|
c
Vĩnh
Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca Thiển Thích
H.T.
Tuyên Hóa giảng tại chùa Kim Luân, Los Angeles tháng 2, 1985
(tiếp
theo kỳ trước)
Tại
các đại tòng lâm ở Trung-hoa, thường có lệ làm cỗ chay
cúng dường, mời đại chúng tất cả thọ trai. Các cư sĩ
cũng thường mời nhau tới tiệm đồ chay để thọ trai, nhưng
cái đó chẳng phải dùng cỗ chay để cúng Phật và Tăng.
Cúng dường tại chùa mới đúng là cúng Phật và Tăng. Tam
bảo là phước điền, công đức cúng Phật là chẳng thể
nghĩ bàn, cúng Pháp, cúng Tăng cũng như vậy.
Chúng
ta học Phật pháp không nên ham ăn, chiều khẩu vị. Trong các
đại tòng lâm, món ăn rất là thanh đạm, dầu muối sơ sài,
cách nấu nướng đơn giản. Lúc bình thường, chẳng ai cúng
dường trai, thì cơm rau đạm bạc, vì kẻ tu hành chẳng cầu
mỹ vị, phải tiết chế tham dục về ăn, chỉ khi nào có
người cúng dường thì cơm trai mới khác.
Cúng
trai có các loại như La-hán trai là phổ thông nhất, so với
cơm chay thường thì khá hơn một chút ; có loại gọi là Như-ý
trai thì trai chủ còn cúng thêm tiền bạc nữa ; trai chủ tùy
tâm phát lòng hoan hỷ, làm cỗ chay cúng dường đại chúng,
cùng mọi người kết pháp duyên ; đặc biệt nhất là Thượng
đường trai, và ở đây trai chủ thỉnh vị trụ trì đăng
đường thuyết pháp. Nghi thức này được tổ chức vô cùng
long trọng tại đại tòng lâm, đòi hỏi hết cả tứ chúng
ở đây tham dự. Sau thời thuyết pháp, bài giảng được yết
trên bảng yết thị của tòng lâm, treo cả tuần lễ, có khi
nửa tháng. Giả dụ ngày ngày có người cúng Thượng đường
trai, thì ngày ngày lại đổi yết thị. Trong những dịp này,
quang cảnh tòng lâm náo nhiệt, tại đạo tràng chuông trống
khua vang, kế đó là thuyết pháp cho trai chủ - hay công đức
chủ, nay chỉ nói qua ý nghĩa cho mọi người nghe.
Số
là hôm nay ở đây cũng có người cúng trai Thượng đường,
theo lẽ chúng phải đông hơn, tăng cũng phải đông, rồi hòa
thượng phương trượng phải cầm phất trần, tích trượng,
một số pháp khí, rồi mới đăng đường thuyết pháp. Từ
trước tới nay, chùa Kim-Luân chưa từng có ai thượng đường
thuyết pháp, nên hôm nay sự chuẩn bị không được đầy
đủ, không thể nào làm cho đúng nghi thức Thượng đường
được. Kỳ sau, nếu lại có vị nào hoan hỷ thỉnh, lúc đó
có thể cử hành thật đúng nghi thức.
Đại
sư Vĩnh-Gia, bốn tuổi xuất gia, học đủ ba tạng Kinh, Luật,
Luận, đối với Thiên-thai giáo thì nghiên cứu sâu rộng.
Sư thuộc họ Đái. Có thể nói Sư chưa hề bị nhiễm thế
duyên, chưa từng va chạm trong xã hội, nên cốt cách tinh thuần,
vô nhiễm, cho nên trong bài ca Sư trước tác, lời lời chân
thực, từng chữ bầy ra như châu ngọc, không giống như cách
lải nhải chú thích của người ta. Bởi Sư không bị nhiễm,
nên lời ca của Sư mới thuần khiết và thanh tịnh như vậy.
