Quà Tặng Cuộc Đời

Tự Truyện Của Một Ni Sư Phật Giáo Người Tây Phương

Ayya  Khema
 

Dịch từ tiếng Đức: Sherab Chodzin Kohn

Dịch từ tiếng Anh: Diệu Đạo

---o0o---

Chương 5
 
Thế Giới Mới, Cách Sống Mới

"Đây là con của ta, tài sản của ta",
Kẻ ngu tự làm khổ với cách nghĩ đó
Ta còn không làm chủ đưọc ta
Hỏi làm gì tiền bạc với con ta?
Kinh Pháp Cú - 62

   Tháng 6, 1949.  Trời lạnh như cắt khi tàu chúng tôi cập bờ cảng San Francisco.  San Francisco hình như lúc nào cũng gió, cũng lạnh.  Chúng tôi, một ngàn tám trăm người Do thái từ Thượng Hải đứng ở lan can tàu, nước mắt vui mừng, nhưng răng đánh vào nhau lập cập.  Dưới bến tàu -giống như mười năm trước ở Luân Đôn- có gần bốn trăm phụ nữ của tổ chức cộng đồng Do thái đang chờ đón chúng tôi.  Họ xếp những chiếc bàn dài dọc theo các nhà kho, phát cho chúng tôi những ly càphê nóng hổi cùng với bánh mì, bánh ngọt.  Lại cũng

những danh sách cùng các địa chỉ chúng tôi phải đến.

   Họ lo lắng cho chúng tôi một cách chân tình.  Có lẻ vì trước đó những người Do thái định cư ở Mỹ không tin các thông tin từ Đức.  Họ không thể tin là dân họ có thể bị  thủ tiêu hàng loạt như thể.  Nhưng giờ thì họ đã tin, vì chính quân đội Mỹ đã đến tận các trại tập trung, và chứng kiến những sự thật không thể tưởng tượng nổi ở các nơi đó.

   Chúng tôi nhận đưọc tờ giấy có tên khách sạn chổ trọ của chúng tôi.  Ngoài ra chúng tôi còn đưọc phát bảy mươi đô la một tháng để mua thực phẩm.  Lúc đó, số tiền nầy khá lớn.  Họ còn tặng quần áo, vì chúng tôi chỉ có những bộ đồ mặc trên người.  Cả cộng đồng quyên góp quần áo mới, củ cho chúng tôi.  Và chúng tôi đưọc quyền chọn lựa.

   Quần áo đưọc chất thành đống lớn.  Chưa bao giờ tôi thấy quần áo nhiều như thế.  Chúng tôi lựa các quần áo ấm.  Tôi chọn thêm một cái bóp.  Khi mở ra, trong đó có một tờ mười đô.  Tôi mang tiền đến trả lại cho người phụ nữ phụ trách việc phát quần áo, nhưng bàø nói, không, người ta cố ý như thế.  Ai mà đưọc cái bóp thì đưọc luôn tiền.  Điều đó làm tôi thấy rất cảm động vì sự quan tâm của họ.   Tôi vẫn còn nhớ lại tất cả với sự biết ơn.  Tất cả giống như một phép lạ.

   Tôi bắt đầu cuộc tìm kiếm các người thân ở Bá Linh.  Tôi đến Hội Chữ Thập Đỏ.  Nhưng không có dấu hiệu họ còn sống sót.  Tất cả đều đã chết.  Lúc ở Thượng Hải, tôi đã thấy nhiều người Do thái, đặc biệt là những người già rất thù ghét người Đức.  Tôi thông cảm hoàn cảnh của họ; người Đức đã cướp đoạt của họ tất cả.  Nhưng tôi không thể chia sẻ tình cảm thù hận của họ.  Tôi còn nhớ đã nghĩ là chính họ đã hủy hoại cuộc sống, phần đời còn lại quí báu của họ với lòng hận thù.

   Đức Phật có câu nói: "Không có ngọn lửa nào bén bằng lòng tham; không có bàn tay nào xiết chặt hơn hận thù; không có lưới nào rối rắm bằng ảo tưởng, không có ngọn sóng nào bằng ngọn sóng ái dục".  Và Đức Phật cũng nói hận thù không thể cởi mở hận thù, chỉ có tình thương mới làm đưọc điều ấy.  Lúc đó, tôi chưa biết gì về Phật giáo.  Tuy nhiên, tôi cũng suy nghĩ giống như thế.  Tôi thấy rất rỏ là người ta cần hàn gắn và tha thứ.  Lúc đầu tôi không làm đưọc điều đó, nhưng sau một thời gian, tôi đã làm đưọc, dầu sau nầy tôi có nghe người ta kể thêm về những tội ác của người Đức.

   Tôi tự nhủ mình: tất cả đã qua.  Chỉ có nỗi đau mất cha là không nguôi.  Lúc còn ở Thượng Hải, tôi có chụp ảnh ngôi mộ của cha, nhưng cho tới ngày nay tôi không tìm ra đưọc bức ảnh.  Vì tôi đi đây đi đó, chuyển đổi chổ ở quá nhiều, tôi đã để thất lạc bao hình ảnh, giấy tờ.

   Cuối cùng chúng tôi đã có mặt ở Mỹ, đất nước tự do.  Ở đây, tôi chỉ biết một người bạn hoc cùng trường ở Los Angeles.  Các nhà bảo trợ trong tổ chức cộng đồng người Do thái khuyên chúng tôi đi qua miền đông, nơi có nhiều cơ hội kiếm việc hơn, nhưng tôi muốn đi Los Angeles.  Chúng tôi đưọc tặng vé xe buýt Greyhound đi Los Angeles, khi đến nơi tôi đã nhanh chóng tìm đưọc một căn hộï ở thành phố rộng mênh mông nầy.  Nhưng căn hộ của chúng tôi quá nhỏ, chỉ có một phòng, quá chật hẹp đối với một gia đình có con.  Tuy nhiên giá mướn không quá mắc, và lại có sẳn đồ đạc.  Chúng tôi đâu có của cải gì ngoài một ít tiền dành dụm đưọc ở Thượng Hải.  Vừa đủ để chúng tôi có thể trả tiền mướn phòng trong một thời gian.

   Chồng tôi đưọc nhận làm thợ cắt trong một xưởng may chemise.  Lương ít nhưng dầu gì cũng là một nguồn thu nhập ổn định.  Tôi chạy tìm một căn nhà nhỏ có thể mua với một ít tiền đặt cọc, mổi tháng cũng không phải trả nhiều.  Cuối cùng chúng tôi cũng mua đưọc một căn nhà nhỏ, có vườn để con gái nhỏ của chúng tôi, Irene có chổ để chạy chơi.  Tôi cảm thấy rất hạnh phúc.  Lần đầu tiên chúng tôi có một mái nhà, mà không ai có thể đuổi chúng tôi ra đưọc.  Nhà chúng tôi có phòng khách, nhà bếp với đủ các thứ đồ điện gia dụng, và nước, không giống như ở Thượng Hải, không phải đi đâu xa mới có.  Nhiều năm sau, có lần đi ngang qua căn nhà củ.  Khi nhìn thấy nó, tôi đã phải kêu lên: "Trời ơi, sao mà nó nhỏ đến thế".  Nhưng lúc đó, đối với tôi nó là một phép lạ.

   Tôi cũng tìm đưọc việc làm.  Không khó lắm, vì tôi đã từng đưọc huấn luyện nghề thư ký văn phòng.  Ngân hàng Bank Of America ở Los Angeles mướn tôi ngay lập tức.  Sau đó tôi lấy bằng lái xe, tậu xe hơi, một chiếc xe hơi củ kỷ không còn chạy đưọc bao nhiêu lâu nữa.  Tôi còn nhớ nỗi kinh hoàng khi lần đầu tiên lái xe đi làm ở Los Angeles.  Ở thời đó, xe cộ ở Los Angeles đã đông đúc.   Khi tôi tới đưọc chổ làm thì chổ ngồi đã ướt đẩm mồ hôi vì căng thẳng, sợ hải.  Dầu gì, tôi cũng đã tới nơi an toàn.

    Không khí làm việc trong ngân hàng rỏ ràng là kỳ thị đối với phụ nữ.   Các phòng trên lầu đều dành cho nam giới.  Mổi sáng tôi đều chở Irene đi học mẫu giáo.  Cô bé không thích đi học, nhưng không có lựa chọn nào khác.  Chồng tôi làm việc ở hảng may chemise chỉ đưọc bảy mươi xu một giờ.  Rỏ ràng là không thể đủ nuôi con với đồng lương đó.  Vì thế tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài phải đi làm.   Dầu cho con bịnh, tôi cũng phải có mặt đúng giờ ở sở, không thể sai trái.  Những lúc đó, tôi đều phải nhờ mẹ giúp đở.   Lúc đó mẹ tôi sống ở San Diego với người chồng thứ hai.  Bà phải lái xe hơi hơn một tiếng rưỡi để đến Los Angeles.

   Khi công ty của chồng tôi dọn về San Diego, tất cả chúng tôi dọn theo.  Con trai tôi, Jeffrey sinh ra ở San Diego.  Lúc đó Irene đã đưọc gần mười tuổi.  Lúc trước khi tôi ao ước có thêm đứa con nữa, các bác sỉ bảo điều đó khó thể xảy ra vì tôi bị bướu.  Khi tôi mang thai, bác sỉ riêng của tôi không mấy hài lòng, vì điều khó thể xảy ra đã xảy ra.  Nhưng cũng may, tôi sinh Jeffrey chỉ trong vòng nửa tiếng, mẹ tròn con vuông không có vấn đề gì cả.

   Sau đó tôi phải nghỉ việc.  Chồng tôi làm việc cũng đã nhiều lương hơn, vả tôi có hai đứa bé cần đưọc săn sóc.  Irene bắt đầu vào trung học, tôi tham gia vào ban phụ huynh học sinh ở trường.  Tôi cố gắng làm tròn tất cả mọi bổn phận của mình, giữ gìn nhà cửa, vườn tược sạch sẽ, ngăn nắp.  Bận rộn suốt từ sáng đến tối, đó cũng là chuyện bình thường vào hoàn cảnh của tôi.  Tôi cảm thấy rất thích thú trong việc chăm sóc vườn tược, cũng như chăm sóc cho sức khỏe của hai con tôi.

   Tuy nhiên, dần dà, tôi cảm thấy trong tôi có những triệu chứng lạ, ban đầu là cảm giác hơi đau -cái cảm giác báo cho tôi biết một điều chẳng lành.   Tôi đã có tất cả những gì mình ao ước.  Nhưng hình như vẫn còn thiếu thốn một cái gì.  Cái gì, chính tự tôi cũng không thể biết đưọc.  Tôi chỉ mơ hồ cảm thấy còn thiếu một cái gì đó.  Ước muốn tìm kiếm cái gì đó cứ ngày càng lớn mạnh trong tôi, như một căn bịnh nội tâm.

   Lúc đó tôi ba mươi bốn tuổi.  Bao biến cố đã xảy ra, giờ bổng nhiên, ước mơ đưọc có một cuộc sống bình dị của tôi đã thành hiện thực.  Nhưng tôi không thể hình dung mình sẽ tiếp tục sống như thế nầy mãi. Tất cả sẽ tiếp tục như thế mãi sao?  Tất cả chỉ có vậy thôi sao?  Hay là còn có một cái gì cao xa hơn tất cả những ước muốn tầm thường của cuộc sống?

   Chắc chắn là phải có cái gì đó nửa!  Tôi bắt đầu chúi đầu vào sách -triết học, tâm linh, bất cứ thứ gì tôi có thể khám phá ra.  Có nhiều vấn đề tôi chưa thông suốt, nhưng tôi không ngại.  Tôi tự nhủ: "Không sao, rồi ta cũng sẽ hiểu đưọc thôi".  Từ đó, tôi chú trọng đến cuộc sống tâm linh hơn; đó là cái tôi muốn tìm hiểu, muốn khám phá.

   Mang những tư tưởng, tình cảm đó, tôi hoàn toàn cảm thấy cô đơn.  Hình như quanh tôi không có ai chia sẻ cùng tôi những suy nghĩ nầy.  Mổi lần tôi mang vấn đề nầy ra bàn luận ở gia đình, là chồng tôi nổi giận.  "Em còn muốn gì nữa chứ?", ông ta la lối, giận dữ.  Tôi muốn gì?   Một cách sống khác.  Một cách sống theo con tim của tôi.  Nhưng tôi không biết phải làm gì với những điều suy nghĩ của mình.

   Một buổi chiều nọ, tôi đến thăm mẹ.  Trong phòng khách nhà mẹ có hai chiếc xe đạp bị tháo rời nằm ngổn ngang.   Tôi hỏi: "Mẹ định mở tiệm sửa xe đạp sao?"  "Không", mẹ trả lời, "Hai chiếc xe đạp là của hai chàng trai sau hè kià".  "Hai chàng nào?", tôi tò mò hỏi.  Mẹ tôi đáp: "Họ cũng quen con mà.  Ở Bá Linh hồi đó, họ vần cùng con đi dự sinh nhật các bạn bè.  Đó là Hanschen và Gerd.  Hanschen là con trai của người bạn thân của mẹ, còn Gerd là em họ của cậu ấy".

   Tôi chỉ nhớ có Hanschen, còn người kia thì mơ hồ có biết.  Hanschen nhỏ hơn tôi vài tuổi, và đối với bọn trẻ, đó là một điều rất quan trọng.  Anh đã di tản khỏi Bá Linh đến Luân đôn ở với người cậu.  Lúc đi lính trong quân đội Anh, anh đã tìm lại đưọc cha mẹ mình ở Theresienstadt, một nơi đóng quân anh đã đi qua.  Sau đó cả gia đình di dân qua Gia Nã Đại.

   Gerd cũng đi khỏi Đức qua ngã Glasgow như tôi, trên các chuyến di tản trẻ con.   Cha mẹ chàng đều đã bị thủ tiêu ở Auschwitz.  Ở Glasgow, cũng như ở Bá Linh, chúng tôi cùng đi học chung trường, nhưng chưa bao giờ biết nhau.  Sau khi tôi đã đi Thượng Hải, anh lên đại học, theo ngành kỷ sư điện ở Glasgow.  Giờ đã tốt nghiệp, anh cùng Hanschen từ Gia Nã Đại đi xe đạp xuyên suốt nước Mỹ.

   Cuộc đời có những bước rẽ kỳ hoặc.  Trong Phật giáo, ta nói về những trường hợp như thế như là duyên nghiệp, nhưng lúc ấy tôi làm gì biết chuyện đó.  Tôi đã gặp Gerd ở tại nhà mẹ tôi, không ngờ đó là cuộc gặp gở của định mệnh.  Ngay buổi đầu tiên gặp gở, chúng tôi đã thấy có rất nhiều điểm tương đồng về quan niệm cuộc sống.  Chúng tôi hiểu nhau một cách lạ kỳ, có lẻ vì chúng tôi cùng hướng về cuộc sống nội tâm.

   Cuộc gặp gở đó như cho tôi thêm sức mạnh, vì tôi hiểu còn có một người nữa chia xẻ cùng một quan niệm sống với tôi.  Tôi cố gắng đưa ra một số đề nghị để thuyết phục chồng tôi về việc tôi sẽ theo đuổi mục đích của mình. Nhưng mọi ý kiến, đề nghị đều bị chồng tôi gạt ngang, như thể chàng không nghe tôi nói gì.  Anh không muốn tôi thay đổi, không muốn cuộc sống hay bất cứ thứ gì thay đổi.  Vì thái độ đó của anh, sự liên hệ tình cảm của hai chúng tôi đi đến chổ bế tắc.  Tôi thấy mình không còn lựa chọn nào hơn là phải tự quyết định lấy cuộc sống của mình, phải chia tay với anh.  Không thể tiếp tục mãi một cuộc sống như thế.  Chỉ làm cho cả hai chúng tôi đau khổ.

