x
|
cx
TÍN
TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Tác Giả:
Thiên Mục Trung Phong Hòa Thượng
Việt
Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
71. ĐẢN NĂNG
NHƯ THỊ, HÀ LỰ BẤT TẤT
DỊCH
Nếu được như thế, lo gì
chẳng xong.
LỜI KHAI THỊ
Đại tâm chẳng y trụ, đại
hóa chẳng dấu tích, đại cơ xảo chẳng cần làm, đại nhiệm
vụ chẳng ra sức, chỗ muôn pháp toàn hiển bày, ánh sáng
và hình bóng đều diệt;lúc một mảy lông chẳng hiện ra,
lại chất đầy như núi.Mối trắng ăn lũng tâm Phật sắt,
ruồi xanh đạp gãy lưng trâu vàng. Triệu Châu thấy ông buông
chẳng xuống, Yển Khê lại từ chỗ này vào. Tùy tay đem đến,
tùy miệng nhổ ra, trí đâu thể biết, thức đâu nhận được.
Bao người ngó nhằm bị mù
mắt,
Bất tài thừa kế uổng hứa
khả.
LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói : "ĐẢN NĂNG NHƯ
THỊ, HÀ LỰ BẤT TẤT", người nghĩa giải cho rằng : Kinh
Pháp Hoa nói : "Nay ta vì ông bảo nhậm việc này, trọn chẳng
hư dối", tức là ý "ĐẢN NĂNG NHƯ THỊ, HÀ LỰ BẤT TẤT"
của Tổ sư, là lời vì người học mà bảo nhậm. Sự chí
thành sách tấn thấy rõ ở đây.
TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Dù vậy, y quả được như
thế hay chưa? Dẫu cho vừa nghe liền gật đầu ba cái đã
trễ tám khắc, suy nghĩ chốc lát thì bị bỏ mất quá lâu
rồi!
KỆ KẾT THÚC, RẰNG
Như thế, như thế, cứ như
thế,
Việc xong lúc nào tìm hỏi
ai?
Gỡ được nhiều lớp da mặt
sắt,
Đường về quê hương vẫn
xa xôi.
72. TÍN TÂM BẤT
NHỊ, BẤT NHỊ TÍN TÂM
DỊCH
Tin tự tâm là bất nhị, bất
nhị phải tin tự tâm.
LỜI KHAI THỊ
"Tâm là căn, pháp là trần,
hai thứ như dấu bụi trên gương", Vĩnh Gia đại sư nói quá
lố, muốn đục mở con mắt trời người, còn như cách biển.
Sao chẳng nói : "Tâm phi căn pháp phi trần, cùng chuyển Như
Lai chánh pháp luân"? Bỗng có người nói : "Lời Vĩnh Gia như
cách biển, lời ông nói như biển cách", đâu bằng Tam Tổ
nói "TÍN TÂM BẤT NHỊ, BẤT NHỊ TÍN TÂM". Hai câu này như
trái cân sắt, muốn đục chẳng lũng. chỉ nói với y : "Im
đi, im đi! Kêu đến máu chảy cũng vô dụng, không bằng ngậm
miệng qua xuân tàn".
LỜI NGHĨA GIẢI
Hoặc có người nghĩa giải
ý Tổ Sư rằng; chúng sanh mê tâm này đã lâu, nơi một pháp
vọng sanh phân biệt, mỗi mỗi phân biệt đều là nhị. Nay
thấy mình là tự ắt thấy người là tha, ấy gọi là cái
nhị của tự tha. Từ đây sanh khởi vô số phân biệt, nhị
lại thêm nhị, dùng toán số thí dụ cũng chẳng thể biết
được số lượng, cho nên lòng từ bi của Tổ Sư thái quá,
đề ra hai câu "TÍN TÂM BẤT NHỊ, BẤT NHỊ TÍN TÂM" làm chánh
ấn (con dấu chánh pháp), ngay đầu thiền giả dùng ấn ấn
định, như nắm bâu áo thì cả áo đều xuôi theo. Sấm sét
đánh thức người mê mộng, nắng trời rọi khắp đường
tối tăm, khiến người mù thấy, người điếc nghe, người
nghèo thành giàu, người ngu thành trí. Chẳng lìa căn nhà chiêm
bao, cao đăng quốc độ chơn giác, dùng thân huyễn thẳng chứng
bản thể kim cang, đáng xưng là thuốc thần trị bệnh sanh
tử, là bậc đạo sư hướng dẫn từ phàm vào thánh.
