- Nếu gặp đưọc người chỉ rỏ lỗi mình
- Như thể chỉ lối vào kho báu
- Là bậc tri thức chỉ đường ngay
- Hãy kết làm tri kỷ
- Bởi những bạn hiền như thế
- Làm tốt cho ta, chẳng thể xấu bao giờ.
- Kinh Pháp Cú -
76
-
Ở
Sydney, một bức điện tín đang chờ đợi chúng tôi. Bức điện tín từ công ty củ của Gerd nơi
trước đó anh là kỹ sư điện của họ. Công
ty mời anh hợp đồng làm việc trong hai năm ở Pakistan. Về lương bổng, chúng tôi đưọc trả rất
hậu hĩnh. Nhưng còn công việc thì quả
là gian nan. Người ta cần xây một
nhà máy điện trên sông Indus, nơi hiện có một máy đập nước.
Chúng
tôi quyết định chấp nhận hợp đồng một cách nhanh chóng. Công trình nầy nằm trong kế hoạch
Colombo, một kế họach phát triển đã đưọc nhiều nước phát triển ký
ở Colombo, thủ đô của Sri Lanka. Các
nước nầy cam kết sẽ thực hiện các dự án công nghiệp hóa ở các nước
kém phát triển, và họ sẽ tài trợ mọi thứ, từ nhân lực đến tài
nguyên. Nhà máy điện ở Indus là một
trong những loại công trình nầy, do Canada tài trợ.
Trước
khi khởi hành, chúng tôi phải trình bày sự việc với đại diện chính
quyền Uùc về việc họ đã tài trợ cho chuyến đi của chúng tôi đến Uùc,
nhưng giờ chúng tôi phải đi Pakistan trong hai năm. Các nhà đại diện tỏ ra rất hợp tác. Họ chỉ yêu cầu chúng tôi bỏ số tiền
tài trợ đó vào một ngân hàng. Trong
hai năm, khi chúng tôi trở lại, thì có quyền lấy số tiền đó ra.
Và
mọi chuyện đã xảy đúng ra như thế. Dầu
rằng phải năm năm sau, chúng tôi mới trở lại Uùc, nhưng vẫn đưọc lấy
tiền ở ngân hàng trở lại. Chính
quyền Uùc lúc đó tỏ ra rất trọng đãi những người như chúng tôi: một
kỹ sư điện, với một vợ, một con, có thể khiến họ tin tưởng rằng
chúng tôi khó thể bị hoàn cảnh khó khăn nhấn chìm.
Chúng
tôi không phải là những người du lịch hiểu theo nghĩa bình thường. Người du lịch sẽ quay trở về nhà, sau
một thời gian nào đó. Trong khi chúng
tôi là những kẻ lang thang cùng khắp trái đất, những kẻ không nhà.
Chúng tôi đặt vé máy bay đi từ Uùc đến
Pakistan (vé do công ty của Gerd đài thọ), có ghé ngang qua Do Thái. Gerd đã từng sống một thời gian ở Do
Thái, nói lưu loát tiếng Hebrew, trước là một sĩ quan trong quân đội Do
Thái, lại còn có rất nhiều bà con thân quyến ở đây. Rỏ ràng là có quá nhiều lý do để chúng
tôi phải ở lưu lại nơi đây vài tuần.
Ở
Do Thái, bao nhiêu nơi chốn trong kinh thánh lại trở thành hiện thực đối
với tôi. Tôi cảm thấy như lại đưọc
tiếp xúc với truyền thống, nguồn gốc Do Thái của mình. Nói về khảo cổ học, Do Thái đúng là một
kho tàng cổ báu. Mọi thứ đều gợi
lên trong mắt du khách quá khứ đáng tự hào của xứ sở Do Thái.
Sau
đó, chúng tôi bay đến Karachi. Pakistan
chào đón chúng tôi bằng thời tiết nóng không tưởng đưọc. Thành phố Sukkur, ở Sindh, nơi chúng tôi
lái xe đến đầu tiên sau khi rời Karachi, nằm giữa sa mạc Sindhi. Lúc đó, Sukkur có khoảng trăm ngàn dân,
nhưng đó không phải là một thành phố bình thường như chúng tôi tưởng;
đó chỉ là một tổng hợp của những ngôi nhà xây trong một biển bụi
cát. Điểm nóng nhất trên thế giới
chỉ cách đây khỏang ba mươi dặm, ở sa mạc Sahara.