   Khi tôi báo cho chồng tôi về quyết định ly hồn, anh rất bực tức, giận dữ.   Anh không bao giờ tha thứ cho tôi về quyết định nầy.  Anh không thể hiểu anh và tôi đã quá xa cách trong cái nhìn về cuộc sống. 

   Đó không phải là một quyết định dể dàng cho tôi.  Irene mười ba tuổi, Jeffrey mới ba tuồi, và mái ấm nầy thực sự là mái ấm đầu tiên của tôi kể từ khi trưởng thành.

   Tôi để lại mọi thứ -từ nhà cửa, đồ đạc, sách vở, xe, đến quần áo.  Irene ở với cha ở San Diego, một phần có lẻ vì bà ngọại cháu cũng sống ở đấy.  Cháu phải học cho xong trung học ở đó.  Tôi dọn đến Rancho La Puerta, ở Tecate, Mễ Tây Cơ cùng với Jeffrey.   Đó là một nông trại, cách San Diego khỏang hơn một giờ rưởi lái xe, đưọc xử dụng như một trung tâm hồi phục sức khoẻ, ở ngay cạnh biên giới Mỹ-Mễ.  Giáo sư Edmund Szekely làm giám đốc ở đó.  Oâng đã viết hơn bảy mươi đầu sách chuyên về sức khoẻ vật lý và tâm lý.  Ở nông trại đó ông dạy về triết học của Essenes, dạy ăn uống thực phẩm thiên nhiên và cách sống theo thiên nhiên.  Essenes là một hệ phái thuộc đạo Do thái, rất phát triển ở thời Chuá Jesus.  Họ có những luật lệ riêng cho giáo hội của họ, như là, không đưọc kết hôn, không đưọc có của cải riêng.  Họ không ăn thịt, và rất ôn hoà, khác hẳn với các hệ phái khác của đạo Do thái.

   Thật là một nơi lý thú.  Có rất nhiều các vị khách nổi tiếng đưọc mời đến nói chuyện, thí dụ như Aldous Huxley.  Và các thành viên đến tham dự trại cũng không phải là những người đến đây chỉ vì những phòng tắm hơi saunas, hay các thức ăn chay.  Họ đến đây để tìm những món ăn tinh thần.

   Ngay ở đây, tôi bắt đầu những bài học đầu tiên về tâm linh.  Tôi đặt mua nguyệt san Tự Khám Phá Mình (Self-Realization Fellowship, do Swami Yogananda sáng lập), trong đó luôn có những bài viết công phu, các trang câu hỏi-giải đáp thắc mắc.  Tôi rất vui mừng tìm đưọc những người có cái nhìn rất giống tôi, dầu chỉ là trên sách báo.  Dầu còn xa vời, nhưng tôi có linh cảm một ngày nào đó tôi sẽ tìm đưọc suối nguồn để thoã mãn cơn khát của tôi.

   Tuy chân lý sâu xa, diệu vợi nhất tôi chỉ có thể tìm thấy mãi sau nầy.  Nhưng tôi đã hấp thụ, học hỏi đưọc rất nhiều vấn đề ở Rancho La Puerta, từ giáo sư Szekely, từ những người đã đến đây thuyết trình, từ tạp chí Self-Realization, từ những thành viên đến dự trại và từ các bạn đồng nghiệp.  Một thế giới mới vừa mở ra tôi, một thế giới đầy hứng thứ, say mê đối với tôi.

   Tôi làm thư ký bán thời gian cho vợ của giáo sư Edmund Szekely.  Để đổi lại, tôi đưọc bao ăn ở tại đó, có người săn sóc cho cháu Jeffrey (chúng tôi học đưọc tiếng Mễ từ bà bảo mẫu nầy) và một ít tiền xài vặt.  Mổi cuối tuần, Irene đều đến thăm chúng tôi.  Tôi viết những lá thư đầy phấn khởi đến Gerd.

