại
người đó tư tưởng chấp thật thì mới sanh ra đủ thứ
phiền não mới có đủ thứ vấn đề.
Hỏi:
Muôn
niệm từ đâu khởi?
Đáp:
Từ
bộ não.
Hỏi:
Tâm
là cái gì?
Đáp:
Phật
cũng không biết nữa. Vì nó không phải là sở tri.
Hỏi:
Có
phải khi kiến tánh mới biết là cái gì khởi phải không?
Đáp:
Chưa
kiến tánh cũng biết vậy. Ban đêm khởi niệm gọi là nhắm
mắt chiêm bao, ban ngày khởi niệm gọi là mở mắt chiêm bao.
Niệm niệm không dứt, tại do vọng tâm hoạt động hoài.
Hỏi:
Ngài
Địa Tạng Bồ Tát có phải là Mục Kiền Liên Bồ Tát không?
Đáp:
Người
đó ngu mới hỏi như vậy.
Hỏi:
Có
người bạn con thầu bán căn tin ở một xí nghiệp do con định
bán cơm chay và nước, nhưng do yêu cầu công nhân ăn mặn,
nếu con bán thức ăn mặn thì có nhân quả không?
Đáp:
Nếu
lấy cái đó làm lời thì có nhân quả.
Hỏi:
Con
phát nguyện hiến thân cho ngành y để nghiên cứu sau khi con
chết, nhưng con của con không đồng ý giao cho y khoa thì con
của con có bị tội không?
Đáp:
Người
nào làm người nấy chịu, nhưng người nào ra lệnh thì người
đó phải chịu. Việc ấy không phải tội mà là nhân quả,
nhân quả thì do tâm tạo, khởi tâm động niệm đều có nhân
quả, mặc dầu chưa làm cũng có nhân quả.
Hỏi:
Pháp
Bảo Đàn Kinh nói: “Niệm trước chẳng sanh là tâm, niệm
sau không diệt là Phật”. Kính xin Sư Phụ khai thị?
Đáp:
Như
người ta hỏi “tham thiền sắp kiến tánh, sắp kiến tánh
thì sắp biết phải không”? Tôi nói “không phải, không
thể nói là sắp biết, tại vì cái tâm mình đâu có ngưng
biết, nó ngưng rồi biết lại mới nói là sắp biết”. Nếu
tâm không có ngưng làm sao có tiền niệm hậu niệm? Cũng như
ánh sáng mặt trời đâu có tiền (trước) hậu (sau)? Nếu
hỏi ‘trời gần sáng thì mặt trời sắp chiếu có được
không’? Không được. Vì mặt trời đâu có ngưng chiếu mà
nói sắp chiếu? Rồi mặt trời làm sao có trước sau? Nó không
có ngưng chiếu thì không có trước sau.
Hỏi:
Quy
y Tam Bảo là gì?
Đáp:
Quy
là trở về, y là y nhờ, tức là trước kia không biết, bây
giờ biết thì trở về y nhờ Tam Bảo. Tam Bảo là Phật Bảo,
Pháp Bảo, Tăng Bảo.
Y
nhờ Tam Bảo để làm gì? Là được sự giáo hóa của Tam
Bảo theo đó tu hành được giải thoát tất cả khổ, đạt
đến tự do tự tại vĩnh viễn. Đó là mục đích quy y.
Chữ
“Phật” là tiếng Ấn Độ nghĩa là giác ngộ. Tại sao cần
phải giác ngộ? Vì nếu không giác ngộ thì phải ở trong
chiêm bao mãi, chịu cái khổ trong chiêm bao, cứ luân hồi lục
đạo trong chiêm bao chịu khổ hoài không được giải thoát
cái khổ sanh tử. Nên cần phải giác ngộ tức là ở trong
mở mắt chiêm bao thức tỉnh. Vì vậy mình phải theo sự giáo
hóa của Tam Bảo mà thực hành Pháp Bảo do Phật truyền dạy
thì mới được giác ngộ, nên mới nhờ Pháp Bảo.
Cũng
như quý vị học tham thiền, pháp môn tham thiền giúp quý vị
đến chỗ giác ngộ giải thoát tất cả khổ đạt đến tự
do tự tại vĩnh viễn, nên pháp này gọi là Pháp Bảo.
Nhưng
có Phật Bảo và Pháp Bảo rồi, phải có Tăng trực tiếp
giáo hóa chúng sanh. Nếu có Phật Bảo và Pháp Bảo mà không
có Tăng Bảo thì cũng như không có. Cho nên cần có Tăng Bảo
từ đời từ đời đem Pháp Bảo truyền dạy cho chúng
sanh, đúng theo đó tu hành được giải thoát.
Tăng
dịch âm tiếng Ấn Độ là Tăng Già nghĩa là hòa hợp chúng
tức là phải nhiều người hòa hợp, theo giới luật thì có
4 vị Tăng hòa hợp mới thành Tăng. Tăng là Tăng đoàn chứ
không phải một vị. Quy y Tam Bảo là không quy y một thầy
nào, cũng như tôi thay mặt cho Tam Bảo để chứng minh quý
vị đã quy y Tam Bảo đã là đệ tử của Tam Bảo nghe theo
lời dạy của Tam Bảo để tu hành đến chỗ giác ngộ.
Hỏi:
Ngũ
giới là gì?
Đáp:
Ngũ
giới là: Sát sanh – Trộm cắp – Tà dâm – Vọng ngữ –
Uống rượu.
1-Giới
sát sanh: Là không được giết hại chúng sanh. Bất cứ chúng
sanh loài hữu tình nhỏ như con kiến, con muỗi,… cho đến
lớn như con trâu, con bò,… và con người thì không được
giết hại.
2-Giới
trộm cắp: Là tất cả đồ vật của người chủ không đồng
ý mà mình lấy, gọi là trộm cắp. Nếu những đồ của cha,
mẹ, anh, em dùng qua dùng lại thì không gọi là trộm cắp.
Mặc dầu tiền của cha, mẹ, anh, em có giữ riêng, nếu chưa
có sự đồng ý mà lấy thì cũng thuộc trộm cắp.
|