Từ
Sukkur, chúng tôi lái xe đến nơi nhận việc của Gerd, bên dòng sông Indus. Đến nơi, chúng tôi mới biết không có
chổ cho chúng tôi ở. Chỉ có công ty
của Gerd là sung sướng khi có một người như anh sẳn sàng chịu nhận
công việc ở một nơi xa xôi như thế nầy.
Bấy giờ không có nhiều kỹ sư chấp nhận những điều kiện
như thế. Vì phần đông nếu có vợ
con phải lo chổ ở, nơi học hành đàng hoàng cho con cái họ. Dầu vui mừng đón tiếp chúng tôi, nhưng
công ty hình như chẳng có chuẩn bị gì cho đời sống của chúng tôi ở
đây.
Một
bạn đồng nghiệp tương lai của Gerd cũng vừa đến trước chúng tôi ít
lâu, nhưng anh không có gia đình. Anh
chỉ mướn một căn phòng nhỏ để ở. Vì
thế anh cũng chẳng giúp gì đưọc cho chúng tôi, ngoài lời khuyên chịu
khó kiếm tìm.
Chúng
tôi đành phải tự đi tìm, may thay gặp đưọc một nhóm kỹ sư Anh vừa sửa
chữa xong một cây cầu bắc ngang sông Indus, và chuẩn bị trở về nước. Họ có hai dãy nhà dài trên một đảo trên
sông Indus, tất cả đều là phòng đơn. Chổ
ở khá xa xôi, bất tiện. Nhưng họ
vui lòng để lại cho chúng tôi tất cả. Không
còn lựa chọn nào, chúng tôi đành chấp nhận, và sửa sang để biến chúng
thành một nơi tạm trú khả dĩ. Trong
mổi phòng, đều có giường và đồ dùng. Mọi
thứ khác đều phải mua tận Sukkur.
Rồi
bổng nhiên một toán nhân viên phục vụ dành cho chúng tôi xuất hiện. Đó là do một bản hợp đồng đã ký kết
giữa công ty và chính phủ Pakistan. Không
ai hỏi han gì đến chúng tôi -họ tự động dọn vào nhà: một đầu bếp,
một thanh niên phụ việc, một người quét nhà, một người giặt ủi, mấy
người thợ máy để coi máy phát điện, và ba nhân viên bảo vệ thay nhau
bảo vệ chúng tôi trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Tất cả các nhân viên nầy đều do chính
phủ Pakistan trả lương. Chúng tôi phải
nhận họ vào làm việc dù có muốn hay không.
Người
đầu bếp thật là của báu. Anh đã
từng làm đầu bếp trong các gia đình người Anh, và nấu ăn rất khéo. Cậu thanh niên phụ việc có nhiệm vụ bưng
thức ăn, rửa chén. Khi làm việc, cậu
bé đội trên đầu một khăn quấn màu vàng nghệ. Nhiệm vụ của người quét dọn là giữ
cho khu vực của chúng tôi sạch sẻ -một cách tương đối thôi, vì nếu
nhìn kỹ sẽ không thể bảo là sạch.
Nhưng
tệ hại hơn cả là người lo giặt giủ quần áo. Anh ta làm quần áo chúng tôi hư hết. Ở đó người ta giặt đồ theo một cách
rất đặc biệt: Quần áo đưọc nhúng nước ướt, xong người ta đập chúng
vào một tảng đá cho đến khi 'sạch'. Dỉ
nhiên không có gì có thể sạch đưọc, thêm vào không có dây để phơi đồ. Người ta phơi đồ bằng cách trải đồ
ra trên mặt đất. Mổi lần giặt đồ
là có thứ nầy hay thứ kia bị hư hỏng. Có
mấy lần tôi định cho anh giặt đồ nghỉ việc, nhưng anh ta phủ phục
dưới chân tôi, xin đưọc ở lại vì còn 'bảy con nhỏ'. Vậy là tôi không thể đuổi anh ta.
Nhân
viên bảo vệ cho chúng tôi cũng chẳng hơn gì.