   Một năm sau, Gerd cũng đến sống ở nông trại.  Anh cũng làm việc bán thời gian ở phòng tiếp tân, làm công việc anh thích, thỉnh thoảng lại có đưọc tiền bồi dưỡng.  Cuối cùng chúng tôi quyết định kết hôn.  Đám cưới đưọc cử hành trên một ngọn đồi phía sau căn nhà nhỏ của chúng tôi, với rất nhiều khách mời là những công nhân Mễ, có sự chứng kiến của vị rabbi (LND: Giống như vị sư trong Phật giáo), với Jeffrey và một chú chó con.  Tôi còn nhớ là mọi thứ đều rất lãng mạn.  Cuộc sống của chúng tôi rất tự do, tuyệt vời.

   Người chồng trước của tôi cũng đưọc nhiều điều may mắn.  ôââng trở về Đức (tôi đã giúp ông nhiều trong việc nầy), tìm lại người yêu của thời tuổi trẻ, mà ông đã thất lạc tung tích từ thời Đức quốc xả.  Cuối cùng ông tìm gặp đưọc bà.  Hai người trở về lại Mỹ, và họ đã sống với nhau hơn bốn mươi năm nay.  Giờ ông đã tám mươi chín tuổi.

   Tôi thấy cuộc sống riêng tư của mình cũng không có gì đáng kể, nhưng chúng là chứng tích của sự trưởng thành của tôi.  Chúng cho thấy là qua một thời gian dài, tôi cũng sống cuộc sống tầm thường như bao phụ nữ khác, với những vấn đề, những gúc mắc như họ, với bao bất bênh trong chia lìa, thay đổi.  Nhưng muốn tiến đưọc đến sự tự do tuyệt đối, ta cần phải có can đảm đối mặt với tất cả những vấn đề nầy.

   Sống ở Rancho La Puerta, cả ba chúng tôi đều trở thành những người ăn chay, và còn giữ đưọc như thế mãi cho đến bây giờ.  Tôi trở nên rất thích thú với đề tài sức khỏe và dinh dưỡng.  Tôi đã đọc và học rất nhiều về đề tài nầy.  Nông trại rất đẹp, với các vườn rau cải, các cây leo bao quanh.  Trong trại có hồ bơi, có nhiều loại cây,  những tàng cây lớn, và một chỗ đốt lửa trại rất to, nơi chúng tôi thường tụ tập vào mùa đông.  Ở nơi đây, tôi đưọc học hỏi rất nhiều về sự liên hệ giữa thân và tâm, giữa cuộc sống và tâm linh.

   Tôi vẫn chưa biết gì về Đức Phật.  Tôi chỉ biết là có cái gì đó trong tôi -một làn sóng, một tiếng gọi, một lý tưởng cao cả thôi thúc.  Tôi chưa thể đặt tên cho nó là gì.  Nhưng cảm giác đó có mặt, và thật may mắn cho tôi, Gerd cũng chia xẻ cùng cảm giác.   Tuy nhiên, lúc đó chúng tôi vẫn nghĩ điều quan trọng nhất trong đời là một cuộc sống trong sạch hơn, lành mạnh hơn, và chúng tôi tin tưởng rằng cuộc sống đó sẽ đưa chúng tôi đến hạnh phục nội tâm.

   Chúng tôi sống ở Rancho la Puerta đưọc hai năm.  Rồi Gerd nghĩ rằng chúng tôi cần đi khắp Trung và Nam Mỹ.  Anh là một nhà thám hiểm và rất thích khám phá ra những điều mới lạ, ngày nay anh vẫn thường đi du lịch.  Tôi cũng không an tâm sống mãi thế nầy.  Tôi nghĩ có lẻ là do chúng tôi đã bị tước mất đi sự ổn định trong cuộc sống với cha mẹ ở lứa tuổi còn quá nhỏ.   Chúng tôi không có khả năng liên hệ với một nơi chốn nào như là quê hương để cắm rể xuống đó.   Chúng tôi không cảm thấy đâu là nhà, mà nhà cũng là ở khắp nơi.

