|
c
Vĩnh
Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca Thiển Thích
H.T.
Tuyên Hóa giảng tại chùa Kim Luân, Los Angeles tháng 2, 1985
(tiếp
theo)
Quân
bất kiến,
Tuyệt
học vô vi nhàn đạo nhân
Bất
trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô
minh thực tánh tức Phật tánh
Huyễn
hóa không thân thị pháp thân.
Dịch
:
Anh
thấy chăng :
Dứt
học, vô vi, nhàn đạo nhân,
Không
trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân ?
Tánh
thực vô minh là Phật tánh,
Thân
chẳng huyễn hóa tức pháp thân.
Quân
bất kiến: Chữ quân chỉ người đối thoại, một lối xưng
hô lịch sự, cũng giống như chữ tiên sinh, Trương tiên sinh,
Lý tiên sinh. Bất kiến nghĩa là anh có thấy hay không ? Đây
là một lời ướm hỏi. Thấy hay không thấy chuyện gì đây?
Tuyệt
học vô vi nhàn đạo nhân: Tuyệt học có nghĩa là vô học,
tức đạt tới quả vị vô học. Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm,
và A Na Hàm đều là những quả vị hữu học, tức còn phải
tu học. Quả vị thứ tư là A-la-hán, mới là quả vị vô
học.
Tuyệt
nghĩa là đoạn tuyệt, dứt bỏ con đường học tập. Vì sao
dứt bỏ ? Vì đã chứng được trí huệ vô vi, không làm song
chẳng có gì không làm. Trông bên ngoài thì người đó không
có chuyện gì làm cả, nhưng thực ra ở bên trong ngài đương
chuyển bánh xe pháp, giáo hóa chúng sanh. Chẳng qua ngài không
chấp trước vào hình tướng, không muốn lưu vết tích khiến
người hay biết, không muốn người ca tụng mình. Nhàn đạo
nhân: Vì trông bề ngoài thanh nhàn, vô sự, tự tại như nhiên
như kẻ chẳng vướng bận việc gì. Nhàn: Là nhàn nhã; tuy
ngài nhàn nhã, nhưng là bậc đạt đạo. Đạo: ngài đã đạt
đạo, chẳng phải đang tu đạo. Ngài đắc đạo gì?
Đắc
pháp môn tâm ấn của chư Phật; pháp môn mà lớn đến độ
chẳng gì lớn hơn, nhỏ chẳng gì nhỏ bằng. Vì vậy ngài
mới tự tại. Nhàn đạo nhân hàm ý vừa tự tại, vừa vui
sướng, gồm đủ hai nghĩa bình an và tịch tĩnh. Nhìn ngài
ta thấy ngài dường như vô sự, chẳng vội vàng áy náy, cũng
chẳng ưu tư phiền não. Lúc nào cũng khoan thai, ung dung, phiêu
nhiên tự tại, thật là :
Đạo
thông thiên địa, hữu hình ngoại
Tư
nhập phong vân, biến thái trung.
Dịch
là:
Đạo
thông trời đất, hiện ra mặt,
Trí
nhập mây gió, tỏa hành vi.
Đạo
thông thiên địa hữu hình ngoại, chính là nghĩa của "lớn
đến độ chẳng gì ngoài nó." Tư nhập phong vân biến thái
trung, chính là nghĩa của "nhỏ đến độ không gì nhỏ hơn."
Cảnh giới này chẳng phải là chỗ mình, những kẻ phàm phu
tục tử có thể thấu đặng. Đó là cảnh giới của bậc
nhàn đạo nhân. Ý nghĩa này cũng có thể nói lên như sau :
Vạn
vật tĩnh quán giai tự đắc
Tứ
thời giai hứng dữ nhân đồng.
Vạn
vật tĩnh quán giai tự đắc: Nghĩa là ngài nhìn vạn vật
rõ ràng, chẳng gì không thấu suốt, cũng chẳng cần suy nghĩ
mới hiểu. Tứ thời giai hứng dữ nhân đồng: nghĩa là trong
suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, ngài hòa điệu với mọi
người, chẳng chút khác biệt; do đó ngài là nhàn đạo nhân.
Bất
trừ vọng tưởng bất cầu chân: Bởi một khi ngài đắc đạo,
thì còn đâu vọng tưởng để tiêu trừ, cũng sao có cái chân
để chứng đắc. Vọng hết, chân hiện, do đó khỏi phải
trừ diệt vọng tưởng, chớ không phải còn vọng tưởng
mà không chịu khử trừ. Chẳng có chân để cầu chứng đắc,
bởi đã chứng đắc tới chỗ cực điểm rồi, nên chẳng
còn phải mong cầu cái chân.
Vô
minh thực tánh tức Phật tánh : Trước khi chứng đạo thì
ngài cũng như mọi người, cũng vô minh, đầy phiền não, nhưng
nay thì ngài đã hiển lộ Phật tánh, trở về gốc nguồn,
bỏ mê về giác, dứt tuyệt vấn đề căn bản sanh tử. Tánh
chân thật của vô minh cũng chính là Phật tánh vậy.
Huyễn
hóa không thân thị pháp thân : Trước thì thân thể này là
hư huyễn, nay thì chứng đắc được lý thể của pháp thân.
Pháp
thân giác liễu vô nhất vật,
Bổn
nguyên tự tánh thiên chân Phật.
Ngũ
uẩn phù vân không khứ lai,
Tam
độc thủy bào hư xuất một.
Dịch
:
Pháp
thân giác rồi không một vật
Bổn
nguồn tự tánh thiên chân Phật.
Năm
ấm: mây trôi, chẳng đến đi,
Ba
độc: bọt bào, giả còn mất.
Pháp
thân giác liễu vô nhất vật: Pháp thân là gì ? Đó là tướng
chân thật, song vô hình, vô tướng. Giác nghĩa là sáng tỏ.
Vô nhất vật, vì ngài chẳng chấp trước gì cả. Chẳng có
cảnh giới nào làm ngài mê muội, nên nói một vật cũng chẳng
có.
Bổn
nguyên tự tánh thiên chân Phật: Vị này đã chứng được
cảnh giới nào ? Đã đạt được trình độ nào ? Chính là
đạt được căn bổn, nguồn gốc, tức là Phật tánh. Vì
vậy, bổn nguyên tự tánh chính là Phật tánh có sẳn trong
ta. Thiên chân Phật, là chỉ Phật bản hữu sẳn có. Do đó,
ngài mới là bậc nhàn đạo nhân, dứt học và vô vi.
Ngũ
uẩn phù vân không khứ lai: Ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng,
hành, thức, còn gọi là ngũ cái, hay ngũ ấm. Tại sao gọi
là ngũ uẩn? Uẩn là tích chứa lại. Tại sao gọi là ngũ
cái? Bởi vì nó che khuất tự tánh không để cho tự tánh
hiển lộ sáng sủa (chữ cái nghĩa là che lấp). Tại sao gọi
là ngũ ấm? Bởi nó thuộc âm, có tính cách ẩn sâu, dấu
kín. Sắc là chỉ tất cả những gì có hình; thọ, tức là
thọ lãnh; tưởng, nghĩa là suy tưởng; hành, có nghĩa là niệm
niệm nối tiếp không ngưng nghỉ, niệm niệm lưu hành; thức,
nghĩa là phân biệt, nhận thức rõ. Năm uẩn, sắc, thọ, tưởng,
hành, thức này, cái nào cũng che lấp tự tánh của chúng ta,
và ánh sáng tự tánh bị che, do đó trí huệ của chúng ta
cũng bị lu mờ. Năm loại uẩn đó thật là lợi hại vô cùng,
cho nên trong tám loại khổ
thì
có một khổ thuộc về ngũ ấm (ngũ ấm xí thịnh khổ). Người
ta ví nó như ngọn lửa, thiêu đốt con người, đốt chết
cả tự tánh. Tuy nhiên, thể tánh của nó là hư huyễn, cho
nên nói ngũ ấm phù vân không khứ lai, tức như mây nổi,
bay qua bay lại trên không trung, chẳng có thể chất thực.
Ví
như năm mầu xanh, vàng, đỏ, trắng, đen chẳng hạn. Chúng
chỉ là những mầu sắc mà không có thực thể, chúng phải
dựa vào vật chất để hiện ra từng mầu, còn chính chúng
chẳng có gì là thực. Nói cho rõ hơn, ý niệm sắc - trong
ngũ uẩn - tự thể là những vi trần, tức là những hạt
bụi nhỏ kết hợp lại mà thành. Biết bao nhiêu bụi nhỏ
đó tụ tập lại mới có thể hiện ra thành hình tướng để
chúng ta trông thấy! Nếu những hạt bụi mà đứng riêng rẽ,
chúng ta nhận ra chúng chẳng phải là điều dễ dàng. Năm
mầu cùng tụ tập lại, ta thấy
được
rõ ràng là xanh, vàng, đỏ, trắng, đen; nhưng nếu riêng biệt
từng mầu một, ta sẽ không thấy rõ; chỉ một mầu vàng,
to cỡ bằng hạt bụi, ta không nhận ra, các mầu khác như
đỏ, trắng, đen, đứng riêng biệt thì cũng như vậy. Ngược
lại nếu chúng tụ hội với nhau, chúng sẽ hiển hiện rõ;
ngũ uẩn cũng đồng một ý nghĩa như vậy.
Thọ,
nghĩa là lãnh thọ; bởi có sắc nên mới có sự lãnh thọ;
có lãnh thọ, nên mới có tưởng; tưởng, thì mang ý nghĩa
nhanh chóng, ví như con ngựa chạy lung tung, vọng tưởng thì
đi cùng khắp thiên địa; hành có nghĩa là hành động, là
di chuyển; thức, chính là sự phân biệt. Cả năm uẩn này
đều chẳng có thực thể, bên trong chẳng có gì là chân thực.
Cho nên ngũ uẩn có thể ví như đám mây nổi trôi trên bầu
trời, như màn sương, phút chốc tụ lại, phút chốc tan đi,
tụ lại thì thành hình, tan đi thì mất dạng, tụ lại thời
có, tan đi thời không, ở trong hư không tự do qua lại, muốn
nắm bắt lấy cũng không bắt được.
Tam
độc thủy bào hư xuất một: Tam độc là tham, sân, si. Ba
thứ này gọi là độc, vì chúng đầu độc chúng ta, khiến
cho huệ mạng pháp thân bị hôn mê bất tỉnh.
Tham,
là lòng tham, lòng tham vô đáy, rất khó hàng phục, nhất là
tham tài, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ. Hãy nghĩ lại
coi, nếu anh không tham tài, thì lại tham sắc; anh chẳng tham
sắc, thì lại tham danh; Nếu tài, sắc, danh chẳng tham, thì
lại vướng phải tánh tham ăn, thích ăn cho ngon; ăn chẳng
ham nhưng bỏ ngủ thì chẳng được. Kẻ ham ngủ thì khi ngủ
chẳng còn ham thứ gì khác. Giả thử tặng cho y cả triệu
đồng, bảo y tỉnh dậy, y vẫn không tin. Cớ sao vậy? Y đương
trong cơn mê ngủ! Chẳng phải sự thật, nên y lại ngủ nữa.
Bất luận chuyện gì xẩy ra cũng không lay nổi người ngủ
say. Người tu Phật không nên ngủ nhiều. Thí dụ như bảo
tới đạo tràng để lễ Phật, thì lại nói rằng tôi ngủ
chưa đủ giấc; bảo lên khóa tụng buổi sáng, thì lại nói
mắt tôi không mở được, làm sao có thể tụng kinh? Vậy
là ham ngủ, bỏ ngủ không nổi, đó chính là tham.
Sân,
do lòng tham ngũ dục không toại nguyện mà sanh ra, hoặc bị
người khác tranh của mình mà sanh tâm tức giận.
Si,
như người có tâm sân hận, không có gì là không dám làm,
nên hành động một cách ngu si. Bởi lý do đó nên tham, sân,
si gọi là ba độc.
Ba
yếu tố này đã đầu độc huệ mạng pháp thân khiến chúng
ta không được giác ngộ. Tuy nhiên, dầu ba độc lợi hại
như vậy, chúng cũng chỉ là những bọt nổi trên mặt nước,
tự sanh ra rồi tự diệt, nếu chúng ta không để cho chúng
lôi cuốn theo, chúng cũng không có cách gì để hại ta được.
Chúng chỉ là bọt nước, hiện ra thành hình mà không có thực
chất, cũng giống như mây mù che lấp, bởi vậy mới nói ba
độc giống như bọt nước hư huyễn, khi còn khi mất, sanh
ra rồi diệt.
(còn
tiếp)
Nguồn:
Bồ Đề Hải Số 31-32-33-34-35-36
|