Chứng Đạo Ca Dịch Âm và Phiên Dịch, Trúc Thiên
Mười Chín Chân Trời Thiền, Trúc Thiên
Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca Thiển Thích, H.T. Tuyên Hóa giảng tại chùa Kim Luân, Los Angeles tháng 2, 1985 (Việt Ngữ) Trang 01
Trang 02
Trang 03
Trang 04
Trang 05
Trang 06
Song of Enlightenment By Great Master Yung Chia of The T'ang Dynasty Commentary by Tripitaka Master Hsuan Hua Translated into English
Chứng Đạo Ca, Tác giả: Thiền sư Huyền Giác - Dịch giả: Trúc Thiên 
PDF File (1.3MB)
Thiền Sư Thích Từ Thông Giảng Chứng Ðạo Ca...(thảo luận)
c
Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca Thiển Thích
H.T. Tuyên Hóa giảng tại chùa Kim Luân, Los Angeles tháng 2, 1985
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Trang 04
Trang 05
Trang 06
Hôm nay tôi đến thành phố Los Angeles chủ đích là muốn xem quý Phật tử nghe giảng kinh hiểu biết như thế nào, có tiến bộ hoặc nhận thức gì trong việc học Phật pháp hay không, đồng thời tôi cũng muốn nghe lại những băng giảng kinh mà tôi đã giảng trên 10 năm qua. Quý Phật tử không nên sanh tâm chấp trước nói rằng thầy trụ trì về đây không thuyết pháp cho Phật tử nghe; kỳ thực hằng ngày tôi đều thuyết pháp. Cũng tại nơi đây lúc trước có đặt một chiếc máy ghi âm; lúc đó tôi còn trẻ, tinh thần có hơi sung túc, do đó tôi giảng hay hơn bây giờ. Quý Phật tử muốn nghe giảng thì bất cứ lúc nào trong ngày đều có thể đến nơi đây nghe, không cần đợi tôi đến mới nghe. Lúc đó giọng nói của tôi tốt hơn, đạo lý tôi giảng cũng khá hơn, chẳng qua quý Phật tử vẫn còn cái tâm tham quá to, muốn nghe đích thân tôi giảng. Bây giờ tôi đang lo liệu thủ tục để hưu trí, quý Phật tử nên tự lập lấy, nên biết tự mình đi ra hoằng dương Phật pháp ra sao.

"Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca Thiển Thích" là một quyển "Chứng Đạo Ca" do một vị tổ sư Trung Quốc trước tác. Ngài tên là Huyền Giác, gốc gác tại Vĩnh Gia. Vĩnh Gia là một huyện của tỉnh Ôn Châu, Trung Quốc (nay là tỉnh Triết Giang). Giống như tỉnh Phước Châu, tỉnh Ninh Ba, tỉnh Quảng Đông, tỉnh Ôn Châu có thổ ngữ riêng biệt của nó; dân từ nơi khác không dễ gì hiểu được thổ ngữ này. Ngôn ngữ Trung Quốc không thống nhứt, ngôn ngữ và phát âm của mỗi địa phương đều khác nhau. 

Lúc ngài Vĩnh Gia lên bốn tuổi, cha mẹ gởi ngài vào chùa xuất gia. Sau khi xuất gia ngài có cơ may đọc rất nhiều sách vở. Vì chỉ mới có bốn tuổi mà đã xuất gia, chùa mới đặc biệt thỉnh một vị thầy đến dạy ngài học, do đó ngài có một cơ sở học vấn vô cùng vững chắc. Với một học vấn uyên thâm, và một mặt rất cố gắng tu đạo nên ngài khai ngộ. Khai ngộ rồi, ngài chẳng muốn một mình ngồi an hưởng cái lợi ích này, do đó ngài bèn viết ra quyển "Chứng Đạo Ca" khai thị hậu thế giúp người đời sau hiểu ra phương cách tu hành, nhận thức chánh pháp một cách chân chánh.

Ngài Vĩnh Gia nghe nói tại Suối Tào Khê có Ngài Lục Tổ Đại Sư, Nam Hoa Tự, thừa mệnh của Phật Thích Ca dùng tâm ấn tâm, khẩn thiết giáo hóa, miệng truyền thụ tâm liền hội, và như thế mà truyền xuống Y Bát Tâm Pháp. Do đó ngài không nề hà đường xa ngàn dặm đến gặp Lục Tổ Đại Sư thỉnh cầu ấn chứng cái sở kiến của mình.

Lúc ngài tới Nam Hoa Tự thì Lục Tổ Đại Sư đang đăng đường thuyết pháp. Ngài Vĩnh Gia bèn mặc áo bào, đắp y tay cầm tích trượng, hướng về pháp tòa đi nhiểu về bên hữu ba vòng, rồi dừng bước đứng ngay trước mặt Lục Tổ, khí thế oai nghi rống to một tiếng, cũng không cúi đầu đảnh lễ chi cả.

Lục Tổ Đại Sư nói: "Người xuất gia gọi là sa môn, sa môn thì phải có lễ độ, lễ nghi thì ba trăm, oai nghi có ba ngàn. Ông đến đây làm gì? Cử chỉ ồn ào, một tí lễ mạo gì cũng chẳng có?"