Một đêm kia chúng tôi bị đánh thức dậy bởi tiếng kêu thảnh
thốt "Oâng ơi! Oâng ơi!" , và tiếng dộng cửa phòng ngủ. Thì ra đó là người bảo vệ ban đêm của
chúng tôi. Chân tay run cầm cập, anh
ta đòi Gerd phải đi theo anh ta ngay. Qua
cử chỉ của anh, chúng tôi cũng đoán đưọc là có một con rắn hổ rất
to nằm ngoài cửa nhà bếp. Gerd nói rằng,
bổn phận của người bảo vệ phải biết làm gì chứ. Nhưng anh ta cứ kêu lên "Oâng ơi! Oâng
ơi!" mãi. Cuối cùng Gerd phải ra
cửa bếp, thấy con rằn hổ đang nằm cuộn tròn. Anh dùng đá chọi nó đi. Chúng tôi không bao giờ gặp lại con rằn
đó nữa. Suốt khỏang thời gian đó,
độ hơn nửa tiếng, anh chàng bảo vệ núp kín trong nhà bếp.
Ngoài
ra, chúng tôi cũng có một tài xế. Tuy
bác tài không biết lái chiếc xe jeep chúng tôi đã đưọc tặng lúc đến
Pakistan (xe jeep củ chúng tôi vẫn còn để lại ở Uùc), nhưng bác biết
nói tiếng Urdu, là ngôn ngữ ở đây, và Pushdu, là ngôn ngữ đưọc xử dụng
ở Bắc Pakistan. Vì thế bác tài trở
thành người phiên dịch và cũng là người bảo vệ của chúng tôi.
Đó
là hoàn cảnh gia đình chúng tôi lúc đó. Tài
liệu học tập của Jeff tôi yêu cầu gửi từ Uùc đến. Ở đây người ta không những chỉ có những
chương trình học đường qua đài phát thanh cho trẻ ở những nơi định
cư hẻo lánh, mà còn có trường dạy chương trình hàm thụ qua bưu điện. Tôi đã đưọc trường học đó ở
Pakistan phục vụ rất chu toàn. Mổi
sáng, tôi đều kèm Jeff làm bài. Đó
không phải là một việc dể làm, vì Jeff không chịu ngồi yên để làm
bài với tôi bên cạnh. Mãi sau, cậu
bé mới quen dần, có lẻ chính vì cậu rất thích đọc và viết.
Sau
khi sống ở đó một thời gian, tôi gửi Jeff đến một trường ở Pakistan
để cậu bé có thể giao tiếp với trẻ con đồng lứa. Jeff đưọc học tiếng Urdu ở đó, nhưng
là cậu bé ngoại quốc duy nhất giữa bảy trăm đứa trẻ khác, Jeff cảm
thấy rất khổ sở. Nên chẳng lâu
sau, chúng tôi lại phải để Jeff học ở nhà.
Gerd
có văn phòng riêng -và một cô thư ký chẳng biết tí gì về nghiệp vụ của
mình. Cuối cùng tôi phải đảm trách
việc của cô và trở thành nhân viên của công ty. Cũng không phải là một giải pháp tồi,
vì chúng tôi có thêm tiền lương, và Gerd cần một người phụ tá đắc lực. Ngoài những việc đó ra, tôi cũng không bận
rộn lắm.
Vì
thế tôi tự học chuyên môn về ống dẩn dây điện. Công việc của Gerd là thiết kế hệ thống
các đường dây điện, thực hiện các bước khảo sát cần thiết trên mặt
đất, rồi vẽ các hoạ đồ để công nhân theo đó mà làm. Ngoài ra, nhà máy phát điện nối với các
hệ thống đường dây nầy cũng đưọc Gerd thiết kế chi li. Rồi anh cũng phải tính toán về nguyên vật
liệu cũng như tiền chi phí. Nhà máy
phát điện dự tính sẽ dùng sức nước của dòng Indus, nơi đã đưọc
khai thác thành đập nước. Vật liệu
xây dựng đáng giá hàng triệu đô la đưọc chuyên chở trên lưng các con
lạc đà. Thật là một cảnh tượng
khôi hài.
Đảo
chúng tôi ở có cầu bắc đến cả hai bờ sông.
Một đầu cầu nối đến Sukkur, đầu kia dẩn đến Rohri, là một
thị trấn láng giềng.
Mổi
sáng, chúng tôi đưọc đánh thức bởi tiếng xướng kinh vang vọng đến tận
nhà chúng tôi. Đó là tiếng xướng
kinh của một vị cố đạo ở trên đền cao, mổi ngày năm lần, kêu gọi
các con chiên của mình. Ngày nay trong
các thành phố ở Muslim, người ta thường phát băng cassette qua máy phóng
thanh. Nhưng trong những ngày ấy,
người ta vẫn còn đưọc nghe giọng thật, và giọng đọc kinh đó thật
tuyệt vời. Tôi thường chăm chú lắng
nghe, trong khi mắt dỏi nhìn qua cửa số, sững sờ trước đàn lạc đà
và lừa đủnh đỉnh qua cầu, rung reng những cái chuông treo ở cổ, tạo
thêm cho tất cả một vẻ hoàn toàn Á châu.
Ngoài
nhiệm vụ quan trọng trong giao thông, những chiếc cầu còn mang các nhiệm
vụ khác. Vì chúng là đầu nối giữa
hai thành phố -Sukkur và Rohri- những người ăn xin thường tụ tập ở đó. Hàng chục người nằm, ngồi dọc theo cầu,
chìa những bàn tay, bàn chân thương tật, kêu xin người qua đường bố thí. Tôi thường thấy dân địa phương bố thí
cho mổi người một đồng tiền.
Tôi
hoàn toàn không biết phải phản ứng thế nào trong tình cảnh đó. Vì tôi và Gerd mổi ngày đều hơn một lần
đi qua đó, tôi cảm thấy tha thiết muốn làm gì đó cho họ, vì họ trông
quá khổ sở, đau đớn, tuyệt vọng. Mặt
khác, chúng tôi cũng không thể cho tiền họ mổi ngày. Tôi bèn bàn với anh đầu bếp xem phải làm
gì cho ổn thoả.
Anh
ta có một đề nghị rất thông minh, mà chúng tôi đã làm theo trong suốt
thời gian chúng tôi ở đó. Anh ta bảo
người giàu ở đây có thói quen hay mời cơm các thành viên trong tổ ăn
xin của thành phố, mổi tháng một lần. Anh
ta bảo sẽ lo mua thức ăn, sửa soạn thức ăn cho họ. Khi tôi hỏi anh vể đội ngủ ăn xin là
thế nào, anh giải thích đó là một liên đoàn có chủ tịch, có các viên
chức , và những người ăn xin đưọc liên đoàn chỉ định chổ ngồi ăn
xin đàng hoàng. Rồi anh chỉ cho tôi một
người ăn xin có dáng vẻ tội nghiệp nhất, và bảo đó là chủ tịch của
liên đoàn ăn xin, một người đàn ông khá giàu có đến mấy căn nhà ở
Sukkur.
Tôi
lại lo lắng không biết làm sao để báo cho mấy người ăn xin biết chúng
tôi sẽ mời họ như thế? Anh đầu bếp
lại trấn an tôi là anh sẽ báo tin đó ở buổi chợ. Và mọi việc đã xảy ra đúng như thế. Vào một ngày nhất định, có khỏang năm
trăm người ăn xin xuất hiện, họ chuyện trò vui vẻ, ăn uống tận tình
tất cả những món mà anh đầu bếp đã nấu dành cho họ. Anh đã phải sửa soạn nấu nướng cả
ngày hôm trước đó, cuối cùng không còn dư miếng nào. Có lẻ đó là cách tốt nhất, vì từ đó,
mổi lần chúng tôi đi qua cầu, các người ăn xin lại vẩy chào chúng tôi
rất thân thiên, làm tôi cảm thấy nhẹ cả lòng.
Trong
cuộc sống hằng ngày, kinh nghiệm của tôi đối với các người phục vụ
trong nhà khi còn là đứa trẻ ở Bá Linh, đã giúp cho tôi rất nhiều. Tôi không thấy bỡ ngỡ, xa lạ khi bảo
ban họ, như là mấy bà vợ của các kỹ sư ngoại quốc khác. Các bà vợ khác đôi khi phát bực khi phải
lo cho quá nhiều người phục vụ. Thật
vậy, đó không phải là một điều đơn giản.
Lúc nào chúng tôi cũng phải lo cho họ mọi chuyện. Con gái của bác tài lập gia đình, tôi phải
khuyên bác về việc mua sắm của hồi môn.
Nếu một trong những 'nhân viên' của tôi bịnh, tôi phải kêu
bác sĩ. Ngay cả khi họ cãi nhau, tôi
cũng phải làm người đứng ra dàn xếp.
