Tông
Chỉ Thiền
Ðại
Thủ Ấn
Tín
Tâm minh
Chương
4
GIẢI
TÍN TÂM MINH
Bài
này được viết để chú giải tác phẩm Tín Tâm Minh của
Tam Tổ Tăng Xán. Nếu có lời chưa khế hiệp xin trọn sám
hối trước ba đời chư Phật, nếu có chút gì công đức
xin hồi hướng đến khắp pháp giới chúng sanh đồng thành
Phật đạo.
Tác
phẩm Tín Tâm Minh được viết vào thời kỳ Thiền Đốn Ngộ
chưa phân thành năm nhà bảy phái. Năm nhà, tức ngũ gia, là
Vân Môn, Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn, Tào Động và Lâm Tế. Hai
chi nhánh từ dòng Lâm Tế được cộng thêm vào để gọi
là bảy phái, hay thất phái, là Dương Kỳ và Hoàng Long. Ngày
hôm nay, chỉ còn hai dòng lưu truyền là Lâm Tế và Tào Động,
các dòng khác đều bị mất truyền. Dòng Vân Môn bị mất
truyền sớm nhất, chưa đầy hai thế kỷ, do vì tông phong
vi diệu, không chỗ cho học nhân bám víu, nên chư Tăng đương
thời đều gọi dòng này là vương giả chi pháp. Các phương
pháp truyền dạy Thiền còn lưu truyền tới nay được xuất
phát và sử dụng từ hai dòng Lâm Tế và Tào Động là khán
công án (hoặc tham thoại đầu) và mặc chiếu.
Như
vậy, vấn đề phải đặt ra là, trước thời kỳ có phương
pháp dạy Thiền của năm nhà bảy phái, chư Tổ đã dạy Thiền
như thế nào? Tín Tâm Minh là bản văn về Thiền được viết
ở thời kỳ việc dạy Thiền hoàn toàn không nương tựa bất
kỳ một phương pháp hay kỹ thuật nào hết. Và lời lời
đều nêu lên tông chỉ Thiền.
Như
thế nào để nắm được tông chỉ Thiền trong Tín Tâm Minh?
Có
hai cách để nghĩ tới. Cách thứ nhất là đi thẳng vào Tín
Tâm Minh để nắm tông chỉ Thiền, hoàn toàn không nương tựa
vào bất kỳ một pháp thoại nào của đời sau. Cách này có
ưu điểm là người đọc sẽ có cảm giác như đang đối
thoại với Ngài Tăng Xán, lời lời đều có thể hiện lên
một cách tươi mới, như khi Ngài đang nói với học trò. Đó
chỉ là trong trường hợp bản chú giải này thành công. Điều
này gần như không thể xảy ra. Vì như vậy thì tất cả chúng
ta đều phải dùng ngôn phong của thời kỳ đó, với người
có thể thấu triệt được thì thật sự là sảng khoái, nhưng
có thể sẽ làm tối nghĩa thêm những lời vốn đã khó thấu
triệt.
Cách
thứ hai là nắm tông chỉ Thiền trước, rồi mới vào Tín
Tâm Minh sau. Cách này thì lại trái ý Ngài Tăng Xán, vì có
thể tin rằng, Ngài viết Tín Tâm Minh là nhắm vào những người
chưa nắm được tông chỉ Thiền, và cũng hoàn toàn chưa nghe
được những pháp thoại của đời sau. Tuy nhiên, cách này
cực kỳ tiện lợi vì ta có thể vào được Tín Tâm Minh thông
qua tông chỉ Thiền bằng nhiều cách khác nhau. Bản chú giải
này sẽ dùng phương pháp thứ nhì này và dùng mọi lời đơn
giản để làm cho bản văn thật sự rõ ràng dễ hiểu. Những
chỗ quan trọng hoặc khó hiểu, sẽ được giải bằng nhiều
cách khác nhau và bằng nhiều pháp thoại khác nhau. Những cảnh
giới của pháp định này, hoặc các trạng thái của Tâm,
mà không dùng ngôn ngữ văn tự diễn tả cho minh bạch được,
sẽ được lập đi lập lại trong các mạch văn khác nhau.
Như
vậy, bố cục của bản chú giải này sẽ, trước là nêu
lên tông chỉ Thiền, lược sơ về các khuynh hướng Thiền
Đốn Ngộ còn lưu truyền hiện nay, sau sẽ đi vào Tín Tâm
Minh.
TÔNG
CHỈ THIỀN
Chư
Tổ ở Trung Hoa thường dùng cách phân loại Thiền làm hai:
Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền. Như Lai Thiền là pháp môn
Thiền do Phật dạy lưu truyền trong Kinh điển. Tổ Sư Thiền,
hay Đốn Ngộ Thiền, là pháp môn Thiền do Phật dạy truyền
qua chư Tổ không qua ngôn ngữ văn tự, ở ngoài giáo điển.
Như
Lai Thiền chia làm hai bộ chính: Thiền Tiểu Thừa và Thiền
Đại Thừa.
Thiền
Tiểu Thừa dựa trên nguyên tắc đối trị, lấy Trí Huệ
chiếu phá phiền não, thấy có Niết Bàn để mong cầu, thấy
có vô minh để đoạn lìa.
Thiền
Đại Thừa dựa trên nguyên tắc chuyển y, chuyển vọng thành
chơn, chuyển phiền não thành Niết Bàn, chuyển vô minh thành
Trí huệ.