Vĩnh Gia Đại Sư nói: "Sanh tử là việc lớn, vô thường nhanh chóng." Ý muốn nói rằng dụng công là việc khẩn thiết, nào có đủ thời giờ để hành lễ? Nào còn đủ thời gian để ý đến chi tiết nhỏ nhen như thế? Chẳng có thời gian nói đến ba trăm lễ nghi, tám ngàn oai nghi. Chỉ vì việc sanh tử so với bất cứ việc gì khác thì rất trọng đại, quỷ vô thường chẳng biết lúc nào đến, thì tôi nào còn đâu thời giờ nghĩ đến hành lễ ư?

Lục Tổ Đại Sư nói: "Hà bất thể thủ vô sanh, liễu vô tốc hồ?" rằng tại sao ông lại không nghiên cứu cái pháp vô sanh? Không tìm hiểu minh bạch cái đạo lý về vô thường tấn tốc?

Vĩnh Gia Đại Sư nói: "Thể tức vô sanh, liễu bổn vô tốc." Ý muốn nói rằng Tổ khỏi cần nói chi đến nghiên cứu, nghiên cứu thì không có cái nào sanh tử, minh bạch thì lại cũng chả có cái nào mau chậm, không có cái nào vô thường."

Lục Tổ Đại Sư nói: "Ông tuy nói không có vô sanh không có vô tốc, vậy ai phân biệt?" Ý nói ai có ý nghĩ phân biệt như vậy?

Vĩnh Gia Đại Sư nói: "Phân biệt cũng chẳng có một tâm niệm gì cả."

Lục Tổ Đại Sư liền ấn chứng cho Ngài nói rằng: "Như thị! Như thị!"

Vĩnh Gia Đại Sư nghe đã được Lục Tổ ấn chứng liền dùng đủ lễ hướng về Lục Tổ đảnh lễ tạ pháp, đứng dậy cáo từ.

Thấy ngài đến mà chỉ nói đôi ba câu rồi kiếu từ, Lục Tổ Đại Sư nói: "Tại sao ông vội vã ra về?"

Vĩnh Gia Đại Sư trả lời: "Bổn tự phi động, khởi hữu tốc da?" Nghĩa là bản chất chẳng có tới, chẳng có đi, vậy nào có gì mau hay chậm?"

Lục Tổ Đại Sư nói: "Ông thực đạt được ý vô sanh rồi."

Vĩnh Gia Đại Sư nói: "Vô sanh khởi hữu ý da?" Nghĩa là nói vô sanh thì làm gì còn có ý hay không ý?"

Lục Tổ Đại Sư nói: "Không có ý, vậy ai phân biệt?" Nghĩa rằng vậy chớ ai hiện ở tại đây phân biệt.

Vĩnh Gia Đại Sư nói: "Phân biệt cũng không có ý."

Lục Tổ Đại Sư nói: "Ông được rồi, nhưng hãy khoan vội về."

Lúc đó Vĩnh Gia Đại Sư mới thực sự hiểu rõ ngài được Lục Tổ Đại Sư ấn chứng, bèn ở lại nghỉ tại Nam Hoa Tự một đêm, vì vậy nhiều người gọi đó là "Nhất túc giác", nghĩa là tá túc một đêm mà khai ngộ. Đó là việc Vĩnh Gia Đại Sư bái kiến Lục Tổ, và là câu chuyện Ngài được Lục Tổ ấn chứng.

Sau này có kẻ phá quấy nói rằng "Chứng Đạo Ca" do Hà Trạch (Thần Hội) trước tác. Quý Phật tử xem Vĩnh Gia Đại Sư và Hà Trạch Đại Sư đều là hai vị trong quá khứ, nhưng hai ngài nào có bao giờ đính chánh rằng tác phẩm này do chính tay tôi sáng tác, không phải của ông, từ xưa hai vị này chẳng bao giờ tranh cãi, người đời sau quá lắm chuyện, bóp méo sự thật, lấy mũ ông A chụp lên đầu ông B, tạo ra lắm phiền não. Thực ra tác phẩm "Chứng Đạo Ca" do Vĩnh Gia Đại Sư trước tác, chỉ vì người xưa trước tác ít khi lưu danh, người đời sau bới lông tìm vết, cố ý quấy phá để nghe chơi cho vui, rêu rao đó là tác phẩm của Hà Trạch. Vào thời đó đạo đức, học vấn của Vĩnh Gia Đại Sư ít người bì kịp, trí tuệ và biện tài của ngài có một không hai, do đó tác phẩm Chứng Đạo Ca của ngài rất là tuyệt diệu, vừa đơn giản lại vừa rỏ ràng, khiến ai đọc qua liền phát sanh bồ đề tâm, ngọn đèn trí huệ bừng sáng.
 

Nguồn: Bồ Đề Hải Số 31-32-33-34-35-36
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

阿彌陀經教材 Ï Phật Nhập từ Tam muội phóng sinh Việc của năm cũ qua đi 大安法师讲五戒 Sóng 河南有专属的佛教 慧 佛學 Ngôi 南无阿弥陀佛 佛号 藏版 Phần 1 èˆ æ æ ƒ tien thu Do the van Co xuan ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä tin túm niem Gio ngu nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai 教师节的对联 สโตร ส รา Uống trà giúp giảm cân Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ Thầy 礼佛大忏悔文 华藏宗门 เพรงดนต ฟ tÃÆ 激安仏壇店 ý nghĩa lễ hằng thuận chí ï¾ ï¼ 一念心性 是 僧人心態 tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co Buffet Cỏ Nội mùa chay quốc hoa ماتش مصر والراس الاخضر يلا ÍÛ Chí cça cam nhan ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat