x
cx
TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Tác Giả: Thiên Mục Trung Phong Hòa Thượng
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Trang 00
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Trang 04
Trang 05
Trang 06
Trang 07

54. CỨU CÁNH CÙNG CỰC, BẤT TỔN QUỶ TẮC

DỊCH

Cùng tột cứu cánh, chẳng còn qui tắc.

LỜI KHAI THỊ

Mười tấc là thước, mười thước là trượng. Bên Đông mặt trời mọc, bên Tây mặt trời lặn, hỏi khắp mọi người trong vô số quốc độ, có ai chẳng biết? Tại sao nói đến Tổ Sư Thiền, mỗi mỗi ngơ ngác như vách sắt? Còn có câu "Mạc hậu lao quan" rất khó hiểu, chẳng ai che dấu cùng đưa ra một lượt. Ấy là cái gì? Thật là oan uổng!

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói : "CỨU CÁNH CÙNG CỰC, BẤT TỔN QUỶ TẮC", người nghĩa giải cho rằng : Hư không, sắc tướng, lớn nhỏ, dài ngắn trong mười phương pháp giới, tất cả đều là tự kỷ. Tùy chân bước, chẳng rời điền địa của Tổ tông; tùy miệng nói, đều là chơn lý của Cổ Phật. Cho đến ôm vợ mắng Thích Ca, say rượu đánh Di Lặc, đều thành nhất hạnh tam muội, còn nói chi khai, giá, trì, phạm v.v...? Nên Vĩnh Gia cũng nói: "Đại ngộ chẳng kẹt nơi tiểu tiết".

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Thôi, thôi! Nói cũng nói được quá rõ ràng, nhưng Diêm La Vương chỉ muốn bắt bọn nói những lời này đến cho ăn gậy sắt. Việc này lợi hại ở chỗ nào? Mọi người về nhà tự kiểm điểm xem.

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Tùy tay đem ra tùy miệng bàn,

Phóng túng tung hoành kim chỉ nam,

"CHẲNG CÒN QUI TẮC" lại giữ niệm,

Tụ tánh bất nhị thành hai ba.

55. KHẾ TÂM BÌNH ĐẲNG, SỞ TÁC CÂU TỨC
 
 

DỊCH

Khế hợp bản tâm thì tất cả bình đẳng, năng tác sở tác đều tự dứt.

LỜI KHAI THỊ

Voi chúa quày đầu nhìn, sư tử chụp ngược lại, Chơn chẳng che ngụy, khúc (co) chẳng dấu trực (thẳng). Chỉ có tôn giả Kiều Trần Như suốt năm tỉnh tọa, tỉnh tỉnh tịch tịch, cũng chẳng màng đến tháng thiếu là 29, tháng đủ là 30, đêm khuya thi đậu tâm không, thấu qua gai gốc khắp trời.

Nhàn dạo ngoài đồng mở mắt xem,

Hàn mai hoa nở tự tịch mịch.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói : "KHẾ TÂM BÌNH ĐẲNG, SỞ TÁC CÂU TỨC", người nghĩa giải dẫn chứng trong kinh nói : "Pháp ấy bình đẳng, chẳng có cao thấp, ví như thủy ngân rơi xuống đất, giọt lớn viên tròn lớn, giọt nhỏ viên tròn nhỏ, cả đại địa không có pháp nào chẳng tương ưng với tự tâm". Lúc Như Lai thành đạo, quán lại hạnh nghiệp tu hành từ nhiều kiếp đều như mộng huyễn, chẳng có kẻ làm, cũng chẳng có kẻ không làm. Cho nên nói : "Tu tập phạn hạnh như hoa đốm trên không; tọa nơi đạo tràng như bóng trăng dưới nước, hàng phục quân ma trong gương, thành tựu Phật sự trong mộng". Bởi do tâm này chưa thấu rõ, ở nơi bình đẳng thấy bất bình đẳng, vì bất bình đẳng nên tất cả sở tác do đó sanh khởi vậy.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Kinh Viên Giác nói : "Tánh vốn bình đẳng, người bất bình đẳng nói là bình đẳng, đã đáng ăn 30 gậy, còn dẫn chứng bao nhiêu tri giải, lại càng thêm bất bình đẳng.

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Đã đến quê nhà còn về đâu?

Nằm dài trong am nắng giọi cao.

Trăm ngàn huyền diệu đều quên mất,

Suốt ngày cửa mở chẳng ai vào.

56. HỔ NGHI TỊNH TẬN, CHÁNH TÍN ĐIỀU TRỰC
 
 

DỊCH

Hồ nghi dứt sạch, chánh tín vững chắc.

LỜI KHAI THỊ

Trâu cày cấy, chó giữ nhà, mèo bắt chuột, ngựa kéo xe, thấy lửa biết cháy, thấy nước biết ướt, tại sao đối với tự tâm, mỗi mỗi tối như dầu hắc? Nơi nghi lại thêm nghi, nơi chấp chồng thêm chấp. Chẳng cần nghi, cũng đừng chấp, ai biết muôn ngàn sai biệt này, tất cả thánh hiền từ đây nhập.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói : "HỔ NGHI TỊNH TẬN, CHÁNH TÍN ĐIỀU TRỰC", người nghĩa giải cho rằng : TIN có 2 thứ : Chánh tín và tà tín. Tin tự tâm là Phật, chẳng cầu bên ngoài là chánh tín; chẳng tin tự tâm là Phật, khởi tâm tìm cầu bên ngoài, dù có làm việc lớn, đều gọi là tà tín.

Phải biết, chánh tín cũng có nghi : vì chưa chứng đắc nên phát nghi. Niệm nghi từ cạn vào sâu, lâu ngày không lui sụt, bỗng nhiên niệm nghi bùng nổ, tất cả thấu rõ, gọi là đại ngộ. Nên biết ngộ là quả của tín, tín là nhân của ngộ. Pháp sư Tăng Triệu nói:

"Quả chẳng gồm nhân, vì nhân thành quả". Thế thì, lúc TIN tức là lúc ngộ, lúc ngộ chẳng khác lúc tin. Bài MINH gọi là TÍN TÂM, chính là ý này vậy.

Phải biết, người đại căn khí vừa nghe đề khởi, như gặp vật cũ, thấu rõ nơi tâm. Quần áo có thể quên mặc, tánh mạng có thể xả bỏ, mà muốn bảo người ấy bỏ chánh tín, dù chốc lát cũng chẳng thể được. Nên cổ nhân nói : "Giả sử bánh xe lửa, xoay chuyển đỉnh đầu tôi, cũng chẳng vì khổ này, làm mất tâm Bồ Đề. "Cái niệm chánh tín nếu thật vững chắc như thế, thì đâu có lẽ nào chẳng được thân chứng!

Ngoài ra, nếu do tà tín mà sanh nghi, nghi mãi không thôi thì phải sanh khởi kiến chấp điên đảo, đuổi theo cảnh duyên hư vọng, ắt đọa địa ngục vô gián.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Phải thì phải, nếu như TIN tức là ngộ, thì ngộ phải lộn vào Nguồn Linh (tự tánh), đã lộn vào Nguồn Linh, thì cái chữ TIN này, còn đặt để ở chỗ nào? Nếu nói có chỗ để đặt thì xin chỉ ra xem! Nếu không chỗ đặt, thì lời Tổ Sư cũng thành lời thừa rồi.

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Gốc tin chẳng chánh khởi hồ nghi,

Niệm nghi tan rã Chánh tín khởi.

Lời nói rõ ràng được tương tự,

Cách xa Tổ Đình như chân trời.

57. NHẤT THIẾT BẤT LƯU, VÔ KHẢ KÝ ỨC
 
 

DỊCH

Tất cả chẳng lưu giữ thì không thể ghi nhớ.

LỜI KHAI THỊ

Đại tâm rộng như hư không, đại trí sáng như mặt trời, đại nghi như đống lửa hồng, đại pháp như vách tường sắt. Bị Lâm Tế tận sức hét cũng chẳng thối lui, bị Đức Sơn thẳng tay đánh cũng chẳng chịu ngừng. Cây cột dây dưa dựng sâu chắc, leo quấn nhánh dây không thôi dứt. Ở trong đó có một kẻ ló đầu ra nói : "Đêm qua bị tôi nhổ tận gốc rồi". Vậy, cây cột dây dưa đã nắm trong tay, tính đặt để ở chỗ nào?

Trước lời ngoài câu chẳng biết chỗ,

Càng khiến đất bằng thêm lồi lõm.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói : "NHẤT THIẾT BẤT LƯU, VÔ KHẢ KÝ ỨC", người nghĩa giải cho rằng : Chỗ tâm hành diệt là "tất cả chẳng lưu", đường ngôn ngữ dứt là "không thể ghi nhớ"; Ngoài không có pháp để bỏ là tất cả chẳng lưu, trong không có tâm để giữ là không thể ghi nhớ. "Liễu liễu kiến, không một vật, chẳng phải người, chẳng phải Phật, hằng sa thế giới như bọt biển, tất cả thánh hiền như điện chớp" cũng là tất cả chẳng lưu; "Đốt hương tỉnh tọa ở Nam đài, suốt ngày tỉnh lặng muôn niệm quên, chẳng phải dứt tâm trừ vọng tưởng, chỉ vì chẳng việc để suy lường" cũng là không thể ghi nhớ.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Vậy, dẫn chứng cũng được tương tự, dẫu cho ông đem hết ngôn giáo của Phật Tổ dẫn chứng đến cái thúng đựng nước không chảy, chỉ là càng ghi nhớ thêm nhiều mà thôi. Muốn tất cả chẳng giữ, há có thể được ư?

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Tất cả chẳng giữ, càng sanh kiến (giải),

Trọn không ghi nhớ, vẫn còn tri.

Nếu chẳng đích thân về quê nhà,

Bệnh đói, bánh vẽ làm sao trị!

58. HƯ MINH TỰ CHIẾU, BẤT LAO TÂM LỰC
 
 

DỊCH

Rổng sáng tự chiếu soi, chẳng lao nhọc tâm lực.

LỜI KHAI THỊ

Đạo cần mỗi ngày một bớt, học cần mỗi ngày một thêm. Bớt đến kiến chấp tiêu mất, thêm đến đầy bụng tức ngực, bỗng nhiên thêm bớt thảy đều quên, tay không về chùa ngồi hướng vách, trong thành Trì Dương Vương-lão-sư, lạnh lẽo khiến người tưởng nhớ mãi. Đừng tưởng nhớ, rổng sáng tự chiếu soi, chẳng phải do tâm lực.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói như thế, người nghĩa giải cho rằng : Trong sạch đã đầy tròn, chẳng dung nạp vật khác gọi là HƯ, hạt châu tự sáng tỏ, ánh trăng tự chiếu soi gọi là MINH. Đã hư mà minh, vật đến liền hiện, là công dụng của tự chiếu, chẳng cho lộn lời nói. Ở đây, nếu thêm một mảy may tâm lực, thì chẳng thể cho là hư minh tự chiếu rồi.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Dẫn dụ rất là đúng lý, vậy ông thấy hư không phải là chẳng tướng mạo chăng? Xưa nay chưa từng nghe hư không tự nói : "Ta chẳng tướng mạo". Nếu hư không có thể nói được thì chẳng thể gọi là hư không, giả sử Tổ Sư đã biết có thí dụ này, thì cái lỗi lỡ lời cũng khó tránh khỏi vậy.

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Con dấu vàng ròng tâm ấn tâm,

Cần phải chư Tổ truyền thọ nhau.

Lén lút lượm được cũng vô dụng,

Đâu thể bắt chước nói diệu huyền!

59. PHI TƯ LƯỢNG XỨ, THỨC TÌNH NAN TRẮC
 
 

DỊCH

Chỗ lìa suy nghĩ, tình thức khó lường.

LỜI KHAI THỊ

Bột trắng trong tuyết dễ phân ra, thức tức duy tâm; Mực đen trong than khó biện biệt, duy tâm tức thức. Thức chẳng phải tâm, tâm chẳng phải thức. Dưới ánh mặt trời xem trắng đen, trước đài gương sáng hiện xấu đẹp. Lời nói thế này, giống như lời giảng Duy Thức Luận của Pháp sư, trước mặt nạp tăng, làm sao hiển lộ tin tức thiệt?

Chẳng phải tâm, chẳng phải thức, ban đêm chó sủa thôn hoa, mùa xuân oanh hót bờ liễu. Cá kình hút cạn sóng đáy biển, con rồng chạy vào vô-sanh-quốc, khiến Đại Phạm Vương giựt mình thức dậy, thẳng lên đỉnh trời Sắc Cứu Cánh, tát cho hư không một bạt tai, rải xuống long châu trăm ngàn hột, tia sáng lấp lánh rọi áo đẹp.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói: "PHI TƯ LƯỢNG XỨ, THỨC TÌNH NAN TRẮC", người nghĩa giải cho rằng : Thức là thức của nhà tâm, tâm là tâm của nhà thức, hai thứ này như nước với sữa rất khó phân biệt. Phải biết, thức là nước, tâm là sữa trong nước, nên giáo môn nói : "Vua ngỗng chọn sữa, đâu đồng loài vịt!". Trong nước đều có sữa, chỉ có vua ngỗng mới biết phân biệt, ngoài ra các thứ thủy tộc đều chẳng biết. Việc này dụ cho trong tất cả thức đều có chơn tâm, chỉ có Phật Tổ mới rõ.

Cái giác chiếu soi của linh tri gọi là tâm, những suy tư, ghi, nhớ, thủ, xả, phân biệt v.v... gọi là thức. Thức có 8 thứ : Lục căn mỗi căn một thức, thứ 7 gọi Mạt Na, thứ 8 gọi A Lại Da cũng gọi là Như Lai Tạng, bảy thức trước là nhánh lá, thức thứ 8 là căn bản. Trong Kinh nói : "Lúc đầu thai thì đến trước, lúc chết thì đi sau, ngộ là Như Lai Tạng, mê là A Lại Da". Thức này nơi mê thì gìn giữ tất cả nghiệp thiện ác vô ký, xả thân thọ thân từ vô lượng kiếp; nơi ngộ thì giữ gìn tất cả hạt giống Bồ Đề, giải thoát, trí huệ từ lúc vô thỉ. Thức này từ mê vào ngộ, chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí, đổi tên mà chẳng đổi thể. Hiện nay ở trong tứ đại, ngũ uẩn, các pháp thánh phàm, ghi nhớ rõ ràng, tác dụng phân biệt, cho đến kiến văn giác tri, tam giới rộn ràng, vạn pháp thăng trầm, mỗi niệm khởi diệt, đều nương nơi thức này mà sanh. Cho nên nói "Vạn pháp duy thức". Khuê Phong nói : "Pháp sanh vốn không, tất cả duy thức".

Học giả ngày nay, chẳng thể đem mạng căn một dao cắt đứt, đi khắp tòng lâm, chỉ biết đem cái thông minh của mình dùng để dẫn khởi tình thức, ôm những huyền giải ghi nhớ trong lòng, gặp duyên mống khởi, chẳng biết huyền giải này là thuộc về "tình thức y-thông", lại chấp cho là khai ngộ. Hoặc lầm nhận cái cảm giác linh động rõ ràng trước mắt này, biện luận thao thao cho là tự kỷ. Giống như Kinh Lăng Nghiêm nói : "Bỏ trăm ngàn biển lớn, chỉ nhận một bọt cho là nước cả biển". Kinh Viên Giác nói : "Đều là tập khí vọng tưởng phan duyên lục trần, chẳng phải tâm thể chơn thật". Hòa Thượng Trường Sa nói : "Những người học đạo chẳng biết chơn, chỉ vì xưa nay nhận thức-thần", Vĩnh Gia nói :

"Tổn pháp tài, diệt công đức, tất cả đều do tâm ý thức" v.v... Chư Phật chư Tổ đã có chỉ bày rõ ràng, mà trong mạt pháp, bệnh này ngày càng nhiều thêm! Nhưng kẻ mắc bệnh này là do lập chí học đạo chẳng chơn chánh mà ra, nếu là quyết chí muốn rời khỏi biển sanh tử thì không chịu dấu mình trong tình thức. Chỉ do ban sơ một niệm muốn hiểu Thiền, hiểu Đạo, hiểu Phật, hiểu Pháp mới thành bệnh này.

Thức này như núi Thiết vi rộng lớn, bao vây họ từ vô thỉ, cũng như thiên binh vạn mã ngày đêm ở trước cửa lục căn, rình sơ hở của họ. Nếu không đủ chí quyết định liễu sanh tử, thì đi đâu cũng phải vào đó.

Tổ Sư làm bài TÍN TÂM MINH này, là mở rộng cửa Thiền cho kẻ hậu

học thoát bỏ tình thức, chỉ tin tự tâm, cất bước liền vào. Nếu

tình thức của học giả còn một mảy may chưa sạch, đọc bài MINH này

trở thành thuốc độc. Sự lợi hại như thế, nên 2 câu đầu nói "CHÍ

ĐẠO VÔ NAN, DUY HIỀM GIẢN TRẠCH". Chỉ 2 câu này, đem tâm với

thức phân giải rõ ràng. Tại sao? Nói "CHÍ ĐẠO VÔ NAN" tức là chỉ

chơn tâm; "DUY HIỀM GIẢN TRẠCH" tức là phá tình thức, kẻ tình

thức chưa quên, thấy người nói lời này, bèn nói : "Tôi chỉ chẳng

lựa chọn". Đâu biết chỉ cái "chẳng lựa chọn" này đã là hiểu theo

tình thức rồi, huống là kẻ mỗi mỗi chấp có, gặp cảnh sanh tình ư

!

Nên ý bài MINH này từ đầu đến cuối, nói đi nói lại, chẳng rời bản tâm, chẳng qua vì giúp người học biện rõ tâm với thức mà thôi. Cho nên nói "PHI TƯ LƯỢNG XỨ, THỨC TÌNH NAN TRẮC".

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Theo lời nói "DUY HIỀM GIẢN TRẠCH", nay lại ở trong pháp một tâm, chỉ ra tình và thức, ấy là lựa chọn hay chẳng lựa chọn? Nhưng tình và thức, với một tâm quả là khác hay là đồng ư? Người chơn thật học đạo, ở đây nếu chẳng thể xác định, mà muốn thấy ý chỉ TÍN TÂM MINH của Tổ Sư, chẳng phải còn xa xôi ư!

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Chỗ lìa suy nghĩ rất khó lường,

Môn đồ học Phật đều nên rõ.

Ngay đó chẳng biết thiếu vật gì?

Thông minh lanh lợi lại bị lừa.

60. CHƠN NHƯ PHÁP GIỚI, VÔ THA VÔ TỰ
 
 

DỊCH

Chơn như Pháp Giới, chẳng người chẳng mình.

LỜI KHAI THỊ

Sư Khoáng không lỗ tai, chí thần (tự tánh) không bản thể, Nguồn Linh không có đáy. Đạt Ma truyền tủy đâu thể được! Xưa kia ở chung chẳng biết tên, hôm nay gặp nhau chẳng phải ngươi. Bóng trăng đẹp mà xuống nước chẳng chìm, gió lạnh lẽo mà sáu cửa tự mở. Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, dây dưa mục leo quấn trước kiếp-không; "Gió chẳng động, phướn chẳng động", Huệ Năng đắc chí nơi phòng giả gạo.

Linh Chiếu rõ ràng ta chẳng biết,

Mây trăng khe núi tự quen nhau.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói : "CHƠN NHƯ PHÁP GIỚI, VÔ THA VÔ TỰ", người nghĩa giải cho rằng : CHƠN NHƯ PHÁP GIỚI là tổng danh của một tâm. Ngoài tâm chẳng pháp thì đâu có cái tên gọi TỰ THA? Không những tự tha chẳng lập, cho đến núi sông, đất đai, hữu tình vô tình, đều chẳng thể đắc lại thành có. Dù nói chẳng thể đắc mà có, cũng chẳng ngại an lập vật tượng tự tha. Tại sao? Chơn như pháp giới dụ như vàng, vật tượng tự tha dụ như bông tai, cà rá, dây chuyền...Phải biết vàng là thật thể, các đồ trang sức là quyền danh (tên gọi tạm). THẬT chiều theo QUYỀN thì vật tượng tự tha chẳng ngại an lập, dung quyền về thật thì chỉ thấy chí thể của Nhất Chơn Pháp Giới. Vậy, giả danh của các thứ trang sức chẳng cần trừ mà tự mất rồi. Kẻ mê muội chẳng thông đạt ý chỉ viên dung của Tổ Sư, cho là đoạn diệt, đọa nơi rỗng không, lập cái thuyết "VÔ THA VÔ TỰ", ở đây cần phải biện bạch cho rõ.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Biện thì cứ biện, nhưng trong Chơn Như Pháp Giới còn dung nạp được lời biện bạch này chăng?

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Trong chẳng tự kỷ, ngoài chẳng tha (người khác),

Cả gan nuốt trọn trái bí kia.

Thẳng tay tặng người, người chẳng nhận,

Rải cát quăng bùn vẫn y xưa.

61. YẾU CẤP TƯƠNG ƯNG, DUY NGÔN BẤT NHỊ
 
 

DỊCH

Gấp muốn tương ưng, chỉ nói bất nhị.

LỜI KHAI THỊ

Biển dụ cho tánh, đất dụ cho tâm, chứa đầy mà chẳng tràn, hứng nặng mà chẳng sụp, dung nạp hư không chẳng ngằn mé, xuyên thấu cổ kim chẳng biên cương. Trước nói "bất lạc", sau nói "bất muội", hồ ly tinh đâu phải hai con. Hôm qua nói "định", hôm nay nói "chẳng định", cục cứt khô nuốt trọn vào bụng. Biện tài của Duy Ma Cật khiến hàng Bồ Tát bịt miệng; lưỡi bén như kiếm của Văn Thù đã làm thầy cho bảy Phật. Tông ta vốn chẳng dây dưa này, chí lý đâu có ghi bia đá.

Tiếng sóng ngàn sông chìm biển rộng,

Muôn núi hùng vĩ kém đỉnh cao.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói : "YẾU CẤP TƯƠNG ƯNG, DUY NGÔN BẤT NHỊ", người nghĩa giải cho rằng : Tổ Sư phí sức phân biệt, trước nói "Chỉ chê lựa chọn", kế nói "một cũng đừng giữ", "muôn Pháp cùng quán", "muôn Pháp nhất như" v.v... đều là lý của 2 chữ "Chỉ nói". Nhưng chư Phật chúng sanh, bản thể bất nhị, nói "Thành Phật" đã là lời thừa, vậy nói : "MUỐN GẤP TƯƠNG ƯNG" dường như thành 2 đoạn rồi. Nếu quả thật có cái lý tương ưng và chẳng tương ưng, thì rõ ràng là nhị, đối với việc này chưa thể không nghi.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Chỉ e cái nghi này chẳng chơn thật, chẳng vững chắc. Nếu Chơn thật vững chắc, thì cái nghi này sẽ có ngày tự bùng nổ. Nghi này nếu vỡ, thì NHỊ với BẤT NHỊ của tương ưng hay chẳng tương ưng đã thấu rõ trước cơ xảo, lãnh hội ngoài ngôn ngữ, mới biết ơn lớn của Tổ Sư khó đền đáp.

Xưa Ngài Duy Ma Cật bảo chúng Bồ Tát nói Pháp môn Bất Nhị, mỗi mỗi nói xong, lại bị chúng Bồ Tát hỏi ngược lại thì im lặng chẳng đáp. Lúc ấy Văn Thù liền tán thán rằng "Chơn nhập Pháp môn Bất Nhị". Vậy lời tán thán của Văn Thù sanh khởi từ chỗ nào? Nếu cho im lặng là pháp môn Bất Nhị, thì người bệnh câm và người gỗ máy cũng đều được nhập pháp môn Bất Nhị rồi! Nếu im lặng có thể gọi là pháp môn Bất Nhị, thì ngữ ngôn cũng có thể gọi là pháp môn Bất Nhị cho đến ca hát cười giỡn đều gọi là Bất Nhị ư? Tại sao chỉ khen một mình Duy Ma Cật vậy? Ở đây cần phải thấu rõ ý chỉ mũi kim đụng nhau đúng khớp của 2 vị đại sĩ Văn Thù và Duy Ma Cật, thì lời nói TƯƠNG ƯNG hay CHẲNG TƯƠNG ƯNG trong một tiếng cười đã tẩy sạch rồi.

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Cửa Thiền Tổ Sư tuyệt chi ly,

Đá lửa điện chớp vẫn chậm trì.

Muốn gấp tương ưng nói BẤT NHỊ,

Bà lão nhai cơm, mớm tiểu nhi.


 

 
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tuc 元音老人全集 曹洞宗 お盆 名古屋流祭り方 こころといのちの相談 浄土宗 Phật đản nhớ Phật 今之儒者 自以为正心诚意之学者 积极向上的名言警句 Lời khẩn cầu trong đêm æåŒ một linh cảm ứng quán thế âm đừng vội phán xét người æµæŸçåŒçŽ làm gì khi chúng ta gặp thị phi mùng พระอ โบสถว ดสระเกศ 塩谷八幡宮 hiểu 白色袈裟图片画法 æ æ hoc phat Vu lan nhớ mẹ 簡単便利戒名授与水戸 大安法师讲五戒 教师节的对联 河南有专属的佛教 Phật giáo 仏壇の線香の位置 投影备品备件方案 Về ماتش مصر والراس الاخضر يلا 增上生和决定胜 人间佛教 秽土成佛 末法时代 me va tieng mua dem å¾ Muốn giảm cân hãy ăn bơ Chữ Hiếu viết như thế nào Sách Trà van dap ve viec an chay 什么是佛度正缘 七五三 小山 Lâm 念佛机 大般若經 簡易摘要 о ят ьея корчое наебывал mối nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay lich su phat giao tay tang