Tổ
Sư Thiền hoàn toàn không dựa trên nguyên tắc hoặc pháp tu
nào hết. Vấn đề chỉ là, thấy Tánh thì thành Phật. Tông
chỉ có thể tóm gọn vào một lời đề nghị như sau, "phiền
não với Niết Bàn cũng chưa từng mộng qua, vọng với chơn
đều không lập, thì còn có một pháp nào để tu nữa."
Tông
chỉ này được nêu lên rõ ràng qua hai câu kệ của Ngài Tông
Diễn, Tổ thứ nhì của Tào Động Việt Nam:
Hữu
vô câu bất lập
Nhật
cảnh bổn đương bô.
(Hữu
với vô đều không lập
Thì
mặt trời Huệ sẽ lên cao).
Theo
đúng tông chỉ thì phải là hoàn toàn không có pháp nào để
tu hết. Cho nên còn được chư Tổ gọi đây là cửa không
cửa, hoặc không một chỗ hạ thủ, không một nơi ra sức.
Tất cả những phương pháp của đời sau đều chỉ là viên
gạch dộng cửa.
Chư
Tổ ở Tây Tạng lại chia Phật Giáo làm ba thừa: Tiểu Thừa
(Hinayana), Đại Thừa (Mahayana) và Kim Cang Thừa (Varayana). Kim
Cang Thừa có khi còn được gọi là Mật bộ (Tantrism). Thiền
Đốn Ngộ bên Tây Tạng thuộc về phần Vô Tướng Mật Tông
(formless Tantrism), gọi tên là Đại Thủ Ấn dịch nghĩa từ
chữ Mahamudra, hay pháp môn khác gọi là Dzogchen, được dịch
nghĩa là Đại Toàn Thiện theo các sư Chùa Tây Tạng, Bình
Dương.
Cách
truyền dạy trước thời kỳ được sắp xếp thành thứ lớp
vẫn là chỉ thẳng Tánh của Tâm, vào nơi đó mà bảo nhậm.
Nói theo kinh Tứ Thập Nhị Chương thì chỗ này là, tu vô-tu
tu, niệm vô-niệm niệm, hành vô-hành hành. Ý là, tu cái không-tu
mà tu, niệm cái không-niệm mà niệm, làm cái không-làm mà
làm. Vốn thật hoàn toàn không có một pháp nào hết. Thấy
có một pháp nào hoặc một nỗ lực nào đều là sai.
Trong
truyền thống không có một pháp nào để trao cho người, dưới
đây là bản văn Đại Thủ Ấn do Đạo Sư Tilopa truyền dạy
cho Ngài Naropa, Ngài Naropa truyền dạy lại cho Ngài Đại Dịch
Giả Marpa (1012-1096), Ngài Marpa dạy lại cho Ngài Milarepa (1053-1135).
Đối chiếu bản văn này với pháp mặc chiếu của dòng Tào
Động, ta thấy hoàn toàn không có gì sai khác cả. Bản Việt
dịch dưới đây được trích từ trong bản thảo sách chưa
ấn hành của Đại Đức Phụng Sơn, pháp từ Tào Động Nhật
Bản, đang hoằng pháp tại California. Nhân đây, cũng xin cảm
ơn nhã ý của Đại Đức đã cho phép trích đăng vào đây.
ĐẠI
THỦ ẤN VĂN
Đại
Thủ Ấn vượt ra ngoài ngôn ngữ và ký hiệu
Nay
ta truyền cho con Naropa
Kẻ
đã nỗ lực tu hành và đầy lòng trung hậu.
Tánh
không cần điểm tựa
Đại
Thủ Ấn cũng không nương tựa vào đâu cả
Không
cần một chút cố gắng nào
Ta
chỉ để tâm buông xả tự nhiên và thong dong
Thì
ta có thể đập tan xiềng xích và trói buộc
Để
đạt đến chốn tự do vô cùng.
Nếu
khi nhìn vào không-gian mà không thấy gì cả
Và
nếu với Tâm mà quan sát tâm
Thì
tâm phân biệt bị tiêu tan
Và
ta đạt ngay đến Phật quả.
Các
đám mây lang thang trên bầu trời
Không
có rễ, không nơi trú ngụ
Các
ý tưởng phân biệt cũng thế
Khi
chúng nổi trôi trong tâm chúng ta
Khi
đã thấy được tự tánh của mình
Thì
mọi sự phân biệt đều tự nó chấm dứt.
Trong
không gian các hình thù và màu sắc xuất hiện
Nhưng
chẳng vật gì làm vẩn đục được không gian
Từ
tự tánh mọi thứ xuất hiện
Nhưng
đức hạnh và tội lỗi không làm nó ô nhiễm
Bức
màn đen tối của muôn thế kỷ
Không
thể che nổi ánh sáng mặt trời
Thời
gian dài vô cùng của luân hồi
Không
thể ngăn-chặn ánh sáng chiếu diệu của Tâm
Dù
có dùng ngôn-ngữ mà giải thích về tánh Không
Thì
cái không ấy cũng không diễn tả được
Dù
nói rằng tâm chiếu sáng một cách huyền diệu
Thì
chân lý ấy vượt ra ngoài mọi ngôn ngữ
Dù
bản chất của tâm là trống rỗng
Nhưng
có chứa đựng và bao trùm mọi vật
Để
thâm nhập vào chân lý uyên áo đó
Đừng
để thân phải thực hành pháp môn nào
Hãy
câm nín và im lặng
Tâm
tự rũ sạch tất cả và không nghĩ đến gì cả
Như
một cành trúc rỗng lòng, thân thể an nghỉ như thế đó.
Đừng
cho gì cả và cũng đừng nhận gì cả
Hãy
để cho tâm an nhiên tự tại
Đại
Thủ Ấn là tâm chẳng vướng mắc vào điều gì