Tôi
thường nhớ lại những thời gian cực khổ ở Thượng Hải, khi tôi rất
nghèo. Giờ tự dưng chúng tôi có dư
dả, nếu không nói là giàu có. Tôi
có bao nhiêu người giúp việc, và có thể mua gì tùy thích. Nhưng tôi cũng không biết phải mua gì cho
mình. Một lần nữa cái cảm giác lạ
lùng lại dâng trào trong tôi, cái cảm giác làm tôi nghĩ rằng phải có một
cái gì đó cao hơn cái nghèo, cái giàu, cái có, cái không. Phải có cái gì hơn thế nữa thì cuộc
đời mới có ý nghĩa hơn.
Rồi
cuộc sống của chúng tôi cũng ổn định thành những ngày như mọi ngày. Jeff vẫn đi học, đi chơi. Gerd vẫn đến văn phòng hay lái xe đi khảo
sát xem các đường dây cần đưọc đặt ở đâu. Một lần anh trở về, kể rằng đã gặp
một người nông dân rất già, ngồi bên vệ đường. Gerd xuống xe, hỏi ông lão đây có phải
là đất của ông không, vì anh cần khảo sát địa hình. Người nông dân trã lời:
"Không, đất đai nầy thuộc về thần Allah, tôi chỉ là người giữ
đất".
Đối
với tôi, đó là một câu trã lời đầy ý nhị.
Sống trên đảo, ngoài chúng tôi còn có một nhà truyền đạo
Muslim, có nhiệm vụ giống như một linh mục.
Oâng sống một mình trong một ngôi đền nhỏ. Thỉnh thoảng chúng tôi đến thăm ông
mang theo bánh, trái cây. Vì chúng tôi
không nói tiếng Urdu, chúng tôi phải mang theo anh tài xế làm người thông
dịch. Tôi cảm thấy từ người truyền
giáo nầy toát lên sự bình an. Oâng
có thể trao đổi với chúng tôi rất nhiều điều nếu như chúng tôi có
thể trao đổi trực tiếp, còn bác tài của chúng tôi thì có lẻ chẳng hiểu
gì về những điều chúng tôi muốn biết. Thật
là uổng phí, vì không dể gì gặp đưọc những vị cao đạo mà bạn cảm
thấy muốn gửi gắm những điều quan trọng.
Gerd
bổng ngã sốt rét. Tôi chở anh trong
tình trạng nguy kịch, đến một bịnh viện của các bác sĩ quân đội
người Hoà Lan. Họ chữa khỏi cho
anh, nhưng cũng phải mất mấy tuần trước khi Gerd có thể về nhà. Suốt thời gian đó trong bịnh viện, tôi
cũng kiếm việc phục vụ để không cảm thấy mình vô tích sự. Nhưng phải thú thật là tôi đã cố gắng
lắm để không gớm nghiếc, nôn mửa. Có
lẻ tôi không thích hợp làm những công việc trong bịnh viện, nhất là
trong những điều kiện như thế nầy. Những
gì tôi mắt thấy, tai nghe ở nơi đây chỉ làm tôi thêm buồn lòng. Cách quản lý thì tồi tệ, dụng cụ y
khoa thì thô sơ, không đảm bảo vệ sinh. Các
bác sĩ đã làm tất cả trong khả năng của mình, nhưng lúc nào hình như
cũng có quá nhiều bịnh nhân, quá nhiều căn bịnh.
Chúng
tôi càng thêm thất vọng. Vì chúng
tôi nhận làm công việc nầy không chỉ vì đồng lương, mà vì chúng tôi
nghĩ có thể giúp cho cuộc sống của những người dân nghèo khổ ở đây
đưọc khá hơn, bằng cách đem đến cho họ ánh sáng của nguồn điện. Nhưng cuối cùng đó chỉ là một giấc mộng
ảo huyền. Thực tế là chỉ có những
điền chủ giàu có mới đưọc hưởng sự ích lợi đó, còn người nghèo
khổ thì chả đưọc hưởng gì. Sau
khi nhà máy phát điện đã đưọc hoàn thành, họ vẫn nghèo khổ như tự
bao giờ.
Ở
điạ vị của Gerd, anh còn phải có bổn phận trong các công việc giao tiếp
xã giao. Chúng tôi phải giao tiếp với
các đồng nghiệp trong ngành điện ở Pakistan, với các kỹ sư cùng làm
trong công trình, các nhà ngoại giao và nhân viên ở lãnh sự quán. Chúng tôi thường phải tham dự các hội
hè ở Lahore và Karachi. Những lúc đó
chúng tôi phải nghĩ tại các khách sạn sang trọng, đắt tiền.
Những
loại công tác nầy không thích hợp với cá tính của chúng tôi. Cả Gerd và tôi đều cảm thấy đó không
phải là cách sống của chúng tôi. Người
ta tụ họp lại, xã giao ba tấc lưỡi, rồi ăn nhậu -đó là phần quan trọng
nhất. Ngoài ra, chúng tôi ăn chay, mà
trong các bữa tiệc nầy luôn thừa mứa các món ăn làm từ bao nhiêu là thịt
cừu, thịt dê. Và các câu chuyện xã
giao chúng tôi cũng chẳng thấy thú vị gì.
Vì thế, chúng tôi quyết định là sau hai năm, chúng tôi sẽ
không gia hạn hợp đồng làm việc.
Nhưng
ở Pakistan, điều làm tôi bức xúc nhất là vấn đề nữ quyền. So với nam giới, họ chẳng có chút quyền
hạn nhỏ nhoi nào, ít nhất là ở thời điểm chúng tôi có mặt ở đó. Có lẻ qua thời gian đã có nhiều thay đổi
chăng, tôi sợ là không đưọc nhiều lắm.
Nhất là ở vùng thôn quê, nơi chúng tôi sống, tất cả phụ nữ
Pakistan phải mặc burka. Burka là loại
áo trùm phủ người đàn bà từ đầu đến chân. Chỉ chừa ra đôi mắt, để họ đi không
bị vấp ngã thôi. Chỉ có ở Karachi,
thỉnh thoảng tôi còn thấy các phụ nữ trẻ không che mặt.
Ban
đầu tôi quen ra phố với trang phục bình thường, nhưng đám thiếu niên,
hay ngay cả đàn ông lớn tuổi thường chọi đá vào tôi. Phụ nữ mà để mặt ra đường, anh đầu
bếp cho tôi biết, bị người ta coi là gái điếm. Dầu tôi là người ngọai quốc, họ cũng
chẳng cần quan tâm. Vì thế để khỏi
bị lâm vào tình cảnh trên, cuối cùng tôi cũng phải nhờ thợ may may cho
một bộ burka. Mặc loại áo đó thật
là khốn khổ. Khó chịu nhất là bên
trong rất nóng, tôi lại không thể thấy gì nhiều. Vì thế tôi cũng ít mặc nó ra đường.
Trong
kinh thánh Koran tôi đưọc đọc, phụ nữ chỉ có thể để lộ thân thể
với chồng mình. Điều đó có nghĩa
là, ngay cả với các bác sĩ, họ cũng
không đưọc phép cởi bỏ quần áo. Chỉ
khi người chồng có mặt, thì các bác sĩ mới đưọc quyền khám dưới lớp
áo burka.
Phụ
nữ chỉ đưọc xuất hiện nơi đám đông khi thật cần thiết. Khi Gerd và tôi lái xe đi xuyên qua các
vùng quê, chúng tôi thường đưọc các điền chủ, hay các ông chủ nhà
máy dệt, ở dọc theo lộ trình mời đến nhà.
Không bao giờ trong các cuộc đón tiếp có mặt người phụ nữ. Chỉ khi nào tôi yêu cầu, thì mới đưọc
phép đến chổ ở của họ. Những
lúc như thế, tôi thường nghe phụ nữ than thở về sự bất hạnh của họ. Tóm lại, họ không đưọc quyền làm gì
cả ngoài việc sinh con và ăn uống. Khi
còn trẻ, họ đẹp, nhưng vì không đưọc đi đâu sau khi lập gia đình, họ
thường trở nên béo phì. Cuối cùng,
niềm lạc thú duy nhất của họ có lẻ chỉ là ăn uống.
Trong
những gia đình chúng tôi thăm viếng, tôi đưọc gặp một phụ nữ trẻ,
con nhà gia giáo, có học, biết nói tiếng Anh.
Cha cô từng là nhà ngoại giao của Pakistan ở Mỹ. Cô là dâu trong gia đình chúng tôi đến
thăm viếng. Cuộc hôn nhân của cô rất
đặc biệt -đó là một cuộc hôn nhân dựa trên tình yêu. Dầu vậy cô rất khổ đau với những gì
xã hội áp đặt lên cô. Cô đã
thành lập một trường học cho các em bé gái, xem ra đó là ngôi trường
duy nhất dành cho bé gái. Cô đã mời
tôi đến thăm và dạy học ở đó. Nhưng
không thành vì đám trẻ không nói
đưọc tiếng Anh, và tôi cũng không thể dạy chúng trong một thời gian
quá ngắn. Rồi những ngày tháng sống
ở Pakistan của chúng tôi cũng dần hết hạn.