Rất hay, rất hay.
TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Khen ngợi tạm ngưng đi! Chính
ngay lúc ngộ đạo, cái thuyết "bất nhị" này, còn có chỗ
dung nạp hay không? Nếu không có chỗ dung nạp, thì Tổ Sư
đến đây cũng đáng ăn gậy.
KỆ KẾT THÚC, RẰNG
Thánh phàm mê ngộ đều bất
nhị,
Thấu rõ vốn từ tín tâm ra.
Tâm chẳng sanh diệt ai mê ngộ?
Khi không nhảy vào hầm lửa
hồng.
73. NGÔN NGỮ
ĐẠO ĐOẠN, PHI KHỨ LAI KIM
DỊCH
Đường ngôn ngữ chấm dứt,
chẳng phải quá khứ hiện tại vị lai.
LỜI KHAI THỊ
Nói tâm tâm, phi tâm phi tâm.
Tâm là phi tâm, phi tâm là tâm, giở đầu lên kéo chẳng dứt,
buông tay xuống lại khó tìm. Những dây dưa này khởi từ
Tây Trúc đã hơn 2000 năm, trong đó Tổ Tây Thiên 28 vị, truyền
Đông Độ 6 đời, cho đến kẻ ngu độn 1700, bày đặt muôn
thứ, trừ mãi chẳng hết, kéo nhánh dẫn dây, thẳng đến
ngày nay, biến ra lò rèn trui phàm luyện thánh, hóa thành tòng
lâm, ngâm gió vịnh trăng. Bỗng có nhị kiến đua nhau khởi,
giúp cho dị-chứng (tu chứng khác biệt) bài xích nhau. Phát
thuốc đã nhiều mà bệnh càng thêm nặng, huống là lộn vào
độc của tà ma ngoại đạo, thành bệnh bó tay vô phương
trị. Ngày nay trị ngựa chết xem như trị ngựa sống.
Im lặng giây lâu nói : "Thuốc
cơ xảo gật đầu 3 cái để tỏ ngộ, ngoài ngôn ngữ câu
được cá lý ngư".
LỜI NGHĨA GIẢI
Người nghĩa giải cho rằng
: Đã là đường ngôn ngữ chấm dứt, thì bài MINH này chẳng
phải lời thừa hay sao! Xem lời "Chẳng phải quá khứ hiện
tại vị lai", mới biết mặt mũi của Tổ Sư còn đây!
TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Đừng nên xuyên tạc bậy bạ,
làm trò cười cho kẻ bàng quan; họ đâu biết lý vốn viên
dung, đạo chẳng thể lìa, đường ngôn ngữ chấm dứt mà
lại nói dài dòng đủ thứ, lời giải bừng bừng như lửa.
Chẳng phải quá khứ, hiện tại, vị lai, thanh tịnh pháp thân
thường tịch diệt, độc dược đề hồ khuấy thành l chén,
vàng ròng miểng ngói vò thành l viên. Chỗ dùng không khác
lại có tiêu chuẩn, kẻ một chân đạp tới đáy, chẳng có
dấu tích; kéo 3 lần chẳng quày đầu, vọng tự tính toán.
Thật là Thánh sư của một đời, là mô phạm cho trăm kiếp,
rút tủy phượng hoàng ra làm món ăn lạ cho cửa Thiền; lấy
gân sư tử, dứt tuyệt tiếng vang nơi nhà chí linh. Dù vậy,
nhưng Tổ sư có chịu nhận cơm trà này hay không? Hãy thu dẹp
dây dưa, mặc cho luận bàn.
KỆ KẾT THÚC, RẰNG
Chim vẽ chén sành hót nhạc
xưa,
Lừa mù đêm khuya đổi giọng
ca.
Đường ngôn ngữ dứt, đạo
chẳng dứt,
Mặc kệ người đời loạn
suy tư.
ĐOẠN TỒNG KẾT
Phi văn phi tự, vô Phật vô
tâm. Đem không lấp không, dùng độc trị độc. Công án của
Tổ Tăng Xán thường tồn, tiếng tăm của Tông Đạt Ma chẳng
suy. Mặc cho người đọc TÍN TÂM MINH, rất kî ghi nhớ lời
của Tổ. Thùng sơn đen vô ý đập lũng đáy, ngọc kỳ lân
ngay đó kéo quay về. Dùng hết gia tài cổ Phật, làm mù chánh
nhãn đương cơ. xin hỏi linh nghiệm ở câu nào?
TÍN TÂM
MINH TỊCH NGHĨA GIẢI HẾT.
TIỂU SỬ
TÁC GIẢ
HÀNG CHÂU
THIÊN MỤC TRUNG PHONG
Minh Bổn Thiền Sư (1263-1323)
họ Tông, người Tiền Đường, mẹ nằm mộng thấy ông già
Vô Mông Khai cầm lồng đèn đến nhà, sau đó bà hạ sanh.
Ngay khi mới hiểu biết đôi chút, không cần dùng đến tả
nữa, là đã biết ngồi kiết già. Vừa biết nói là đã ca
ngay bài Tán Phật. Phàm chơi đùa đều làm theo Phật Sự -
Chín tuổi, mẹ mất - Mười lăm tuổi, có ý muốn xuất gia.
Nhàn xem Truyền Đăng Lục, đến chỗ Am-ma-la nữ hỏi ngài
Văn Thù: "Đã biết rõ sanh là lý bất sanh, tại sao lại bị
sanh tử lưu chuyển?". Do đó liền phát nghi.
Sau ngài đi tham vấn hoà thượng
Cao Phong Diệu.
Tính ngài Cao Phong Diệu rất
nghiêm khắc. Bình thường, khi nói chuyện, ngài không biểu
lộ tình cảm ra sắc mặt. Vậy mà, khi vừa gặp ngài Minh
Bổn, thì ngài Cao Phong lộ vẻ rất vui mừng, hứa khả cho
xuống tóc liền.
Nhân khi tụng kinh Kim Cang, đến
chỗ "gánh vác Như Lai", trong tâm ngài hoát nhiên mở mang, đến
khi thấy nước suối chảy, bèn bừng tỏ ngộ. Ngài bèn chạy
đến Hòa Thượng Diệu Cao Phong cầu ấn chứng, bị hoà thượng
đánh đập đuổi ra.
Một hôm, nhân có lệnh vua
tuyển đồng nam đồng nữ vào cung, ngài Minh Bổn đến hỏi
hòa thượng Diệu :
Nếu bỗng nhiên có người
muốn hòa thượng lấy mấy người đồng nam đồng nữ thì
làm sao?
Hòa thượng Diệu đáp :
Ta cứ đưa cây trúc bề cho
họ. Sư ngay lời nói, ngộ triệt để.
Hòa Thượng Diệu Cao Phong liền
tự đề chân dung, phó chúc kệ cho sư :
Ngã tướng bất tư nghì
Phật tổ mạc năng thất
Độc hứa bất tiếu nhi
Đắc kiến bán biên tỉ
Dịch :
Ngã tướng bất tư nghì
Phật tổ chẳng thể biết
Chỉ hứa thằng du côn
Được thấy nửa bên mũi
Có người hỏi Hòa thượng
Diệu :
Trong các đệ tử của ngài,
ai hơn, ai kém?
Hòa thượng đáp :
Thủ tọa Nghĩa cố nhiên là
cây trúc già, nhưng vẫn còn bảy tám đốt cong. Chỉ duy na
Bổn mới thật là cây tre xuất sắc trong rừng tre. Sau này
thành đạt không thể hạn lượng.
Sư không ở nơi nào nhất định.
Khi thì dưới thuyền, lúc trong am cỏ. Mọi người gọi Sư
là "Huyễn Trụ". Tăng tục giành nhau chiêm lễ, tôn xưng ngài
là Cổ Phật miền Giang Nam.
Vua Nhân Tông nhà Nguyên thỉnh
sư về triều. Sư từ tạ không đến. Vua ban cho Sư áo cà
sa kim lan và phong hiệu là Phật Từ Viên Chiếu Quảng Huệ
Thiền Sư.
Sư thường quở người học
chỉ quí ngôn thuyết, chẳng cầu thực ngộ.
Ngài nói :
Nay người tham thiền không
được linh nghiệm là vì :
1. Không có chí khí chân thực
như người xưa.
2. Không lấy sanh tử vô thường
cho là việc lớn.
3. Tập khí từ nhiều kiếp
đã không buông xuống được, lại không giữ được quyết
tâm bền vững, không lui sụt.
Bệnh tại sao?
Đó chỉ vì không nhận biết
được căn bản của sinh tử.
Phàm gặp người học, ngài
hỏi :
Ngươi gọi cái gì là sanh tử?
Thì họ hoặc mịt mù không
trả lời, hoặc trả lời sanh không biết chỗ đến, chết
không biết chỗ đi là sanh tử.
Sư nói :
Dẫu cho biết, cũng vẫn là
sanh tử!
Hoặc có người nói :
Một niệm khởi là sanh, một
niệm diệt là tử.
Sư nói :
Lìa một niệm khởi diệt cũng
là sanh tử vậy. Phàm có lời nói đều là nhánh lá thôi,
chẳng phải căn bản. Cái căn bản là tánh chân thật viên
tròn sáng tỏ vốn chẳng có tướng sinh diệt khứ lai. Chỉ
vì bất giác bỗng khởi vọng tâm, lạc mất bổn nguyên, uổng
chịu luân hồi, cho nên nói "mê thì sanh tử bắt đầu, ngộ
thì luân hồi ngưng nghỉ". Nên biết sơn hà đại địa, sáng
tối, sắc không, ngũ uẩn, tứ đại, cho đến các pháp động
tịnh, đều là nguồn gốc của sanh tử. Nếu chưa từng hướng
vào pháp chân thực, hoát nhiên siêu ngộ, lại còn ở ngoài
ngộ tạo dựng cuộc sống ngồi trong hang ổ, đối với biển
sanh tử hoặc còn mảy may chưa tẩy sạch, thì khó tránh được
sự mê hoặc của cảnh duyên thù thắng. Từ mê, sanh khởi
dị khiến, dù nói đã rõ rồi, chứ thực ra thì chưa. Cần
phải thống thiết vì đại sự sinh tử, cho đó là việc trọng
đại nhất của mình. Tâm trộm cắp chết sạch mới có thể
hy vọng. Nếu còn mảy may kiến chấp thiện ác, lấy bỏ,
yêu ghét, dứt nối, thì sanh ra nhánh lá rồi, cần phải cẩn
thận.
Ngày 15 tháng 8 năm Quý Hợi,
tức năm 1323 dương lịch, ngài thuyết kệ từ giã chúng rằng
:
Ngã hữu nhất cú
Phân phó đại chúng
Cánh vấn như hà
Vô bản khả cứ
Dịch
Ta có một câu
Phó chúc đại chúng
Lại hỏi thế nào
Vốn chẳng căn cứ.
Rồi ngài buông bút ngồi mà
tịch. Đệ tử xây tháp thờ ngài nơi hướng Tây núi Thiên
Mục.
Năm thứ hai niên hiệu Nguyên
Thông (1334) vua Thuận Đế nhà Nguyên Truyền cho ba chục quyễn
Quảng Lục vào Đại Tạng Kinh và phong ngài hiệu là Phổ
Ứng Quốc Sư.
Ghi Chú
Tâm trộm cắp : Ý ngài muốn
nói người tham thiền ngoài nghi tình, hễ có nổi lên bất
cứ một niệm nào, dù là Bồ đề Niết bàn, cũng đều chướng
ngại cho sự kiến tánh, đều gọi là tâm trộm cắp.
|