Chứng Đạo Ca Dịch Âm và Phiên Dịch, Trúc Thiên
Mười Chín Chân Trời Thiền, Trúc Thiên
Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca Thiển Thích, H.T. Tuyên Hóa giảng tại chùa Kim Luân, Los Angeles tháng 2, 1985 (Việt Ngữ) Trang 01
Trang 02
Trang 03
Trang 04
Trang 05
Trang 06
Song of Enlightenment By Great Master Yung Chia of The T'ang Dynasty Commentary by Tripitaka Master Hsuan Hua Translated into English
Chứng Đạo Ca, Tác giả: Thiền sư Huyền Giác - Dịch giả: Trúc Thiên 
PDF File (1.3MB)
Thiền Sư Thích Từ Thông Giảng Chứng Ðạo Ca...(thảo luận)
c
Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca Thiển Thích
H.T. Tuyên Hóa giảng tại chùa Kim Luân, Los Angeles tháng 2, 1985
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Trang 04
Trang 05
Trang 06
(tiếp theo)

Chứng thực tướng , vô nhân pháp,
Sát-na diệt khước a-tỳ nghiệp.
Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh,
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.

Dịch :

Chứng thực tướng, không nhân pháp,
Sát-na rũ sạch a-tỳ nghiệp.
Nếu đem lời vọng dối chúng sanh,
Kiếp như cát bụi nguyền lưỡi rút.

Chứng thực tướng, vô nhân pháp: Khi chứng được bản thể chân lý thì không còn người, không còn pháp, quan niệm về nhân và pháp đều mất; sự chấp trước về pháp phá tan, chấp về người cũng không còn. Chấp về người đã không có, thì các ý niệm về phải trái của người với ta cũng không còn nữa. Chấp về pháp đã không có thì sẽ không còn nói theo kiểu này: 'Tôi hiểu pháp, ông không hiểu;' những ý tưởng ngạo mạn coi thường mọi người đều không có nữa, do đó mới nói 'vô nhân pháp.'

Sát-na diệt khước a-tỳ nghiệp: Chữ 'nghiệp' đọc cùng một vần với chữ 'pháp' (ở câu trên). Sát-na chỉ một khoảng thời gian rất ngắn. Chỉ trong một sát-na là diệt hết cái nghiệp của địa ngục vô gián. A-tỳ là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung-hoa là địa ngục vô gián - một loại địa ngục không có không gian, một người nằm lên giường ngục cũng chật, bao nhiêu người nằm lên cũng chật; còn thời gian thì không gián đoạn, triền miên chịu khổ. Có năm loại địa ngục vô gián, được ghi rõ trong kinh Địa Tạng, mọi người có thể tra cứu. Nói một cách khác, trong khoảng một thời gian hết sức ngắn ngủi mọi tội nghiệp của địa ngục vô gián đều được tiêu trừ. Sợ nói ra như vậy mọi người có thể không tin, cho là bịa đặt nên Ngài Vĩnh-gia mới phát lời thề như sau : 

Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh: Nếu tôi đem những lời dối ngụy để gạt chúng sanh, thì :

Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp: Tôi xin nguyện gặt quả báo, vào địa ngục rút lưỡi để chịu tội, trải qua các đại kiếp nhiều như số cát trên sông Hằng. Lời tôi nói đây là chân, là thật, chẳng phải lời dối gạt chúng sanh, cho nên các bạn chớ nghi ngờ.

Đại sư Vĩnh-gia biết rằng mình đa nghi thiếu lòng tin nên Ngài mới dùng lời lẽ khẩn thiết, phát lời thệ nguyện nặng sâu để dặn dò, tăng trưởng lòng tin của mình. Các bạn thử nghĩ coi chư tổ từ trước tới nay thường hết lòng quan tâm chúng ta, cũng như tất cả chúng sanh, một lòng mong mỏi mọi người sớm quay về bờ giác. Tấm lòng ân cần như thế, xin các bạn chớ phụ lòng, chớ mãi miết ra đi quên bẵng về nhà. Hiện nay chúng ta đương trôi nổi trong chốn Ta-bà, chẳng phải là quê hương thực sự của mình. Do đó ta nên mau mau trở về quê cũ, làm bạn lữ với chư Phật và Bồ-tát. Hết thảy mười phương chư Phật, Bồ-tát cùng các vị lịch đại tổ sư đều đương chờ đợi mình, chẳng khác gì cha mẹ trông ngóng con cái về nhà.