Trước
khi ra đi, tôi có đến viếng thăm cô bạn trẻ nầy đôi lần ở trường,
và thấy cô rất hạnh phúc trong công việc của mình. Công việc nầy đã mang đến cho cô niềm
tự tin mà các chị em bạn dâu khác của cô không thể nào có đưọc. Họ chỉ biết ta thán về một cuộc sống
buồn chán, tù túng. Chỉ có bà mẹ
chồng là cảm thấy mọi việc không có gì đáng phàn nàn. Nhưng không biết khi còn trẻ, thì bà có
suy nghĩ như thế không?
Có
lần tôi mời họ đến nhà chơi. Họ
đến trong những chiếc burka lụa đen, mà khi vừa bước vào đến bên
trong, họ vội vàng cởi ra ngay. Đến
khi thấy cậu bé giúp việc mang cà-phê, bánh vào, họ thét lên chạy túa
ra khỏi phòng. Thì ra theo luật, cậu
không đưọc phép nhìn thấy mặt họ! Tôi
phải thề sống, thề chết với họ là cả tôi cũng như cậu bé giúp việc
sẽ chẳng ai dám hở chuyện đó ra với ai.
Cũng phải một lúc sau, họ mới hòan hồn để thưởng thức
những chiếc bánh tôi đã đặc biệt dặn làm cho họ. Khi họ ra về, tất cả đều hết sạch.
Tôi
hỏi họ có nghĩ đến việc thay đổi cách sống không? Tôi đề nghị một vài thay đổi mà tôi
đã có suy nghĩ qua. Họ ừ hử, rồi
hỏi tôi bằng cách nào? Hình như họ
không xem những điều tôi nói là nghiêm chỉnh, cũng như không thực sự
nghĩ rằng họ có thể thực hiện đưọc. Rỏ
ràng là họ chỉ muốn đưọc giải bày dù chỉ một lần những bất hạnh
của mình với một người mà họ biết chẳng bao giờ đem nói đi, nói lại. Nhưng ngoài việc thở than, họ chẳng muốn
làm gì để thay đổi số phận cả. Tôi
sợ rằng cho đến bây giờ những người phụ nữ Pakistan cũng vẫn phải
chịu áp bức như ba mươi lăm năm trước khi tôi sống ở đó.
Tôi
còn nhớ rỏ một cảnh tượng đã xảy ra ở Sukkur. Có rất nhiều rạp chiếu bóng ở đó,
và một ngày kia, người ta quảng cáo một phim của cô đào Marilyn Monroe. Một tấm biển đồ sộ chưng hình cô đào
mặc áo tắm đưọc dựng lên! Chúng
tôi tình cờ đi ngang qua, chứng kiến hằng trăm người đàn ông đứng
trước tấm poster, trố mắt, há mồm ngắm nhìn thân thể của cô đào
hát. Thật là quái gở. Trong khi đàn bà của họ, đi qua đi lại
trong những tấm vải đen bịt bùng.
Gerd
rất thích chụp ảnh. Trước cảnh
tượng đó, anh đưa máy lên chụp. Hành
động đó khiến anh xúyt bị no đòn, nếu như anh đã không nhanh chân chạy
thục mạng. Nhẹ lắm thì chắc cũng
bị họ đập nát máy ảnh. Có lẻ
Gerd cũng không nên chụp hình lúc đó, nhưng cảnh tượng đó rõ ràng phản
ảnh sự méo mó trong cuộc sống khi giới tính nầy đàn áp giới tính kia.
Sau
hai năm, hợp đồng của chúng tôi chấm dứt, nhưng nhà máy điện vẫn
chưa xây xong. Dự án tiến triển quá
chậm. Các bản vẽ đưọc thiết kềù,
thâu nhận, ký tên rồi chờ đợi. Mấy
chú lạc đà đã tốn công chở hằng triệu đô la Canada tiền vật liệu
trên lưng. Lạc đà đúng là một phương
tiện chuyên chở tốt trên sa mạc cát, nhưng chúng cũng rất cứng đầu, cục
tính. Nhiều con phải bị niềng quai
hàm, nếu không nó sẽ cắn cả chủ. Và
khi chúng không muốn di chuyển, chúng cứ nằm dài ra đường. Người ta nói nếu bắt lạc đà chở quá
sức, chúng sẽ không đứng dậy. Sự
lỳ lợm của chúng làm tôi phải ngạc nhiên.
