x
|
cx
TÍN
TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Tác Giả:
Thiên Mục Trung Phong Hòa Thượng
Việt
Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
35. NHẬM TÁNH HỢP ĐẠO,
TIÊU DAO TUYỆT NÃO
DỊCH
Tự tánh là đạo, vốn chẳng
phiền não.
LỜI KHAI THỊ
Bùi Tướng Quốc (Bùi Hưu)
ôm Phật đến xin đặt tên, Đường Trang Tông đắc được
một báu vật ở Trung Quốc, vua chẳng bị địa vị cao cả
dời đổi, Thần chẳng bị việc khắp nước nhiễu loạn.
Nạp tăng tham thiền giẫm bước khắp mười phương, hình
thể chẳng bị vật gì trói buộc, lâu ngày chày tháng ngồi
tại chỗ vô sự, vì sao lại chẳng thể đúng như tự tánh?
Do cái gì làm chướng ngại?
Năm năm khô héo rừng Bát Nhã,
Năm năm tăng trưởng cỏ vô
minh.
LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói : "NHẬM TÁNH HỢP
ĐẠO, TIÊU DAO TUYỆT NÃO", người nghĩa giải cho rằng : Người
Tâm-Không thi đậu tánh chẳng cần nhậm (mặc kệ) mà tự
nhậm, đạo chẳng cần hợp mà tự hợp, tự do như mây ra
trên núi, tự tại như trăng đi trên không, trong Đại-Viên-Cảnh
(tự tánh) có ai chẳng phải vậy?
TỊCH NGHĨA GIẢI,
RẰNG
Phật Ấn Nguyên Hòa Thượng
nói : "Cái cảnh đã ngộ khó nói cho người chưa ngộ hiểu,
như với người mù bẩm sinh, nói cho biết mặt trời sáng
tỏ, họ dù nghe mà chẳng thể biết được". Hay người chưa
từng buông tay nhào xuống vực thẳm (chưa từng ngộ), mà
lại dùng lời "NHẬM TÁNH HỢP ĐẠO" để dẫn chứng, thì
cũng như người đói nói ăn mà không ăn, lại tự nói "đã
no", há chẳng phải là dối người ư?
KỆ KẾT THÚC,
RẰNG
Mặc cho pháp tánh tự hợp
đạo,
Bệnh của Tâm Vương càng khó
lành.
Lại muốn cầu cho tuyệt phiền
não,
Ba trăm roi sắt chưa phải nhiều.
36. HỆ NIỆM QUAI CHƠN, HÔN
TRẦM BẤT HẢO
DỊCH
Nổi niệm thì bị niệm buộc,
thành trái với chơn không niệm thì hôn trầm chẳng tốt.
LỜI KHAI THỊ
Đại Tạng giáo điển là sợi
dây xích chân, thân vàng trượng sáu (Thân Phật) là một cọng
cỏ. Một tiếng hét điếc tai ba ngày của Bá Trượng, một
giỏ trầu trút ra của Ngưỡng Sơn. Những lời nói này là
miểng ngói hay là châu báu? Nếu ông nói "câu PHẢI cũng quét,
câu CHẲNG PHẢI cũng quét; chính là ăn táo mà nuốt hột.
LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói "HỆ NIỆM QUAI CHƠN,
HÔN TRẦM BẤT HẢO", người nghĩa giải dẫn chứng trong kinh
nói "Tâm chẳng bị đạo trói, cũng chẳng gây nghiệp, ấy
là người đắc đạo". Hoặc dẫn chứng lời Đức Sơn nói
"Mảy may hệ niệm là nghiệp nhân tam đồ", còn nói : "Hành
giả tham cứu, vừa có mảy may tình chấp mê ngộ, thánh, phàm,
thì bị tri kiến mê ngộ thánh, phàm làm mù", cần phải một
vật chẳng dính mắc muôn duyên đều tẩy sạch, mới có thể
hợp với chỗ thấy của Cổ nhân.
TỊCH NGHĨA GIẢI,
RẰNG
Đừng phỉ báng cổ nhân nhé!
Cổ nhân nói với ông : "HỆ NIỆM QUAI CHƠN", nhưng chính cái
"một vật chẳng dính mắc" đã là QUAI CHƠN, tức là bị niệm
trói rồi.
KỆ KẾT THÚC,
RẰNG
Hệ niệm trái chơn, chơn chẳng
trái,
Hôn trầm chẳng tốt, tốt
nơi nào?
Thùng sơn cứng chắc không
lủng đáy (Chưa ngộ),
Thai trâu bụng ngựa đợi ông
vào.
37. BẤT HẢO LAO THẦN, HÀ DỤNG
SƠ THÂN
DỊCH
Tốt xấu không nên nhọc tinh
thần, đâu cần phân biệt sơ hay thân.
LỜI KHAI THỊ
Triệu Châu khám phá rồi, thủy
ngân không giả, Vân Môn lỡ lời rồi, A ngùy (phẩn người)
chẳng chơn. Tham thiền không linh nghiệm, đụng đâu mê đó,
sự thấy là cái gai góc trong mắt, việc nghe là cái bệnh
của lỗ tai. Ủa! có việc như thế ư? Chỉ cần nói với
họ : Ngẩng mặt ngó ngoài trời, xem ai ló đầu ra?
LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói : "BẤT HẢO LAO
THẦN, HÀ DỤNG SƠ THÂN, người nghĩa giải cho rằng : Do HỆ
NIỆM thì trái với Chơn, đã trái với Chơn thì lao nhọc tinh
thần, vì nhọc tinh thần ắt phân biệt sơ thân. Phải biết,
HỆ NIỆM là cái nhân của sơ thân, SƠ THÂN là cái quả của
hệ niệm. Tổ Sư nói hai chữ "KHÔNG CẦN" cũng như việc tự
cắn rốn vậy.
TỊCH NGHĨA GIẢI,
RẰNG
Lời nói này như theo hình mèo
mà vẽ con mèo, đại khái vẽ ra cũng giống, nhưng chuột chết
còn chẳng thể bắt được, huống là chuột sống ư? Nếu
chẳng đích thân một dao cắt dứt mạng căn (chơn tham thật
ngộ), thì những lời trên chỉ giúp cho việc luận đàm mà
thôi.
KỆ KẾT THÚC,
RẰNG
Tốt xấu chẳng nên nhọc tinh
thần,
Dùng hết tinh thần càng chẳng
thân.
Đâu bằng kẻ ngốc nơi thôn
dã,
Ăn no nằm dài hợp thiên chơn.
38. DỤC THỦ NHẤT THỪA, VẬT
Ố LỤC TRẦN
DỊCH
Muốn chứng lấy Nhất Phật
Thừa, chớ nên chán ghét lục trần.
LỜI KHAI THỊ
Mắt là quang minh pháp thân,
tai là âm thanh pháp thân, mũi là trang nghiêm hương pháp thân,
lưỡi là thanh tịnh vị pháp thân, thân là phổ giác pháp
thân, ý là liễu tri pháp thân, đầy đủ sáu nghìn công đức,
thành tựu Nhất-thiết-chủng-trí. Nhưng lúc tứ đại phân
tán, xương thịt tan rã, lục căn đều biến diệt, vậy pháp
thân đặt ở chỗ nào?
Việc buồn chớ kể với người
buồn,
Kể với người buồn, buồn
chết đi!
LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói "DỤC THỦ NHẤT
THỪA, VẬT Ố LỤC TRẦN", người nghĩa giải cho rằng : NHẤT
THỪA là biệt danh của tự tâm, lục trần, lục thức, lục
căn là biệt hiệu của tự tâm, đâu có thể chứng nhất
thừa mà ghét lục trần! Thế thì giống như yêu tay chân mà
bỏ vai lưng vậy. Phải biết, Ngộ tâm này thì lục trần
tức là nhất thừa, mê tâm này thì nhất thừa tức là lục
trần. Bùi Tướng Quốc nói : "Nghịch nó tức phàm, thuận
nó tức thánh". Kinh Lăng Nghiêm nói : "A Nan, ngươi muốn biết
cái câu sinh vô minh, là gốc thắt kết khiến ngươi luân hồi
trong sanh tử ấy, chính là lục căn của ngươi chứ chẳng
phải vật khác. Ngươi lại muốn biết đạo vô thượng Bồ
Đề khiến ngươi mau chứng quả tự tại giải thoát, tịch
lặng thường trụ ấy, cũng chính là lục căn của ngươi
chứ chẳng phải vật khác".
TỊCH NGHĨA GIẢI,
RẰNG
Lý giải cũng giống như rất
đúng, nhưng cần phải biết : Nhất thừa là hư vọng, lục
trần là phỉ báng, ngoài hai lỗi này, còn tránh khỏi được
vọng và báng hay không?
KỆ KẾT THÚC,
RẰNG
Sắc, thanh, hương, vị và xúc
pháp,
Lục trần xưa nay hợp nhất
thừa.
Tình chấp lấy bỏ còn chưa
dứt,
Lại nơi đất bằng nỗi sóng
to.
39. LỤC TRẦN BẤT Ố, HOÀN
ĐỔNG CHÁNH GIÁC
DỊCH
Chẳng cho lục trần là tốt
hay xấu, thì đồng như chánh giác.
LỜI KHAI THỊ
"Ông Chủ!", Dạ, dạ, dạ!.
Có đường chẳng đi, không dây tự trói. Nói "Lục trần là
phải thì trái với chơn, nói lục trần là chẳng phải lại
thành lỗi lầm lớn". Lầm thì lầm, một cọng cỏ hiện thân
vàng ròng, đảo ngược cỡi hạc bay lên trời.
LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói: "LỤC TRẦN BẤT
Ố, HOÀN ĐỔNG CHÁNH GIÁC", người nghĩa giải cho rằng : Chẳng
có lục trần, cũng chẳng có chánh giác, đều chỉ là diệu
tâm sáng tỏ. Gọi là lục trần cũng được, gọi là chánh
giác cũng được. Ông nếu ở nơi diệu tâm sáng tỏ này có
chỗ không rõ, thì gọi là chánh giác cũng không rõ, đâu có
việc gì khác? Chỉ cái rõ và không rõ này, khiến Phật Tổ
nhọc lưỡi mỏi miệng phân ra những điều hơn kém, đều
do chẳng tin tự tâm mà ra.
TỊCH NGHĨA GIẢI,
RẰNG
Xưa có một tú tài, thi cử
nhiều lần không đậu, bèn đốt bỏ bút mực, làm l bài thơ
"Trở về quê", chê bai công danh như đàm dãi. Nhưng đến kỳ
thi năm tới, vẫn đi vào trường thi như cũ. Người nói lời
này cũng chẳng khác như vậy.
KỆ KẾT THÚC,
RẰNG
Chẳng ghét lục trần đồng
chánh giác,
Đường vào cửa thiền vẫn
xa xôi.
Cần phải ra tay bắt hư không,
Phật cùng chúng sanh chôn một
hầm.
40. TRÍ GIẢ VÔ VI, NGU NHÂN
TỰ PHƯỢC
DỊCH
Người trí tự tại vô tác,
kẻ ngu dụng tâm tự trói.
LỜI KHAI THỊ
"Dời chỗ gồ để lấp chỗ
trũng, cắt cái dài để nối cái ngắn", Trang Tử nói lời
này tự cho là rất đúng, nhưng kiểm điểm lại, chỉ là
tự sanh tính toán, so đo phân biệt. Duy có Mộc thượng tọa
(tích trượng) chẳng tốt xấu, cũng chẳng đúng sai, toàn
thân chỉ là đen thùi lùi, suốt năm dựa bên gốc thiền sàng.
LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói : "TRÍ GIẢ VÔ VI,
NGU NHÂN TỰ PHƯỢC", người nghĩa giải cho rằng : Trí chẳng
tự trí, do ngộ mà trí : ngu chẳng tự ngu, do mê mà ngu. Người
trí ngộ tự tâm, tâm ngộ vốn vô tác, kẻ ngu mê tự tâm,
tâm mê còn tự trói. Phải biết, cái vô tác của người ngộ,
dù Quỷ thần trời đất cũng chẳng thể khiến cho họ tác;
cái tự trói của kẻ mê, dù muôn hiền ngàn thánh cũng chẳng
thể mở trói cho họ. Vậy trí và ngu đều do tâm tạo, đâu
phải vật bên ngoài mà làm được!
TỊCH NGHĨA GIẢI,
RẰNG
Chỉ thấy đầu dùi nhọn,
chẳng thấy đầu đục vuông. Tại sao? Phải biết vô tác
tức tự trói, tự trói tức vô tác. Nếu cho quả thật có
hai lối, thì cách Tổ Sư quá xa rồi.
KỆ KẾT THÚC,
RẰNG
Kẻ ngu tự trói cần phải
mở,
Người trí vô tác trói chặt
thêm.
Chẳng dùng dao kiếm đã cắt
dứt,
Vì thương đồng tử mất thiên
chơn.
41. PHÁP VÔ DỊ PHÁP, VỌNG
TỰ ÁI TRƯỚC
DỊCH
Pháp chẳng là pháp, vọng tự
chấp trước cho là pháp.
LỜI KHAI THỊ
Toàn thân là bệnh, toàn thân
là thuốc, suy nghĩ chẳng đến, thoáng qua trước mặt. Thuốc
tức là bệnh, bệnh tức là thuốc, trong hư không dễ nhào
lộn, áo vải Thanh Châu khó mặc. Cũng chẳng bệnh, cũng chẳng
thuốc, vạn tượng sum la một cục sắt, con lừa Dương Kỳ
ba cái chân.
LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói: "PHÁP VÔ DỊ PHÁP,
VỌNG TỰ ÁI TRƯỚC", người nghĩa giải cho rằng : Trúc xanh
biêng biếc đều là Chơn-như, Hoa vàng ngào ngạt đều là
Bát Nhã, tất cả thanh, sắc trong hư không pháp giới, tìm
một tướng đồng bất khả đắc, tìm một tướng dị cũng
bất khả đắc, lìa 2 lối đồng dị này cũng bất khả đắc.
Than ôi! Người chẳng rõ lý này, chấp Phật thì bị Phật
ngại, chấp pháp thì bị pháp ngại, vậy chấp Phật pháp
còn bị chướng ngại, huống là chấp những thứ khác ư!
TỊCH NGHĨA GIẢI,
RẰNG
Pháp nếu có khác thì chấp
trước mới có khác, Pháp đã chẳng khác thì chấp trước
cũng chẳng khác, vì sao lại nói VỌNG TỰ CHẤP TRƯỚC ? Chỗ
này nhìn Tổ Sư không ra, thì những lời trước đều là hý
luận.
KỆ KẾT THÚC,
RẰNG
Pháp chẳng có khác, thể vốn
đồng,
Thể đồng đâu có pháp hoằng
dương?
Đạt Ma chín năm chỉ hướng
vách,
Chẳng biết lấy gì truyền
gia phong.
42. TƯƠNG TÂM DỤNG TÂM,
KHỞI PHI ĐẠI THỐ
DỊCH
Đem tâm dụng tâm, há chẳng
phải lầm lớn.
LỜI KHAI THỊ
Tâm, tâm, tâm, khó mò nắm.
Ông già Thích Ca, 49 năm nói vuông nói tròn, hoặc tiểu hoặc
đại, chú giải chẳng được, sau cùng niêm hoa thị chúng,
chính là đem tâm dụng tâm, cũng khó tránh khỏi cái "Há chẳng
lầm lớn" này. Đến đây việc đã là bất đắc dĩ, tạm
đem cái chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm để che
lấp lỗi lầm.
LỜI NGHĨA GIẢI
Người nghĩa giải cho rằng
: Ông muốn thành Phật là đem tâm dụng tâm, muốn làm Tổ
là đem tâm dụng tâm, cho đến muốn thoát sanh tử, trụ Niết
Bàn, chứng Bồ Đề, dứt phiền não v.v... đều chẳng ra ngoài
"ĐEM TÂM DỤNG TÂM".
TỊCH NGHĨA GIẢI
Tuy vậy, cũng chỉ nói được
một nửa. Phải biết, tâm thể rộng lớn, chẳng thể hạn
lượng, ngay đó như đống lửa lớn, đụng vào liền đốt,
chạm nhằm liền cháy. Dẫu cho ông chẳng muốn thành Phật
làm Tổ v.v... cũng ra khỏi cái "ĐEM TÂM DỤNG TÂM" chẳng được.
KỆ KẾT THÚC,
RẰNG
Tức Phật là tâm, tâm là Phật,
Ngay chỗ thừa nhận đã trái
xa.
Ca Diếp mĩm cười trước niêm
hoa,
Vô sự khi không bày đặt ra.
43. MÊ SANH TỊCH LOẠN, NGỘ
VÔ HẢO Ố
DỊCH
Mê sanh tịch lặng và tán loạn,
ngộ chẳng tốt, xấu, yêu, ghét.
LỜI KHAI THỊ
Lúc mê là mê cái ngộ, lúc
ngộ là ngộ cái mê, mê ngộ cả hai đều quên, đập vỡ
cái vỏ vô minh. Vô minh đã tan, mê ngộ cũng hết, vậy hai
lối này còn đặt ở chỗ nào? Gỏ cửa dùng ngói, gạch,
mặc cho y suy lường.
LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói: "MÊ SANH TỊCH LOẠN,
NGỘ VÔ HẢO Ố", người nghĩa giải cho rằng : Bản thể chơn
tịch, tất cả chẳng còn. Kinh Lăng Nghiêm nói : "Vô lậu chơn
tịnh, tại sao trong đó lại có thể dung nạp vật khác? Người
chưa ngộ lý này, trước mắt chẳng thấy tịch thì thấy
loạn, chẳng thấy động thì thấy tịnh, chẳng biết động
cũng là mê, loạn cũng là mê, tịch cũng là mê, cho đến thấy
mình ngay đó thành Phật cũng là mê. Hễ thấu rõ được cái
tâm mê này thì ngay đó giải thoát, mỗi mỗi thiên chơn, mỗi
mỗi minh diệu. đã chẳng thấy loạn, cũng chẳng biết tịch
nhị biên đều lìa, trung đạo chẳng lập, thì đâu còn tình
chấp tốt xấu để làm chướng ngại ư!
TỊCH NGHĨA GIẢI,
RẰNG
Nói lời nầy rất gần rồi,
nhưng mê từ đâu đến, ngộ do đâu khởi? Nếu biết được
chỗ đến chỗ khởi, chẳng cần trừ mê, cả cái ngộ kia
cũng không chỗ đặt để, nếu không, cứ đem cái mê cái
ngộ theo tánh phân biệt, rốt cuộc chỉ tăng thêm bệnh kiến
chấp mà thôi.
KỆ KẾT THÚC,
RẰNG
Xưa nay thiên hạ ai từng ngộ?
Không ngộ làm sao nói có mê?
Bỗng nhớ Ôn Châu ngài Vĩnh
Gia,
Cớ gì một đêm ngủ Tào Khê.
|