Ngài Vĩnh-gia bảo chúng ta đừng hoài nghi, nhưng sao trong lòng chúng ta cứ thấy ngờ vực !

Làm sao chứng thực tướng, vô nhân pháp có thể diệt hết cả tội nghiệp từ vô lượng kiếp số nhiều như cát bụi? Làm sao tiêu trừ được hết tội nghiệp tạo ra địa ngục a-tỳ? Quá dễ vậy sao? Có lý nào như thế? Chẳng thể tin nổi!

Chứng được bản thể chân lý thì cũng giống như người vừa tắm gội xong nên những đồ dơ bẩn trong người đều rửa sạch hết. Đồ dơ bẩn coi như nghiệp tội của địa ngục a-tỳ, một khi được rửa sạch thì đâu còn tồn tại. Đó là ý nghĩa mà đại sư Thần-tú nói trong bài kệ:

     Thân thị bồ-đề thụ
     Tâm như minh kính đài
     Thời thời cần phất thức
     Vật xử nhạ trần ai.

Nghĩa là:

     Thân là cây bồ đề,
     Tâm là đài gương sáng,
     Ngày ngày chuyên cần lau,
     Chớ để vướng bụi trần.

Ý rằng chúng ta phải chùi rửa thì mới sạch sẽ. Đây chưa phải là lời kẻ đã triệt ngộ.

Đức Huệ Năng nói kệ rằng :

     Bồ đề bổn vô thọ,
     Minh kính diệc phi đài,
     Bổn lai vô nhất vật,
     Hà xứ nhạ trần ai?

Nghĩa là:

     Bồ đề chẳng phải cây,
     Gương sáng chẳng phải đài,
     Xưa nay (Phật tánh) chẳng là vật,
     Bụi bặm (phiền não) bám vào đâu?

Bồ đề chẳng phải cây: Tổ chẳng còn cần cây nữa, vì Ngài đã chứng bồ đề rồi. Gương sáng chẳng phải đài: Tức là Tổ cũng không cần gương sáng để chiếu soi; Xưa nay chẳng là vật : Tức là Ngài đã đến được chỗ chẳng khởi ý niệm, toàn thể chân tâm hiện bày. Bụi bặm bám vào đâu? thì còn có chỗ nào để bụi bám vào? Bụi bặm tức là nghiệp khiến đọa ngục a-tỳ. Tuy nghiệp a-tỳ là không, song chúng ta phải tu mới chứng được, chớ không phải chỉ nghe thoảng, nói suông, là thành. Nhất định bạn phải ngày ngày luôn thực sự tu tập, hoặc tu thiền, học giáo lý, học giới luật, hoặc chuyên tu một pháp môn nào đó. Nếu không tu, vĩnh viễn chẳng thể chứng đạo. Trên đời này làm sao có chuyện ngồi mát mà hưởng bát vàng, vậy nên tôi mong các bạn chớ nghĩ lăng xăng, bỏ dở đường tu. Tự mình không tu, lầm rằng nửa đường là tới đích, do đó vĩnh viễn chẳng sao lên đặng núi báu (chân tâm).

(còn tiếp)
 

Nguồn: Bồ Đề Hải Số 31-32-33-34-35-36
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

阿彌陀經教材 Ï Phật Nhập từ Tam muội phóng sinh Việc của năm cũ qua đi 大安法师讲五戒 Sóng 河南有专属的佛教 慧 佛學 Ngôi 南无阿弥陀佛 佛号 藏版 Phần 1 èˆ æ æ ƒ tien thu Do the van Co xuan ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä tin túm niem Gio ngu nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai 教师节的对联 สโตร ส รา Uống trà giúp giảm cân Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ Thầy 礼佛大忏悔文 华藏宗门 เพรงดนต ฟ tÃÆ 激安仏壇店 ý nghĩa lễ hằng thuận chí ï¾ ï¼ 一念心性 是 僧人心態 tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co Buffet Cỏ Nội mùa chay quốc hoa ماتش مصر والراس الاخضر يلا ÍÛ Chí cça cam nhan ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat