|
c
Vĩnh
Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca Thiển Thích
H.T.
Tuyên Hóa giảng tại chùa Kim Luân, Los Angeles tháng 2, 1985
Lúc
đến Hoa Kỳ, trước tiên tôi giảng Kinh Kim Cang, nhưng không
có ghi chép hoặc chú giải . Thời đó thính giả toàn là Hoa
Kiều, nghe rồi thì xong chuyện. Sau đó tôi giảng Tâm Kinh,
mỗi tuần lể giảng một câu, hoặc một đoạn ba câu, mỗi
đoạn tôi chú giải bằng tám câu kệ tụng, gọi là Bát Nhã
Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phi Đài Tụng Giải. Lúc đó mỗi tuần
tôi giảng một thời, vì ở Mỹ hằng ngày ai cũng bận việc
không thể đến nghe. Chỗ tôi ở là căn hầm nhà, đất ẩm
thấp, trừ cửa chính, không cửa sổ nên chẳng ánh sáng lọt
vào, cũng chẳng thấy đặng mặt trời mặt trăng gì cả.
Chính ở đây tôi đã giảng Kinh Kim Cang. Sau đó khi dời đến
đường Waverly, tôi đã giảng Tâm Kinh. Tiếp theo tôi giảng
Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca, dùng thể văn viết chú thích,
rồi dựa vào đó giảng giải. Sau này có người ghi chép lại,
lấy tên là Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca Thuyên Giải. Các
bạn muốn biết thuở xưa tôi giảng pháp ra sao thì hãy đọc
quyển Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phi Đài Tụng Giải, và
cũng nên nghiên cứu thêm quyển Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo
Ca Thuyên Giải.
Nói
đến Chứng Đạo Ca, thì tôi vô cùng mến chuộng tác phẩm
này ngay khi bắt đầu nghiên cứu Phật Pháp. Tôi đã đọc
nó đến độ thuộc làu. Vì quá yêu thích nó, nên sau khi đến
Mỹ tôi chọn nó làm đề tài thuyết pháp thứ ba. Tôi nghĩ
rằng ở Los Angeles có rất nhiều thanh niên học sinh, nên việc
nghiên cứu Chứng Đạo Ca rất thích hợp. Ngày nay có người
thỉnh tôi giảng kinh, thì đúng là hại tấm thân già này!
Những cuốn băng ghi bài tôi giảng xưa kia hay hơn lời tôi
giảng bây giờ nhiều lắm. Lúc xưa tinh thần sung mãn, thân
thể không đau yếu như hiện nay; lúc giảng thì chẳng chút
ủy mị yếu ớt, mà đầy dẫy nghị lực, đầy khí phách,
đầy sáng tạo, khiến người nghe chẳng buồn ngủ. Vậy sao
các bạn lại muốn tôi giảng nữa ? Một khi đã có băng,
thì tôi có thể làm biếng được rồi. Ai ngờ các vị đệ
tử chẳng chịu buông tha, cứ lại bắt tôi giảng. Hôm nay
ngồi nơi giảng toà, linh cảm máy động, tôi nghĩ rằng giảng
lại Chứng Đạo Ca cũng rất tốt. Đại chúng nghe rồi, nếu
học ngâm bài Chứng Đạo Ca này cho kẻ khác nghe, sẽ giúp
họ mau đặng khai ngộ.
Đại
Sư nghĩa là gì? Đại: là vĩ đại, là to lớn, vì Ngài là
bậc mô phạm giáo hóa chúng sinh trong tam giới. Sư: là thầy,
tức Ngài là thầy của hàng trời người. Lại nữa Ngài lấy
pháp làm thầy; Ngài noi theo tất cả phật pháp, như noi theo
một người thầy vậy. Và vì Ngài lại lấy pháp bố thí
cho người đời, cho tất cả chúng sanh, nên Ngài mới được
gọi là Sư, hay Thầy. Sư nói lên cái khuôn mẫu, mô phạm,
hay tiêu chuẩn mà mình nên bắt chước.
Vị
đại sư này xuất gia lúc lên bốn tuổi, mỗi giờ mỗi khắc
nổ lực tu hành, tầm sư học đạo, do đó trong Chứng Đạo
Ca có đoạn như sau:
Du
sơn hải thiệp sơn xuyên.
Tầm
sư phỏng đạo vi tham thiền.
Tự
tùng nhận đắc Tào khê lộ.
Liễu
tri sanh tử bất tương quan.
Du
sơn hải là đi mọi nơi tìm Thiện tri thức để học hỏi;
Thiệp sơn xuyên là trèo non vượt ải qua chốn sông to núi
lớn để tầm sư học đạo, tìm bạn bè để cầu minh triết,
tìm Thiện tri thức, cầu kẻ có Minh Nhãn để điểm đạo,
do đó mà Tầm sư phỏng đạo vi tham thiền, không ngoài mục
đích liễu sanh tử nên cầu học pháp môn tham thiền. Tự
tùng nhận đắc Tào Khê lộ là từ khi Ngài hiểu rõ Tào Khê
con đường hướng thượng, và sau rốt là đắc pháp tâm ấn,
rồi liễu tri sanh tử bất tương quan, là Ngài liền thấu
triệt chuyện sanh tử, không còn chút gì thắc mắc nữa.