   Vì thế, chúng tôi mua chiếc xe jeep hiệu Willys, bốn mã lực.  Chúng tôi nhận đưọc ít tiền đền bù từ Đức.  Hơn thế nữa, lúc đó tôi còn có thông hành của Mỹ.  Đưọc làm công dân Mỹ, có nghĩa là đưọc có những quyền của một người công dân, sau bao năm làm người không có quê hương, xứ sở.

   Chúng tôi sửa sang chiếc xe để có thể ngủ luôn trên đó.  Và chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình -trước tiên là Mễ.   Và sau đó là những nơi khác nữa.   Jeffrey đi theo chúng tôi.  Irene ở lại San Diego.  Cháu đã đưọc mười sáu, chỉ còn một năm là vào đại học.

   Sau đó, cháu lên đại học, nhưng không hòan tất chương trình học, vì cháu lập gia đình năm mười tám tuổi.  Cháu lập gia đình với một người bạn học, cùng tuổi.  Cả hai đều không có việc làm, dỉ nhiên ai cũng chống đối cuộc hôn nhân đó, kể cả tôi.  Chúng tôi nói không thể nào cuộc hôn nhân nầy có kết quả.

   Vậy mà sau nầy đó là cuộc hôn nhân thành công nhất mà tôi đưọc biết trong số ít các cuộc hôn nhân thành công.  Từ kinh nghiệm đó, tôi thấy rằng có lẻ chúng ta nên để con cái đi theo con đường họ lựa chọn.  Chúng ta phải biết buông xả.  Đó là bài học tôi thực sự hiểu ra sau nầy, trong một trường hợp khác.

   Chúng ta chỉ là những người khách trên trái đất nầy, không thể sở hữu đưọc thứ gì -kể cả những gì thân yêu nhất của ta.

 

---o0o---

 
 Mục lục
| Chương 1 | Chương 2 | Chương 3 | Chương 4 |  Chương 5|
| Chương 6 | Chương 7 | Chương 8 | Chương 9| Chương 10|
| Chưong 11 | Chương 12 | Chương 13| Chương 14 |Chương 15|


- o0o -

| Mục lục Tác giả |
 

- o0o -
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Kiến Chánh đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
(Quảng Đức, 7-2000)
---o0o---

Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật ngày: 01-05-2002

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

chùa khải tường phóng sinh yêu mến tự do cơm sôi nhỏ lửa 阿彌陀經教材 cuoc doi do co bao lau ma khong chiu tu hanh 印顺法师关于大般涅槃经 新学期新展望内容怎么写 Vì sao các ông bố trẻ thường dễ bị neu ban that su muon binh yen day la chia khoa 佛曰 nghi ve van hoa tam linh va tin nguong ngay nay æ å å º nhung chiu duoc thong kho moi co the truong thanh nhung cau noi dang suy ngam cua nguoi do thai nhung nguoi nu xuat gia tu phat co chung duoc Cái hanh phuc 100 大一学期改进措施与下学期计划 tac hai cua dien thoai thong minh voi doi song 嘉言录 Tuổi Phật giáo Hạnh phúc trong sân chùa Thư デイスク回入と回出の意味 Khà i lam sao de biet duoc co kiep truoc kiep sau lam the nao de thuyet phuc bo me cho con di tu ç æˆ 投影备品备件方案 luyen tap long tu bi trong doi song hang ngay loi noi doi vo hai nen noi hay khong nen noi bốn ơn lớn mà người phật tử cần Làm thức uống bổ dưỡng từ đậu nành 除了学习外 平时有时间也会多看看书 cÃÆn ÏÇ Ý рикна 淨界法師書籍 ด หน ง 牧牛 Trị البايرن ضد بنفيكا 佛陀会有情绪波动吗 佛教与佛教中国化 教师节的对联 phat phap de hẠnh