|
c
Vĩnh
Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca Thiển Thích
H.T.
Tuyên Hóa giảng tại chùa Kim Luân, Los Angeles tháng 2, 1985
(tiếp
theo kỳ trước)
Ca
là xướng hát. Nơi tác phẩm "Chứng Đạo Ca" ngài không viết
theo thể thơ, văn xuôi, phú hoặc từ mà lại theo thể ca,
có thể dùng để hát. Hát bài này để làm gì? Để có thể
hun đúc tâm tánh, khai phát trí huệ sẵn có. Nếu bạn có
căn cơ thì khi nghe lời ca bạn sẽ ngộ đạo; đó là dụng
ý của Vĩnh Gia Đại Sư.
Pháp
môn Thiền tông vốn rời các tướng ngôn ngữ, vì không có
cái gì để nói cả; rời các tướng tâm duyên, dù tâm có
nghĩ cũng chẳng nghĩ thấu, rời các tướng văn tự, vì chẳng
có văn tự để viết. Đã là như vậy, thì tại sao Vĩnh Gia
Đại Sư lại viết bài Chứng Đạo Ca, hoặc giả Ngài không
có việc chi làm bèn kiếm việc để làm? Phải chăng là dư
thừa? Không phải vậy đâu. Tuy ngài rất am hiểu thiền tông
là ra ngoài lời nói, rời tâm duyên lự, không ở văn tự,
quét sạch mọi pháp, tách lìa mọi tướng, một pháp không
lập, nhưng vẫn cần biểu lộ qua tiếng nói, lời ca để
tiếp dẫn người còn mê muội khiến họ thích thú mà thể
hội đạo mầu; có thể nói là Ngài ném ra viên gạch để
mong lấy vào viên ngọc. Đó là chỗ dụng tâm kín đáo của
Ngài. Do đó Ngài nói điều chẳng cần nói, viết điều chẳng
cần viết để khích lệ mọi người phát bồ đề tâm. Đó
là dụng ý của Ngài.
Thật
ra, khi tu thì ngay cả lời nói cũng chẳng có, sao lại có ca?
Đã không có ca thì sao lại có chú giải cho bài ca? Phải chăng
là thừa? Song le, vì tôi nhận thấy Ngài Vĩnh Gia đã không
nề phiền hà, làm hơn sự đòi hỏi để tiếp dẫn chúng
sanh, nên dù tự lượng sức mình ít ỏi, bản thân quá quê
mùa, kiến văn hạn hẹp, tôi vẫn xin dùng sự hiểu biết
nghèo nàn, làm thêm một việc không đáng là bao, để chú
giải một cách đơn giản bài ca này. Đó là động cơ thúc
đẩy tôi giảng bài Chứng Đạo Ca của Đại Sư Vĩnh Gia.
Bài
ca này hát lên khiến người nghe cảm nhận được mùi vị
giác ngộ. Nó rất thuận tai mà cũng rất dễ đọc. Bất luận
lớn, nhỏ, trai, gái đều có thể đọc nó dễ dàng. Lần
đầu tiên gặp được bài ca này tôi sung sướng đến đổi
dù không ngủ mà chẳng cảm thấy buồn ngủ, dù không ăn
cơm cũng chẳng biết đói, thậm chí dù không áo quần mặc
tôi cũng chẳng màng. Thế rồi hằng ngày tôi ca, đọc, rồi
tự nhiên thuộc nằm lòng. Nhưng nghe giảng xong, không biết
đại chúng có ai vui sướng giống như tôi chăng? Lúc tôi giảng
"Chứng Đạo Ca" tại San Francisco, chẳng mấy ai chú ý như
vậy, cũng chẳng mấy ai sung sướng đến bỏ ăn bỏ ngủ.
Do đó mới biết căn tánh mỗi người không ai giống ai: có
người thích bộ Kinh này, có người thích bộ Kinh nọ; có
kẻ cho Kinh
này
hay, nhưng kẻ khác cho là không hay. Đó đều là quan niệm
sai lầm, bởi vì Kinh Phật chẳng có Kinh nào hay mà chẳng
có Kinh nào dở. Tất cả pháp do Phật nói đều là đệ nhứt,
đều là pháp vô thượng thâm sâu vi diệu mà trăm nghìn kiếp
khó gặp đặng.
Nếu
bạn dùng cái lòng truy cầu chuyện đời để cầu Phật pháp
-- chỉ cần một nửa lòng thành khẩn đó thôi , không cần
hết lòng -- thì cũng đủ rồi. Các bạn hãy xem ở đời những
người cầu danh cầu lợi: họ cứ ngày ngày tính toán làm
sao để có danh, làm sao để thủ lợi, làm sao danh lợi đều
đoạt, làm sao để được nổi bật, làm sao lừa kẻ khác
tin mình. Những kẻ ấy cầu tiền tài, dâm sắc, danh vọng,
ăn uống, hưởng thụ ngủ nghỉ... thứ gì ở đời mà họ
ưa thích thì họ tận lực truy cầu đến cực điểm. Cũng
vậy, nếu cầu pháp xuất thế gian, nếu trong mọi nơi mọi
lúc, dù thức dù ngủ lúc nào cũng nhớ tới nó thì làm sao
chẳng thành đạo nghiệp ? Tại sao mình không thành Phật?
Chỉ vì ai ai cũng dốc mình hết sức đeo đuổi tiền tài,
dâm sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ hưởng thụ, năm
thứ dục vọng. Trái lại tu hành thì chẳng mấy ai khẩn thiết,
lại
thiếu thành khẩn; tuy dù có lễ Phật, tụng Kinh, nghe giảng,
nhưng không sao bì được với cái lòng cầu tài, háo sắc,
tham danh, ham ăn uống, ngủ nghỉ của thế gian. Do đó tôi
nói chỉ cần một nửa lòng thành như trên dùng để tu hành
là đủ rồi. Các bạn suy nghĩ xem, ngoài đời ai ai cũng đi
làm việc, chỉ có người ở chùa Vạn Phật thì làm việc
chẳng có thù lao gì, họ thật chỉ hoài bảo một tinh thần
hy sinh phục vụ cho Phật giáo mà thôi. Người đời mấy ai
làm việc mà chẳng mong cầu thù lao? Các bạn hãy tìm xem!
nếu có ai cầu pháp xuất thế với lòng thành bằng một nửa
lòng truy cầu pháp thế gian thì tấm lòng ấy mình dùng cũng
bất tận rồi đó. Do vậy khi thấy những người ở đời
như vậy tôi thật đầy cảm xúc.
Thiển
Thích nghĩa là hiển bày, giảng giải đạo lý thật dễ hiểu,
thật rõ ràng, giúp người đọc dễ thấu suốt. Đồng thời
nó không giảng cao siêu, dài dòng, chỉ dùng kiến giải thô
thiển, trí huệ nông cạn để giải thích (nào có khác chỉ
dùng ống trúc nhỏ để nhìn lên bầu trời bao la, dùng vỏ
sò để đo xem biển sâu cạn).
"Chứng
Đạo Ca" là một phương pháp tu hành. Nếu mình dựa vào theo
phương pháp này để thấu hiểu và nhận thức, thì có thể
chứng đạo. Nếu dựa theo cách phân tách của Thiên Thai Tông
về bảy cách đặt tên (thất chủng lập đề), thì tên của
tác phẩm này thuộc về cách dùng nhơn và pháp để đặt
tên. Vĩnh Gia Đại Sư là nhơn, Chứng Đạo Ca là pháp, hàm
ý do pháp mà chứng đạo.
(còn
tiếp)
Nguồn:
Bồ Đề Hải Số 31-32-33-34-35-36
|