Chứng:
là chứng đắc, chứng minh cái gì đó, như chứng minh đạo
có thể chứng, có thể tu, có thể hành. Chứng cũng là ấn
chứng, tức là chứng cứ.
Ấn
chứng: người tu đạo tự mình đã khai ngộ rồi, không thể
tự mình ấn chứng, y phải cần tìm một vị cao tăng đạo
hạnh sâu dày, một bậc đại Thiện tri thức, một vị đã
giác ngộ đến ấn chứng cho mình, thì sự chứng minh này
mới đúng. Không thể tự xưng là ta đã khai ngộ rồi, ta
chứng quả rồi, như vậy là: chưa chứng đã nói chứng, chưa
đắc đã nói đắc. Trong đạo Phật chưa đạt tới trí huệ
chân chánh mà nói rằng mình đã đạt được rồi thì kể
như phạm tội đại vọng ngữ, nhất định bị đọa xuống
địa ngục rút lưỡi. Do đó không thể tự mình xưng là Tổ
sư, mà phải cần đến một bậc minh nhãn Thiện tri thức
ấn chứng thì mới thành Tổ được.
Đạo:
Ông Hàn Dũ nói chí lý rằng: "Do đây mà đến đó gọi là
đạo," đạo là con đường từ nơi này đến một nơi khác,
nhưng ông chỉ rõ đường lộ, nay chúng ta đề cập đến
đạo là con đường tu hành. Tu đạo thì phải tu từ bên trong,
chẳng phải tu ở bên ngoài, rằng "nội thánh thì ngoại vương,"
nghĩa là bên trong có sự thông minh, trí tuệ của Thánh nhơn,
bên ngoài ta mới có thể giáo hóa chúng sanh. Trung Quốc có
ông Thương Hiệt là vị Bồ Tát hóa sanh chuyên tạo chữ.
Vì cớ gì ông có thể tạo chữ? Vì ông có Thiên Nhãn Thông.
Do vậy, chữ Tàu tạo ra phần nhiều là tượng hình. Tượng
hình nghĩa là chữ và hình phù hợp với nhau. Thí dụ chữ
Đạo (). Phía trên có hai chấm, một chấm tượng trưng cho
số âm và một tượng trưng cho số dương. Nếu từ hai chấm
này nối lại thành hai phết thì thành chữ Nhơn (); nếu hai
phết không dính lại thì đó là chữ Bát ();
nhưng
một phết ngắn một phết dài biến thành chữ Nhập(). Vừa
qua chúng ta thấy hai cái chấm trên đầu chữ Đạo mang nhiều
biến đổi. Như trên đã nói hai chấm trên đầu chữ Đạo
thể hiện âm dương, cũng là thể hiện cho Nhơn (); chữ Nhơn
tách ra thành một âm một dương. Dưới hai chấm lại có một
chữ Nhứt (). Chữ Nhứt do đâu ra? Phải chăng chữ Nhứt thêm
vào chẳng có duyên cớ gì?
Chữ
Nhứt () là số không ( 0 ) mà ra, số không ( 0 ) bẻ gãy rồi
kéo thẳng ra thì biến thành chữ Nhứt (). Hai chấm phía trên
có thể là từ số không ( 0 ) bẻ làm đôi biến thành một
âm một dương; như vậy chữ Nhứt () có cả âm lẫn dương,
biến hóa từ số không ( 0 ) mà ra. Tiếp theo chữ Tự () (là
mình, là ta) được thêm vào, ám chỉ sự tu đạo là do chính
mình. Nếu chữ Tự cùng hai chấm và một gạch hợp lại thì
ra chữ Thủ (); Thủ (đầu tiên, đứng đầu) tức là việc
trọng đại trong đời mình. Thủ là đầu: giống như cái
đầu, việc quan trọng nhứt là liễu sanh thoát tử. Liễu
sanh thoát tử do nơi chính mình mà không phải đi tìm kiếm
bên ngoài chẳng phải hướng ngoại tìm cầu, do đó tự mình
phải chăm tu hành. Một bên và phía dưới chữ Thủ () thêm
chữ Tẩu (là đi) (), hợp nhau lại thành chữ Đạo (). Đạo
cần phải tu hành, hễ tu thì phải thực hành; do đó người
ta mới ghép chữ Tẩu một bên. Đó là đại khái ý nghĩa
của chữ Đạo.
Phía
trên chữ Đạo có hai chấm thể hiện lý âm dương mà cũng
ám chỉ hai mắt hoặc hai tai, hoặc hai mũi. Đó đều là biểu
tượng. Bất luận là mắt, mũi, tai, các giác quan này đều
ở trên thân thể của ta; do đó đừng dụng công bên ngoài
mà phải dụng công ở bên trong. Rằng: "Đạo có đường hữu
hình bên ngoài, có đường vô hình bên trong." Đường hữu
hình thì trôi lăn sanh tử, đường vô hình thì liễu thoát
sanh tử. Ngài Vĩnh Gia Đại Sư sáng tác Chứng Đạo Ca với
mục đích chỉ ta đi con đường liễu thoát sanh tử, là con
đường tự tánh mà mỗi người chúng ta cần phải tu theo.
(còn
tiếp)
Nguồn:
Bồ Đề Hải Số 31-32-33-34-35-36
|