'Chứng
Đạo Ca' vừa sáng sủa lại thâm áo, văn từ cũng không
thấy có chỗ nào là khó hiểu, vậy mà ý nghĩa thật là vô
cùng ảo diệu, biểu lộ Phật pháp thật là đầy đủ. Trước
khi giảng 'Chứng Đạo Ca' ngày 7 tháng 12 năm 1965, tôi có làm
14 câu tụng kệ, phát nguyện dốc một lòng chí thành khẩn
thiết để giải thích lời ca của bài này :
Tuyên-Hóa thanh tịnh thân, khẩu, ý
Quy mạng đảnh lễ Phật, Pháp, Tăng
Nãi chí thập phương tam thế Phật
Chư tôn Bồ-tát ma-ha-tát
Tây phương Đông độ lịch đại Tổ
Cổ vãng kim lai Hiền thánh đăng
Duy nguyện tam bảo thùy gia hộ
Khải ngã chánh giác chuyển pháp luân
Kiến văn tinh tấn chứng bất thoái
Đảo giá từ hàng cứu đồng luân
Nhất thiết chúng sanh giai diệt độ
Hoàn ngã bổn lai pháp tánh thân
Cận kiến Uy-âm cổ từ thân.
'Tuyên
Hóa thanh tịnh thân khẩu ý': nghiệp của chúng ta đều do
thân khẩu ý tạo ra. Thân không thanh tịnh, dễ tạo nghiệp,
khẩu và ý không thanh tịnh, dễ tạo nghiệp. Thân nghiệp
dễ phạm là giết hại, trộm cắp, và tà dâm (sát, đạo,
dâm). Ý nghiệp thì có tham, sân, si, như bình thường chúng
ta nghĩ tới chuyện thị phi, nghe chuyện thị phi, làm chuyện
thị phi, đó đều thuộc tham, sân, si. Bởi vậy, chỗ có thị
phi, tuyệt đối chớ có gần, chuyện tà vạy, tuyệt đối
chớ có hỏi, nếu ta hỏi liền bị nghiệp chẳng thanh tịnh
lôi cuốn, bởi có câu 'khẩu khai thần khí tán, thiệt động
thị phi sanh', nghĩa là mở miệng thì thần khí hao tán, lưỡi
động thì thị phi sanh.
Trời
đất phú cho ta thân thể, tánh linh, là muốn chúng ta xử dụng
một cách chánh đáng, chớ không bảo chúng ta lạm dụng để
làm những chuyện phi pháp. Người học Phật là phải hồi
quang phản chiếu, ngày ngày xét mình xem mình đã cư xử ra
sao, trong đạo có làm cái gì để tranh dành danh lợi, có tranh
đua cho nổi bật, có tranh quyền đoạt lợi hay không ? Nếu
quả có điều đó thì thật không xứng đáng là tín đồ
Phật giáo ; tín đồ Phật giáo là phải khiêm cung, chẳng
tranh, chẳng tham, chẳng cầu, chẳng tự tư, chẳng tự lợi,
không nói dối, và nếu theo đúng được sáu tông chỉ lớn
này, lúc đó mới có thể gọi là tín đồ chân chánh, ý nghiệp
mới gọi là thanh tịnh.
Khẩu
thì có bốn nghiệp : nói thêu dệt, nói không thật, nói lời
ác, nói lưỡi hai chiều.
Nói
lời thêu dệt thì đại khái như kể những chuyện trai gái
dâm ô, khiến mọi ngườii tưởng đến những chuyện xấu
; hoặc giả nhằm kể những điều tổn hại danh dự của
Phật giáo, khiến người khác có ấn tượng xấu về Phật
giáo, chẳng hạn như nói theo kiểu này : 'Anh thấy đó ! Hắn
tu học mấy năm rồi mà thái độ còn hung hăng như vậy, học
Phật cái gì!' Chúng ta ngày ngày tu học Phật pháp, nếu chẳng
chịu một phen dụng công phu, chính là có lỗi với Phật pháp,
nên phải tự mình trách cứ chính mình, phải trị cho được
cái tâm cống cao ngã mạn của mình, cũng như lòng ghen ghét
đố kỵ, các loại chứng tật đó. Trong Phật giáo, đây là
những chướng ngại rất lớn, giam hãm người tu không vượt
được ra ngoài tam giới. Bởi vậy ba nghiệp thân, khẩu, ý
là trọng yếu vô cùng.
Nói
không thật, hay vọng ngữ, là điều mọi người dễ phạm
phải. Nhiều khi nói không đúng sự thật, nói lời dối ngụy
mà vô tình không hay biết.
Nói
lời ác, là dùng lời thô lỗ mắng người khác, chọn những
câu thật tục tĩu khó nghe, hay những lời độc địa, như
vậy gọi là ác khẩu.
Nói
lưỡi hai chiều, cũng như kẻ mang hai bộ mặt, trước mặt
anh A thì nói xấu anh B, trước mặt anh B thì nói xấu anh A,
gây mâu thuẫn giữa hai người, làm cho họ xích mích với
nhau như nước với lửa, trong khi ấy thì mình đứng ở ngoài
bàng quan xem hai bên kình địch nhau, nghiêu cò tranh chấp cho
ngư ông thủ lợi.
Bởi
vậy, trước khi đi vào phần giảng kinh, tôi cố gắng thanh
tịnh mọi tập khí, khiến cho thân được thanh tịnh, khẩu
được thanh tịnh, ý được thanh tịnh. Đó là ý của câu
: 'Tuyên-hóa thanh tịnh thân khẩu ý'.
'Quy
mạng đảnh lễ Phật, Pháp, Tăng': Tôi xin nhất tâm quy mạng
Tam bảo: Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo.
'Nãi
chí thập phương tam thế Phật, quá khứ hiện tại vị lai
trung': tức là, chiều rộng trải ra cùng hết mưới phương
thế giới ; chiều sâu, thì suốt dọc ba đời, đời quá khứ,
đời hiện tại, đời vị lai, ba đời Phật, tôi thảy đều
quy kính.
'Chư
tôn Bồ-tát ma-ha-tát': Các vị đại bồ-tát trong hết thảy
các bồ-tát, tôi đều hướng tới để quy mạng đảnh lễ.
'Tây
phương đông độ lịch đại tổ': Đây là kế thế các đời
tổ sư ở Tây-trúc và ở Đông độ.
'Cổ
vãng kim lai hiền thánh đăng': Các vị thánh hiền từ xưa
đến nay, giống như những ngọn đuốc sáng chiếu rọi.
'Duy
nguyện tam bảo thùy gia hộ': Trước khi chú giải 'Chứng đạo
ca', tôi xin hết lòng chí thành nguyện cầu tam bảo, vô tận
Phật, Pháp, Tăng, thường trú trong ba đời, khắp tận hư
không, cùng khắp pháp giới, gia hộ cho tôi đầy đủ trí
huệ đặng có thể giảng giải 'Chứng Đạo ca'.
'Khải
ngã chánh giác chuyển pháp luân': Khai mở cho tôi có được
chánh tri, chánh giác, đặng tôi thấu tỏ đạo lý của 'Chứng
Đạo ca'.
'Kiến
văn tinh tấn chứng bất thoái': Khiến cho người nào thấy
'Chứng đạo ca', được nghe 'Chứng đạo ca', hoặc thấy 'Vĩnh-Gia
Đại sư Chứng Đạo Ca Thiển Thích', liền được dũng mãnh
tinh tấn, y pháp mà tu hành, chứng được niệm bất thoái,
vị bất thoái, hạnh bất thoái, ba điều bất thoái.
'Đảo
giá từ hàng cứu đồng luân': Quay ngược cỗ thuyền từ
bi trở về cõi Sa-bà để cứu chúng sanh hữu tình khỏi cảnh
khổ nạn.
'Nhất
thiết chúng sanh giai diệt độ': Khiến hết thảy chúng sanh
đều được diệt độ, lìa khổ được hạnh phúc, chứng
được Niết-bàn diệu tâm.
'Hoàn
ngã bổn lai pháp tánh thân': Trở về gốc nguồn, khôi phục
lại gốc Pháp thân Phật của mình.
'Cận
kiến Uy-âm cổ từ thân': Khiến chúng ta, tất cả mọi người
được triều bái đức Phật cổ sơ nhất là Phật Uy-âm Vương,
người cha từ bi cổ sơ nhất của hết thảy chúng sanh.
Số
sau: bắt đầu vào chánh văn của bài ca Chứng Đạo (Chứng
Đạo ca).
Nguồn:
Bồ Đề Hải Số 31-32-33-34-35-36
|