Chúng
tôi sống gần ở những nơi mà năm ngàn năm trước đây nền văn minh của
thung lũng Indus đã rộ nở. Nhưng cho
đến bây giờ, người ta cũng không giải thích đưọc về sự lụn bại của
nó. Thí dụ như Mohenjodara, cách nơi
chúng tôi chừng bốn mươi kilomét. Người
dân nơi đây từ thời xa xưa đó đã có nhà tắm xây trong nhà, cũng như rất
nhiều nhà tắm công cộng. Họ đã
có đường tráng, và hệ thống xử lý rác.
Quanh Mohenjodara là những cánh đồng họ đã từng canh tác. Có giả thuyết cho rằng lý do thành phố
nầy bị bỏ hoang là vì những cánh đồng nầy dần dần không cho hoa mầu,
vì thế dân chúng cứ phải di dân dần ra xa, khỏi xứ.
Chúng
tôi thường đến thăm viếng những nơi hoang tàng đó, vì chúng rất nhiều
trong vùng chúng tôi ở. Chúng tôi tìm
thấy những hột đất sét, nữ trang và rất nhiều lu hủ trang trí thẩm mỹ. Có lần chúng tôi khám phá ra một khu đồ
đá, đào đưọc khá nhiều đồ, nằm gần như lộ thiên: cung, nỏ, búa,
dao. Chúng tôi lấy một ít và báo cho
chính quyền ở Karachi về sự khám phá đó.
Bảo tàng viện ở Karachi chở một đàn lừa đến chở đồ
trong những chiếc túi vải về thành phố. Những
món đồ nầy có đến hơn năm trăm năm, và có hình dáng giống như những
đồ đá tìm thấy đưọc ở Aâu châu.
Jeff
thích đi lang thang khắp nơi trên đảo Indus.
Cậu bé tìm đưọc rất nhiều thứ: các loại ốc, cây kiếng
và lu hủ. Chúng tôi thường nhờ bảo
tàng viện ở Karachi định ngày tháng của những cổ vật. Một lần Jeff tìm đưọc những miếng gạch
bằng ceramic đẹp tuyệt vời. Có lẻ
từ một ngôi đền xây trên đảo từ thế kỷ thứ bảy. Chúng tôi mang một ít gạch ngói nầy về
Uùc.
Lần
khác, Jeff về nhà, giấu hai tay sau lưng và nói: "Mẹ, đoán xem con đã
tìm đưọc thứ gì?" Tôi không thể
đoán đưọc. Đó là một con ngựa nhỏ
bằng đất sét, dài khỏang mười centi mét, cao năm centi mét. Sau nầy chúng tôi mới biết con ngựa đó
đã một ngàn năm tuổi!
Jeff
vẫn còn giữ con ngựa nhỏ đó ở nhà, trong một chiếc hộp lồng kính. Đó là vật duy nhất khiến Jeff nhớ về
Pakistan. Ngoài ra không còn nhớ gì nữa
cả -những con lạc đà, dòng Indus, các người giúp việc, những buổi
sáng tôi dạy con học, tiếng xướng kinh của người giữ đền vào những
buổi mờ sáng. Tất cả đã chìm vào
lãng quên.
Khi
thời hạn sống trên đảo đã hết, chúng tôi đóng tất cả đồ đạc vào
các thùng và gửi về Uùc, nhờ người ta giử dùm. Gerd dự định sẽ bay qua Luân đôn, mua một
chiếc xe van hiệu Land Rover để lái xuyên suốt Aâu châu, Á châu, Kashmir,
Aán độ, cho đến tận Singapore. Rồi
từ đó chúng tôi sẽ lấy tàu trở về Uùc.
Dỉ nhiên đó chỉ là dự tính của Gerd, chứ không phải của
tôi. Tuy nhiên, cũng như mọi lần, tôi
luôn làm theo ý anh.
Những
gì tôi muốn tìm kiếm, tôi cũng chưa khám phá ra. Có thể tôi sẽ tìm đưọc chúng ở một
nơi nào đó, một ngày nào đó.